ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02 /2015/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 20 tháng 01 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH
GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định
số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định
số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của liên Bộ:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Kế hoạch và Đầu tư- Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng
dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính -
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của liên Bộ: Tài chính-Công
thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia
và kinh phí khuyến công địa phương;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban
Dân tộc-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Bộ Tài
chính-Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Nghị
quyết số 109/2014/NQ-HĐND, ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai
Khóa X - kỳ họp thứ 8 Quy định các định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát
triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới của
tỉnh Gia Lai,
Thực hiện Quyết
định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương
trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó
khăn;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Tài chính tại công văn số 68/STC-QLNS ngày 16 tháng 01 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định các
định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn
trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai; cụ thể như sau:
I. Đối tượng hỗ
trợ:
1. Cá nhân, hộ
gia đình, chủ trang trại (bao gồm cả chủ gia trại).
2. Tổ chức: Hợp
tác xã, tổ hợp tác.
II. Định mức hỗ
trợ: Áp dụng các định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất
và dịch vụ nông thôn là các quy định đang được triển khai trên địa bàn tỉnh; cụ
thể như sau:
1.
Mức hỗ trợ mở
lớp tập huấn:
1.1. Người sản
xuất được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá
70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn do cấp tỉnh tổ chức;
không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn do các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức. Hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng
nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người/đợt tập huấn đối với người học xa nơi cư
trú từ 15km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng
thanh toán theo mức khoán nhưng tối đa không quá 150.000 đồng/người/đợt tập huấn.
Đối với chỗ
ở cho người học: Đơn vị tổ chức tập huấn bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn
vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường
hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí.
1.2. Chủ
trang trại, chủ gia trại được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn,
tiền đi lại tối đa không quá 50% theo mức quy định tại mục 1.1 nêu trên.
Đối với chỗ
ở cho người học: Đơn vị tổ chức tập huấn bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn
vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường
hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 50% chi phí.
1.3. Người
tham gia tập huấn đối với mô hình trình diễn được hỗ trợ tiền ăn không quá
25.000 đồng/người/ngày.
2. Hỗ trợ đầu
tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp và tổ chức hội thảo nhân rộng:
2.1. Hỗ trợ
xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất nông nghiệp:
a) Mô hình
sản xuất nông nghiệp trình diễn: ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo được hỗ trợ
100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, hóa
chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); ở địa bàn còn lại được hỗ trợ 100%
chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu.
b) Mô hình
cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ
chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị: ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo được
hỗ trợ 100% chi phí, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình; ở địa bàn
còn lại được hỗ trợ tối đa 75% chi phí, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình.
c) Mô hình
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực
hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.
d) Mô hình
tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững:
Hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
2.2. Hỗ trợ
triển khai mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp: Mức chi tối đa không quá 12
triệu đồng/mô hình. Riêng mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình.
2.3. Hỗ trợ
nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng: Hỗ trợ kinh phí
thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ với mức là 15 triệu đồng/mô
hình, điển hình sản xuất tiên tiến.
3. Hỗ trợ đầu
tư xây dựng mô hình sản xuất công nghiệp và tổ chức hội thảo nhân rộng:
3.1. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm
mới, bao gồm các chi phí: Xây dựng, mua máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu
về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ
thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% nhưng không quá 300 triệu đồng/mô hình.
3.2.
Hỗ trợ đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần
phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức cá nhân khác học tập; bao gồm
các chi phí: Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ; hoàn thiện quy trình
sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu
đồng/mô hình;
3.3. Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị,
chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở;
4. Hỗ trợ giống
cây trồng, vật nuôi; vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; hỗ trợ mua máy
móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản
phẩm trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến
nông lâm thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nông
thôn:
Hộ gia đình: được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư hỗ trợ
sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; hỗ trợ mua máy móc, thiết bị sản
xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm không quá: 7,50 triệu đồng/hộ gia đình.
III. Hỗ trợ lãi suất vốn vay:
Về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay nhằm giảm tổn thất trong
nông nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013
của Thủ tướng Chính phủ.
IV. Cơ chế quản lý nguồn vốn
trong xây dựng nông thôn mới:
Về cơ chế quản lý nguồn
vốn trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Thông tư liên tịch
số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị,
cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực
sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|