BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
*
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số 231-QĐ/TW
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 01 năm 2025
|
QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ NGƯỜI ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, TIÊU
CỰC
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc
của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XIII;
- Căn cứ Chỉ thị số
27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực,
Bộ Chính trị quy định về
bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định
về nguyên tắc, nội dung bảo vệ, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng
đầu cấp ủy, tổ chức đảng trong việc bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực; quyền và trách nhiệm của người đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực; việc khen thưởng, xử lý vi phạm.
2. Quy định này áp dụng đối
với cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực và người thân của họ (sau đây gọi tắt là người thân); các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là cá nhân thực hiện việc phản ánh, tố cáo, tố
giác hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, trong quản lý, sử dụng tài chính công,
tài sản công.
2. Người thân của người đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được bảo vệ gồm: Vợ (chồng), cha đẻ,
mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.
Điều
3. Nguyên tắc thực hiện
1. Cấp ủy, tổ chức đảng
và người đứng đầu phải kịp thời chỉ đạo và giải quyết theo thẩm quyền các thông
tin đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hiện bảo mật thông
tin, tài liệu theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện
của Đảng đối với công tác bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực.
2. Người đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân được thực hiện các biện pháp bảo vệ
kịp thời, bảo đảm an toàn; được bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp.
3. Chủ động phòng ngừa,
phát hiện, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi
đe doạ, trả thù, trù dập người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
và người lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để tố cáo, tố
giác xuyên tạc sự thật, vu khống, gây rối nội bộ.
Chương
II
BẢO VỆ NGƯỜI
ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, TIÊU CỰC
Điều
4. Nội dung bảo vệ
1. Người đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân được bảo vệ bí mật danh tính và
các thông tin cá nhân khác; tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, vị
trí công tác, việc làm; quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Các biện pháp bảo vệ,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn bảo vệ thực hiện theo quy định của pháp
luật hiện hành.
Điều
5. Quyền và trách nhiệm của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
1. Quyền của người đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
1.1. Được biết về các biện
pháp bảo vệ; quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ.
1.2. Được đề nghị thay đổi,
bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ; từ chối áp dụng biện pháp bảo
vệ.
1.3. Được bồi thường theo
quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi cơ quan có thẩm
quyền không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời gây thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tinh thần của người đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc người thân.
2. Trách nhiệm của người
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
2.1. Thực hiện đúng quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xử lý, giải quyết phản ánh, tố cáo, tố giác
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
2.2. Tuân thủ yêu cầu của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ, cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan đến nội dung đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc cung cấp
thông tin, tài liệu đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2.3. Cung cấp căn cứ (nếu
có) xác định việc bị đe dọa, trù dập, trả thù hoặc xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của mình và người thân.
2.4. Chấp hành kết luận
giải quyết cuối cùng của tổ chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và các quy định
khác của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
Điều
6. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu
1. Trách nhiệm của cấp ủy,
tổ chức đảng
1.1. Lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
1.2. Thường xuyên kiểm
tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong công tác bảo vệ người đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm,
khuyết điểm của tổ chức, cá nhân.
1.3. Trong phạm vi trách
nhiệm, quyền hạn của mình, thực hiện chỉ đạo, yêu cầu các cơ Quan có thẩm quyền
xác minh, quyết định việc bảo vệ; xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện
các biện pháp bảo vệ; phối hợp tổ chức thực hiện bảo vệ; kịp thời giải quyết
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ.
1.4. Chủ động phát hiện,
kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong công
tác bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phối hợp với
người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đề nghị các cơ quan chức
năng bồi thường thiệt hại cho người đấu tranh theo quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
1.5. Chủ động kiến nghị,
đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo cấp ủy, cơ
quan có thẩm quyền cấp trên về công tác bảo vệ người đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực.
1.6. Kịp thời khen thưởng,
tôn vinh hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng, tôn vinh tổ chức, cá nhân
có thành tích trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2. Trách nhiệm của người
đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng
2.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2.2. Chịu trách nhiệm người
đứng đầu về quyết định của mình; tiên phong, gương mẫu, công tâm trong thực hiện
trách nhiệm bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chủ động
đấu tranh chống hành vi bao che cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2.3. Chủ động đề xuất,
trao đổi trong thường trực, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền
xem xét, quyết định kịp thời chủ trương, biện pháp bảo vệ người đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tổ chức
thực hiện quyết định, kế hoạch bảo vệ của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm
quyền giao.
2.4. Chỉ đạo thường xuyên
kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện chủ trương, quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực.
2.5. Chịu trách nhiệm khi
để xảy ra vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác bảo
vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại tổ chức, cơ quan,
đơn vị mình.
2.6. Chỉ đạo cơ quan có
thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; thông báo bằng văn bản gửi cho người đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong trường hợp không được bảo vệ,
chấm dứt bảo vệ.
Điều
7. Trường hợp không được bảo vệ, chấm dứt bảo vệ
1. Người được bảo vệ có
văn bản đề nghị chấm dứt, từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ, không hợp tác với
cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện yêu cầu được bảo vệ hoặc không
chấp hành các nghĩa vụ theo quy định.
2. Nội dung đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác
minh, kết luận là không có căn cứ, sai sự thật.
3. Căn cứ áp dụng biện pháp
bảo vệ không còn.
4. Các trường hợp không
được bảo vệ, chấm dứt bảo vệ khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều
8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Dùng bạo lực, gây áp lực,
vu khống, cô lập, xúc phạm hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
2. Xâm phạm bất hợp pháp
nhà ở, chỗ ở, chiếm giữ, hủy hoại tài sản, xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc có
hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cá nhân của người đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
3. Trả thù hoặc thuê, nhờ,
xúi giục người khác uy hiếp tinh thần, trả thù người đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
4. Thực hiện không đúng
quy định, phân biệt đối xử, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang
tính áp đặt gây bất lợi trong công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật đối với người
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân; luân chuyển, điều
động, biệt phái người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực khi đang
giải quyết vụ việc.
5. Gây khó khăn, cản trở
khi thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, giải quyết các thủ tục
hành chính, các dịch vụ công theo quy định của pháp luật, các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, nghề nghiệp, việc làm, lao động, học tập hoặc thực thi nhiệm vụ của
người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
6. Ngăn chặn, hủy bỏ
thông tin, tài liệu, chứng cứ về đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
che giấu, không báo cáo, trì hoãn hoặc xử lý, xác minh đề nghị, yêu cầu được bảo
vệ không đúng quy định; tiết lộ các thông tin cần được giữ bí mật trong quá
trình bảo vệ; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tổ chức,
cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ; không thay đổi thành viên thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ khi có căn cứ xác định thành viên đó thiếu trách nhiệm, không
khách quan trong thực hiện nhiệm vụ.
7. Lợi dụng việc đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác.
8. Các hành vi bị cấm
khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chương
III
KHEN THƯỞNG
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều
9. Khen thưởng
1. Cấp ủy, tổ chức đảng,
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ người đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được biểu dương, khen thưởng theo quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
2. Người đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đúng sự thật được biểu dương, khen thưởng theo
quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trường hợp nhiều người cùng đấu
tranh trong một vụ việc thì căn cứ mức độ, vai trò để khen thưởng. Trường hợp
người được khen thưởng đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì
hình thức khen thưởng bằng vật chất được trao cho người thừa kế hoặc người giám
hộ của họ theo quy định của pháp luật. Việc công khai khen thưởng phải được sự
đồng ý của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc người thừa
kế, người giám hộ.
3. Kinh phí dùng cho biểu
dương, khen thưởng, áp dụng biện pháp bảo vệ được bảo đảm từ ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Điều
10. Xử lý vi phạm
1. Cấp ủy, tổ chức đảng
và người đứng đầu bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của
Nhà nước nếu để tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc cơ quan, tổ chức mình vi
phạm quy định về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2. Cá nhân vi phạm quy định
này thì tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
3. Người lợi dụng đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố
cáo bịa đặt, gây rối nội bộ thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
11. Tổ chức thực hiện
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng
và người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên
cứu, quán triệt, phổ biến, triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc
tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Đảng ủy Quốc hội, Đảng
ủy Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật
liên quan đến bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bảo đảm
đồng bộ, thống nhất với Quy định này.
3. Ban Tuyên giáo và Dân
vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo và tổ chức
công tác tuyên truyền việc thực hiện Quy định này; chỉ đạo cơ quan truyền
thông, báo chí tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về quyền và trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thông
tin, phản ánh kịp thời về các hành vi trù dập, xâm hại, trả thù người đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
4. Ban Nội chính Trung
ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cấp ủy, tổ
chức đảng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; định kỳ
sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Điều
12. Hiệu lực thi hành
1. Quy định này có hiệu lực
kể từ ngày ký, được phổ biến đến chi bộ.
2. Trong quá trình thực
hiện, nếu phát hiện có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo Bộ Chính
trị (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương) xem xét, quyết định.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Trần Cẩm Tú
|