HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
47/2022/NQ-HĐND
|
Vĩnh Long, ngày
14 tháng 12 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN; CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
LONG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày
08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày
28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày
28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19
tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25
tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
- 2025;
Xét Tờ trình số 237/TTr-UBND ngày 18 tháng 11
năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa
phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động
các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân
sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế
huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Điều 2. Điều khoản thi
hành
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối
hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
4. Hiệu lực thi hành
a) Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Vĩnh Long Khóa X, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực
từ ngày 24 tháng 12 năm 2022.
b) Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu
để áp dụng theo Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng
theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước khu vực IX;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Vĩnh Long;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo tỉnh, Trang tin Đoàn ĐBQH&HĐND;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Nghiêm
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG
NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN; CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Nghị quyết số 47/2022/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2022
của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; cơ chế lồng
ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực
hiện Chương trình; là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn
ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; thực hiện công tác quản lý, giám
sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trung hạn và
hàng năm thực hiện Chương trình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban
nhân dân huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã sử dụng vốn ngân sách nhà nước
thuộc Chương trình.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có
liên quan đến lập, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ nguồn
ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ
vốn ngân sách Trung ương
1. Các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương được
phân bổ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã; Ủy ban nhân dân các xã để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch
và phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước,
Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững. Bảo
đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện
phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động
cho các cấp chính quyền địa phương.
3. Ưu tiên hỗ trợ huyện, thị xã chưa đạt chuẩn nông
thôn mới, xã đặc biệt khó khăn, các xã đạt dưới 15 tiêu chí.
a. Tập trung nguồn vốn hỗ trợ các xã của các huyện
Tam Bình và Bình Tân để hoàn thiện các tiêu chí, đạt chuẩn huyện nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025.
b. Tập trung hỗ trợ huyện, thị xã đăng ký đạt chuẩn
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, mức hỗ trợ căn cứ theo mức độ khó khăn của
huyện, thị xã; hỗ trợ một phần kinh phí cho các huyện chưa đăng ký đạt chuẩn
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để từng bước hoàn thiện các tiêu chí huyện
nông thôn mới.
4. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục
hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một
số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững.
5. Bố trí vốn thực hiện các chương trình chuyên đề
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp
có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.
6. Cơ chế hỗ trợ ngân sách Trung ương cho ngân sách
địa phương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc: Nguồn vốn ngân sách Trung
ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ
trợ như giai đoạn 2016 - 2020; nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2022 -
2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện theo cơ chế hỗ trợ
giai đoạn 2022 - 2025.
Điều 4. Tiêu chí, hệ số
phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện trong năm
2022) và giai đoạn 2022-2025
Thực hiện theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 4 và
khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25
tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Tỷ lệ vốn đối ứng
ngân sách địa phương
Hằng năm, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) đối
ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ đối ứng tối thiểu 1:1,5).
Điều 6. Định mức phân bổ vốn
sự nghiệp ngân sách Trung ương
1. Bố trí 50% tổng nguồn vốn sự nghiệp để cấp tỉnh
triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của
Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Hỗ trợ phát triển kinh
tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn gắn với liên
kết theo chuỗi giá trị; xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung,
cơ giới hóa nông nghiệp; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP);
Chương trình hỗ trợ phát triển Kinh tế tập thể, Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới hiệu quả của
tỉnh; chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; xử lý môi trường trong nông thôn; tập huấn, truyền thông về xây dựng
nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp
tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.
2. Bố trí 30% tổng nguồn vốn sự nghiệp để huyện, thị
xã triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của
Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Hỗ trợ phát triển sản
xuất; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); nâng cao chất lượng
môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; cải tạo,
duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch, giao thông, thủy lợi; tăng cường cơ
sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở.
3. Bố trí 18,5% tổng nguồn vốn sự nghiệp để cho các
xã triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của
Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Quy hoạch, điều chỉnh
quy hoạch; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nâng cao thu nhập cho người
dân; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chuyển đổi số trong
nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông
thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch,
giao thông, thủy lợi.
4. Bố trí 1,5% tổng nguồn vốn sự nghiệp để quản lý
Chương trình (thực hiện các nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát, đánh giá chương
trình; tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình; trang
thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban chỉ đạo; khảo sát, thẩm tra, thẩm
định cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới).
Điều 7. Cơ chế lồng ghép nguồn
vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các Chương trình mục tiêu quốc
gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
1. Nguyên tắc lồng ghép, nội dung lồng ghép và quy
trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép để thực hiện
Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày
19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
2. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép
a) Ngân sách trung ương: hỗ trợ thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung
ương; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); nguồn vốn viện trợ không
hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (NGO).
b) Ngân sách địa phương: Ngân sách cấp tỉnh, ngân
sách cấp huyện và ngân sách cấp xã thực hiện đầu tư trên địa bàn cấp huyện, cấp
xã nhằm đạt các mục tiêu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.
c) Nguồn vốn tín dụng.
d) Nguồn vốn hợp pháp khác: Vốn huy động từ doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân; đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân; đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động)
của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 8. Cơ chế huy động
các nguồn lực khác thực hiện Chương trình (Vốn tín dụng và vốn hợp
pháp khác)
1. Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản
2 Điều 11, Điều 12 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm
2022 của Chính phủ.
2. Ngoài mức hỗ trợ vốn sự nghiệp từ ngân sách
Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã cân đối, bố trí vốn
từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác cho phần kinh
phí còn lại để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch hàng năm và 05 năm đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.