HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2024/NQ-HĐND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG THUỘC PHẠM
VI QUẢN LÝ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA X KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày
21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định
số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng
12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công; Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng
12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công;
Xét Tờ trình số 7757/TTr-UBND ngày 30 tháng 11
năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc xây dựng Nghị quyết quy định thẩm
quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý
của Thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo thẩm tra số 1324/BC-HĐND ngày 08 tháng 12
năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định thẩm quyền quyết định trong
quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh
theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
(đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm
2024 của Chính phủ), cụ thể:
1 .Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản công
(bao gồm tài sản công là vật tiêu hao); thuê tài sản; khai thác tài sản công;
thu hồi; điều chuyển; bán; thanh lý; tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị
mất, bị hủy hoại đối với tài sản công tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy
định pháp luật về hội.
2. Thẩm quyền quyết định giá trị của tài sản gắn liền
với đất khi bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp cồng lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được
thành lập theo quy định pháp luật về hội.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục
vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan Nhà nước (gọi tắt là cơ quan);
đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị); tổ chức chính trị - xã hội
(gọi tắt tổ chức), tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định pháp luật
về hội (gọi tắt tổ chức khác) thuộc phạm vi quản lý của Thanh phố Hồ Chí
Minh.
2. Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Thành ủy; đơn vị lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an; doanh nghiệp Nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng tại Nghị quyết này.
Chương II
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN
Điều 3. Thẩm quyền quyết định
mua sắm tài sản công (bao gồm tài sản công là vật tiêu hao) của cơ quan thuộc
phạm vi quản lý của Thành phố
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc, xe ô tô phục
vụ công tác các chức danh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc
mua sắm.
2. Đối với tài sản là xe ô tô phục vụ công tác
chung và xe ô tô chuyên dùng:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc
mua sắm của sở, ban, ngành và tương đương Thành phố, Ủy ban nhân dân quận và của
cơ quan trực thuộc sở, ban, ngành và tương đương Thành phố, Ủy ban nhân dân quận.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc mua sắm của cơ quan và quyết định việc
mua sắm của cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
3. Đối với tài sản khác (trừ tài sản quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều này); người đứng đầu cơ quan quyết định việc mua sắm.
4. Việc mua sắm tài sản quy định tại Điều này thực
hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và không bao gồm mua sắm dịch vụ
phục vụ hoạt động của cơ quan. Việc mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của cơ
quan được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm
tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định
của pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định
thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
1. Đối với việc thuê trụ sở làm việc phục vụ hoạt động
của cơ quan: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
2. Đối với việc thuê tài sản khác (không phải là trụ
sở làm việc) phục vụ hoạt động của cơ quan: người đứng đầu cơ quan quyết định.
3. Việc thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan
quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và
không bao gồm thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt
động của cơ quan. Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục
vụ hoạt động của cơ quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý
đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và
pháp luật có liên quan.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định
khai thác tài sản công tại cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
1. Đối với tài sản công phục vụ hoạt động phụ trợ,
hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan: người đứng
đầu cơ quan quyết định việc khai thác tài sản để phục vụ hoạt động tại cơ quan.
2. Đối với tài sản công là di tích lịch sử - văn
hóa, di tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan, phòng truyền
thống của cơ quan (trừ tài sản công phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ quy định
tại khoản 1 điều này): người đứng đầu các sở, ban, ngành và tương đương Thành
phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,
huyện quyết định việc khai thác tài sản tại cơ quan và quyết định việc khai
thác tài sản tại cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định
thu hồi tài sản công của cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thu hồi.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm, điều chuyển - cấp đó quyết định thu hồi.
3. Đối với tài sản công khác (trừ tài sản quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này):
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc
thu hồi tài sản của các sở, ban, ngành và tương đương Thành phố, Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Người đứng đầu các sở ban ngành và tương đương
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận, huyện quyết định việc thu hồi tài sản của cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định
điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý của Thành phố
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định điều chuyển.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm - cấp đó quyết định điều chuyển.
Riêng đối với trường hợp điều chuyển tài sản công
là xe ô tô giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của các sở
ban ngành và tương đương Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban
nhân dân quận, huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định điều chuyển.
3. Đối với tài sản công khác (trừ tài sản quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này):
a) Việc điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của các sở, ban, ngành và tương đương Thành phố, Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân quận, huyện: Giám đốc Sở Tài
chính quyết định điều chuyển.
b) Việc điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong nội bộ sở, ban, ngành và tương đương Thành phố, Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân quận, huyện: người đứng đầu các sở, ban,
ngành và tương đương Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định điều chuyển.
4. Đối với trường hợp điều chuyển tài sản công ra
ngoài phạm vi quản lý của Thành phố, thực hiện theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định
bán tài sản công là tài sản cố định của cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Thành
phố
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định bán.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm, thu hồi, điều chuyển - cấp đó quyết định bán.
3. Đối với tài sản công là tài sản cố định khác (trừ
tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này): người đứng đầu cơ quan quyết định
bán.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định
thanh lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan thuộc phạm vi quản lý của
Thành phố
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thanh lý.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm, thu hồi, điều chuyển - cấp đó quyết định thanh lý.
3. Đối với tài sản công là tài sản cố định khác (trừ
tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này): người đứng đầu cơ quan quyết định
thanh lý.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định
tiêu hủy tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan thuộc phạm vi quản lý của
Thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định tiêu
hủy.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định
xử lý tài sản công là tài sản cố định tại cơ quan thuộc phạm vi quản lý của
Thành phố trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định xử lý.
2. Đối với xe ô tô: cấp nào quyết định giao, mua sắm,
thu hồi, điều chuyển - cấp đó quyết định xử lý.
3. Đối với tài sản công là tài sản cố định khác (trừ
tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này): Người đứng đầu cơ quan quyết định
xử lý.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định
giá trị của tài sản gắn liền với đất khi bán trụ sở làm việc của cơ quan thuộc
phạm vi quản lý của Thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định giá
trị của tài sản gắn liền với đất khi bán trụ sở làm việc của cơ quan.
Điều 13. Thẩm quyền phê duyệt
phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn Nhà nước
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương
án giao, điều chuyển tài sản cho cơ quan, dự án thuộc phạm vi quản lý của địa
phương; bán; thanh lý; tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy
hoại.
Chương III
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ
Điều 14. Thẩm quyền quyết định
mua sắm tài sản công (bao gồm tài sản công là vật tiêu hao) của đơn vị thuộc phạm
vi quản lý của Thành phố
1. Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp: Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc mua sắm.
2. Đối với tài sản là xe ô tô phục vụ công tác
chung và xe ô tô chuyên dùng:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc
mua sắm của đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, đơn vị trực thuộc sở,
ban, ngành và tương đương Thành phố, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc mua sắm của đơn vị thuộc phạm vi quản
lý.
3. Đối với tài sản khác (trừ tài sản quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều này): người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên quyết định việc mua sắm.
4. Việc mua sắm tài sản quy định tại Điều này thực
hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và không bao gồm mua sắm dịch vụ
phục vụ hoạt động của đơn vị. Việc mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị
được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm
tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án được thực hiện theo quy định
của pháp luật khác có liên quan.
Điều 15. Thẩm quyền quyết định
thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
1. Đối với việc thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp phục
vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố quyết định.
2. Đối với việc thuê tài sản khác (không phải là cơ
sở hoạt động sự nghiệp) phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo
đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm
chi thường xuyên: người đứng đầu đơn vị quyết định.
3. Việc thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị
quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và
không bao gồm thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt
động của đơn vị. Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác phục
vụ hoạt động của đơn vị được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu
tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và pháp luật
có liên quan.
Điều 16. Thẩm quyền quyết định
khai thác tài sản công tại đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
1. Đối với tài sản công phục vụ hoạt động phụ trợ,
hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp
công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên; người đứng đầu đơn vị quyết định khai thác.
2. Đối với tài sản công là di tích lịch sử - văn
hóa, di tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng công trình sự nghiệp, phòng
truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (trừ tài
sản công phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này);
a) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố quyết định khai thác.
b) Người đứng đầu các sở, ban, ngành và tương đương
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận, huyện quyết định việc khai thác tài sản của đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 17. Thẩm quyền quyết định
thu hồi tài sản công của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
1. Đối với tài sản công là cơ sở hoạt động sự nghiệp:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thu hồi.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm, điều chuyển - cấp đó quyết định thu hồi.
3. Đối với tài sản công khác (trừ tài sản quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này):
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
thu hồi tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
b) Người đứng đầu các sở, ban, ngành và tương đương
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận, huyện quyết định thu hồi tài sản của đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 18. Thẩm quyền quyết định
điều chuyển tài sản công của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
Thẩm quyền điều chuyển tài sản công thực hiện theo
quy định tại Điều 7 Nghị quyết này.
Điều 19. Thẩm quyền quyết định
bán tài sản công là tài sản cố định của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành
phố
1. Đối với tài sản công là cơ sở hoạt động sự nghiệp:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định bán.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm, thu hồi, điều chuyển - cấp đó quyết định bán.
3. Đối với tài sản công là tài sản cố định khác (trừ
tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tài sản được hình thành từ
nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động
theo quy định): người đứng đầu đơn vị quyết định bán.
Điều 20. Thẩm quyền quyết định
thanh lý tài sản công là tài sản cố định tại đơn vị thuộc phạm vi quản lý của
Thành phố
1. Đối với tài sản công là nhà làm việc, công trình
sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
quyết định thanh lý.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm, thu hồi, điều chuyển - cấp đó quyết định thanh lý.
3. Đối với tài sản công có nguyên giá từ 500 triệu
đồng trở lên/01 đơn vị tài sản (trừ tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
này): người đứng đầu đơn vị quyết định thanh lý.
Điều 21. Thẩm quyền quyết định
tiêu hủy tài sản công là tài sản cố định tại đơn vị thuộc phạm vi quản lý của
Thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định tiêu
hủy.
Điều 22. Thẩm quyền quyết định
xử lý tài sản công là tài sản cố định tại đơn vị thuộc phạm vi quản lý của
Thành phố trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Đối với tài sản công là cơ sở hoạt động sự nghiệp:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định xử lý.
2. Đối với tài sản công là xe ô tô: cấp nào quyết định
giao, mua sắm, thu hồi, điều chuyển - cấp đó quyết định xử lý.
3. Đối với tài sản công là tài sản cố định khác (trừ
tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này): người đứng đầu đơn vị quyết định
xử lý.
Điều 23. Thẩm quyền quyết định
giá trị của tài sản gắn liền với đất khi bán cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn
vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định giá
trị của tài sản gắn liền với đất khi bán cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Điều 24. Thẩm quyền phê duyệt
phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn Nhà nước
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương
án giao, điều chuyển tài sản cho đơn vị, dự án thuộc phạm vi quản lý của địa
phương; bán; thanh lý; tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy
hoại.
Chương IV
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
TÀI SẢN CÔNG TẠI TỔ CHỨC, TỔ CHỨC KHÁC
Điều 25. Thẩm quyền quản lý, sử
dụng tài sản công tại tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
Thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức
thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị quyết này; đối với tài sản công tại
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức thực hiện theo quy định tại Chương III
Nghị quyết này.
Điều 26. Thẩm quyền quản lý, sử
dụng tài sản công tại tổ chức khác thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
Thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý,
tiêu hủy, xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản công theo
quy định tại khoản 1 Điều 69 và khoản 2 Điều 70 Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công năm 2017 thực hiện theo Chương II Nghị quyết này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Tổ chức thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, người đứng đầu
các sở, ban, ngành và tương đương Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập được giao tại Nghị quyết này có trách nhiệm tuân thủ đúng quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản pháp luật khác có
liên quan.
2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết theo
quy định. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, nếu phát sinh vướng mắc, cần sửa
đổi, bổ sung, Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời báo cáo Hội đồng nhân dân
Thành phố để giải quyết theo thẩm quyền.
b) Quán triệt và triển khai đúng tinh thần chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
quản lý và sử dụng tài sản công theo Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01 tháng 12
năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Tiếp tục tập trung chỉ đạo quản lý, sắp xếp lại,
xử lý nhà đất và tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy
định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15
tháng 7 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại,
xử lý tài sản công. Tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm người
đứng đầu về việc chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, sử dụng tài sản
công, tránh thất thoát, lãng phí. Sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng phần mềm quản
lý nhà, đất công trên địa bàn Thành phố.
d) Tiếp tục rà soát, đề xuất tham mưu ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật hoặc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật đã ban
hành nhưng không còn phù hợp theo đúng quy định và thực tiễn.
đ) Đảm bảo mọi quyết định liên quan đến quản lý, sử
dụng tài sản công được thực hiện công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, phù hợp
với quy định pháp luật, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước.
Việc sử dụng tài sản công phải gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, phục vụ
lợi ích chung của người dân Thành phố và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội,
đồng thời bảo đảm hiệu quả cao nhất cho ngân sách và nguồn lực công.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban
của Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân
Thành phố giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết
này.
4. Trường hợp các văn bản đề cập tại Nghị quyết này
được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày được thông
qua.
2. Bãi bỏ Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7
năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố về phân cấp quản lý Nhà nước đối với
tài sản công tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định pháp luật về hội được
ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh Khóa X Kỳ họp thứ hai mươi thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy TP.HCM;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM;
- Ủy ban nhân dân TP.HCM;
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM;
- Văn phòng Thành ủy TP.HCM;
- Văn phòng ĐĐBQH và HĐND TP.HCM: CVP, PVP;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM;
- Kiểm toán Nhà nước Khu vực IV;
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành TP.HCM;
- Thường trực HĐND thành phố Thủ Đức, huyện;
- UBND, UBMTTQVN thành phố Thủ Đức, quận, huyện;
- Trung tâm Công báo Thành phố;
- Lưu: VT, (BKTNS-Tr).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Lệ
|