Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND hỗ trợ phát triển nông nghiệp thủy sản kinh tế nông thôn Hải Phòng

Số hiệu: 13/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 20/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2017/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 20 tháng 7 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN, KINH TẾ NÔNG THÔN, NÂNG CAO THU NHẬP NÔNG DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước s 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật s 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015;

Xét Tờ trình số 61/TTr-UBND ngày 23/6/2017 của UBND thành phố về Cơ chế, chính sách htrợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND thành phố.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành 11 cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 (kèm theo phụ lục quy định chi tiết các cơ chế, chính sách).

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ

1. Tổ chức, cá nhân có đầy đủ các điều kiện mới được lựa chọn để hưởng chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết này.

2. Trong trường hợp cùng thời gian, đồng thời có đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn hưởng một chính sách hỗ trợ.

3. Kinh phí hỗ trợ thực hiện đúng kế hoạch và không vượt quá dự toán ngân sách được bố trí hàng năm.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của UBND thành phố:

a) Chđạo các Sở, ngành, UBND các huyện, quận tổ chức thực hiện Nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch cụ th; hưng dẫn kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để tổ chức, cá nhân được thực hiện các cơ chế, chính sách thuận lợi, hiệu quả.

b) Xây dựng và ban hành các quy định, quy chế quản lý để thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết này; căn cquy mô, tổng diện tích, số lượng các cơ sở, công trình được hỗ trợ quy định tại Nghị quyết, xác định cụ thể các đối tượng được hỗ trợ trong thực tế, đảm bảo đúng các điều kiện theo quy định.

c) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm tăng dần theo mức tăng thu ngân sách nội địa của thành phố trình HĐND thành phố quyết định; huy động đa dạng các nguồn vn, nht là từ chương trình phát triển nông nghiệp, thủy sản.

d) Quản lý chặt chẽ nguồn vn, đảm bảo thực hiện hỗ trợ đúng đi tượng đạt hiệu quả.

2. Giao Thường trực HĐND thành phố, các Ban, Tổ đại biểu HĐND thành phố và đại biểu HĐND thành phđôn đốc, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hải Phòng khóa XV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 13/7/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/8/2017./.


Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH, CP;
- VP QH, Ban Công tác ĐB; VP CP;
- B
NN và PTNT;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TTTU TT HĐND, UBND TP;
- Đoàn ĐBQH HP;
- UB MTTQVN TP;
- Các Ban của HĐND TP;
- Đại biểu HĐND TP khóa XV;
- Các S
, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH, HĐND TP, UBND TP;
- Các Huyện ủy, Quận ủy;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện;
- Báo HP, Đài PTTH HP, Công báo HP, Cổng TTĐT TP;
- CVP, các PCVP HĐND TP
;
- CV VP HĐND TP;
- Lưu: VT, Hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Lê Văn Thành

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của HĐND thành phố Hải Phòng khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021)

Chính sách 1. Hỗ trợ thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:

a) Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa; mức hỗ trợ tối đa không quá 6,18 triệu đồng/ha.

b) Ngân sách thành phố chi đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch; doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nộp tiền thuê đất theo hợp đồng.

2. Dự án được hưởng chính sách quy định tại Khoản 1, Chính sách này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Phù hợp với quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Được UBND thành phố chấp thuận.

c) Có diện tích sản xuất rau hoặc thủy sản từ 100 ha trở lên; trồng hoa từ 50 ha trở lên; sản xuất giống thủy sản từ 20 ha trở lên.

d) Sử dụng tối thiểu 30% lao động trên địa bàn huyện, quận.

e) Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế (GlobalGAP, HACCP, VietGAP, VietGAHP...), có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

g) Thời hạn tổ chức sản xuất của dự án từ 20 năm trở lên.

3. Quy mô tổng diện tích thực hiện hỗ trợ: 590 ha.

Chính sách 2. Hỗ trợ thực hiện các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có quy mô vừa

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất, mặt nước của hộ gia đình có đất, mặt nước để tổ chức sản xuất nông nghiệp, nuôi hồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:

a) Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa; mức hỗ trợ tối đa không quá 6,18 triệu đồng/ha.

b) Ngân sách thành phố tạm ứng kinh phí để thanh toán một lần tiền thuê đất, mặt nước của hộ gia đình có đất, mặt nước trong thời gian 20 năm, mức giá không quá 150 kg thóc/sào/năm, theo giá thóc Nhà nước quy định tại thời điểm hộ gia đình có đất, mặt nước ủy quyền quyển sử dụng đất cho Nhà nước.

Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thanh toán tiền thuê đất, mặt nước bằng số tiền ngân sách thành phố đã tạm ứng; thời hạn thanh toán theo hợp đồng.

2. Dự án được hưởng chính sách quy định tại Khoản 1, Chính sách này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Dự án hoặc phương án sản xuất phù hợp với quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được UBND cấp huyện chấp thuận.

b) Có diện tích sản xuất lúa hoặc nuôi trồng thủy sản tối thiểu 10 ha; sản xuất rau, hoa, cây cảnh, sản xuất chăn nuôi tối thiểu 2 ha liền vùng.

c) Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành; sản xuất theo phương thức ứng dụng công nghệ cao; có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

d) Thời hạn tổ chức sản xuất 20 năm.

3. Quy mô tổng diện tích thực hiện hỗ trợ: 1.940 ha.

4. Căn cứ chính sách quy định tại điểm b, Khoản 1, Chính sách này: UBND thành phố chỉ đạo UBND cấp huyện tổ chức vận động hộ gia đình có đất, mặt nước nhất trí thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo quỹ đất. UBND cấp huyện nhận ủy quyền của các hộ gia đình có đất, mặt nước, bàn giao quỹ đất cho Sở Tài nguyên và Môi trường để ký hợp đồng cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê.

Chính sách 3. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia liên kết chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản tham gia liên kết chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được ngân sách thành phố hỗ trợ một lần: 50% kinh phí xây dựng mới nhà lưới, nhà bạt nhưng không quá 01 tỷ đồng/ha; 50% kinh phí làm mới vòm che, màng phủ, hệ thống tưới nước tự động, quạt nước, sục khí nhưng không quá 200 triệu đồng/ha.

2. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản tham gia liên kết chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Phương án sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), có đầu tư mới nhà lưới, màng phủ, hệ thống tưới tự động, vòm che đối với trồng trọt; nhà bạt, quạt nước đối với nuôi thủy sản trong vùng sản xuất được chứng nhận an toàn; được UBND cấp huyện chấp thuận.

c) Sản phẩm gắn nhãn mác hoặc liên kết để có nhãn mác hàng hóa, truy xuất được nguồn gốc và có hợp đồng tiêu thụ.

d) Nhà lưới trồng trọt, nhà bạt nuôi thủy sản phải được cấu tạo bằng kết cấu khung thép, bao xung quanh bằng các loại lưới, bạt phủ theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Màng phủ, hệ thống tưới, vòm che, thiết bị quạt nước, sục khí được thống nhất chủng loại, kích thước, chất lượng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Quy mô tổng diện tích thực hiện hỗ trợ: 3.340 ha.

Chính sách 4. Hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trong vùng sản xuất tập trung, vùng liên kết sản xuất hàng hóa thực hiện theo GAP được hỗ trợ một lần 100% kinh phí chứng nhận sản phẩm an toàn, nhưng không quá 21 triệu đồng/ha đối với trồng trọt, không quá 35 triệu đồng/ha đối với nuôi trồng thủy sản.

2. Điều kiện vùng sản xuất tập trung, vùng liên kết sản xuất hàng hóa thực hiện theo GAP: Diện tích trồng hoa, cây cảnh từ 5 ha trở lên, liền vùng; trồng rau màu từ 10 ha trở lên, liền vùng; nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa từ 30 ha trở lên, liền vùng.

3. Quy mô tổng diện tích thực hiện hỗ trợ: 1.245 ha.

Chính sách 5. Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản thuộc danh mục sản phẩm chủ lực của thành phố được ngân sách thành phố hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ một lần cho một mô hình trình diễn áp dụng giống cây trồng, con vật nuôi, giống thủy sản mới, giống tiến bộ kỹ thuật, bao gồm chi phí về giống, vật tư, tập huấn, hội thảo, tuyên truyền nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình.

b) Hỗ trợ một lần cho một mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, bao gồm chi phí về quy trình, giống, vật tư, chế phẩm sinh học, huấn luyện kỹ năng chuyên sâu, hội thảo, tuyên truyền nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/mô hình.

2. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ:

a) Giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học để xây dựng mô hình theo thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Địa điểm: Thực hiện trong vùng sản xuất tập trung, áp dụng quy trình GAP.

3. Chính sách hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1, Chính sách này thực hiện không vượt quá 60 mô hình (30 mô hình trình diễn giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật; 30 mô hình ứng dụng công nghệ sinh học).

Chính sách 6. Hỗ trợ xây dựng mỗi xã một sản phẩm

1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm đặc thù, sản phẩm có thế mạnh của địa phương được hỗ trợ một lần để đổi mới công nghệ, trang thiết bị, gắn nhãn mác, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Mức hỗ trợ bằng 50% kinh phí thực hiện nhưng tối đa không quá 01 (một) tỷ đồng/một xã.

2. Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ:

a) Mỗi xã lựa chọn 01 sản phẩm đặc thù, có thế mạnh.

b) Có phương án sản xuất được UBND cấp huyện chấp thuận.

c) Sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm có thế mạnh của địa phương được UBND thành phố ban hành.

3. Quy mô thực hiện hỗ trợ: 100 xã.

Chính sách 7. Hỗ trợ hình thành hệ thống cung ứng nông sản an toàn thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm được ngân sách thành phố hỗ trợ kinh phí thuê địa điểm trong 02 năm đầu để làm cơ sở kinh doanh nông sản an toàn thực phẩm (theo hợp đồng thuê địa điểm); mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/cơ sở.

2. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ:

a) Được cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.

b) Có hợp đồng mua sản phẩm nông nghiệp, thủy sản tại điểm đã xây dựng thương hiệu có truy xuất nguồn gốc; hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được sản xuất tại vùng tập trung an toàn thực phẩm.

c) Có dự án hoặc phương án kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn được UBND cấp huyện chấp thuận.

d) Giá thuê địa điểm được thẩm định bởi cơ quan thẩm định giá.

4. Quy mô về tổng số cơ sở được thực hiện hỗ trợ: 100 cơ sở tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm.

Chính sách 8. Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được ngân sách thành phố hỗ trợ:

a) Hỗ trợ 01 lần chi phí thiết kế mới hoặc nâng cấp mẫu mã bao bì, nhãn mác; mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.

b) Hỗ trợ 01 lần không quá 20 triệu đồng cho 01 sản phẩm để in ấn tem nhãn hàng hóa có truy xuất nguồn gốc.

c) Hỗ trợ 01 lần không quá 50 triệu đồng cho 01 sản phẩm để làm bao bì bằng vật liệu thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu bảo quản nông sản theo công nghệ hiện đại.

2. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ:

a) Có đăng ký sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

b) Có địa điểm kinh doanh được cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.

c) Tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản tại các vùng tập trung an toàn thực phẩm.

d) Mỗi tổ chức, cá nhân xây dựng phương án cho không quá 10 sản phẩm để đổi mới, nâng cấp nhãn hiệu, bao bì hàng hóa và được UBND cấp huyện chấp thuận.

3. Quy mô tổng số sản phẩm được hỗ trợ: 500 sản phẩm.

Chính sách 9. Hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển trang trại chăn nuôi

1. Hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới, mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại để xây dựng trang trại chăn nuôi; thời hạn vay tối đa 03 năm (36 tháng) kể từ khi vốn vay được giải ngân; mức vay được hỗ trợ lãi suất bằng 50% tổng vốn đầu tư xây dựng trang trại và không quá 500 triệu đồng/trang trại.

2. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất vốn vay:

a) Trang trại có quy mô: Nuôi lợn nái từ 50 con trở lên, nuôi lợn thịt từ 100 con trở lên, nuôi gia cầm từ 2.000 con trở lên.

b) Trang trại nằm trong quy hoạch phát triển chăn nuôi, áp dụng quy trình GAP, có dự án, phương án được UBND cấp huyện chấp thuận.

3. Số lượng trang trại được hưởng hỗ trợ lãi suất vốn vay: 150 trang trại.

Chính sách 10. Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải cho trang trại, khu sản xuất nông nghiệp tập trung

1. Tổ chức, cá nhân xây dựng mới công trình xử lý chất thải cho trang trại, khu sản xuất nông nghiệp tập trung được hỗ trợ một lần bằng 50% tổng chi phí đầu tư làm công trình xử lý chất thải bằng công nghệ phủ bạt, công nghệ sinh học, hoặc sản xuất phân bón compost và không quá 300 triệu đồng/công trình.

2. Điều kiện được hưởng hỗ trợ: Xây dựng mới công trình xử lý chất thải có thể tích từ 1.000 m3 trở lên cho trang trại, khu sản xuất nông nghiệp tập trung.

3. Số lượng công trình xử lý chất thải được hưởng hỗ trợ: 120 công trình.

Chính sách 11. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được ngân sách thành phố hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ một lần 2 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị (trong hàng rào dự án).

b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án được hỗ trợ một lần bằng 100% kinh phí để đầu tư xây dựng các hạng mục trên theo dự ổn được chấp thuận và không quá 5 tỷ đồng/dự án.

2. Điều kiện được hưởng hỗ trợ:

a) Cơ sở nằm trong quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

b) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

c) Sử dụng tối thiểu 30% lao động trên địa bàn huyện, quận.

d) Công suất giết mổ một ngày đêm của mỗi cơ sở đạt tối thiểu: 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm.

c) Tổng số cơ sở được hỗ trợ: 15 cơ sở./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/07/2017 cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.847

DMCA.com Protection Status
IP: 213.180.203.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!