HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 126/NQ-HĐND
|
Nghệ An,
ngày 06 tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ
QUYẾT
DỰ
TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN
PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVIII KỲ HỌP THỨ 25
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1524/QĐ-TTg ngày
06 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chi tiết dự toán ngân
sách nhà nước năm 2025;
Xét Tờ trình số 10778/TTr-UBND ngày 02
tháng 112 năm 2024, Báo cáo số 963/BC-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh;
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quyết định dự
toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án
phân bổ ngân sách địa phương năm 2025 như sau:
1. Tổng số thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn: 17.726.369 triệu đồng (Mười bảy nghìn, bảy trăm hai mươi sáu tỷ, ba
trăm sáu mươi chín triệu đồng). Trong đó: thu nội địa: 16.016.000 triệu đồng
(Mười sáu nghìn, không trăm mười sáu tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu: 1.630.000 triệu đồng (Một nghìn sáu trăm ba mươi tỷ đồng); thu viện
trợ: 30.369 triệu đồng (Ba mươi tỷ, ba trăm sáu mươi chín triệu đồng);
thu từ nguồn huy động, tài trợ quy hoạch: 50.000 triệu đồng (Năm mươi tỷ đồng).
(Chi tiết tại
Phụ lục 1 kèm theo)
2. Tổng số chi ngân sách địa phương:
41.991.268 triệu đồng (Bốn mươi mốt nghìn chín trăm chín mươi mốt tỷ, hai trăm
sáu mươi tám triệu đồng).
(Chi tiết tại
Phụ lục 2 đến Phụ lục 20 kèm theo)
3. Bội chi ngân sách địa phương:
325.600 triệu đồng (Ba trăm hai mươi lăm tỷ, sáu trăm triệu đồng).
4. Vay trong năm: 375.300 triệu đồng (Ba
trăm bảy mươi lăm tỷ, ba trăm triệu đồng) (trong đó, vay để trả nợ gốc:
49.700 triệu đồng).
5. Chi trả nợ gốc: 49.700 triệu đồng (Bốn
mươi chín tỷ, bảy trăm triệu đồng).
(Chi tiết tại
Phụ lục 21 và Phụ lục 22 kèm theo)
6. Kế hoạch hoạt động các Quỹ tài
chính ngoài ngân sách.
(Chi tiết tại
Phụ lục 23 kèm theo)
Điều 2. Một số quy định
về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và nguyên tắc, tiêu
chí phân bổ ngân sách địa phương năm 2024 và năm 2025
1. Thực hiện phân cấp nguồn thu ngân
sách nhà nước, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương và tỷ lệ phần trăm (%) phân
chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết
số 20/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị
quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định
phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương và tỷ
lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giũa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025. Tỷ lệ điều tiết ngân
sách các cấp chính quyền
địa phương đối với các khoản thu ngân sách trên địa bàn thị xã Cửa Lò và các xã
của huyện Nghi Lộc sáp nhập vào thành phố Vinh thực hiện theo quy định tại Nghị
quyết số 20/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 và Nghị quyết số
15/2023/NQ-HĐND ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh (áp dụng
năm 2024 và năm 2025).
2. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách thực hiện theo Nghị quyết số
21/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
Quy định về nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, ổn
định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Định mức phân bổ chi ngân sách của
các đơn vị hành chính trước khi thực hiện sắp xếp thực hiện theo quy định tại
Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Dự toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính hình thành sau khi sắp xếp được
tính trên cơ sở cộng gộp dự toán chi ngân sách của các đơn vị hành chính trước
khi sắp xếp theo định mức phân bổ quy định tại Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND
ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh (áp dụng năm 2024 và năm
2025).
3. Căn cứ dự toán thu, chi năm 2025,
các nhiệm vụ bổ sung được giao và khả năng cân đối ngân sách, xác định số bổ
sung cân đối, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho các địa phương năm
2025. Đối với dự toán chi ngân sách năm 2025 của các địa phương thực hiện cơ chế,
chính sách đặc thù, dự toán chi thực hiện chính sách kiến thiết thị chính và
môi trường,...đã bao gồm định mức quy định tại Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND
ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Dự toán ngân sách thành
phố Vinh bao gồm các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày
13 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số cơ chế, chính
sách đặc thù hỗ trợ thị xã Cửa Lò phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 -
2025.
4. Dự toán ngân sách năm 2025 khối huyện
được tính thêm kinh phí nâng lương định kỳ và các phụ cấp theo quy định; điều
chỉnh kinh phí do tăng, giảm biên chế (nếu có) cho các huyện, thành phố, thị
xã; tăng số bổ sung cân đối cho các địa phương không quá 3% để các địa phương
có thêm nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Điều 3. Giải pháp thực
hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2025
1. Căn cứ Nghị quyết này của Hội đồng
nhân dân tỉnh, giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện. Giao chi tiết
nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các ngành, các địa phương, các đơn vị theo quy
định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Chỉ đạo thường xuyên công tác thu
ngân sách, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu
khác vào ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt các Luật Thuế sửa đổi, bổ sung và
các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá
nhân; chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu hồi số thuế nợ đọng từ các năm trước,
các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,...;
kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu; tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh
điện từ hóa quản lý thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện
chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của
pháp luật. Tăng cường công tác thu hồi nợ thuế, đẩy mạnh các biện pháp cưỡng chế
nợ thuế, ngoài các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật
Quản lý Thuế, thực hiện các biện pháp bổ sung như: tạm hoãn xuất cảnh đối với
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thu hồi đất đối với các doanh
nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất,...
3. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số
22/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh,
tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính ngân
sách nhà nước. Tập trung điều hành tài chính ngân sách chủ động, linh hoạt,
tích cực; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước đảm bảo hoàn thành
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Tiếp tục siết chặt kỷ luật,
kỷ cương tài chính; điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, triệt để tiết kiệm
các khoản chi chưa thật cần thiết, nhất là chi thường xuyên. Bố trí đủ vốn, khẩn
trương rà soát danh mục, hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai các dự án
thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp sử dụng hiệu
quả nguồn vốn của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt
để tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội,...tạo nền tảng phục hồi và phát
triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
4. Thực hiện điều hành ngân sách theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và chấp hành nghiêm túc
phân cấp quản lý, đảm bảo cân đối ngân sách, trong đó lưu ý một số điểm sau:
a) Về chi đầu tư phát triển: Điều hành
nguồn chi đầu tư phát triển từ thu tiền sử dụng đất phần ngân sách tỉnh hưởng và
thu xổ số kiến thiết theo tiến độ thu ngân sách, trong quá trình thực hiện nếu
các nguồn thu trên không đạt tiến độ dự toán, giao Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo với Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét, điều chỉnh.
b) Về chi thường xuyên: Dự toán ngân
sách năm 2025 đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại
Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 và Nghị định số
75/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ, các đơn vị sử dụng nguồn
cải cách tiền
lương tích lũy tại các cấp địa phương để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện.
c) Đối với nhiệm vụ chi hỗ trợ đột xuất
thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng
cân đối ngân sách địa phương để quyết định hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị đóng
trên địa bàn trong trường hợp cấp thiết để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế,
xã hội và trật tự an toàn của địa phương. Đồng thời, tổng hợp báo cáo Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
5. Điều chỉnh dự toán chi ngân sách
nhà nước năm 2025:
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự
toán ngân sách, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán giữa các nhiệm vụ,
các đơn vị dự toán do hợp nhất, sáp nhập, điều chuyển nhiệm vụ,...nhưng không
làm thay đổi tổng mức chi giữa các sự nghiệp, các cấp ngân sách, Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện điều chỉnh dự toán để các đơn vị, cấp ngân sách thực hiện. Đồng
thời, báo cáo kết quả với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
6. Trong phạm vi tổng dự toán chi từ
nguồn địa phương vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại
của nước ngoài đã được Bộ Tài chính giao và Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn, Ủy
ban nhân dân tỉnh phân bổ và điều chỉnh dự toán giữa các chương trình, dự án,
nhiệm vụ đủ thủ tục, điều kiện, phù hợp với tiến độ thực hiện và báo cáo Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
7. Trong quá trình điều hành ngân
sách, nếu có những vấn đề lớn phát sinh, Ủy ban nhân dân tình trình Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh để thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp
gần nhất.
Điều 4. Tổ chức thực
hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Điều 5. Hiệu lực thi
hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Nghệ An Khóa XVIII, Kỳ họp thứ 25 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2024
và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ (để b/c);
- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c)
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự
tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website; http://dbndnghean.vn;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng
Nghĩa Hiếu
|