HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2022/NQ-HĐND
|
Yên
Bái, ngày 30 tháng 3 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC CHI KINH PHÍ TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN
BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỚI, SÁCH GIÁO KHOA MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XIX - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số
154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 83/2021/TT-BTC
ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí
tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện
chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông;
Xét Tờ trình số 19/TTr-UBND ngày
25 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đề nghị ban hành Nghị quyết
Quy định mức chi kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông;
Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức
chi kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để
thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông trên địa bàn
tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp
luật của Trung ương được dẫn chiếu để áp dụng tại Quy định ban hành kèm theo
Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế và cụ thể hóa bằng các văn bản
quy phạm pháp luật mới của tỉnh thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi,
bổ sung, thay thế.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân
tỉnh Yên Bái khóa XIX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30 tháng 3 năm 2022 và có hiệu
lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2022.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh (tự kiểm tra văn bản);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh (đăng công báo);
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Tạ Văn Long
|
QUY ĐỊNH
MỨC CHI KINH PHÍ TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỚI, SÁCH GIÁO KHOA MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Kèm theo Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Yên Bái)
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy định mức chi kinh phí thực hiện
tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới
quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông; bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới cho nhà
giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Mục III.2.a Điều 1
Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến năm 2025”; nội dung chuyên môn về tập huấn, bồi dưỡng theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Quy định không điều chỉnh đối với
việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về sách
giáo khoa do các nhà xuất bản thực hiện.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
và đào tạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái, bao gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng
Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.
2. Các cơ sở giáo dục; giáo viên và
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được cử tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng
(sau đây gọi tắt là học viên).
3. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân
khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc
quản lý kinh phí
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai,
minh bạch, đúng chế độ.
2. Việc lập dự toán, thanh quyết toán
kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập
sử dụng nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị để chi trả các khoản hỗ trợ cho học
viên được cử đi học: hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;
hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về); chi thanh
toán tiền thuê chỗ nghỉ trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng.
Điều 4. Mức chi tập
huấn, bồi dưỡng
1. Chi biên soạn chương trình, giáo
trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới; Chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương
trình, giáo trình tài liệu tập huấn, bồi dưỡng:
a) Chi biên soạn chương trình, giáo
trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới (bao gồm xây dựng mới, chỉnh sửa, bổ
sung)
- Tổ trưởng Tổ biên soạn: 72.000 đồng/tiết;
- Thành viên thực hiện, thư ký:
46.000 đồng/tiết.
b) Chi thẩm định chương trình, giáo
trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới
- Tổ trưởng tổ thẩm định: 35.000 đồng/tiết;
- Thành viên, thư ký tổ thẩm định:
26.000 đồng/tiết;
- Đại biểu được mời tham dự: 18.000 đồng/tiết.
2. Chi số hóa tài liệu phục vụ tập huấn,
bồi dưỡng trực tuyến.
a) Các khoản tiền công: Xây dựng kịch
bản dạy học (chuỗi các hoạt động dạy học) của bài học; xây dựng nội dung chi tiết
của bài học (từng hoạt động) theo kịch bản dạy học (Sản phẩm bao gồm nội dung
các hoạt động dạng text và các chỉ dẫn/cài đặt để sử dụng các tư liệu trong từng
hoạt động, chưa bao gồm các tài liệu đa phương tiện (multimedia) như hình ảnh,
âm thanh, phương tiện điện tử ghi, sao chép (video), đồ họa (infographics)...);
Chuyên gia/giáo viên ghi hình (Nghiên cứu kịch bản và nội dung tiết học; phối hợp
với kĩ thuật viên video để chuẩn bị; phối hợp ghi hình); xây dựng bản yêu cầu/hướng
dẫn biên tập video (hậu kỳ, thời lượng video tối đa 30 phút); thống kê và xử lý
cơ bản dữ liệu kết quả của khóa tập huấn, bồi dưỡng (danh sách điểm, phân nhóm
đối tượng, phổ điểm, tỷ lệ - tối thiểu cho 250 học viên), mức tiền công như
sau:
- Đối với người có bằng đại học đúng
chuyên ngành và có từ 15 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực đảm nhiệm công
việc; người có bằng thạc sỹ trở lên đúng chuyên ngành và có từ 8 năm kinh nghiệm
trở lên trong lĩnh vực đảm nhiệm công việc; người được đảm nhiệm chức danh Trưởng
nhóm số hóa tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến: 540.000 đồng/người/ngày.
- Đối với người có bằng đại học đúng
chuyên ngành và có từ 10 đến dưới 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhiệm
công việc; người có bằng thạc sỹ trở lên đúng chuyên ngành và có từ 5 đến dưới
8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhiệm công việc; người được đảm nhiệm chức
danh chủ trì triển khai một hoặc một số nội dung số hóa tài liệu phục vụ tập huấn,
bồi dưỡng trực tuyến: 400.000 đồng/người/ngày.
- Đối với người có bằng đại học đúng
chuyên ngành và có từ 5 đến dưới 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhiệm
công việc; người có bằng thạc sỹ trở lên đúng chuyên ngành và có từ 3 đến dưới
5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhiệm công việc: 270.000 đồng/người/ngày.
- Đối với người có bằng đại học đúng
chuyên ngành và có dưới 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhiệm công việc hoặc
có bằng thạc sỹ trở lên đúng chuyên ngành và có dưới 3 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực đảm nhiệm công việc: 200.000 đồng/người/ngày.
b) Quay video và biên tập video bài
giảng (giá bao gồm công kỹ thuật viên và thiết bị; cắt/ghép video theo yêu cầu
của chuyên gia; chuyển đổi định dạng, độ phân giải, làm việc theo chỉ đạo của
chuyên gia): 260.000 đồng/phút (Thời lượng tối đa của video không quá 30 phút).
3. Chi tiền công giảng viên, trợ giảng,
báo cáo viên
Căn cứ yêu cầu chất lượng khóa tập huấn,
bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khóa tập huấn,
bồi dưỡng quyết định mức chi tiền công cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo
cáo viên trong nước (gồm cả hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến);
tiền công cho nhân viên giám sát, vận hành hệ thống học tập trực tuyến (trường
hợp thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến thì tiền công cho người giám sát,
vận hành hệ thống học tập trực tuyến tính trong tổng mức kinh phí thuê) trên cơ
sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ
của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Tổng mức chi tiền
công cho tất cả các thành viên trực tiếp tham gia hướng dẫn, giảng dạy trong 1
buổi tập huấn, bồi dưỡng: 2.000.000 đồng/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4
tiết học).
Số giờ giảng vượt định mức của các giảng
viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng; giờ giảng của các giảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
cốt cán làm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cho những giáo viên, cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục còn lại được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương
dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả
lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp
các giảng viên được mời tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng do
các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ tiền công giảng
viên theo quy định.
4. Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, trợ
giảng, báo cáo viên
Tùy theo địa điểm, thời gian tổ chức
lớp tập huấn, bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp
tập huấn, bồi dưỡng quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng,
báo cáo viên phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Nghị quyết
sô 26/2017/NQ-HĐND ban hành quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị
trên địa bàn tỉnh Yên Bái (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND).
5. Chi phí thanh toán tiền phương tiện
đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên: Trường hợp
cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng không bố
trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho giảng viên, trợ giảng,
báo cáo viên mà phải đi thuê thì được chi theo mức chi quy định tại Nghị quyết
số 26/2017/NQ-HĐND .
6. Chi nước uống phục vụ lớp học:
15.000 đồng/01 ngày/học viên.
7. Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi
a) Ban coi thi
- Trưởng ban: 360.000 đồng/người/ngày;
- Phó trưởng ban: 320.000 đồng/người/ngày;
- Ủy viên, thư ký, giám thị: 240.000
đồng/người/ngày.
b) Ban chấm thi, chấm phúc khảo
- Trưởng ban: 400.000 đồng/người/ngày;
- Phó trưởng ban: 360.000 đồng/người/ngày;
- Ủy viên, thư ký: 260.000 đồng/người/ngày.
c) Tiền công ra đề chính thức và dự bị,
kèm đáp án: 700.000 đồng/người/ngày;
d) Tiền công chấm thi: 430.000 đồng/người/ngày.
8. Chi khen thưởng cho học viên đạt
loại giỏi, loại xuất sắc: 200.000 đồng/học viên.
9. Các khoản chi phí theo thực tế phục
vụ trực tiếp lớp học
a) Chi tài liệu học tập bắt buộc
(mua, in ấn giáo trình, tài liệu) theo nội dung chương trình khóa tập huấn, bồi
dưỡng cho học viên tham dự (không bao gồm tài liệu tham khảo);
b) Chi thuê hội trường, phòng học,
thiết bị phục vụ tập huấn, bồi dưỡng (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ
thông tin, thuê đường truyền, thuê tài khoản trực tuyến, các chi phí trực tiếp
khác về công nghệ thông tin đối với hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến;
c) Chi in và cấp chứng chỉ;
d) Chi tổ chức hội đồng xét kết quả;
chi lễ khai giảng, bế giảng;
đ) Chi tiền thuốc y tế thông thường
cho học viên;
e) Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học
(điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác phí và chi làm thêm
giờ (nếu có) cho cán bộ quản lý lớp học, vệ sinh, trông giữ xe và các khoản chi
trực tiếp khác);
g) Thuê địa điểm/lớp học để ghi
hình/quay video; Chi thiết kế tiêu đề (banner) đặt trên trang mạng (website);
Xây dựng đồ họa (infographic).
Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi
thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định. Đối với các khoản
chi thuê hội trường, phòng học, thuê thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy, học tập
phải có hợp đồng, hóa đơn theo quy định; trong trường hợp mượn cơ sở vật chất của
các cơ quan, đơn vị khác tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nhưng vẫn phải thanh
toán các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, phục vụ, thì chứng từ
thanh toán là bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng công việc giữa hai bên kèm theo
phiếu thu của cơ quan, đơn vị cho mượn cơ sở vật chất; bên cho mượn cơ sở vật
chất hạch toán khoản thu này để giảm chi kinh phí hoạt động của đơn vị.
10. Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học
viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung; chi hỗ trợ chi phí đi lại
cho học viên từ cơ quan đến nơi tập huấn, bồi dưỡng (một lượt đi và về); chi
thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng
tập trung tại cơ sở tập huấn, bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở tập huấn, bồi
dưỡng và đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).
Căn cứ địa điểm tổ chức lớp tập huấn,
bồi dưỡng và khả năng ngân sách, cơ quan cử học viên tham dự các lớp tập huấn,
bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán, cơ quan cử học viên
tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục sử
dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí hợp pháp khác để
hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được cử đi tập
huấn, bồi dưỡng. Các khoản chi hỗ trợ nêu trên phù hợp với mức chi quy định tại
Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND .
11. Các mức chi khác của Thông tư số
83/2021/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông mà không
quy định tại Quy định này được thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
tiêu tài chính hiện hành quy định tại Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 04 tháng
10 năm 2021. Đối với các văn bản viện dẫn mức chi đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
quy định cụ thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái thì thực hiện theo các Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 5. Nguồn
kinh phí thực hiện
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân
cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục -
đào tạo và dạy nghề hằng năm của các cơ quan, đơn vị (thuộc kinh phí chi không
thực hiện chế độ tự chủ) theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản
có liên quan.
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của
các cơ sở giáo dục công lập.
3. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động
hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục;
đóng góp của học viên.
4. Nguồn tài chính hợp pháp của các
cơ sở giáo dục ngoài công lập.