Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình quốc gia Cà Mau

Số hiệu: 01/2023/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Nguyễn Tiến Hải
Ngày ban hành: 07/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2023/NQ-HĐND

Cà Mau, ngày 07 tháng 4 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC; CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ CHÍN (CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 12 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Xét Tờ trình số 48/TTr-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Nghị quyết ban hành Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 (sau thẩm tra); Báo cáo thẩm tra số 36/BC-HĐND ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị Quyết này Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa X, Kỳ họp thứ Chín (Chuyên đề) thông qua ngày 07 tháng 4 năm 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 4 năm 2023./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- BTT. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh (đăng Công báo);
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hải

QUY ĐỊNH

CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC; CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND ngày 07 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đến hoạt động lồng ghép nguồn vốn, huy động các nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

2. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến hoạt động lồng ghép nguồn vốn, huy động các nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

Chương II

CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN

Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn

1. Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện.

2. Tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Luật Đầu tư công năm 2019; các Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia; quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

3. Việc lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án; không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn.

4. Quá trình lồng ghép phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn.

5. Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới.

6. Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương.

7. Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép.

Điều 4. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép

1. Nguồn vốn ngân sách trung ương

a) Nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm;

b) Các nguồn vốn khác do ngân sách trung ương hỗ trợ.

2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO).

3. Nguồn vốn ngân sách địa phương, bao gồm: Ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

4. Nguồn vốn tín dụng.

5. Nguồn vốn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Điều 5. Nội dung lồng ghép nguồn vốn

Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Các dự án đầu tư

Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện đối với các loại dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội gồm: Giao thông nông thôn; thủy lợi, phòng chống thiên tai; cấp nước sinh hoạt; hạ tầng điện phục vụ dân sinh, sản xuất; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp; giáo dục; y tế; văn hóa, thể thao; thông tin và truyền thông cơ sở; thương mại nông thôn; bảo vệ môi trường nông thôn; cải tạo cảnh quan nông thôn và các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội khác.

2. Các hoạt động

a) Lồng ghép nguồn vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia: Tập trung ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ gắn với lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định pháp luật, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng hoạt động; phần còn lại từ huy động nguồn hợp pháp khác để thực hiện;

b) Lồng ghép nguồn vốn thực hiện hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề; tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật;

c) Lồng ghép nguồn vốn thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại các cấp. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

3. Các nội dung: Lồng ghép nguồn vốn thực hiện các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Điều 6. Quy trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn

1. Khi lập danh mục dự án đầu tư, các nội dung, hoạt động, nhiệm vụ, kế hoạch của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chủ đầu tư, địa phương và các đơn vị liên quan căn cứ khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước, cam kết hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, khả năng tham gia đóng góp của cộng đồng và tình hình thực tế, phải xác định rõ nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của từng dự án, nội dung và hoạt động để lồng ghép, tránh chồng chéo, trùng lắp. Cơ cấu các nguồn vốn lồng ghép phải thể hiện cụ thể trong hồ sơ trình phê duyệt, làm cơ sở để tham mưu cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt dự toán và bố trí vốn. Trường hợp các dự án, nội dung, hoạt động, nhiệm vụ có nguồn huy động đóng góp của Nhân dân, việc đóng góp phải thể hiện bằng biên bản thống nhất giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và người dân.

2. Quy trình lập, phê duyệt kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 5 năm và hằng năm được thực hiện cùng thời điểm và tích hợp vào lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia được lồng ghép, tích hợp vào quy trình lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch hàng năm và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Đầu tư công năm 2019, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan chủ quản chương trình ở Trung ương.

Điều 7. Phân công thực hiện hoạt động lồng ghép

1. Các cơ quan chủ trì quản lý chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hoạt động lồng ghép các nguồn vốn do tỉnh quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động lồng ghép các nguồn vốn do trung ương, tỉnh hỗ trợ và các nguồn vốn của ngân sách cấp huyện quản lý để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hoạt động lồng ghép các nguồn vốn do trung ương, tỉnh, huyện hỗ trợ và các nguồn vốn của ngân sách cấp xã quản lý để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã.

Điều 8. Thủ tục thanh toán và quyết toán các nguồn vốn lồng ghép

1. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia ở Trung ương, các quy định hiện hành của pháp luật và các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan.

2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO) thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Đối với các nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017; các quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

4. Đối với nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ, cộng đồng dân cư đóng góp: Trường hợp nhà tài trợ có quy định về phương thức thanh toán, quyết toán thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ; trường hợp không có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các quy định hiện hành của pháp luật.

Chương III

CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC KHÁC

Điều 9. Các nguồn vốn huy động

1. Nguồn vốn tín dụng: Vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, vốn ngân sách nhà nước cấp ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Nguồn vốn hợp pháp khác: Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư; đóng góp (bằng tiền, hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư.

Điều 10. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng

1. Hình thức huy động

a) Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình;

b) Hằng năm, căn cứ các chính sách tín dụng, khả năng cân đối ngân sách địa phương, nhu cầu vay vốn của hộ dân, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc các chương trình, bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách, đảm bảo các hộ dân và đối tượng chính sách xã hội có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của hệ thống các ngân hàng, đặc biệt Ngân hàng Chính sách xã hội, phát huy hiệu quả theo mục tiêu các chương trình tín dụng.

2. Tổ chức quản lý và sử dụng

a) Huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình;

b) Sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng;

c) Khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Quyết toán nguồn vốn

Đối với nguồn vốn tín dụng: Thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017; các quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình.

Điều 11. Cơ chế huy động các nguồn vốn hợp pháp khác

1. Hình thức huy động

a) Huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; huy động nguồn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động);

b) Từ các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và các hoạt động khác của các chương trình theo quy định của pháp luật;

c) Huy động nguồn lực hợp pháp bằng nhiều hình thức, như: Tiền (Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ), hiện vật, đất đai, cây trái, hoa màu trên đất, ngày công lao động được quy đổi thành tiền,...;

d) Tổ chức huy động vốn góp từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thông qua phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội nghị, thư mời hoặc các buổi làm việc kêu gọi hỗ trợ; các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư thực hiện các dự án thuộc các chương trình hoặc tài trợ, ủng hộ nguồn vốn thông qua các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Nguyên tắc huy động

a) Huy động nguồn vốn từ đóng góp của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đảm bảo dựa trên tinh thần tự nguyện, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức không được quy định mức ủng hộ, đóng góp. Đối với hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, không huy động đóng góp bằng tiền;

b) Nguồn vốn huy động phải được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn huy động; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát cộng đồng, đánh giá, thực hiện tốt nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ;

c) Việc huy động các nguồn vốn hợp pháp thực hiện các dự án, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động phải được thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt dự án, dự toán và phải được theo dõi, đánh giá và tổng hợp báo cáo trong kế hoạch 5 năm và hằng năm của địa phương.

3. Phương thức huy động

a) Huy động đóng góp từ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, tổ chức, cá nhân: tuyên truyền, vận động, huy động cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ công chức và chuyên trách cấp xã (kể cả các cơ quan trung ương đóng tại địa phương); tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật để thực hiện các chương trình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động, thu nộp và sử dụng quỹ để thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động, nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia; việc phân bổ quỹ phải thống nhất với ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp;

b) Huy động từ doanh nghiệp: khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết cùng với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền, vận động, huy động các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn với hình thức ủng hộ, giúp đỡ bằng tiền, hiện vật, công trình hạ tầng hoặc vật tư, nguyên vật liệu để thực hiện các chương trình, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tiếp nhận và triển khai thực hiện;

c) Huy động nguồn vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình: Tuyên truyền, vận động, huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư công trình, dự án, hoạt động, nội dung của Chương trình theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”:

- Ủy ban nhân dân xã triển khai huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân theo quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã, nội dung huy động nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ thực hiện các dự án của các chương trình phải được đưa ra bàn bạc thống nhất với nhân dân tại cuộc họp và phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy định này và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn đối với từng nội dung tổ chức thực hiện.

- Việc đóng góp xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương thức tự nguyện thông qua các hình thức như: hiến đất, công lao động, tiền, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Việc huy động rộng rãi trong nhân dân do nhân dân trong ấp, xã tự bàn bạc quyết định và đề nghị Ủy ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã thông qua.

- Trường hợp các hộ dân chưa thống nhất với phương án huy động đóng góp, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và Trưởng các ấp tổ chức tuyên truyền, giải thích, vận động, thuyết phục để các hộ dân tự nguyện đóng góp tham gia theo sự thống nhất chung. Quá trình huy động đóng góp khuyến khích các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có khả năng tài trợ, đóng góp, ủng hộ tự nguyện nhiều hơn phương án thống nhất huy động của nhân dân.

4. Tổ chức quản lý và sử dụng

a) Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

b) Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (nếu có) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trừ trường hợp đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có yêu cầu phân bổ, sử dụng theo cơ chế riêng;

c) Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình do cộng đồng dân cư thống nhất, cử đại diện trực tiếp quản lý, sử dụng.

5. Thanh toán, quyết toán

a) Đối với nguồn vốn của các nhà tài trợ: trường hợp nhà tài trợ có quy định về phương thức thanh toán, quyết toán thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ; trường hợp nhà tài trợ không có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định hiện hành;

b) Đối với nguồn vốn đóng góp tự nguyện: do cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình trực tiếp quản lý, sử dụng; tham gia đóng góp bằng hiện vật hoặc ngày công lao động được quy đổi thành tiền và được tính trong giá trị nội dung thực hiện đầu tư, hỗ trợ của các chương trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã thống nhất không thực hiện hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước;

c) Sau khi thanh toán, quyết toán, nếu chênh lệch thu lớn hơn chi hoặc với các khoản hiện vật đóng góp chưa được sử dụng hết, nhân dân tổ chức họp bàn và quyết định sử dụng kinh phí hoặc hiện vật chưa sử dụng hết để tiếp tục đầu tư, hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc các chương trình trên địa bàn hoặc sử dụng cho các công trình công ích cần thiết khác của cộng đồng.

6. Công khai tài chính

a) Nội dung công khai: Kết quả huy động vốn (đối tượng, thời gian, hình thức, mức huy động, đóng góp của các đối tượng); việc sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư, hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc các chương trình; số chênh lệch thu, chi phải được công khai (nếu có);

b) Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, Nhà văn hóa các ấp; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã, ấp và thông qua các buổi họp trực tiếp với nhân dân.

7. Kiểm tra, giám sát

Các khoản huy động, đóng góp sẽ được kiểm tra, giám sát chặt chẽ; phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các Tổ Giám sát cộng đồng ở cơ sở./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND ngày 07/04/2023 quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.553

DMCA.com Protection Status
IP: 146.70.192.172
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!