HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2012/NQ-HĐND
|
Đồng Xoài, ngày 06 tháng 8 năm
2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TỈNH NĂM 2012, TỈNH BÌNH PHƯỚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn
cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn
cứ Luật Ngân
sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách Nhà nước;
Xét
đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Báo cáo số 123/BC-UBND ngày 05 tháng 7 năm
2012 và Báo cáo số 132/BC-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 49/BC-HĐND-KTNS ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Ban Kinh
tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh,
QUYẾT
NGHỊ:
Điều 1. Điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương năm 2012 của tỉnh như sau:
1. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 3.800 tỷ
đồng;
2. Tổng chi ngân sách địa phương: 5.709 tỷ 312 triệu
đồng.
(có Phụ biểu chi tiết đính kèm)
Điều 2. Điều chỉnh phân bổ dự toán chi ngân
sách tỉnh năm 2012 như sau:
Tổng chi ngân sách tỉnh là: 4.470
tỷ 596 triệu đồng, trong đó:
1. Chi trong cân đối ngân sách tỉnh 2.827
tỷ 956 triệu đồng;
2. Các khoản chi được quản lý qua
ngân sách Nhà nước: 133 tỷ 400 triệu đồng;
3. Chi bổ sung cho ngân sách các huyện, thị xã: 1.509 tỷ 240
triệu đồng.
Điều 3. Để hoàn thành nhiệm vụ thu - chi ngân sách năm 2012, yêu cầu các ngành,
các cấp triển khai thực hiện tốt các nội dung chủ yếu như sau:
1.
Trong lĩnh vực thu ngân sách:
a) Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Hội đồng nhân
dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các ngành nhằm thu hút đầu tư để tạo
nguồn thu mới, ổn định cho ngân sách nhà nước; đồng thời giám sát chặt chẽ việc
thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ trong việc giải
quyết miễn, giảm, gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và tiền
sử dụng đất năm 2012, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,
nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.
b) Triển khai các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo
quy định của Luật Quản lý thuế; quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của
Tổng Cục thuế để đảm bảo chỉ tiêu thu nợ thuế do Tổng Cục thuế giao; phấn đấu
thu nợ có khả năng thu đến cuối năm 2012 giảm từ 40% đến 50% so với nợ thuế tính
đến thời điểm 30/6/2012.
c) Đôn đốc các doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2011 và triển khai quyết toán thuế
thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.
d) Tăng cường kiểm tra, phân tích
tình hình kê khai thuế tháng thông qua việc phân tích thông tin trên các tờ
khai thuế. Trên cơ sở đó phát hiện kịp thời các doanh nghiệp kê khai chưa đúng,
kê khai thấp so với thực tế kinh doanh để yêu cầu đơn vị giải trình, điều chỉnh
nhằm thu đúng, thu đủ số thuế phát sinh theo quy định.
g) Cơ quan thuế cần phối hợp tốt với
các ngành Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã nhằm tổ chức thu tốt các khoản thu như: thu tiền sử dụng đất, thuế nhà
đất, lệ phí trước bạ nhà, đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước.
2. Trong lĩnh vực chi ngân sách:
Trong 6 tháng cuối năm 2012, dự báo tình hình sản xuất kinh
doanh còn gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường giảm, nền kinh tế tuy có
tăng trưởng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Để đảm bảo cân
đối ngân sách 6 tháng cuối năm 2012, các ngành, các cấp cần tập trung thực hiện
kiểm soát chi theo hướng tiết kiệm, hiệu quả cụ thể:
a) Các ngành,
các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối
hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế
độ, chính sách ở các đơn vị cấp cơ sở; thực hiện tiết kiệm chi tiêu, chống lãng
phí, cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết, kể cả nhu cầu chi đột xuất
phát sinh ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách
không đủ đáp ứng; chủ động sắp xếp chi thường xuyên một cách hợp lý, ưu tiên
thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo đủ nguồn thực hiện các chính sách an
sinh xã hội, chính sách tiền lương, phụ cấp và các chương trình mục tiêu theo
quy định của Chính phủ.
b) Tập trung xử lý dứt điểm các kiến nghị của cơ quan thanh
tra, kiểm toán về các khoản còn tồn đọng từ các năm trước, có biện pháp kiểm
soát, ngăn ngừa các trường hợp chi chưa đúng quy định, chi vượt cấp hoặc chi
không đúng thẩm quyền được giao; hạn chế tối đa các khoản chi phát sinh ngoài
dự toán đồng thời với việc thực hiện chi tiêu ngân sách theo hướng công khai,
minh bạch, hiệu quả.
c) Tăng cường quản lý chi tiêu
công, đặc biệt là chi xây dựng cơ bản, tập trung vốn cho các công trình có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm; hạn chế tối đa việc khởi công xây
dựng mới; siết chặt kỷ luật đầu tư, kiên
quyết xử lý những trường hợp vi phạm; rà soát và kiên quyết xử lý tình
trạng nợ đọng vốn ngân
sách nhà nước ở
các địa phương, đơn vị; quản lý chặt chẽ việc tạm
ứng vốn cho các nhà thầu; chấm dứt tình trạng ứng vốn khi chưa có khối lượng
dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc phát sinh các tiêu cực,
gây lãng phí nguồn vốn.
Điều 4. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân
dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết
này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VIII, kỳ họp thứ tư thông qua
ngày 26 tháng 7 năm 2012 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|