Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 138/2024/NĐ-CP lập dự toán mua sắm tài sản trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng

Số hiệu: 138/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành: 24/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Phân bổ dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Ngày 24/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng.

Phân bổ dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Tại Điều 6 Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định việc phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị.

Quy định về phân bổ dự toán như sau:

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Trong đó, đối với nội dung phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải đảm bảo nguyên tắc trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn khác của cơ quan, đơn vị; đơn vị dự toán cấp I thực hiện như sau:

+ Trường hợp dự toán chi cho nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc bằng với dự toán kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 138/2024, cơ quan, đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ.

+ Trường hợp đơn vị dự toán cấp I phân bổ dự toán chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị cho các đơn vị sử dụng ngân sách khác với dự toán kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 138/2024, các cơ quan, đơn vị rà soát lại nội dung nhiệm vụ và kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước để cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi dự toán được giao.

+ Hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, gồm: Báo cáo thuyết minh danh mục tài sản dự kiến mua sắm để bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản; thống kê quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện; Quyết định phê duyệt nhiệm vụ hoặc điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 138/2024.

+ Đối với các trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản, trang thiết bị (vì lý do khách quan hoặc yếu tố bất khả kháng) chưa được tổng hợp trình cấp có thẩm quyền tại thời điểm xây dựng dự toán của năm kế hoạch, các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I chủ động sắp xếp trong dự toán kinh phí được giao để phân bổ cho đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo hồ sơ tài liệu về phân bổ dự toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 138/2024.

- Về quản lý, sử dụng kinh phí, tổ chức mua sắm tài sản, trang thiết bị

+ Trên cơ sở quyết định giao dự toán của đơn vị dự toán cấp I và quyết định giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị trong năm ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan.

+ Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được giao dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

Nghị định 138/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 24/10/2024.

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA SẮM TÀI SẢN, TRANG THIẾT BỊ; CẢI TẠO, NÂNG CẤP, MỞ RỘNG, XÂY DỰNG MỚI HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TRONG CÁC DỰ ÁN ĐÃ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm:

a) Mua sắm tài sản, trang thiết bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Nghị định này không điều chỉnh đối với các nội dung:

a) Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh (Nghị định số 165/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 165/2016/NĐ-CP.

b) Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị đột xuất để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, phục vụ nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng làm hư hỏng cơ sở vật chất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên taiLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều.

c) Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị đối với Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại.

d) Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng sử dụng kinh phí chi thường xuyên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác (nếu có, ngoài quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này): Các cơ quan, đơn vị áp dụng quy định tại Nghị định này về trình tự, thủ tục lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên và thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan để tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

2. Các đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

4. Các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, sau đây được gọi chung là cơ quan, đơn vị.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là nhiệm vụ không có cấu phần xây dựng, bao gồm mua sắm để bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc, trang thiết bị làm việc để phục vụ hoạt động thường xuyên, công tác quản lý hoặc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác có liên quan.

2. Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng là nhiệm vụ có cấu phần xây dựng, bao gồm cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình xây dựng, trụ sở làm việc và các cơ sở vật chất đã có của các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ hoạt động thường xuyên, công tác quản lý hoặc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác có liên quan, bao gồm cả phần mua tài sản, trang thiết bị gắn với công trình xây dựng.

3. Cơ quan quản lý cấp trên gồm các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan có thẩm quyền, hoặc cơ quan, đơn vị dự toán cấp I được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách.

Điều 4. Nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1. Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề nghị bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.

2. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan, trong đó:

a) Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

b) Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tối đa không quá 15 tỷ đồng/nhiệm vụ; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

c) Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định ngay trong năm ngân sách đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; việc chuyển nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ (nếu có) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

3. Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN MUA SẮM TÀI SẢN, TRANG THIẾT BỊ

Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về kế toán và các quy định hiện hành. Nghị định này quy định một số nội dung cụ thể như sau:

Điều 5. Lập dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị

1. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng và quản lý tài sản thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị có nhu cầu mua sắm để bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước để trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách của năm kế hoạch.

Nội dung nhiệm vụ cần thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự cần thiết, lý do thực hiện và xác định rõ nhu cầu bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch theo quy định; dự kiến kinh phí thực hiện từ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

2. Thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị:

a) Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương

- Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

- Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

- Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên:

Trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng kinh phí chi thường xuyên, lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan về sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi, quy mô của nhiệm vụ, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này; trên cơ sở đó tổng hợp, chịu trách nhiệm toàn diện xác định sự cần thiết, mục tiêu và dự toán kinh phí của nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị để gửi Bộ Tài chính tổng hợp.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng nguồn chi thường xuyên lĩnh vực khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường: Sau khi lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, các bộ, cơ quan trung ương tổng hợp gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường) để rà soát, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường.

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương để báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt về chủ trương thực hiện nhiệm vụ (Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm hàng năm.

b) Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

c) Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về sự cần thiết, sự phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; chịu trách nhiệm về hồ sơ rà soát để ban hành theo thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, tiết kiệm, hiệu quả (Mẫu quyết định phê duyệt tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

3. Lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị:

a) Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan, đơn vị đề xuất dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch, tổng hợp vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, bao gồm: Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 6. Phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị

1. Phân bổ dự toán

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật Ngân sách nhà nước. Trong đó, đối với nội dung phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải đảm bảo nguyên tắc trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn khác của cơ quan, đơn vị; đơn vị dự toán cấp I thực hiện như sau:

a) Trường hợp dự toán chi cho nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc bằng với dự toán kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, cơ quan, đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ.

b) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I phân bổ dự toán chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị cho các đơn vị sử dụng ngân sách khác với dự toán kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, các cơ quan, đơn vị rà soát lại nội dung nhiệm vụ và kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước để cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi dự toán được giao.

c) Hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, gồm: Báo cáo thuyết minh danh mục tài sản dự kiến mua sắm để bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản; thống kê quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện; Quyết định phê duyệt nhiệm vụ hoặc điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm b khoản 1 Điều này.

d) Đối với các trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản, trang thiết bị (vì lý do khách quan hoặc yếu tố bất khả kháng) chưa được tổng hợp trình cấp có thẩm quyền tại thời điểm xây dựng dự toán của năm kế hoạch, các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I chủ động sắp xếp trong dự toán kinh phí được giao để phân bổ cho đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo hồ sơ tài liệu về phân bổ dự toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

2. Quản lý, sử dụng kinh phí, tổ chức mua sắm tài sản, trang thiết bị

a) Trên cơ sở quyết định giao dự toán của đơn vị dự toán cấp I và quyết định giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị trong năm ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan.

b) Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được giao dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

Điều 7. Quyết toán kinh phí

1. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị theo quy định tại Nghị định này và tổng hợp trong báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán, các văn bản hướng dẫn và quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải lập thành dự án theo quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, ngoài việc tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, đơn vị áp dụng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện các nội dung công việc liên quan đến lập, thẩm tra, phê duyệt và trách nhiệm quyết toán kinh phí sử dụng chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định này sau khi hoàn thành dự án.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI TẠO, NÂNG CẤP, MỞ RỘNG, XÂY DỰNG MỚI HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TRONG CÁC DỰ ÁN ĐÃ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về kế toán và các quy định hiện hành. Nghị định này quy định một số nội dung cụ thể như sau:

Điều 8. Lập dự toán đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng

1. Căn cứ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình theo quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực và quy định khác có liên quan; căn cứ yêu cầu cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng công trình xây dựng thuyết minh chi tiết về sự cần thiết, lập nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng công trình để trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách của năm kế hoạch.

Nội dung nhiệm vụ cần thuyết minh về tên công trình; địa điểm thực hiện; mục tiêu cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng công trình; sự cần thiết, lý do thực hiện; tiêu chuẩn, định mức; khối lượng công việc dự kiến; dự kiến kinh phí thực hiện theo các nguồn vốn.

2. Thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí thực hiện cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí thực hiện cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

c) Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về sự cần thiết, sự phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; chịu trách nhiệm về hồ sơ rà soát để ban hành theo thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, tiết kiệm, hiệu quả (Mẫu phê duyệt nhiệm vụ tại Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này).

3. Lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng

a) Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan, đơn vị đề xuất dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch, tổng hợp vào dự toán của cơ quan, đơn vị mình, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Hồ sơ tài liệu kèm theo dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm: Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 9. Phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng

1. Phân bổ dự toán

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật Ngân sách nhà nước. Trong đó, đối với nội dung phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn khác của cơ quan, đơn vị; đơn vị dự toán cấp I thực hiện như sau:

a) Trường hợp dự toán chi cho nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc bằng với dự toán kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này, cơ quan, đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ.

b) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng khác với dự toán kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này, các cơ quan, đơn vị rà soát lại nội dung nhiệm vụ và kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước để cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi dự toán được giao.

c) Hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng, gồm: Báo cáo thuyết minh tên công trình; khối lượng công việc thực hiện; thống kê quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện theo các nguồn vốn; quyết định phê duyệt nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và điểm b khoản 1 Điều này.

d) Đối với các trường hợp phát sinh nhu cầu cải tạo, nâng cấp, mở rộng xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng (vì lý do khách quan hoặc yếu tố bất khả kháng) chưa được tổng hợp trình cấp có thẩm quyền tại thời điểm xây dựng dự toán của năm kế hoạch, các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I chủ động sắp xếp trong dự toán kinh phí được giao phân bổ dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo hồ sơ tài liệu về phân bổ dự toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

2. Quản lý, sử dụng kinh phí

a) Trên cơ sở quyết định phê duyệt nhiệm vụ và quyết định giao dự toán của đơn vị dự toán cấp I, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện như sau:

- Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng có dự toán kinh phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý công trình xây dựng tổ chức thực hiện theo quy định.

- Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng có dự toán kinh phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên đến dưới 15 tỷ đồng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý công trình xây dựng lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

b) Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được giao dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

c) Cơ quan Kho bạc nhà nước kiểm soát chi kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng như sau:

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng có dự toán kinh phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: Thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng có dự toán kinh phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên đến dưới 15 tỷ đồng: Thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Điều 10. Quyết toán kinh phí

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện tổng hợp chung kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng trong báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán, các văn bản hướng dẫn và quy định pháp luật khác có liên quan. Cụ thể như sau:

1. Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng có dự toán kinh phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định của pháp luật về quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán và các văn bản hướng dẫn.

2. Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng có dự toán kinh phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên đến dưới 15 tỷ đồng: Ngoài việc tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, đơn vị áp dụng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện các nội dung công việc liên quan đến lập, thẩm tra, phê duyệt và trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định này sau khi hoàn thành công trình xây dựng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Áp dụng quy định của Nghị định này đối với các đối tượng khác

Đối với các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật về ngân sách nhà nước: Được áp dụng quy định tại Nghị định này về trình tự, thủ tục xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động thường xuyên trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ và quyết định phê duyệt nhiệm vụ.

Điều 12. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ, về lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này đảm bảo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện có vi phạm trong quá trình thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hồ Đức Phớc

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 138/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị

Mẫu số 02

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị

Mẫu số 03

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng

Mẫu số 01. Quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../QĐ-TTg

Hà Nội, ngày … tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị của ...(1)...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số ………. của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng;

Căn cứ các văn bản liên quan khác (nếu có);

Theo đề nghị của Bộ Tài chính và ...(1)….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ ...(2)... do ...(1)... chủ trì thực hiện

1. Mục tiêu:

2. Quy mô:

3. Tổng dự toán thực hiện (trong đó làm rõ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên theo lĩnh vực chi và nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có)):

4. Thời gian thực hiện:

5. Các nội dung khác (nếu có).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. ...(1)... chịu trách nhiệm rà soát, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng và pháp luật liên quan.

2. Nhiệm vụ của các cơ quan khác (nếu có).

Điều 3. Điều khoản thi hành

...(1)... và các cơ quan liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật./.


Nơi nhận:
- Các cơ quan có tên tại Điều 3;
- Các cơ quan liên quan khác;
- Lưu: VT, ...(4) ...(5)

THỦ TƯỚNG (3)
(Chữ ký, dấu)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Cơ quan chủ trì đề xuất nhiệm vụ.

(2) Tên nhiệm vụ.

(3) Trường hợp Phó Thủ tướng được giao ký thay Thủ tướng Chính phủ thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Thủ tướng, bên dưới ghi Phó Thủ tướng.

(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu.

(5) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu số 02. Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/QĐ-...(3)...

...(4)..., ngày... tháng... năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm (hoặc sửa chữa, nâng cấp) tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (5)

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số……… của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 ngày 12 tháng 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;

Căn cứ Quyết định số……… của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương (nếu có);

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan (tiêu chuẩn, định mức tài sản trang thiết bị; hao mòn, khấu hao tài sản, trang thiết bị....);

Theo đề nghị của.... tại Tờ trình số... ngày... của …..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ mua sắm (hoặc sửa chữa, nâng cấp) tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên cơ quan, đơn vị mua sắm (hoặc sửa chữa, nâng cấp) tài sản:

2. Danh mục tài sản được mua sắm (hoặc sửa chữa, nâng cấp): chủng loại, số lượng theo định mức, số lượng hiện có, số lượng đề xuất mua; trong đó nêu rõ tài sản mới, tài sản sửa chữa, tài sản nâng cấp hoặc thay thế.

3. Dự toán kinh phí thực hiện; nguồn kinh phí (nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn khác (nếu có)). Trong đó nêu rõ dự toán kinh phí với từng loại tài sản mua sắm (hoặc sửa chữa, nâng cấp).

4. Thời gian thực hiện nhiệm vụ.

5. Các nội dung khác (nếu có).

(Trường hợp Quyết định phê duyệt nhiệm vụ đối với nhiều đơn vị thực hiện cần thể hiện đầy đủ các nội dung nêu trên đối với từng đơn vị).

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT, ...(6)...(7)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, đơn vị)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt của tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(4) Địa danh.

(5) Thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu; nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, đơn vị thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, đơn vị đó.

(6) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(7) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu số 03. Quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/QĐ-...(3)...

...(4)..., ngày... tháng... năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ ...(5)...

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật so 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14;

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;

Căn cứ Nghị định số ....của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Theo đề nghị của.... tại Tờ trình số... ngày... của ……

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ (tên nhiệm vụ ....) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ:

2. Sự cần thiết, lý do thực hiện.

3. Tên hạng mục công trình; mục tiêu, quy mô xây dựng; địa điểm xây dựng; dự kiến khối lượng công việc thực hiện.

4. Dự toán kinh phí thực hiện (giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức kinh phí thực hiện).

5. Cơ cấu nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ từng nguồn kinh phí (nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn khác (nếu có)).

6. Thời gian thực hiện nhiệm vụ.

7. Các nội dung khác (nếu có).

(Trường hợp Quyết định phê duyệt nhiệm vụ đối với nhiều đơn vị thực hiện cần thể hiện đầy đủ các nội dung nêu trên đối với từng đơn vị).

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT, ...(7) ...(8)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, đơn vị)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt của tên cơ quan, đơn vị ban hành quyết định.

(4) Địa danh.

(5) Tên nhiệm vụ.

(6) Thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu; nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, đơn vị thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, đơn vị đó.

(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(8) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 138/2024/ND-CP

Hanoi, October 24, 2024

DECREE

ON PREPARATION OF ESTIMATES, MANAGEMENT AND USE OF RECURRENT EXPENDITURES FROM THE STATE BUDGET FOR THE PROCUREMENT OF ASSETS AND EQUIPMENT; RENOVATION, UPGRADING, EXPANSION, AND NEW CONSTRUCTION OF PROJECT COMPONENTS WITHIN ALREADY-INVESTED CONSTRUCTION PROJECTS

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;

Pursuant to the Law on Management and Use of Public Assets dated June 21, 2017;

Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014; Law on amendments to the Law on Construction dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Bidding dated June 23, 2023;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The Government issues a Decree on preparation of estimates, management and use of recurrent expenditures from the state budget for the procurement of assets and equipment; renovation, upgrading, expansion, and new construction of project components within already-invested construction projects.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Decree stipulates the preparation of budget estimates, allocation of estimates, management, use, and settlement of recurrent state budget expenditures as prescribed in Clause 6, Article 4 of the Law on State Budget to carry out tasks assigned by competent authorities, including:

a) Procurement of assets and equipment as regulated by the law on the management and use of public assets.

b) Renovation, upgrading, expansion, and new construction of project components within already-invested construction projects in accordance with the law on construction and the law on the management and use of public assets.

2. This Decree does not apply to the following:

a) Tasks involving the renovation, upgrading, expansion, and new construction of project components within already-invested construction projects, as well as the procurement of assets and equipment in the fields of national defense and security, which are governed by Decree No. 165/2016/ND-CP dated December 24, 2016, of the Government on the management and use of state budget for certain activities in the field of national defense and security (Decree No. 165/2016/ND-CP) and Decree No. 01/2020/ND-CP dated May 14, 2020, of the Government on amendments to Decree No. 165/2016/ND-CP.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Tasks involving the renovation, upgrading, expansion, and new construction of project components within already-invested construction projects, and the procurement of assets and equipment for the Representative agencies of the Socialist Republic of Vietnam abroad, shall be carried out in accordance with Decree No. 117/2017/ND-CP dated October 19, 2017, of the Government on the management and use of state budget for certain foreign affairs activities.

d) Tasks involving the renovation, upgrading, expansion, and new construction of project components within already-invested construction projects, and the procurement of assets and equipment using public investment funds, shall be implemented in accordance with the provisions of the law on public investment.

3. For tasks involving the procurement of assets and equipment, as well as tasks involving the renovation, upgrading, expansion, and new construction of project components within already-invested construction projects using recurrent expenditure funds in the fields of information technology, science and technology, environmental protection, and other fields (if applicable, outside the provisions of Clause 2, Article 1 of this Decree): Agencies and units shall apply the provisions of this Decree regarding the procedures for preparing, allocating, and settling recurrent expenditure estimates and shall comply with the relevant laws on information technology, science and technology, environmental protection, and other applicable laws to ensure proper implementation.

Article 2. Regulated entities

1. Regulatory agencies, political organizations, and socio-political organizations.

2. Public sector entities.

3. Other organizations and individuals involved in using recurrent state budget funds for the procurement of assets and equipment; renovation, upgrading, expansion, and new construction of project components within already-invested construction projects.

4. The entities specified in Clauses 1, 2, and 3 of this Article are collectively referred to as agencies and units.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Tasks involving the procurement of assets and equipment refer to tasks without a construction component, including the purchase of new or replacement items, or the repair and upgrading of machinery and office equipment to support regular operations, administrative management, or the provision of public services by agencies and units, in compliance with laws on the management and use of public assets and other relevant regulations.

2. Tasks involving the renovation, upgrading, expansion, or new construction of project components within already-invested construction projects refer to tasks with a construction component. This includes the renovation, upgrading, expansion, or new construction of building components, office premises, and existing facilities of agencies and units to support regular operations, administrative management, or the provision of public services, in accordance with construction laws, laws on the management and use of public assets, and other relevant regulations, including the procurement of assets and equipment associated with construction projects.

3. Superior authority refers to ministries, central agencies, People’s Committees at all levels, competent authorities, or level-I budget estimate units assigned budget estimates by the Prime Minister or People’s Committees.

Article 4. Principles for budget allocation, management, use, and settlement of recurrent state budget expenditures

1. Allocating recurrent state budget funds to carry out tasks such as procuring assets and equipment; renovating, upgrading, expanding, or constructing new components within already-invested projects must adhere to the principle of avoiding duplication with tasks of the same nature that have already been allocated in the medium-term public investment plan, in accordance with public investment laws. The tasks must be implemented within the budget year to ensure the continuous operation of agencies and units and must be approved by the competent authority, including task approval and cost estimation, as required by law.

Agencies and units are responsible for reviewing, proposing, and ensuring compliance with the principles and for taking full responsibility for the documentation related to budget allocation requests for recurrent expenditures as specified in this Decree.

2. Preparing, allocating, managing, using, and settling the budget estimates for recurrent expenditures for tasks such as procuring assets and equipment; renovating, upgrading, expanding, or constructing new components within already-invested projects must comply with the laws on state budget, public asset management, construction, and other relevant laws. In specific:

a) For tasks involving asset and equipment procurement, the estimates must be based on the regulations concerning standards and norms for the use of machinery and equipment required for agency and unit operations, as per laws on public asset management and sector-specific regulations. These tasks must have been approved by the competent authority, and the approved plan must be used to prepare budget estimates, which must then be submitted for consideration and approval. The allocation of regular budget funds for these tasks must not exceed the total recurrent expenditure estimate assigned to the agency or unit for the budget year.

b) For tasks involving the renovation, upgrading, expansion, or construction of new project components within already-invested projects, estimates must be prepared based on the regulations concerning standards and norms for office and operational facilities, in accordance with laws on public asset management and sector-specific regulations. These estimates must be submitted for consideration and approval by the competent authority, with a maximum budget of 15 billion VND per task. The allocation of regular budget funds for these tasks must not exceed the total recurrent expenditure estimate assigned to the agency or unit for the budget year.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. The allocation of recurrent state budget funds for tasks such as asset and equipment procurement; renovation, upgrading, expansion, or new construction of project components within already-invested projects must be funded by the corresponding budget level.

Chapter II

REGULATIONS ON BUDGET ESTIMATION, MANAGEMENT, USE, AND SETTLEMENT FOR ASSET AND EQUIPMENT PROCUREMENT

The preparation of budget estimates, management, use, and settlement of state budget funds for asset and equipment procurement must comply with the laws on state budget, public asset management, accounting, and applicable regulations. This Decree specifies certain details as follows:

Article 5. Preparing budget estimates for asset and equipment procurement

1. Based on the standards and norms for using machinery and equipment required for agency and unit operations, as stipulated in the Law on Management and Use of Public Assets and guiding legal documents, and according to Decision No. 50/2017/QD-TTg dated December 31, 2017, by the Prime Minister on the standards and norms for using machinery and equipment, along with sector-specific regulations, agencies and units directly using and managing assets must provide detailed explanations for the necessary procurement to supplement, replace, repair, or upgrade assets and equipment for the planned year. These are to be funded from recurrent state budget expenditures and presented to the competent authority as specified in Clause 2 of this Article for approval of the tasks and budget estimates, forming the basis for constructing the budget plan for the upcoming year.

The explanation must detail the asset and equipment deficiencies relative to the approved standards and norms, the necessity and reasons for the procurement, and clearly identify the need to supplement, replace, repair, or upgrade assets and equipment within the planned year as per regulations. The anticipated budget for these tasks must be part of the recurrent expenditure estimates.

2. Authority to approve tasks and budget estimates for asset and equipment procurement:

a) For tasks involving asset and equipment procurement serving the operations of agencies and units under the management of ministries or central government agencies:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



- For procurement tasks with a total budget estimate between 45 billion VND and under 120 billion VND per task: The Minister or head of central agency shall approve the tasks and budget estimates.

- For procurement tasks with a total budget estimate of 120 billion VND or more:

If it is not feasible to allocate or adjust funds within the assigned medium-term public investment plan, ministries or central agencies must propose procurement tasks using regular budget funds, consult with relevant sectoral ministries on the necessity, objectives, scope, and scale of the tasks to ensure compliance with laws and the principles outlined in Clause 1, Article 4 of this Decree. Based on this, they must consolidate and take full responsibility for determining the necessity, objectives, and budget estimates, which are then submitted to the Ministry of Finance for consolidation.

For tasks involving procurement in science and technology or environmental protection, ministries or central agencies must first consult with relevant sectoral ministries, then consolidate and send to the Ministry of Science and Technology (for science and technology) or the Ministry of Natural Resources and Environment (for environmental protection) for review and consolidation before forwarding to the Ministry of Finance, as required by relevant laws.

The Ministry of Finance shall, based on the state budget's financial capacity, consolidate the proposals from ministries and central agencies and report to the Prime Minister for approval of the policy for task implementation (approval form as per Form No. 01 attached to this Decree).

Based on the Prime Minister’s decision approving the policy to implement tasks, the Minister or head of central agency shall approve the tasks and budget estimates for annual asset and equipment procurement.

b) For asset and equipment procurement tasks serving the activities of local agencies and units: The Provincial People’s Council shall decide or stipulate the authority for approving tasks and budget estimates, ensuring alignment with local conditions.

c) The authority to approve tasks and budget estimates for asset and equipment procurement specified in Points a and b of Clause 2 of this Article is responsible for justifying the necessity and ensuring compliance with principles, criteria, and regulations. They must ensure adherence to standards, norms set by competent state authorities, and proper documentation. The approval must align with the state budget’s balance, emphasizing efficiency and cost-effectiveness (Approval Decision Form per Form No. 02 in the Appendix attached to this Decree).

3. Preparing and consolidating budget estimates for asset and equipment procurement tasks:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Supporting documents for the budget estimates must include: The approval decision for tasks and budget estimates by the competent authority as specified in Clause 2 of this Article.

Article 6. Budget allocation, management and use of budget for asset and equipment procurement

1. Budget allocation

Once the state budget estimates have been assigned by the Prime Minister or the People’s Committee, level-I budget estimate units at the central and local levels shall allocate the funds to subordinate units and lower-level budget units as outlined in Articles 49 and 50 of the Law on State Budget. When allocating and assigning recurrent expenditure estimate for asset and equipment procurement, the following principles must be adhered to: the allocation must be within the budget estimates authorized and should not impact other core activities of the agency or unit; level-I budget estimate units must perform the following:

a) If the budget allocation for asset and equipment procurement matches the approved budget estimates as per the authority’s decision stated in Clause 2, Article 5 of this Decree, the level-I budget estimate unit shall allocate the recurrent expenditure estimate to the units in accordance with state budget laws.

b) If the level-I budget estimate unit allocates recurrent expenditure estimate for asset and equipment procurement differently from the approved budget estimates as per the authority’s decision in Clause 2, Article 5 of this Decree, they must review the task content and budget requirements. The competent authority should then issue an amended decision to align the budget with the approved estimates.

c) Supporting documents for budget allocation must include: A detailed report explaining the list of assets to be purchased, replaced, or upgraded; ; a summary of the approval or adjustment decisions for tasks and budget estimates; and the approval or adjustment decision on tasks and budget estimates by the competent authority as stipulated in Clause 2, Article 5 and Point b, Clause 1 of this Article.

d) If unforeseen procurement needs arise (due to objective reasons or force majeure) not included in the initial budget plan, level-I budget estimate units must rearrange their allocated budget to address these needs. They must also ensure compliance with the documentation requirements for budget allocation as outlined in Point c, Clause 1 of this Article.

2. Management and use of funds, and organizing procurement:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Agencies and units using budget funds allocated for asset and equipment procurement are responsible for managing and using these funds in accordance with laws on state budget management, procurement regulations, and other applicable laws.

Article 7. Settlement of funding

1. Agencies and units are responsible for settling the funds used for asset and equipment procurement tasks as stipulated in this Decree and must include them in the annual budget settlement report of the agency or unit, in accordance with the regulations on settling recurrent state budget expenditures, accounting laws, and other relevant legal guidelines.

2. For procurement tasks that must be formulated as projects in accordance with sector-specific regulations, in addition to the annual budget settlement report as stated in Clause 1 of this Article, agencies and units must also follow the provisions in Decree No. 99/2021/ND-CP dated November 11, 2021 on management, disbursement, and settlement of projects using public investment capital. This includes preparation, review, approval, and settlement of the funds used from recurrent expenditures as per this Decree once the project is completed.

Chapter III

REGULATIONS ON BUDGET ESTIMATION, MANAGEMENT, USE, AND SETTLEMENT OF FUNDS FOR RENOVATING, UPGRADING, EXPANDING, AND CONSTRUCTING NEW COMPONENTS IN ALREADY-INVESTED CONSTRUCTION PROJECTS

The budget estimation, management, use, and settlement of state budget funds for renovating, upgrading, expanding, and constructing new components in already-invested construction projects are conducted in accordance with state budget laws, construction laws, public asset management laws, accounting laws, and other applicable regulations. This Decree specifies certain details as follows:

Article 8. Preparing budget estimates for renovation, upgrading, expansion, and construction tasks in already-invested projects

1. Based on standards and norms for office and operational facility usage as defined in Decree No. 152/2017/ND-CP dated December 27, 2017, technical regulations applicable to construction projects, and other relevant legal provisions; based on the requirements for renovation, upgrading, expansion, and new construction of construction items in already-invested projects, agencies and units in charge of managing construction projects must provide explanations about the necessity and prepare a task outline. They will then submit it for approval by the competent authority as specified in Clause 2 of this Article, which forms the basis for budget estimation for the upcoming fiscal year.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Authority for approval of tasks and budget estimates for renovation, upgrading, expansion, and new construction of construction items in already-invested projects

a) Ministers or heads of central agencies shall approve or delegate the authority to approve tasks and budget estimates for renovation, upgrading, expansion, or new construction in already-invested projects of agencies and units within their jurisdiction.

b) The Province-level People’s Council shall approve or delegate the authority to approve tasks and budget estimates for renovation, upgrading, expansion, or new construction in already-invested projects of agencies and units under local jurisdiction.

c) The authority to approve tasks and budget estimates for asset and equipment procurement specified in Points a and b of Clause 2 of this Article is responsible for justifying the necessity and ensuring compliance with principles, criteria, and regulations. They must ensure adherence to standards and norms set by competent authorities. They must also ensure that documentation is reviewed and approved to align with the budget's capacity, emphasizing efficiency and cost-effectiveness (Approval decision form per Form No. 03 in the Appendix attached to this Decree).

3. Preparing and consolidating budget estimates for renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects

a) Annually, during the budget preparation period, based on budget guidance from competent authorities and the approved tasks and budget estimates as specified in Clause 2 of this Article, agencies and units must prepare and consolidate their budget estimates. These are then submitted to their superior authority for inclusion in the budget of the level-I budget estimate unit, and subsequently forwarded to the financial authority for review as per state budget laws.

b) Supporting documents for budget estimates include the tasks of renovation, upgrading, expansion, and new construction of construction items in the already-invested project, including: The approval decision for tasks and budget estimates by the competent authority as specified in Clause 2 of this Article.

Article 9. Allocation of budget estimates, management, and use of funds for renovation, upgrading, expansion, and new construction of components in already-invested projects

1. Budget allocation

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) In cases the allocation for such tasks to budget-using units matches the budget already approved by the competent authority as specified in Clause 2, Article 8 of this Decree, level-I budget estimate units shall allocate this recurrent expenditure estimate to the budget-using units in accordance with state budget regulations to carry out the task.

b) In cases the allocation for such tasks to budget-using units differs from the budget already approved by the competent authority as specified in Clause 2, Article 8 of this Decree, agencies and units shall review the task details and budget from the state budget to ensure that the competent authority issues a decision approving the adjustments to the task and budget estimates, ensuring that the funding for the task remains within the allocated budget.

c) Supporting documents for budget allocation must include the tasks of renovation, upgrading, expansion, and new construction of construction items in the already-invested project, including: Detailed reports on the project name; the volume of work carried out; a summary of the approval or adjusted approval decisions for the task and budget estimates, according to various funding sources; and the task approval decision as stipulated in Clause 2, Article 8, and Point b, Clause 1 of this Article.

d) In cases where there is an unforeseen need to renovate, upgrade, expand, or build new components within already-invested projects (due to objective reasons or force majeure) that were not included in the budget proposal at the time of annual budget planning, level-I budget estimate must proactively allocate the funds within the assigned budget to distribute to the respective budget-using units to carry out the tasks. They must also ensure the documentation for budget allocation complies with the provisions specified in Point c, Clause 1 of this Article.

2. Management and use of funds

a) Based on the task approval decision and budget allocation decision of the level I budget unit, the agencies and units using the budget shall implement the following:

- For the task involving renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects with budget estimate less than 500 million VND: The head of the agency or unit managing the construction shall execute the project according to the regulations.

- For the task involving renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects with budget estimate between 500 million VND and under 15 billion VND: The head of the agency or unit managing the construction shall prepare and submit an economic-technical report for construction investment for approval, following the legal procedures for construction projects.

b) Agencies and units allocated budget estimates for renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects shall manage and spend the budget in compliance with state budget laws, construction laws, bidding laws, and other relevant regulations.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



For the task involving renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects with budget estimate less than 500 million VND: Expenditure control and payment will follow regulations for projects under 500 million VND as stated in Clause 6, Article 7 of Decree No. 11/2020/ND-CP , and subsequent guidance documents;

For the task involving renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects with budget estimate between 500 million VND and under 15 billion VND: Expenditure control and payment will be conducted in accordance with Decree No. 99/2021/ND-CP on the management, payment, and settlement of public investment capital projects.

Article 10. Settlement of funding

Ministries, central agencies, and localities shall consolidate the funds used for tasks involving renovation, upgrading, expansion, or new construction of project components in already-invested projects within the annual budget settlement reports of the respective agencies and units, in accordance with regulations on the annual settlement of recurrent state budget expenditures, accounting laws, guiding documents, and other relevant legal provisions. In specific:

1. For the task involving renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects with budget estimate less than 500 million VND: Agencies and units shall consolidate them into the annual settlement report as per regulations on the annual settlement of recurrent state budget expenditures, accounting laws, and related guidance documents.

2. For the task involving renovation, upgrading, expansion, and new construction in already-invested projects with budget estimate between 500 million VND and under 15 billion VND: In addition to the annual settlement report as specified in Clause 1 of this Article, agencies and units must follow the provisions of Decree No. 99/2021/ND-CP , dated November 11, 2021, on the management, payment, and settlement of projects using public investment capital to handle tasks involving preparation, verification, approval, and settlement of costs incurred for completed construction projects using recurrent expenditure funds as prescribed by this Decree.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 11. Application of this Decree to other entities

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 12. Entry in force and implementation

1. This Decree comes into force as of the date of signing.

2. Ministries, ministerial-level agencies, government agencies, People’s Committees at all levels, and budget-using agencies and units are responsible for complete compliance regarding documentation, procedures, and approval authority for tasks, as well as budget planning, allocation, management, use, and settlement of regular state budget funds to carry out tasks as specified in this Decree, ensuring adherence to all legal provisions. Any violations will be strictly handled, with accountability clarified for heads, groups, and individuals of ministries, central agencies, People’s Committees, and units managing and using state budget funds if violations are identified by inspectors or auditors.

3. If any referenced documents in this Decree are amended, supplemented, or replaced, the new versions shall apply.

4. The Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, and Chairpersons of Province-level People’s Committees and relevant organizations and individuals shall implement this Decree.

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Ho Duc Phoc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 138/2024/NĐ-CP ngày 24/10/2024 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


51.339

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.104.9
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!