QUỐC
HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Luật
số: 15/2008/QH12
|
Hà Nội, ngày 03 tháng 06
năm 2008
|
LUẬT
TRƯNG MUA, TRƯNG DỤNG TÀI SẢN
Căn cứ Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật trưng mua, trưng dụng tài sản,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Luật này quy định
về việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước
trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản
trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc
trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trưng mua
tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia
đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
2. Trưng dụng
tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp
thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
3. Người có tài
sản trưng mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài có quyền sở hữu tài sản thuộc đối tượng trưng mua.
4. Người có tài
sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước,
tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản
thuộc đối tượng trưng dụng.
Điều 3. Chính sách trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Nhà nước công
nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp về tài sản của tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
2. Người có tài sản
trưng mua được thanh toán tiền trưng mua tài sản; người có tài sản trưng dụng bị
thiệt hại về tài sản do việc trưng dụng gây ra thì được bồi thường thiệt hại
theo giá thị trường.
3. Nhà nước khuyến
khích và ghi nhận bằng văn bản việc tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng
dân cư tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước hoặc cho Nhà nước sử dụng
tài sản mà không nhận bồi thường trong trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 4. Nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Việc trưng mua,
trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
2. Việc trưng mua,
trưng dụng tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và
không phân biệt đối xử.
3. Việc trưng mua,
trưng dụng tài sản được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và phải
tuân theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
4. Người có tài sản
trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của
người có thẩm quyền.
5. Việc quản lý, sử
dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Điều 5. Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản
Việc trưng mua,
trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản
mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
1. Khi đất nước trong
tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định
của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
2. Khi an ninh quốc
gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
3. Khi mục tiêu
quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường
bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc
gia;
4. Khi phải đối
phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên
diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
1. Quyết định trưng
mua tài sản phải được thể hiện bằng văn bản.
2. Quyết định
trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không
thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng
tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ
được giao nhưng phải có giấy xác nhận.
3. Quyết định
trưng mua, trưng dụng tài sản có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành.
1. Quyết định
trưng mua, trưng dụng tài sản bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định
trưng mua, trưng dụng tài sản trái với quy định của Luật này;
b) Khi quyết định
trưng mua, trưng dụng tài sản chưa được thực hiện nhưng điều kiện trưng mua,
trưng dụng tài sản quy định tại Điều 5 của Luật này không còn;
c) Khi quyết định
trưng mua, trưng dụng tài sản chưa được thực hiện nhưng vì lý do khách quan mà
tài sản không còn tồn tại.
2. Khi xảy ra một
trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền ra
quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có trách nhiệm hủy bỏ quyết định trưng
mua, trưng dụng tài sản; trong trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
không quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản thì Thủ tướng
Chính phủ quyết định hủy bỏ.
3. Quyết định hủy
bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và
có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành; người có tài sản trưng mua,
trưng dụng được nhận quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.
4. Trường hợp quyết
định trưng mua tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bị hủy bỏ mà tài sản
trưng mua đã được bàn giao, tiếp nhận và người có tài sản trưng mua không nhận
lại tài sản thì người có tài sản trưng mua được thanh toán theo quy định tại Điều
19 của Luật này; nếu người có tài sản trưng mua nhận lại tài sản mà việc trưng
mua đã gây thiệt hại cho họ thì được bồi thường theo quy định tại Điều 34 của
Luật này.
5. Trường hợp quyết
định trưng dụng tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bị hủy bỏ mà tài sản
trưng dụng đã được bàn giao, tiếp nhận và việc trưng dụng đó đã gây thiệt hại
thì người có tài sản trưng dụng được bồi thường theo quy định tại Điều 34 của
Luật này.
1. Quyền sở hữu
tài sản trưng mua thuộc về Nhà nước kể từ thời điểm quyết định trưng mua tài sản
có hiệu lực thi hành.
2. Quyền sở hữu
tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử
dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài chính chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng
tài sản và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm
pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản;
b) Hướng dẫn các bộ,
ngành, địa phương thực hiện trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của
pháp luật;
c) Hướng dẫn việc
sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để
thanh toán tiền trưng mua tài sản, chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc
trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản và người được huy động để vận
hành, điều khiển tài sản trưng dụng theo quy định của Luật này;
d) Thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản
theo thẩm quyền;
đ) Giải quyết khiếu
nại, tố cáo về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
3. Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Tài chính
thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản.
4. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước
về trưng mua, trưng dụng tài sản.
1. Người có tài sản
trưng mua, trưng dụng có các quyền sau đây:
a) Được thanh toán
tiền trưng mua tài sản; được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại
do việc trưng dụng tài sản gây ra;
b) Được khen thưởng
về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản theo
quy định của pháp luật;
c) Khiếu nại, tố
cáo, khởi kiện về trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Người có tài sản
trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng
tài sản.
Các tài liệu liên
quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải được lập thành hồ sơ và được
quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Trưng mua,
trưng dụng tài sản không đúng đối tượng, điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ
tục theo quy định của Luật này.
2. Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản để tham ô, tham nhũng, trục
lợi hoặc vì mục đích cá nhân khác.
3. Trì hoãn, từ chối
hoặc chống lại việc thực hiện quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản, quyết định
huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng.
4. Bán, trao đổi,
tặng cho và các giao dịch dân sự khác làm thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản
đã có quyết định trưng mua.
5. Hủy hoại, làm
thay đổi hiện trạng của tài sản đã có quyết định trưng mua, trưng dụng.
6. Cản trở hoặc
xúi giục người khác cản trở việc trưng mua, trưng dụng tài sản.
7. Quản lý, sử dụng
tài sản trưng mua, trưng dụng trái với quy định của pháp luật.
Chương 2.
TRƯNG MUA TÀI SẢN
Điều 13. Tài sản thuộc đối tượng trưng mua
1. Nhà và tài sản
khác gắn liền với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật
này.
2. Thuốc chữa bệnh,
lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác.
3. Phương tiện
giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản
1. Thủ tướng Chính
phủ quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ
Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y
tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều 13 của Luật này.
3. Người có thẩm
quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được ủy quyền hoặc phân cấp
thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản.
1. Quyết định
trưng mua tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ,
đơn vị công tác của người quyết định trưng mua tài sản;
b) Tên, địa chỉ của
người có tài sản trưng mua;
c) Tên, địa chỉ của
tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua;
d) Mục đích trưng
mua;
đ) Tên, chủng loại,
số lượng, hiện trạng của tài sản trưng mua;
e) Giá trưng mua
tài sản (nếu thỏa thuận được);
g) Thời gian và địa
điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua;
h) Thời hạn, hình
thức và địa điểm thanh toán tiền trưng mua tài sản.
2. Quyết định
trưng mua tài sản phải được giao ngay cho người có tài sản trưng mua; trường hợp
người có tài sản trưng mua vắng mặt thì quyết định trưng mua tài sản phải được
giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân
dân cấp xã) nơi có tài sản trưng mua.
Điều 16. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua
1. Việc bàn giao,
tiếp nhận tài sản trưng mua được thực hiện theo đúng đối tượng, thời gian và địa
điểm quy định tại quyết định trưng mua tài sản. Đối với tài sản mà pháp luật
quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải có hồ sơ, giấy tờ liên
quan đến quyền sở hữu tài sản kèm theo; trường hợp vì lý do khách quan chưa
cung cấp được hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó thì thực hiện
bàn giao tài sản theo hiện trạng.
2. Thành phần tham
gia bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua gồm có:
a) Người có tài sản
trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp;
b) Đại diện tổ chức
được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua.
3. Việc bàn giao,
tiếp nhận tài sản trưng mua phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của
biên bản gồm có:
a) Tên, địa chỉ của
người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp;
b) Tên, địa chỉ của
tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua;
c) Tên, chủng loại,
số lượng, hiện trạng của tài sản trưng mua tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận;
d) Thời gian và địa
điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua;
đ) Danh mục hồ sơ,
giấy tờ kèm theo (nếu có).
4. Trường hợp người
có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp không có mặt tại địa điểm bàn
giao, tiếp nhận tài sản trưng mua theo thời hạn đã quy định thì trong biên bản
bàn giao, tiếp nhận tài sản phải ghi rõ sự vắng mặt của họ và có xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng mua.
Điều 17. Cưỡng chế thi hành quyết định trưng mua tài sản
Trường hợp quyết định
trưng mua tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người
có tài sản trưng mua không chấp hành thì người quyết định trưng mua tài sản ra
quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi có tài sản trưng mua tổ chức cưỡng chế thi hành.
Điều 18. Giá trưng mua tài sản
1. Việc xác định
giá trưng mua tài sản được quy định như sau:
a) Giá trưng mua
tài sản được xác định căn cứ vào giá phổ biến trên thị trường địa phương của
tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và xuất xứ tại
thời điểm quyết định trưng mua tài sản;
b) Trường hợp tại
thời điểm thanh toán tiền trưng mua tài sản, giá thị trường của tài sản trưng
mua cao hơn so với giá thị trường tại thời điểm quyết định trưng mua thì giá
trưng mua tài sản được tính theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán;
c) Đối với tài sản
là bất động sản, phương tiện kỹ thuật hoặc tài sản khác mà việc xác định chính
xác giá khó thực hiện ngay tại thời điểm trưng mua tài sản thì người có thẩm
quyền quyết định trưng mua tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định giá
trưng mua tài sản.
2. Giá trưng mua
tài sản do người có tài sản trưng mua và người có thẩm quyền quyết định trưng
mua tài sản thỏa thuận theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và
được ghi vào quyết định trưng mua tài sản. Trường hợp không thỏa thuận được thì
người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản quyết định giá trưng mua tài sản;
nếu người có tài sản trưng mua không đồng ý với giá này thì vẫn phải chấp hành
nhưng có quyền khiếu nại.
Điều 19. Thanh toán tiền trưng mua tài sản
1. Tiền trưng mua
tài sản được thanh toán một lần cho người có tài sản trưng mua trong thời hạn
như sau:
a) Không quá bốn
mươi lăm ngày, kể từ ngày quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành đối
với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Không quá ba
mươi ngày, kể từ ngày quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành đối với
trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật này.
2. Trường hợp
không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất
khả kháng thì được gia hạn, nhưng thời gian gia hạn không quá bốn mươi lăm ngày
đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không quá ba mươi
ngày đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Việc gia hạn phải
được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng mua biết trước khi kết
thúc thời hạn thanh toán quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài chính,
cơ quan tài chính địa phương chịu trách nhiệm thanh toán tiền trưng mua tài sản
cho người có tài sản trưng mua theo đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 20. Kinh phí thanh toán tiền trưng mua tài sản
Kinh phí thanh
toán tiền trưng mua tài sản do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 21. Quản lý, sử dụng tài sản trưng mua
Việc quản lý, sử dụng
tài sản trưng mua được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước.
Điều 22. Hiến, tặng cho tài sản trưng mua
Trường hợp người
có tài sản trưng mua tự nguyện hiến, tặng cho tài sản trưng mua cho Nhà nước
thì Nhà nước không phải thanh toán tiền cho người hiến, tặng cho tài sản. Việc
hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.
Chương 3.
TRƯNG DỤNG TÀI SẢN
Điều 23. Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng
1. Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Máy móc, thiết
bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật
khác.
Điều 24. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản
1. Bộ trưởng Bộ
Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y
tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23
của Luật này.
2. Người có thẩm
quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định
trưng dụng tài sản.
Điều 25. Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản
1. Quyết định
trưng dụng tài sản bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ,
đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;
b) Tên, địa chỉ của
người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản
trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của
tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng
dụng;
d) Mục đích, thời
hạn trưng dụng tài sản;
đ) Tên, chủng loại,
số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;
e) Thời gian và địa
điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
2. Quyết định
trưng dụng tài sản phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người
đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; trường hợp người có tài sản trưng dụng
hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết
định trưng dụng tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản
trưng dụng.
Điều 26. Trình tự, thủ tục quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói
1. Người có thẩm
quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời
nói. Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết
định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại
thời điểm trưng dụng. Nội dung giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị
công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của
người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời
hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được
giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
2. Chậm nhất là bốn
mươi tám giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ
quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác
nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng
hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản. Văn bản xác nhận phải
có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Điều 27. Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng
1. Trường hợp tài
sản trưng dụng phải có người vận hành, điều khiển nhưng tổ chức, cá nhân được
giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng không có người vận hành, điều khiển
thì người quyết định trưng dụng tài sản được huy động người đang vận hành, điều
khiển tài sản trưng dụng đó để vận hành, điều khiển.
2. Quyết định huy
động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có các nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Họ tên, chức vụ,
đơn vị công tác của người quyết định huy động;
b) Họ tên, địa chỉ
của người được huy động;
c) Mục đích huy động;
d) Thời điểm, thời
hạn huy động.
3. Quyết định huy
động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng phải được thể hiện bằng văn
bản và phải được giao cho người được huy động. Trường hợp đặc biệt không thể ra
quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản
được quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng bằng lời
nói và phải có giấy xác nhận việc huy động ngay tại thời điểm huy động. Giấy
xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người được huy
động vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định
huy động.
Điều 28. Thời hạn trưng dụng tài sản
1. Thời hạn trưng
dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến:
a) Không quá ba
mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Không quá ba
mươi ngày, đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật
này.
2. Trường hợp hết
thời hạn trưng dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mục đích của việc
trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn
không quá mười lăm ngày.
3. Quyết định gia
hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài
sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Điều 29. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng
1. Việc bàn giao,
tiếp nhận tài sản trưng dụng được thực hiện theo đúng đối tượng, thời gian và địa
điểm quy định tại quyết định trưng dụng tài sản.
2. Thành phần tham
gia bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng gồm có:
a) Người có tài sản
trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp
tài sản;
b) Cá nhân, đại diện
tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
3. Việc bàn giao,
tiếp nhận tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của
biên bản gồm có:
a) Tên, địa chỉ của
tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng
dụng;
b) Tên, địa chỉ của
người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, sử
dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
c) Tên, chủng loại,
số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng tại thời điểm bàn giao, tiếp
nhận;
d) Thời gian và địa
điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
4. Trường hợp người
có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, sử dụng
hợp pháp tài sản trưng dụng không có mặt tại địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản
theo thời gian đã quy định thì trong biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản phải
ghi rõ sự vắng mặt của họ và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài
sản trưng dụng.
Điều 30. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trong trường hợp quyết định trưng
dụng bằng lời nói
Người đang quản
lý, sử dụng tài sản trưng dụng phải giao ngay tài sản cho cá nhân, đại diện tổ
chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sau khi có quyết định trưng
dụng tài sản bằng lời nói.
Điều 31. Cưỡng chế thi hành quyết định trưng dụng tài sản
Trường hợp quyết định
trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người
có tài sản trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng tài sản
ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi
hành.
Điều 32. Quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng
Tổ chức, cá nhân
được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng có trách nhiệm sau đây:
1. Sử dụng tài sản
đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả;
2. Bảo quản, bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian trưng dụng.
1. Tài sản trưng dụng
được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản.
2. Quyết định hoàn
trả tài sản trưng dụng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu
sau đây:
a) Tên, địa chỉ của
tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng
dụng;
b) Tên, địa chỉ của
người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
c) Tên, chủng loại,
số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa
điểm hoàn trả tài sản.
3. Thành phần tham
gia hoàn trả tài sản trưng dụng:
a) Cá nhân, đại diện
tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản
trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.
4. Việc hoàn trả
tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản
gồm có:
a) Tên, địa chỉ của
người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng
hợp pháp tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của
tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản;
c) Tên, chủng loại,
số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa
điểm hoàn trả.
5. Trường hợp người
có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản không đến nhận
tài sản thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng tiếp
tục quản lý và tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp
người có tài sản trưng dụng tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước thì
xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập
thành văn bản.
Điều 34. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
1. Người có tài sản
trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản trưng dụng
bị mất;
b) Tài sản trưng dụng
bị hư hỏng;
c) Người có tài sản
trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây
ra.
2. Mức bồi thường
thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài
sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các
điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết
định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng
không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu
nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài
sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.
3. Trường hợp người
có tài sản trưng dụng không nhận bồi thường thì được ghi vào biên bản hoàn trả
tài sản.
4. Trường hợp tài
sản trưng dụng là tài sản nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập bị mất hoặc bị hư hỏng thì được bố trí kinh phí theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước để mua mới hoặc sửa chữa.
Điều 35. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất
1. Trường hợp tài
sản trưng dụng bị mất thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
2. Mức bồi thường
bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc
tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã
trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
3. Trường hợp tài
sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm
cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.
Điều 36. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị hư
hỏng
1. Trường hợp tài
sản trưng dụng bị hư hỏng thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các
hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá
nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sửa chữa, khôi phục lại tài
sản và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản
trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại
thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản.
2.
Trường hợp tài sản trưng dụng là đất thì việc bồi thường được thực hiện theo một
trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá
nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng khôi phục lại mặt bằng và
hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản
trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí bồi bổ, tôn tạo lại mặt bằng theo
giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự khôi phục lại.
3. Trường hợp tài
sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
Điều 37. Bồi thường thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực
tiếp gây ra
1. Trường hợp thu
nhập của người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại do việc trưng dụng tài sản trực
tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập
thực tế tính từ ngày giao tài sản trưng dụng đến ngày hoàn trả tài sản trưng dụng
được ghi trong quyết định hoàn trả tài sản.
2. Mức thiệt hại
thu nhập thực tế được xác định như sau:
a) Đối với những
tài sản trên thị trường có cho thuê, mức thiệt hại được xác định phù hợp với mức
giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất
lượng tại thời điểm trưng dụng tài sản;
b) Đối với những
tài sản trên thị trường không có cho thuê, mức thiệt hại được xác định trên cơ
sở thu nhập do tài sản trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời
điểm trưng dụng.
Điều 38. Chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản
gây ra
1. Tiền bồi thường
thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn
không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.
2. Trường hợp
không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất
khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Việc
gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được
biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tiền bồi thường
thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trực tiếp cho người có
tài sản trưng dụng.
4. Bộ Tài chính,
cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại
do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy
định của Luật này. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh
toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm
thanh toán.
Điều 39. Bồi thường thiệt hại đối với người được huy động để vận hành,
điều khiển tài sản trưng dụng
1. Trong thời gian
được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng, người được huy động
được bồi thường thiệt hại theo mức thu nhập trung bình ba tháng liền kề của
công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động.
2. Khi thi hành
quyết định huy động của người có thẩm quyền quy định tại Luật này, nếu người được
huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng bị thiệt hại về tính mạng
hoặc sức khỏe thì được bồi thường như sau:
a) Trường hợp bị ốm
đau, tai nạn mà thiệt hại về sức khỏe thì được thanh toán chi phí cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe;
b) Trường hợp bị ốm
đau, tai nạn làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động thì được bồi thường
tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c) Trường hợp bị ốm
đau, tai nạn mà chết thì được bồi thường chi phí cho việc mai táng và tiền cấp
dưỡng cho những người mà người bị tai nạn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của
pháp luật về lao động;
d) Trường hợp bị
thương hoặc chết mà đủ điều kiện thì được hưởng chính sách theo quy định của
pháp luật về người có công.
Điều 40. Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây
ra
1. Kinh phí bồi
thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ngân sách nhà nước chi trả
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối với tài sản
trưng dụng đã tham gia bảo hiểm bị thiệt hại nhưng không được doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm chi trả hoặc số tiền được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi
trả theo chế độ quy định thấp hơn số tiền người có tài sản trưng dụng được bồi
thường thì số tiền chênh lệch do ngân sách nhà nước chi trả.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 41. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật, bộ luật
1. Bỏ cụm từ
“trưng mua” tại đoạn 2 khoản 1 Điều 270 của Bộ luật hình sự số
15/1999/QH10 và sửa đổi đoạn này như sau:
“Nhà ở, công trình
xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ hoặc tịch thu”.
2. Bỏ cụm từ
“trưng dụng” tại Điều 55 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm
số 03/2007/QH12 và sửa đổi, bổ sung Điều này như sau:
“Điều 55. Huy động
các nguồn lực cho hoạt động chống dịch
1. Căn cứ vào tính
chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khỏe nhân dân,
người có thẩm quyền được huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế,
thuốc, hóa chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông
và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống
dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.
2. Tài sản đã huy
động nếu được hoàn trả phải được vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trước khi hoàn trả.
3. Chính phủ, Ủy
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để thực hiện các biện
pháp chống dịch theo quy định của Luật này.”
3. Thay cụm từ
“trưng dụng” bằng cụm từ “huy động” tại khoản 8 Điều 14 của Luật
Công an nhân dân số 54/2005/QH11 và sửa đổi, bổ sung khoản này như sau:
“8. Trong trường hợp
cấp thiết, được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của
cơ quan, tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội và huy động phương tiện giao thông, thông tin, các phương tiện kỹ thuật
khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện
đó theo quy định của pháp luật.”
4. Thay cụm từ
“trưng dụng đất” bằng cụm từ “quyết định sử dụng đất có thời hạn” tại điểm đ khoản 2 Điều 35 của Luật đê điều số 79/2006/QH11 và sửa
đổi, bổ sung điểm này như sau:
“đ) Trường hợp khẩn
cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền quyết định sử dụng đất có thời hạn.
Chính phủ quy định chi tiết việc trả lại đất và bồi thường thiệt hại cho người
có đất bị Nhà nước quyết định sử dụng đất có thời hạn.”
5. Thay cụm từ
“trưng dụng đất” bằng cụm từ “quyết định sử dụng đất có thời hạn” tại điểm a khoản 8 Điều 42 của Luật đê điều số 79/2006/QH11 và sửa
đổi, bổ sung điểm này như sau:
“a) Hướng dẫn việc
bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất hoặc bị quyết định sử dụng đất
có thời hạn để phục vụ cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và
các công trình phòng, chống lũ, lụt, bão”.
6. Bãi bỏ Điều 45 của Luật đất đai số 13/2003/QH11.
7. Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sửa
đổi, bổ sung quy định về trưng mua, trưng dụng tài sản tại các văn bản quy phạm
pháp luật do mình ban hành để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật này.
Điều 42. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Đối với các trường
hợp Nhà nước đã thực hiện việc trưng mua, trưng dụng tài sản của các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
thì thực hiện theo các quy định của pháp luật tại thời điểm trưng mua, trưng dụng.
Luật này đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
|