ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 88/KH-UBND
|
Hà Giang, ngày 10
tháng 3 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 74/2022/QH15 NGÀY 15/11/2022 CỦA QUỐC HỘI ĐẨY MẠNH
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
Thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày
15/11/2022 của Quốc hội đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
với những nội dung, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các phương hướng,
nhiệm vụ Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội đẩy mạnh việc
thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Nghị
quyết số 74/2022/QH15); thống nhất trong công tác lãnh chỉ đạo của các cấp, các
ngành và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương tổ chức triển khai
thực hiện.
2. Yêu cầu:
a) Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến
nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan,
tổ chức, cá nhân, cả khu vực công cũng như khu vực tư để thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí thực sự trở thành văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân.
b) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm,
chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của
đất nước để phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để
xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kịp thời biểu
dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công
tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của từng
ngành, từng cấp trong việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo
phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và các quan điểm, định hướng, chủ
trương, chính sách được đề ra trong Nghị quyết số 74/2022/QH15.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thành việc rà soát, thống kê, tổng hợp đầy
đủ các thông tin, số liệu liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; báo cáo rõ kết quả rà soát,
phát hiện các vi phạm, thất thoát, lãng phí của từng ngành, địa phương; làm rõ
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người
đứng đầu để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí đối với các dự án sử dụng
vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
2. Rà soát và ban hành các đơn giá, định mức kinh tế
- kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng, dịch vụ công còn thiếu hoặc còn chồng chéo,
mâu thuẫn thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh; đề xuất sửa đổi Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí và các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
sửa đổi theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm đồng bộ, thống nhất
hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, nâng cao hiệu
quả việc quản lý, sử dụng các nguồn lực nhà nước. Đối với những vấn đề vượt thẩm
quyền trong quản lý, sử dụng đất đai, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét,
quyết định xử lý tháo gỡ các điểm nghẽn cho đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) có
hiệu lực thi hành.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
3. Thực hiện lộ trình cải cách các chính sách thuế
theo quy định của TW; phối hợp rà soát báo cáo, đề nghị với TW xử lý các công
văn, quyết định đã ban hành không đúng thẩm quyền liên quan đến việc miễn, giảm,
giãn, hoàn thuế. Giải quyết dứt điểm các trường hợp không thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ tài chính trong quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Tạo
chuyển biến trong xử lý các khoản nợ đọng tiền thuế và tổ chức tổng kết đánh
giá kết quả xử lý nợ đọng tiền thuế.
- Cơ quan thực hiện: Cục Thuế, Sở Tài chính, Sở Tài
nguyên và Môi trường; các Sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
4. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định
dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 và các năm tiếp theo. Kiểm soát chặt
chẽ công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là
chi đầu tư, sự nghiệp y tế, sự nghiệp khoa học công nghệ, tài nguyên, môi trường,
công nghệ thông tin bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính; Kế hoạch và Đầu
tư; các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự
án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác. Trong năm 2023 rà soát, tổng hợp,
phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình để có phương án xử lý khó khăn, vướng
mắc đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt là các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn
ODA không hiệu quả, chậm tiến độ. Sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã
hoàn thành nhiều năm, không để lãng phí. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình
cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án trên
địa bàn.
- Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
phối hợp với các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
6. Hàng năm rà soát toàn bộ các nhiệm vụ chi đã được
chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang ngân sách năm sau nhưng không có nhu cầu
sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định để hủy bỏ, thu hồi về ngân
sách nhà nước.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Kho bạc nhà nước và các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
7. Quản lý chặt chẽ việc huy động, quản lý và sử dụng
các khoản vốn vay của ngân sách tỉnh theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước,
Luật quản lý nợ công.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính chủ trì phối hợp
với các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
8. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Trong
năm 2023, đánh giá và có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn
nhà nước tại các doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể giải
quyết các dự án sử dụng vốn nhà nước thua lỗ tại các doanh nghiệp. Làm rõ trách
nhiệm và kết quả xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người
đứng đầu các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gây ra thua lỗ, thất thoát,
lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các nguồn
vốn nhà nước khác.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư và các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
9. Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp các quỹ tài
chính nhà nước ngoài ngân sách theo đúng quy định pháp luật và Nghị quyết của
Quốc hội.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính chủ trì và phối hợp
với các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
10. Trong năm 2023, tập trung rà soát để đến năm
2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên phạm vi toàn tỉnh; có các
giải pháp xử lý cơ bản các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai
mục đích, thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc. Kiểm tra việc thực hiện
phương án sắp xếp các cơ sở đã được phê duyệt, nhất là các cơ sở nhà, đất phải
thu hồi, đấu giá. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản các cơ
quan, đơn vị sau sáp nhập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
theo quy định, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai
mục đích hoặc để hoang hóa. Trước năm 2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê tài sản
công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu
tư, quản lý.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành, tổ chức
có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
11. Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng
đất, tài nguyên, khoáng sản; kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế; nâng cao
chất lượng quy hoạch để bảo đảm khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản
tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, giảm thiểu thất thoát, lãng phí, tác động tiêu cực
đến môi trường. Trong năm 2023, hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm 2021-2025. Rà soát các dự án, kiến nghị liên quan đến đất đai trong
các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án có khó khăn, vướng mắc và các dự án sử
dụng đất chậm tiến độ để có phương án, giải pháp tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm
công khai, minh bạch, công bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư để
khai thác, sử dụng đất hiệu quả, hạn chế lãng phí tài nguyên đất.
- Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng; Các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp
theo.
12. Tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết
luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, và quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương về:
tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả (trọng tâm là sắp xếp những cơ quan hành chính có chức
năng, nhiệm vụ tương đồng và thực hiện tinh gọn đầu mối bên trong); tiếp tục
kiện toàn, sắp xếp, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập. Rà soát, đánh giá lại việc giao, quản lý biên chế theo chủ
trương của Đảng, quy định của pháp luật; rà soát làm rõ những khó khăn, vướng mắc,
bất cập trong triển khai, thực hiện xác định biên chế khối sự nghiệp đối với
lĩnh vực giáo dục, y tế và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng tinh giảm
biên chế hiện nay. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả quản trị nguồn nhân lực trong khu vực công. Tăng cường xây dựng, đào tạo đội
ngũ nhân lực khu vực công trên các lĩnh vực, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý
các cấp.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với
các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
13. Tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết
luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm các kết luận, kiến
nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Thu hồi triệt để các dự án
treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi
phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành, tổ chức có
liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
14. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là
trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản.
Tổ chức thanh tra chuyên đề hoặc thanh tra thường xuyên các nội dung liên quan
theo đề nghị của Đoàn giám sát tại Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 trong
kế hoạch năm 2023 và năm 2024; Nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ kết luận
thanh tra để sớm thu hồi, xử lý tài sản thất thoát, lãng phí và kịp thời xử lý,
khắc phục hậu quả, cũng như đưa các tài sản, nguồn vốn sớm vào khai thác, sử dụng;
Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ
quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Cơ quan thực hiện: Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp
với các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
15. Có biện pháp xử lý các dự án, công trình không
đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng (đối với 17 dự án tại Phụ
lục số 4 kèm theo Nghị quyết số 74/2022/QH15) và các tồn tại, hạn chế khác
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nêu trong Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày
11/10/2022 của Đoàn giám sát.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì và các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2023 và các năm tiếp
theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch
này Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
có trách nhiệm:
- Cụ thể hóa trong kế hoạch, chương trình công tác
hàng năm của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ
đạo, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện. Chủ động phối hợp với các cơ quan
liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các mục
tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, kiểm điểm về tình hình triển khai thực
hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Tài chính trước
ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
trong kế hoạch này thuộc lĩnh vực phụ trách, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, trình
tự, thủ tục theo quy định; Kịp thời tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc
thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức
năng nhiệm vụ của ngành chủ trì, phối hợp với UBND các huyện/ thành phố và các
đơn vị có liên quan khẩn trương xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử
dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng (đối với 17 dự án tại Phụ lục số 4 kèm
theo Nghị quyết số 74/2022/QH15) và các tồn tại, hạn chế khác trong lĩnh vực
tài nguyên và môi trường nêu trong Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của
Đoàn giám sát. Thời gian gửi báo cáo về Sở Tài chính trước ngày 30/6/2023.
4. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Sở,
ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong quá trình tổ chức
triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
theo quy định; kịp thời đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc,
phát sinh.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần sửa đổi,
bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân cấp huyện chủ động đề xuất, gửi Sở Tài chính để tổng hợp và báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Báo cáo);
- Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (Báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đảng ủy Khối các cơ quan - DN tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Vnptioffce;
- Lưu VT, CV: NCTH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|