Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 67/KH-UBND giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng Thái Bình 2016

Số hiệu: 67/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 06/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Thái Bình, ngày 06 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG CÒN TỒN ĐỌNG.

Thực hiện Công văn số 3417/LĐTBXH-NCC ngày 7/9/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng; Công văn số 1996/NCC-CS1 của Cục Người có công về việc Kế hoạch triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng;

Căn cứ tình hình thực tế hồ sơ tồn đọng người có công còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Căn cứ các quy định của pháp luật để xem xét xác nhận hồ sơ người có công với cách mạng đang tồn đọng trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo người có công được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định, từng bước tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

- Đẩy mạnh việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực người có công.

2. Yêu cầu:

- Việc giải quyết chính sách đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

- Đề cao trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, các cơ quan, đơn vị trong quá trình xét duyệt hồ sơ.

II. Đối tượng và một số quy định chung:

1. Đối tượng: Tất cả những hồ sơ người có công đang còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh theo kết quả Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014 - 2015 theo Chỉ thị s23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và hồ sơ đề nghị xác nhận người có công đã được lập thời gian trước đây chưa được xem xét giải quyết.

2. Một số quy định chung:

- Trách nhiệm, thẩm quyền lập hsơ, xác nhận và giải quyết chế độ thực hiện theo các quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản quy định của Bộ, ngành trung ương về đối tượng người có công.

- Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng phải được thực hiện ở địa phương nơi đối tượng tham gia cách mạng hoặc nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng (trường hợp hoạt động thoát ly). Trường hợp người có công hoặc người lập hồ sơ đã chuyển tới nơi cư trú ở địa phương khác thì địa phương nơi lập hồ sơ trước đây có trách nhiệm xem xét giải quyết, không chuyển hồ sơ tới nơi cư trú mới để giải quyết tồn đọng.

- Ban chỉ đạo, Hội đồng xác nhận người có công các cấp được thành lập có sự tham gia của đại diện các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, đảm bảo sự minh bạch, công khai thông qua việc làm rõ thêm các nội dung trong hồ sơ người có công để đưa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp.

- Ban chỉ đạo, Hội đồng xác nhận người có công họp công khai, biên bản cuộc họp chỉ có giá trị khi có đủ số thành viên dự họp và ký biên bản thng nht đề nghị xác nhận. Nghiêm cấm việc không tổ chức họp mà các thành viên ký tên vào biên bản xét duyệt hồ sơ.

III. Nội dung thực hiện

1. Thành lập Ban chỉ đạo, kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công và tổ công tác:

1.1. Cấp tỉnh:

1.1.1. Thành lập Ban chỉ đạo xác nhận người có công do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khi văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban; đng chí Giám đc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Ủy viên thường trực.

Các thành viên gồm: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, SNội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, Trưởng Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày của tỉnh, Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh.

1.1.2. Thành lập tổ giúp việc Ban chỉ đạo (tổ xác minh): Do đồng chí Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách lĩnh vực người có công làm tổ trưởng; thành viên gồm: Đại diện cơ quan Quân sự, Công an, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Người có công của sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chính sách - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh.

1.2. Cấp huyện:

Kiện toàn Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn hóa xã hội làm Phó trưởng ban; đồng chí Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm ủy viên thường trực. Các thành viên khác gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Quân sự, Công an, Y tế, Ban Tổ chức huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Ban chỉ đạo thành lập Tổ giúp việc do đồng chí Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách lĩnh vực Người có công làm tổ trưởng, thành viên gồm đại diện các đơn vị liên quan ở huyện.

1.3. Cấp xã:

Kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch UBND là Chủ tịch hội đồng, các thành viên gồm: Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quân sự, Công an, Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội cựu Thanh niên xung phong, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, một số lão thành cách mạng, cá nhân có quá trình tham gia kháng chiến.

2. Tổ chức tuyên truyền, triển khai việc giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng trên phương tiện thông tin đại chúng, quán triệt qua các cuộc họp, hội nghị đến các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố. Thông tin trên hệ thống loa truyền thanh cấp xã để mọi người dân được biết, phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, xác nhận hồ sơ, đồng thời giám sát việc thực hiện ngay từ cơ sở.

3. Thống kê, tập hợp, phân loại hồ sơ:

3.1. Cấp xã tập hợp hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng trên địa bàn, tổ chức phân loại hồ sơ theo đối tượng đề nghị xác nhận người có công như sau:

- Hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ.

- Hồ sơ đề nghị công nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh.

- Hồ sơ đề nghị công nhận bệnh binh.

- Hồ sơ đề nghị công nhận thanh niên xung phong.

- Hồ sơ đề nghị công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng,

- Hồ sơ đề nghị công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Hồ sơ đề nghị công nhận người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày.

- Hồ sơ đề nghị công nhận người có công giúp đỡ cách mạng.

- Hồ sơ đề nghị công nhận người hoạt động cách mạng.

- Hồ sơ đề nghị công nhận các nhóm đối tượng khác...

(Lập danh sách từng nhóm đi tượng theo mẫu Phụ lục 1)

3.2. Cấp huyện tiếp nhận hồ sơ từ cấp xã với mỗi nhóm đối tượng tiếp tục phân loại theo thẩm quyền giải quyết, cụ thể như sau

- Thẩm quyền giải quyết của cơ quan Quân đội

- Thẩm quyền giải quyết của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội

- Thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nội vụ

- Thẩm quyền giải quyết của cơ quan Công an

- Thẩm quyền giải quyết của cơ quan Giao thông vận tải

- Thẩm quyền giải quyết của UBND huyện

- Thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác ...

(Lập danh sách từng nhóm đối tượng theo mẫu Phụ lục 2)

3.3. Cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ của cấp huyện:

3.3.1. Tiếp nhận hồ sơ:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tiếp nhận toàn bộ hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tn đọng do Ban chỉ đạo cấp huyện chuyn đến kèm theo bản cam kết của Trưởng ban chỉ đạo cấp huyện với Ban chỉ đạo cấp tỉnh về việc trên địa bàn huyện, thành phố không còn trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng cùng 01 bộ danh sách (Phụ lục 2) của tất cả các nhóm đối tượng đtổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo.

3.3.2. Tổ chức phân loại hồ sơ theo mức độ hoàn thiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh căn cứ quy định tại thời điểm lập hồ sơ, phân loại hồ sơ theo mức độ hoàn thiện:

- Hồ sơ đã hoàn thiện: Là bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ đảm bảo trình tự thủ tục hồ sơ theo quy định tại thời điểm lập hồ sơ.

- Hồ sơ chưa hoàn thiện: Là hồ sơ thiếu giấy tờ hoặc thiếu thủ tục, quy trình trong trình tự lập hồ sơ.

3.3.3. Tổ chức phân tích hồ sơ: Trên cơ sở hồ sơ tiếp nhận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tiến hành nghiên cứu, phân tích từng hồ sơ, có báo cáo cụ thể về tng trường hợp trong đó cn nêu rõ các nội dung:

- Đối với hồ sơ đã hoàn thiện thì nêu rõ hoàn thiện theo quy định của văn bản nào? Trước đây đã được xem xét giải quyết chưa? Vì sao hồ sơ còn tn đọng đến bây giờ? Quan điểm của ngành tại thời điểm hiện nay có đủ điều kiện giải quyết không?

- Đối với hồ sơ chưa hoàn thiện thì nêu rõ còn thiếu trình tự thủ tục gì? Cần thiết bổ sung như thế nào? Cá nhân hay đơn vị nào là người hoàn thiện? Quan điểm của ngành có đủ điều kiện cho hoàn thiện hồ sơ để xem xét xác định là người có công hay không?

3.3.4. Cơ quan thường trực (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tập hợp hồ sơ kèm báo cáo đánh giá của từng trường hợp (nêu trên) để tổng hợp, chuẩn bị nội dung cho Ban chỉ đạo họp xem xét và cho ý kiến.

4. Quy trình giải quyết:

Bước 1: Ban chỉ đạo cấp tỉnh họp, nghe Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh báo cáo tổng hợp hồ sơ tồn đọng trên địa bàn tỉnh, báo cáo từng hồ sơ, ý kiến đề xuất xử lý từng trường hợp một.

Ngoài thành viên, Ban chỉ đạo mời thêm Thường trực Tỉnh ủy; đại diện Đoàn Đại biu Quốc hội, đại diện thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và một số đng chí đại diện cán bộ lão thành cách mạng, những người đã từng tham gia kháng chiến cùng tham dự.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo xem xét và kết luận các vấn đề sau:

- Đối với hồ sơ đã hoàn thiện, Ban Chỉ đạo cho ý kiến cụ thể trường hợp nào đng ý đnghị xác nhận người có công với cách mạng, trường hợp nào không đng ý đnghị? Lý do? Phân công cơ quan tiếp tục tham mưu giải quyết hồ sơ.

- Đối với hồ sơ chưa hoàn thiện: Phân công cho cơ quan, đơn vị cụ thể tiếp tục giải quyết và chịu trách nhiệm hoàn thiện (yêu cầu hoàn thiện gm những nội dung gì? Những nội dung chưa rõ cần xác minh giao trách nhiệm cho tổ giúp việc phân công xác minh những nội dung gì? Phương án hoàn thiện như thế nào?)

- Xác định thời gian phấn đấu hoàn thành.

Bước 2: Các cơ quan được phân công hoàn thiện hồ sơ và tổ xác minh tiến hành thực hiện các nội dung công việc theo kết luận của Ban chỉ đạo, sau đó nộp lại hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đtổng hợp và tham mưu cho Ban chỉ đạo tiếp tục giải quyết. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu cho Ban chỉ đạo giải quyết hồ sơ thuộc thẩm quyền các cơ quan Quân đội.

Bước 3: Công khai và thu thập thông tin: Những trường hợp đã được Ban chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất đề nghị công nhận là người có công với cách mạng, tổ chức đăng tải trên trang website của tỉnh; trên Báo Thái Bình; Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình để cán bộ, đảng viên, nhân dân theo dõi, tiếp tục tham gia ý kiến (trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày đăng tải).

Sở Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan chủ trì tiếp nhận thông tin phản hồi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bước 4: Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức họp, nghe Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình và kết quả thu thập ý kiến đợt công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để cho ý kiến chính thức về từng trường hợp:

- Đối với trường hợp đạt yêu cầu: Đnghị chuyển hồ sơ lên trung ương tiếp tục xem xét giải quyết

- Đối với trường hợp không đạt yêu cầu: Ban Chỉ đạo kết luận phương án xử lý cụ thể.

Bước 5: Trên cơ sở những hồ sơ được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đề nghị giải quyết, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập hợp gửi về Tổ công tác xác nhận người có công của Trung ương, đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo có văn bn đề nghị các cơ quan trung ương xem xét giải quyết theo quy định.

Hồ sơ được tập hợp gửi lên trung ương là hồ sơ đã qua các bước họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã, Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và không có ý kiến khác.

5. Thời gian thực hiện:

Trong tháng 10, 11 năm 2016, triển khai thí điểm việc giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh; trong đó: Giải quyết thí điểm hồ sơ liệt sỹ tại huyện Hưng Hà, giải quyết thí điểm hồ sơ thương binh tại huyện Quỳnh phụ. Các địa phương còn lại sẽ triển khai giải quyết các đi tượng khác theo thực tế hồ sơ và đối tượng tồn đọng.

Phấn đấu hoàn thành việc giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tn đọng trong năm 2016.

Trên đây là kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện việc giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào nội dung kế hoạch này, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo, UBND huyện, thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện có khó khăn vướng mc đnghị phản ánh về UBND tỉnh (Qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Cục Người có công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy
- Chủ tịch, Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các S
, ban, ngành, đoàn thể;
- Lưu: VT,
KGVX, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 67/KH-UBND ngày 06/10/2016 giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng do tỉnh Thái Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.477

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.175.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!