ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 26/KH-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 08 tháng 02 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Để triển khai thực hiện công tác bồi
thường nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ; góp
phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện tốt công tác bồi
thường nhà nước trên địa bàn tỉnh; kịp thời giải quyết yêu cầu bồi thường cho
các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức
nhà nước gây ra khi thi hành công vụ; góp phần giảm thiểu các trường hợp khiếu
nại kéo dài, vượt cấp.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung chỉ đạo của Bộ Tư
pháp tại Công văn số 243/BTP-BTNN ngày 27/01/2021 về việc thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2021.
- Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm
vụ, giải pháp, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có
liên quan để tổ chức thực hiện; đảm bảo các điều kiện để thực
hiện tốt công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở,
ban, ngành; Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án
dân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong
việc triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước; giải quyết kịp thời các
vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện.
II. NỘI DUNG
1. Thực hiện tốt công tác quán
triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện:
- Quán triệt nội dung Luật TNBTCNN
thường xuyên cho đội ngũ công chức nhằm mục tiêu phòng ngừa phát sinh sai phạm
trong thi hành công vụ; nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với đội ngũ công chức.
- Thực hiện tổ chức tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ
chức; triển khai tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường
nhà nước.
Thời gian thực hiện: Thực hiện
trong năm 2021.
2. Khẩn trương giải
quyết yêu cầu bồi thường thuộc thẩm quyền
Các sở, ban, ngành tỉnh, Tòa án nhân
dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, UBND các
huyện, thành phố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị
khẩn trương rà soát và giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường nhà nước thuộc
thẩm quyền theo chỉ đạo tại khoản 15 Điều 2 Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày
17/11/2020 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về
giám sát chuyên đề chất vấn trong nhiệm
kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa
XIII.
Thời gian thực hiện: Thực hiện khi
phát sinh đơn yêu cầu bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền.
3. Thực hiện tốt
công tác tham mưu, phối hợp trong hoạt đông quản lý nhà nước về công tác bồi
thường nhà nước
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa
án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án
dân sự tỉnh và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối
hợp thực hiện Luật TNBTCNN trên địa bàn tỉnh; giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý
nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động
quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên địa bàn tỉnh
theo Khoản 3 Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017.
Thời gian thực hiện: Thực hiện
trong năm 2021.
4. Theo dõi, đôn
đốc hoạt động giải quyết bồi thường
Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi,
đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về phối
hợp thực hiện quản lý nhà nước nhất là quy định về gửi các văn bản trong quá
trình giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả theo Quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 và Thông tư số 08/2019/TT-BTP. Đồng
thời, thực hiện tốt việc lập và thường xuyên cập nhật danh mục vụ
việc yêu cầu bồi thường theo quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BTP
Thời gian thực hiện: Thực hiện thường
xuyên trong năm 2021.
5. Chủ động nắm bắt
tình hình, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo về công tác bồi thường nhà nước
Các cơ quan, đơn vị có biện pháp chủ
động nắm bắt tình hình công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực,
địa phương thuộc thẩm quyền quản lý để chuẩn bị phục vụ cho công tác sơ kết, tổng
kết thực tiễn triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017; đảm bảo tình hình, số
liệu về công tác bồi thường nhà nước được nắm bắt kịp thời, đầy đủ; báo cáo về
Sở Tư pháp theo đúng thời gian quy định.
Sở Tư pháp tăng cường việc theo dõi,
nắm bắt, dự báo tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trên địa
bàn tỉnh, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo sự chủ động trong tham
gia giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đồng thời, có
trách nhiệm tổng hợp, thống kê tham
mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2021.
6. Tổ chức kiểm
tra công tác bồi thường nhà nước
Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh thực hiện
kiểm tra công tác bồi thường nhà nước, nhất là đối với việc giải quyết yêu cầu
bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính.
Thời gian thực hiện: Thực hiện
trong năm 2021.
7. Lập dự toán,
quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bồi thường
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện,
thành phố phối hợp với Sở Tài chính chủ động lập dự toán kinh phí bồi thường
nhà nước; đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu bồi thường
khi phát sinh vụ việc. Việc quản lý, sử dụng, bổ sung, cấp kinh phí bồi thường,
thực hiện tiền chi trả tiền bồi thường, quyết toán kinh phí bồi thường, thu nộp
tiền hoàn trả về bồi thường nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định
về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thời gian thực hiện: Theo thời điểm
lập dự toán kinh phí hoạt động của các địa phương,
đơn vị.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan Tòa án
nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự
tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao và các nội dung trong Kế hoạch này; đề nghị các cơ quan, đơn vị xây dựng kế
hoạch cụ thể về công tác bồi thường nhà nước năm 2020 để triển khai thực hiện
có hiệu quả. Thời gian ban hành Kế hoạch trước ngày 20/02/2020.
2. Giao Sở
Tư pháp chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, tổng hợp
tình hình và kết quả thực hiện tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp
theo đúng quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện
Kế hoạch, có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về
Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư
pháp);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- VPUB: PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, NCbdv83.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|