Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 120/KH-UBND 2021 đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS tỉnh Thái Bình vào 2030

Số hiệu: 120/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Trần Thị Bích Hằng
Ngày ban hành: 19/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/KH-UBND

Thái Bình, ngày 19 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Phần I

SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH

I. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch

- Luật số 64/2006/QH 11 ngày 29/6/2006 về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và Luật số 71/2020/QH 14 ngày 16/12/2020 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người;

- Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thanh toán thuốc kháng vi rút HIV được mua sắm tập trung cấp Quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng vi rút HIV;

- Quyết định số 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/9/2020 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

- Văn bản số 3784/HD-BYT ngày 15/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tại các tỉnh, thành phố;

- Công văn số 4849/BYT-AIDS ngày 11/9/2020 của Bộ Y tế; Công văn số 3173/BYT-UBQG50 của Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS và Phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

- Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Thái Bình.

II. Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020

1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Thái Bình giai đoạn 2016-2020

Thái Bình phát hiện ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên vào năm 1996 tại huyện Đông Hưng. Qua 24 năm đối phó với đại dịch HIV/AIDS hiện nay dịch HIV tại tỉnh đã được khống chế, xu hướng dịch chủ yếu tập trung trong nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nghiện chích ma túy, gái mại dâm.

Tính đến ngày 30/9/2020 số người nhiễm HIV/AIDS, hiện còn sống được quản lý tại địa phương là 2.168, trong đó có 741 phụ nữ, số trẻ em nhiễm HIV/AIDS là 37 trẻ, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS tử vong là 1.848 ca. Hiện có 1.305 người nhiễm đang được chăm sóc và điều trị ARV tại 10 phòng khám ngoại trú HIV trên địa bàn tỉnh.

100% số huyện, thành phố, 93% số xã, phường, thị trấn có báo cáo phát hiện người nhiễm HIV.

• Đánh giá chung tình hình dịch HIV/AIDS tại Thái Bình:

Qua phân tích dịch HIV cho thấy lây truyền HIV vẫn đang diễn ra ở các nhóm quần thể nguy cơ cao. Mặc dù có những cam kết mạnh mẽ và triển khai các chương trình dự phòng rộng rãi, vẫn có những bằng chứng cho thấy sự lan truyền của HIV trong các nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt trong nhóm Nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng trong những năm gần đây, Tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm là nguyên nhân chủ yếu trong việc làm lây truyền HIV trong tất cả các nhóm nguy cơ cao (77% người dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy có kết quả xét nghiệm HIV dương tính). Quan hệ tình dục không bảo vệ là nguy cơ tham gia làm lan truyền HIV giữa các nhóm quần thể và bạn tình của họ.

(Chi tiết tại phụ lục 01)

2. Các đáp ứng với dịch HIV/AIDS ở Thái Bình giai đoạn 2016-2020

Khi phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên của tỉnh vào năm 1996, tỉnh đã có những chỉ đạo, ứng phó kịp thời như thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS của tỉnh, huyện, xã, trực tiếp do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các cấp làm trưởng ban, thành lập cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh năm 2005.

• Đáp ứng về mặt hoạt động chuyên môn cho thấy:

Về số ca nhiễm mới giảm dần qua các năm, giai đoạn 2001 - 2010 mỗi năm trung bình toàn tỉnh phát hiện ra từ 200-300 ca nhiễm mới, giai đoạn từ 2011 - 2014 mỗi năm phát hiện ra trung bình hơn 100 ca, giai đoạn từ 2015 đến nay trung bình mỗi năm tỉnh phát hiện ra dưới 100 ca nhiễm mới HIV.

Về hoạt động chăm sóc điều trị ARV: Giai đoạn đầu toàn tnh chỉ có khoảng từ 30 - 50 người nhiễm HIV được điều trị ARV tại 01 phòng khám và điều trị ARV đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đến nay toàn tỉnh hiện có 10 phòng điều trị ARV tại 8/8 huyện, thành phố với hơn 1.300 bệnh nhân đang được điều trị ARV. Trên 90% số bệnh nhân đang điều trị ARV có kết quả tỷ lệ vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Từ năm 2017 đến nay, phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội tỉnh và các Bệnh viện triển khai mua và cấp thẻ hơn 2.000 thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang tham gia điều trị ARV tại các bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh.

Hàng năm biên soạn, thiết kế, cấp phát hơn 100.000 tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS: Tờ rơi, tranh gấp... cho đối tượng nguy cơ cao, người nhiễm, bạn tình người nhiễm HIV và đối tượng khác.

Hàng năm cấp phát được hơn 1.000.000 bơm kiêm tiêm và gần 500.000 bao cao su cho đối tượng có hành vi nguy cơ cao góp phần ngăn chặn dịch HIV bùng phát trong nhóm quần thể này.

Điều trị Methadone là một trong những giải pháp can thiệp giảm hại được triển khai trên nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh nhằm giảm tỷ lệ lây truyền HIV qua hành vi tiêm chích ma túy chung trong nhóm. Tính đến ngày 31/3/2021 toàn tỉnh hiện đang điều trị và cấp thuốc cho 1.378 người nghiện chích ma túy.

(Kết quả chi tiết tại phụ lục 02).

III. Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020

1. Đánh giá tình hình huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020

- Nguồn ngân sách Nhà nước được Trung ương cấp: Tổng kinh phí được cấp từ năm 2016-2020 là 2.575 triệu đồng.

- Nguồn ngân sách Nhà nước được địa phương cấp: Hàng năm hoạt động chương trình y tế mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, tổng kinh phí được cấp trong giai đoạn 2016 - 2020 là 9.782 triệu đồng.

- Nguồn BHYT: 7.400 triệu đồng.

- Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế: Tổng kinh phí được cấp từ năm 2016 - 2020 là 13.479 triệu đồng.

- Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ: 23.700 triệu đồng.

Bảng 1. Tình hình huy động kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thái Bình giai đoạn 2016-2020:

Đơn vị: triệu đồng

TT

Nguồn

Kinh phí huy động theo nguồn giai đoạn 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

Tỷ lệ % (so với Tổng kinh phí)

1

Ngân sách địa phương

1.802

2.100

2.100

2.100

1.680

9.782

17%

 

+ Chi sự nghiệp y tế (chi không tự chủ)

1.802

2.100

2.100

2.100

1.680

9.782

 

 

+ Chi đầu tư phát triển

0

0

0

0

0

0

 

2

Ngân sách Trung ương

380

560

560

650

425

2.575

5%

 

+ Chi bổ sung có mục tiêu

380

560

560

650

425

2.575

 

 

+ Chi đầu tư phát triển

0

0

0

0

0

0

 

3

BHYT

0

0

0

3.400

4.000

7.400

13%

4

Người dân đóng góp (Phí dịch vụ điều trị Methadone)

5.400

4.800

4.200

4.600

4.700

23.700

42%

5

Viện Trợ (Dự án VAAC và Dự án Quỹ toàn cầu)

2.565

2.978

2.965

2.971

2.000

13.479

23%

 

Khác

0

0

0

0

0

0

 

 

Tổng

10.147

10.438

9.825

13.721

12.805

56.936

100%

2. Mức độ đáp ứng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 từ nguồn ngân sách địa phương

- Tổng kinh phí đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch đảm bảo tài chính hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 là 10.202 triệu đồng, trong đó:

- Tổng kinh phí thực tế đã huy động được là 9.782 triệu đồng, đạt tỷ lệ 96% so với kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Đánh giá hiệu quả về đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2016-2020

Trong những năm qua, việc sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp cùng với kinh phí tài trợ từ các dự án được triển khai tại tỉnh đã tác động tích cực đến tình hình dịch HIV/AIDS của tỉnh, mang lại một số thành tựu nhất định, góp phần khống chế, không để dịch HIV/AIDS lây lan nhanh như những năm trước.

- Số ca nhiễm mới HIV/AIDS giảm từ 83 ca năm 2016 xuống còn 76 ca năm 2020, số người tử vong do AIDS giảm từ 14 ca năm 2016 xuống còn 12 ca năm 2020.

- Triển khai 10 phòng khám, điều trị ARV tại 8/8 huyện, thành phố với 1.305 bệnh nhân đang được điều trị ARV.

- Trên 90% số bệnh nhân đang điều trị ARV được làm xét nghiệm tải lượng vi rút và có tỷ lệ vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

- Hàng năm cấp phát được hơn 1.000.000 bơm kim tiêm và gần 500.000 bao cao su cho đối tượng có hành vi nguy cơ cao góp phần ngăn chặn dịch HIV bùng phát trong nhóm quần thể này.

- Chương trình Methadone đã góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, làm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn toàn tỉnh, số người nghiện chích đang tham gia điều trị Methadone là 1.378 người tại 16 cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc tuyến xã, thị trấn.

- Cấp phát trên 2.000 thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ Bảo hiểm Y tế hiện nay là 97%.

- Tổ chức được gần 220 lớp tập huấn, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS và đối tượng nguy cơ cao, người dân trong cộng đồng.

- Công tác giám sát, hỗ trợ kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở được tổ chức triển khai thường xuyên hàng năm giúp nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.

Phần II

ƯỚC TÍNH NHU CẦU THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2030

1. Ước tính nhu cầu kinh phí cho giai đoạn 2021-2030

a) Cơ sở để xác định nhu cầu

- Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp, các hoạt động chính, các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 11/9/2020 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

- Căn cứ mục tiêu và các nhóm chỉ tiêu được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 25/01/2021 về việc thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Thái Bình.

- Căn cứ nội dung chi, mức chi cho từng hoạt động theo các quy định của Nhà nước và khung giá dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế theo quy định hiện hành.

b) Tính toán để xác định nhu cầu

Phương pháp ước tính, xác định nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Hướng dẫn số 3784/HD-BYT ngày 15/7/2020. Nhu cầu kinh phí được tính toán dựa trên công cụ ước tính nhu cầu kinh phí do Bộ Y tế xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện thống nhất đối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Các phương pháp và công cụ này đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế xây dựng và tập huấn cho các đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố. Bản cập nhật của Bộ công cụ ước tính nguồn lực được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại địa chỉ http://www.vaac.gov.vn.

Căn cứ vào các phân tích trên đây và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan của Trung ương, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2021-2030 được ước tính và thống kê theo bảng dưới đây:

Bảng 2. Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030:

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

Chương trình truyền thông

317

321

326

331

336

341

346

351

356

361

3.386

Can thiệp giảm tác hại

9.980

10.416

10.815

11.421

11.731

12.381

13.057

13.422

14.159

14.577

121.959

Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật

333

372

418

474

586

668

768

888

1.034

1.212

6.753

Chăm sóc điều trị HIV/AIDS

8.278

8.653

9.045

9.454

9.881

10.329

10.796

11.284

11.795

12.329

101.844

Tổng

18.908

19.762

20.604

21.680

22.534

23.719

24.967

25.945

27.344

28.479

233.942

2. Ước tính khả năng huy động kinh phí giai đoạn 2021 - 2030

a) Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ thuốc ARV cho các đối tượng không được Bảo hiểm Y tế hỗ trợ, các trường hợp bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp và mua vật dụng can thiệp như bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm...

- Ngân sách địa phương cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: Năm 2021 ước tính được cấp 2,1 tỷ đồng, từ năm 2022 ước tính mỗi năm từ 3 đến 5 tỷ (do từ năm 2022 ngân sách Trung ương dừng hỗ trợ thuốc Methadone nên tỉnh phải tự mua thuốc này);

- Ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế (hiện tại Thái Bình Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS đang được triển khai đến hết năm 2023; Kinh phí dự kiến 2 tỷ đồng/năm);

- Bảo hiểm Y tế chi trả toàn bộ các chi phí điều trị HIV/AIDS trung bình xấp xỉ 3 tỷ đồng/năm;

- Nguồn xã hội hóa bao gồm đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ (phí dịch vụ điều trị Methadone...) ước 5-7 tỷ đồng/năm;

- Các nguồn khác: Không.

+ Ước tính số kinh phí có thể huy động được từ tất cả các nguồn:

Tổng khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh từ tất cả các nguồn kinh phí nêu trên được ước tính và thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 3. Ước tính số kinh phí có thể huy động giai đoạn 2021-2030:

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Nguồn Ngân sách nhà nước Trung ương

2.787

1.899

1.999

2.146

2.225

2.181

2.441

2.530

2.599

2.696

Nguồn các dự án quốc tế*

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn Quỹ BHYT

5.770

6.025

6.314

6.732

7.064

7.413

7.779

8.166

8.569

8.988

Nguồn Xã hội hóa

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Thu phí dịch vụ

5.568

5.767

5.933

6.205

6.288

6.567

6.851

6.937

7.230

7.322

Huy động từ các quỹ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng

16.125

15.691

16.246

15.083

15.577

16.261

17.071

17.633

18.398

19.006

(*): Hiện nay tỉnh Thái Bình còn duy nhất dự án Quỹ toàn cầu cam kết hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2023, mi năm ước tỉnh 2 tỷ đồng

Bảng 4. Ước tính kinh phí còn thiếu hụt giai đoạn 2021-2030:

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng nhu cầu

18.908

19.762

20.604

21.680

22.534

23.719

24.967

25.945

27.344

28.479

Tổng kinh phí có thể huy động

16.125

15.691

16.246

15.083

15.577

16.261

17.071

17.633

18.398

19.006

Kinh phí thiếu hụt**

2.783

4.071

4.358

6.597

6.957

7.458

7.896

8.312

8.946

9.473

(**) Đây chínhnguồn kinh phí cần được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

b) Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phồng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030

Một là: Ngân sách Nhà nước Trung ương chỉ hỗ trợ cho các hạng mục thiết yếu theo như hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hai là: Viện trợ Quốc tế đã có lộ trình cắt giảm và chuyển sang hình thức hỗ trợ kỹ thuật thay vì cung cấp dịch vụ trực tiếp. Nguồn kinh phí này chỉ mang tính hỗ trợ.

Ba là: Về chuyên môn

- Nhu cầu mở rộng độ bao phủ các can thiệp hiệu quả, hiện nay số người nghiện chích ma túy tham gia điều trị methadone mới đạt khoảng 35%, dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ này đạt khoảng 80%. Ngoài ra giai đoạn 2025-2030 sẽ áp dụng thêm các biện pháp can thiệp giảm hại mới cho người nghiện chích ma túy.

- Hàng năm tăng tỷ lệ số người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc ARV để quản lý nguồn lây, hiện nay mới có 1.305 người được điều trị đạt 62%, dự kiến đến năm 2030 số người được điều trị ARV là 2.660 đạt tỷ lệ 95%.

Bốn là: Kinh tế phát triển, quản lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm dân di biến động ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí tư vấn, xét nghiệm, giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng đặc biệt ở các khu kinh tế, khu công nghiệp....

Năm là: Chưa huy động được các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và từ người dân đóng góp do còn sự phân biệt kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV. Cơ chế tài chính cho việc tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ của các tổ chức xã hội... chưa rõ ràng, chưa khuyến khích được các nguồn xã hội hóa.

c) Ước tính nhu cầu kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2030

Từ các phân tích trên, cho thấy, để đáp ứng được nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Thái Bình vào năm 2030 cần có sự tiếp tục đầu tư, phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2030. Cụ thể như bảng sau đây:

Bảng 5. Ước tính nhu cầu kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2030:

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Ngân sách địa phương

2.500

3.500

3.500

4.000

4.000

4.000

5.000

5.000

5.000

5.000

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TẠI THÁI BÌNH

I. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh bảo đảm tài chính nhằm chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030

1. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của các cấp ủy đảng, các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng.

2. Ngân sách địa phương là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

3. Triển khai và sử dụng có hiệu quả các khoản hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Nhà nước Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Tiếp tục vận động và huy động nguồn viện trợ Quốc tế để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án viện trợ đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

5. Tận dụng tối đa và phát huy các nguồn tài chính trong nước bao gồm: (i) Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả toàn bộ các dịch vụ trong phạm vi chi trả theo quy định; (ii) tận dụng và huy động sự tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư của các tổ chức xã hội, các quỹ, các doanh nghiệp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; (iii) tăng cường thu phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các nhóm người nhiễm HIV có khả năng tự chi trả, người nghiện chích ma túy.

6. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) sẵn có cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy tinh giản và tiết kiệm. Thiết kế, xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chi phí - hiệu quả.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 11/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường nguồn lực chi cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách địa phương hàng năm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh.

- Tiếp tục vận động thu hút nguồn viện trợ quốc tế, nguồn vốn hợp pháp khác cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Vận động các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong doanh nghiệp.

- Đảm bảo 100% số người nhiễm HIV có thẻ Bảo hiểm Y tế và được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả theo quy định.

- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu chi cho các hoạt động của dịch vụ này.

- Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

III. Định hướng các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch

1. Nhóm giải pháp huy động các nguồn tài chính

- Tăng phân bổ ngân sách địa phương hàng năm nhằm từng bước bù đắp kinh phí thiếu hụt cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn ngân sách địa phương theo các mục tiêu, phù hợp với diễn biến tình hình hình dịch và khả năng của địa phương, từng bước bù đắp nguồn kinh phí thiếu hụt do việc cắt giảm các nguồn tài trợ từ các dự án viện trợ và ngân sách nhà nước Trung ương;

+ Tăng cường điều phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc phân bổ nguồn ngân sách địa phương cho phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Các cấp, ngành, đơn vị có kế hoạch phân bổ các nguồn kinh phí của cấp, ngành, đơn vị cho phòng, chống HIV/AIDS.

- Mở rộng và đảm bảo chi trả của Quỹ Bảo hiểm Y tế cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS

+ Đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ Bảo hiểm Y tế bằng nguồn ngân sách của tỉnh hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác nhau;

+ Ngân sách của tỉnh đảm bảo kinh phí mua thẻ Bảo hiểm Y tế cho những người nhiễm HIV và kinh phí đồng chi trả cho người nhiễm HIV đang điều trị thuốc ARV theo quy định của Chính phủ;

+ Tiếp tục kiện toàn và đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả theo quy định;

- Tiếp tục huy động các nguồn viện trợ Quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS:

+ Đưa các nhu cầu về đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS vào các kế hoạch xúc tiến kêu gọi đầu tư của tỉnh.

+ Xây dựng các đề xuất về nhu cầu cần được đầu tư, hỗ trợ để đưa vào các dự án của Bộ Y tế;

+ Thực hiện có hiệu quả các Dự án Quốc tế hiện có trên địa bàn

- Triển khai, mở rộng việc thu phí dịch vụ đối với một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (như điều trị Methadone, tư vấn xét nghiệm HIV, cung ứng bao cao su, bơm kim tiêm... theo hướng khách hàng cùng chi trả).

2. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

- Ưu tiên phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho các huyện, thành phố trọng điểm về tình hình dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao. Đảm bảo cơ chế tài chính khuyến khích việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao và các dịch vụ đưa người nhiễm HIV vào điều trị sớm.

- Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến trong công tác lập kế hoạch; trong quản lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo điều phối và phân bổ kinh phí hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương và các đơn vị (về địa bàn, lĩnh vực, hoạt động và đối tượng). Đồng thời, thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.

- Xây dựng và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng. Đề xuất các cơ chế tài chính nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt đối với các dịch vụ như tìm ca nhiễm, tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính trong nội dung kiểm tra giám sát hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS định kỳ hàng năm do Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện.

3. Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Gắn kết dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế địa phương. Tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình dự phòng, chăm sóc và điều điều trị HIV/AIDS sử dụng các nguồn lực hiện có.

- Lồng ghép dịch vụ và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo định hướng tăng chi phí-lợi ích.

- Triển khai và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ sớm với người sử dụng dịch vụ.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch này.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương xây dựng định mức thu phí từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch này, tham mưu và đề xuất cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo tỉnh sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan vận động các nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Phối hợp với các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền về Bảo hiểm Y tế trong các dịch vụ về điều trị HIV/AIDS.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động liên quan tại kế hoạch này; đảm bảo chất lượng và hiệu quả các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để thực hiện kế hoạch này theo quy định của Luật ngân sách và phân cấp ngân sách hiện hành.

- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng định mức thu phí dịch vụ từ một số dịch vụ phòng chống HIV/AIDS.

- Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình huy động, quản lý và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS của các cơ quan, đơn vị, địa phương bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành của nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế, các ban, ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cơ sở.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu, đề xuất kinh phí truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các Bảng thông tin điện tử công cộng của tỉnh, đảm bảo công tác phòng, chống HIV/AIDS được tuyên truyền thường xuyên, liên tục.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu về việc bố trí kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.

- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các trường học tuyên truyền giáo dục công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho cán bộ, giáo viên, học sinh về phòng, chống HIV/AIDS.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; chú trọng dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dễ bị tổn thương; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tham mưu cho tỉnh triển khai công tác Bảo hiểm Y tế, bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng HIV/AIDS; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các giải pháp, nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

7. Bảo hiểm Xã hội tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, Sở Tài chính, các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan hướng dẫn chi trả một số dịch vụ khám chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc điều trị HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;

- Phối hợp với Sở Y tế rà soát, mua và cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nhiễm HIV/AIDS theo quy định và thanh quyết toán chi phí đồng chi trả thuốc kháng HIV và các dịch vụ điều trị HIV/AIDS cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm Y tế.

8. Các sở, ngành, cơ quan khác của tỉnh

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

- Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải người vào kế hoạch công tác, bao gồm cả kế hoạch kinh phí thường xuyên của các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị.

9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Căn cứ kế hoạch của tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện, thành phố, huy động sự đóng góp của xã hội, các tổ chức nhân đạo, doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Rà soát thống kê các điểm triển khai chương trình, mô hình hoạt động phòng chống HIV/AIDS, đề xuất cắt giảm các hoạt động không hiệu quả, tập trung cho các hoạt động dự phòng và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo duy trì tính bền vững của chương trình.

- Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí có hiệu quả, không để thất thoát, thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

10. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong tỉnh

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan khác tăng cường huy động các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí huy động được.

Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch này, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) để chỉ đạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh
ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Bích Hằng

 

PHỤ LỤC 01:

TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tình hình nhiễm HIV mới hàng năm phân theo giới tính:

TT

Giới

2016

2017

2018

2019

2020

1

Nam

67%

52%

56%

69%

74%

2

Nữ

33%

48%

44%

31%

26%

 

Tổng

100%

100%

100%

100%

100%

2. Tình hình nhiễm HIV theo nhóm tuổi:

TT

Nhóm tuổi

2016

2017

2018

2019

2020

1

<=15 tuổi

2%

1%

1%

2%

1%

2

16-19 tuổi

1%

1%

4%

8%

1%

3

20 - 24 tuổi

4%

4%

3%

2%

12%

4

25-29 tuổi

8%

19%

21%

13%

14%

5

>30 tuổi

85%

63%

71%

75%

72%

Dịch HIV tập trung chủ yếu trong đối tượng có độ tuổi >30 tuổi (chiếm 70-80%), nhóm tuổi từ 20-29 chiếm khoảng 20-25%, còn lại là nhóm <20 tuổi.

3. Tình hình nhiễm HIV theo đường lây:

TT

Đường lây

2016

2017

2018

2019

2020

1

Đường máu

54%

42%

55%

63%

50%

2

Đường tình dục

25%

38%

32%

25%

31%

3

Lây truyền mẹ con

2%

2%

5%

4%

0%

4

Không rõ đường lây

19%

18%

8%

8%

19%

Phân tích dịch HIV theo đường lây truyền cho thấy: HIV lây qua đường máu là chủ yếu (chiếm từ 45-60%), đường quan hệ tình dục không an toàn chiếm khoảng 25-30%, còn khoảng 19% là các ca nhiễm không xác định được đường lây.

4. Tình hình nhiễm mới HIV theo địa bàn:

TT

Huyện/thành phố

2016

2017

2018

2019

2020

1

Thành phố Thái Bình

15

12

13

9

09

2

Huyện Đông Hưng

11

14

13

6

07

3

Huyện Kiến Xương

17

6

7

7

09

4

Huyện Tiền Hải

6

8

7

6

12

5

Huyện Quỳnh Phụ

8

7

6

3

05

6

Huyện Vũ Thư

6

15

13

4

13

7

Huyện Thái Thụy

13

7

6

5

10

8

Huyện Hưng Hà

5

4

3

8

11

 

Tổng

81

73

68

49

76

 

PHỤ LỤC 02:

MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Kết quả giám sát dịch HIV/AIDS:

TT

Đối tượng

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số người nhiễm HIV mới phát hiện

213

134

96

49

76

2

Số người nhiễm HIV/AIDS tử vong

14

12

11

13

12

3

Lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS

4.110

4.183

4.251

4.300

4.367

4

Số người hiện nhiễm HIV/AIDS

1.990

2.000

2.110

2.129

2.186

2. Kết quả tư vấn xét nghiệm HIV:

TT

Đối tượng tư vấn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số người được tư vấn

13.118

15.291

13.328

12.835

12.500

2

Số người được xét nghiệm

13.068

15.249

13.224

12.770

12.450

3

Số có khẳng định HIV (+)

213

134

96

71

76

3. Kết quả chăm sóc điều trị HIV và dự phòng lây truyền mẹ con:

TT

Nội dung

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số phòng khám và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh

7

9

10

10

10

2

Số người nhiễm HIV được điều trị ARV

1.143

1.161

1.226

1.253

1.305

3

Số bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ Bảo hiểm Y tế

 

 

 

1.215

1.270

4

Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm Y tế

 

 

 

97%

97%

5

Tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm tải lượng virus

75%

80%

90%

94%

70%

6

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút dưới ngưỡng

89%

90%

92%

93%

93%

7

Số phụ nữ mang thai được tư vấn HIV/AIDS

17.621

18.345

22.389

36.594

36.723

8

Số phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV

16.425

18.345

22.389

31.533

28.450

9

Số phụ nữ mang thai có khẳng định HIV (+)

8

7

4

3

1

10

Số phụ nữ mang thai có khẳng định HIV (+) được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

8

7

4

3

1

11

Số trẻ đẻ sống sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV

11

7

4

3

1

12

Số trẻ được điều trị dự phòng lây truyền HIV

11

7

4

3

1

4. Kết quả truyền thông cho đối tượng có nguy cơ cao:

TT

Đối tượng truyền thông

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số lượt người nghiện chích ma túy

330.092

388.174

348.886

236.167

48.703

2

Số lượt người bán dâm tiếp viên nhà hàng

7.753

1.875

2.714

1.938

222

3

Số lượt người nhiễm HIV

10.687

10.524

7.427

9.817

4.659

4

Số lượt người thuộc nhóm di biến động

196.516

23.028

35.554

107.066

30.555

5

Số lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

62.275

31.501

32.363

125.169

13.156

5. Kết quả triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm:

TT

Nội dung

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số bao cao su cấp phát

354.630

151.517

86.069

141.825

304.557

2

Số bơm kim tiêm cấp phát

1.957.345

1.762.676

1.505.325

1.370.359

940.871

3

Số lượt người nhận bao cao su, bơm kim tiêm

330.092

399.329

332.269

236.167

233.840

4

Số người được điều trị Methadone

1.481

1.340

1.247

1.274

1.378

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 120/KH-UBND ngày 19/08/2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


800

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.75.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!