UBND TỈNH QUẢNG
NINH
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 819/LĐTBXH-TBLS
|
Hạ Long, ngày 12
tháng 05 năm 2006
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 290/TTG NGÀY 8/11/2005 VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ
191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC NGÀY 7/12/2005 VỀ CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI MỘT
SỐ ĐỐI TƯỢNG TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ NHƯNG CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG
CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định 290 và Thông tư số
191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện QĐ số
290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối
với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng chưa được
hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
Căn cứ Kế hoạch số 1409/KH-UBND của Ủy ban nhân
dân tỉnh “về triển khai thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005
của Thủ tướng Chính phủ”;
Sau khi thống nhất ý kiến của Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh và các ngành liên quan về đối tượng và chế độ chính sách thuộc thẩm quyền
xét giải quyết của ngành Lao động Thương binh và Xã hội. Sở Lao động Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
Phần 1.
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA NGÀNH LĐTBXH
- Công nhân viên chức Nhà nước.
- Thanh niên xung phong và cán bộ dân chính đảng.
I. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP 1 LẦN ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VIÊN
CHỨC NHÀ NƯỚC TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ NHƯNG CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ
ĐỘ CHÍNH SÁCH
1. Đối tượng và điều kiện:
1.1. Đối tượng áp dụng:
Thực hiện như quy định tại tiết 1.1, khoản 1, mục
I, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005.
Cụ thể như sau:
- CNVC nhà nước trực tiếp tham gia kháng chiến
chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về
gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ:
Phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng, hưu
hàng tháng.
1.2. Đối tượng không áp dụng:
Thực hiện như quy định tại điểm a, b, c, d, tiết
1.2, khoản 1, mục I, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày
7/12/2005.
Cụ thể như sau:
- Những người đã về gia đình sau đó tiếp tục thoát
ly mà thời gian tham gia kháng chiến đã được tính hưởng chế độ.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, quê ở Yên Hưng, Quảng Ninh
có quá trình công tác như sau: Từ tháng 4/1960 đến tháng 7/1960 làm CNVC ở cảng
Hải Phòng. Từ tháng 8/1960 đến tháng 1/1973 ông vào chiến trường B công tác.
Tháng 2/1973 ông A về gia đình và đến tháng 2/1978 ông thoát ly gia đình tiếp
tục công tác ở Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Năm 1995 Ông A đã được tính thời gian
tham gia kháng chiến từ tháng 4/1960 đến tháng 1/1973 để hưởng chế độ trợ cấp 1
lần đối với người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc. Trường hợp nêu trên
của ông A không thuộc diện đối tượng áp dụng để giải quyết chế độ theo Thông tư
này.
- Những người phản bội, đầu hàng địch, đào ngũ,
người vi phạm kỉ luật… người đang chấp hành án tù chung thân hoặc bị kết án một
trong các tội về xâm phạm An ninh Quốc gia mà chưa được xóa án tích (tính đến
ngày Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu
lực thi hành).
- Người ra nước ngoài và ở lại nước ngoài bất hợp
pháp.
- Đối tượng đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc
chồng: bố đẻ, mẹ đẻ; bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi.
2. Chế độ được hưởng
2.1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:
Thực hiện như quy định tại điểm a, b, c, tiết 2.1,
khoản 2, mục I, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005.
Cụ thể như sau:
- Thời gian tính hưởng là thời gian công tác thực
tế trong khoảng từ 20/7/1954 đến 31/12/1976.
- Nếu thời gian công tác thực tế có tháng lẻ thì đủ
6 tháng trở lên được tính là một năm, dưới 6 tháng được tính là nửa năm (1/2
năm).
- Riêng trường hợp đối tượng có thời gian công tác
thực tế nếu gián đoạn có lí do chính đáng thì được cộng dồn để hưởng chế độ nêu
tại điểm c, tiết 2.1, khoản 2, mục I, phần I của Thông tư
191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005 cần lưu ý:
Thời gian gián đoạn có lí do chính đáng thì không
kể thời gian gián đoạn dài hay ngắn vẫn được cộng dồn và lí do chính đáng nói trên
phải được cơ quan trực tiếp quản lý đối tượng thời gian đó xác nhận.
2.2. Mức hưởng chế độ một lần:
Thực hiện như quy định tại điểm a, b, tiết 2.2,
khoản 2, mục I, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005.
Cụ thể như sau:
- Đủ 2 năm trở xuống mức hưởng là 1.200.000 đồng.
- Trên 2 năm mức hưởng = số năm được tính hưởng x
600.000 đồng.
II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI THANH NIÊN
XUNG PHONG, CÁN BỘ DÂN CHÍNH ĐẢNG THAM GIA CHIẾN ĐẤU, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC CHIẾN
TRƯỜNG B, C, K
1. Đối tượng và điều kiện:
1.1. Đối tượng áp dụng:
- Thực hiện như quy định tại điểm a, b, c, tiết
1.1, khoản 1, mục II, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày
7/12/2005.
Cụ thể như sau:
a) Đối với TNXP:
- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cử vào
chiến trường B, C, K, hoặc hưởng Sinh hoạt phí khi đi chiến trường sau đó trở
thành người hưởng lương trong chiến trường từ ngày 30/4/1975 trở về trước,
không có thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B,
C, K.
b) Đối với cán bộ Dân chính Đảng: (gồm 2 diện
đối tượng)
* Cán bộ dân chính đảng ở miền Bắc vào hoạt động
cách mạng ở các chiến trường B, C, K từ ngày 30/4/1975 trở về trước không có
thân nhân chủ yếu (vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc để nhận trợ cấp B, C, K.
* Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam thoát ly hoạt
động cách mạng tại các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng
7/1954 đến ngày 30/4/1975 do các tổ chức Đảng, Chính quyền từ cấp huyện trở lên
quản lý.
1.2. Đối tượng không áp dụng:
- Thực hiện như quy định tại điểm a, b, c, d, tiết
1.2, khoản 1, mục II, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày
7/12/2005.
Cụ thể như sau:
- Những người đã hưởng chế độ một lần quy định tại
Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/4/1999 của Chính phủ về chế độ đối với quân
nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cán bộ
được đảng cử lại ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
- Những người đã hưởng chế độ một lần quy định tại
Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chế độ chính sách đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong
kháng chiến.
- TNXP, Cán bộ dân chính đảng, công tác chiến đấu ở
các chiến trường B, C, K thuộc đối tượng nêu trên nhưng có thân nhân chủ yếu
(bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi
dưỡng ở miền Bắc.
- TNXP hoạt động ở chiến trường B, C, K, nhưng
hưởng Sinh hoạt phí.
- Những người đã về gia đình sau đó tiếp tục thoát
ly mà thời gian tham gia kháng chiến đã được tính hưởng chế độ.
- Những người phản bội, đầu hàng địch, đào ngũ,
người vi phạm kỉ luật. Người đang chấp hành án tù chung thân hoặc bị kết án một
trong các tội về xâm phạm An ninh Quốc gia mà chưa được xóa án tích (tính đến
ngày Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu
lực thi hành).
- Người ra nước ngoài và ở lại nước ngoài bất hợp
pháp.
- Đối tượng đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc
chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; bố nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi hợp pháp.
2. Chế độ được hưởng
2.1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:
Thực hiện như quy định tại điểm a, b, c, d tiết
2.1, khoản 2, mục II, phần I của Thông tư số 191/TLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày
7/12/2005.
Cụ thể như sau:
- Thời gian tính hưởng là thời gian công tác thực
tế công tác, chiến đấu thuộc diện hưởng lương tại chiến trường B, C, K trong
khoảng từ 20/7/1954 đến 30/4/1975, cụ thể đối với từng đối tượng như sau:
+ Đối với TNXP hưởng lương thời gian tính kể từ khi
đi chiến trường.
+ Đối với người khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt
phí từ ngày 30/4/1975 trở về trước thời gian tính kể từ khi thời gian được hưởng
lương.
+ Đối với cán bộ dân chính Đảng ở miền Nam thời
gian tính kể từ ngày thoát ly tham gia cách mạng trong khoảng từ tháng 7/1954
đến 30/4/1975.
- Người có thời gian chiến đấu, công tác hưởng
lương tại các chiến trường khác nhau hoặc có thời gian hoạt động ở các lĩnh
vực, cương vị khác nhau hoặc có thời gian gián đoạn thì được cộng dồn để tính
hưởng chế độ.
- Những người trong quá trình chiến đấu, công tác ở
chiến trường B, C, K trong thời kỳ hưởng lương nếu được tổ chức bố trí ra Bắc
công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng dưới 1 năm sau đó trở lại chiến trường
thì khoảng thời gian ở miền Bắc này được tính hưởng chế độ. Nếu từ 1 năm (12
tháng) trở lên thì thời gian ở miền Bắc này không được tính.
- Nếu thời gian thực tế có tháng lẻ thì đủ 6 tháng
trở lên được tính 1 năm, dưới 6 tháng được tính 1/2 năm.
2.2. Mức hưởng chế độ một lần:
Thực hiện như quy định tại điểm a, b, tiết 2.2,
khoản 2, mục II, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005.
Cụ thể như sau:
- Đủ 2 năm trở xuống mức hưởng là 1.000.000 đồng.
- Trên 2 năm mức hưởng = số năm được tính hưởng x
500.000 đồng.
III. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CHẾ ĐỘ MAI TÁNG PHÍ
1. Chế độ bảo hiểm y tế:
Thực hiện như tiết 1.1, 1.2 khoản 1 mục IV phần I
của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005 cụ thể là:
Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ
ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, bao gồm: Quân nhân, Công an nhân dân, cán bộ,
công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính
Đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng
chế độ mất sức lao động nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm Y tế bắt
buộc quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ, được
Nhà nước mua bảo hiểm Y tế với mệnh giá bằng 3% lương tối thiểu.
2. Chế độ mai táng phí:
Thực hiện như quy định tại tiết 2.1, 2.2, 2.3,
khoản 2, mục IV, phần I của Thông tư số 191/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005
cụ thể là:
Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ
ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, bao gồm: Quân nhân, Công an nhân dân, cán bộ,
công nhân viên chức nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ
dân chính Đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ
việc hưởng chế độ mất sức lao động, khi từ trần nếu không thuộc đối tượng hưởng
mai táng phí theo quy định của Pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội và chính
sách người có công thì người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận tiền mai táng
phí.
- Mức trợ cấp thực hiện như các đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc do Chính phủ quy định tại thời điểm đối tượng từ trần.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
ĐỐI TƯỢNG QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 290/2005/QĐ-TTG NGÀY 8/11/2005 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
1. Kinh phí chi trả chế độ một lần do ngân sách
Trung ương đảm bảo.
2. Kinh phí chi trả chế độ Bảo hiểm y tế, mai táng
phí do địa phương đảm bảo và được tính toán trong nhiệm vụ chi của ngân sách
địa phương từ năm 2007 trở đi. Riêng năm 2006 khoản chi này Ngân sách Trung
ương sẽ bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong quá trình thực hiện.
3. Kinh phí cho công tác chi trả chế độ một lần đối
với đối tượng quy định tại mục II (thanh niên xung phong, cán bộ dân chính
đảng) bằng 3% chế độ trợ cấp 1 lần cho các đối tượng quy định tại mục I (CNVC
nhà nước).
Kinh phí chi cho công tác quản lý, thực hiện chế độ
BHYT, mai táng phí thực hiện theo quy định hiện hành về BHXH.
Phần 2.
HỒ SƠ, THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ một lần
1.1. Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt:
a) Các giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc:
Lí lịch Đảng viên (nếu là đảng viên). Lí lịch cán
bộ, bản trích 63, Lí lịch quân nhân (nếu có). Hồ sơ phục viên, xuất ngũ, thôi
việc, hồ sơ hưởng chế độ bệnh binh hoặc hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội hàng tháng.
b) Các giấy tờ liên quan để có thể chứng minh là
thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng, công nhân viên chức Nhà nước:
Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, giao
nhiệm vụ…, Huân, Huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác. Hồ
sơ hưởng chế độ người có công, hưởng Bảo hiểm xã hội một lần. Các giấy tờ liên
quan khác như Kỷ niệm chương TNXP ….
1.2. Hồ sơ xét duyệt, thẩm định đối với đối
tượng đã về gia đình hưởng chế độ trợ cấp 1 lần.
Hồ sơ được lập thành 2 bộ, mỗi bộ gồm có:
a) Bản khai cá nhân (Mẫu 1A, 2A, 3A) đối với người
còn sống, hoặc bản khai của thân nhân đối với người đã từ trần (Mẫu 1B, 2B,
3B). Bản khai của thân nhân phải kèm theo giấy tờ giấy ủy quyền của các thân
nhân chủ yếu khác có xác nhận của UBND xã (phường) nơi người ủy quyền cư trú
(Mẫu 04).
Trường hợp đối tượng không còn thân nhân chủ yếu
thì người thừa kế theo pháp luật đang thờ cúng được kê khai (trong hàng thừa kế
có nhiều người thì phải có biên bản họp, ủy quyền cho một người thừa kế), theo
thứ tự sau:
+ Anh chị em ruột của người chết (thuộc hàng thừa
kế thứ 2)
+ Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cháu ruột của người
chết (thuộc hàng thừa kế thứ 3).
b) Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy
tờ có liên quan nêu tại tiết 1,1 khoản 1, phần II của hướng dẫn này, có công
chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã (phường) nơi cư trú.
Riêng đối với đối tượng nêu tại mục II, phần I
hướng dẫn này ngoài bản khai (2A hoặc 2B), phải có bản trích sao quá trình công
tác được hưởng chế độ, có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lí lịch (mẫu 2C)
và bản sao phôtôcopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ
quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.
c) Biên bản xem xét và xác nhận đối tượng của hội
nghị khu phố hoặc hội nghị liên tịch thôn, (mẫu 05).
d) Biên bản xét và xác nhận đối tượng của Hội nghị
BCH Hội Cựu chiến binh xã, phường (mẫu 06).
đ) Công văn của UBND xã (phường), về việc xác nhận
và đề nghị cho cá nhân đối tượng hưởng 1 lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg
(mẫu 7A).
e) Công văn của UBND từ cấp xã, phường trở lên về
việc đề nghị chung cho các diện đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần (diện đối tượng
chưa được hưởng chế độ chính sách, diện đối tượng tham gia chiến đấu, hoạt động
ở các chiến trường B, C, K), (mẫu 8A) kèm theo hồ sơ và danh sách đề nghị hưởng
trợ cấp 1 lần của từng diện đối tượng:
+ Diện đối tượng chưa hưởng chế độ chính sách (mẫu
9A)
+ Diện đối tượng B, C, K (mẫu 9B)
- Quyết định hưởng chế độ 1 lần (mẫu 10 A)
1.3. Hồ sơ xét duyệt chế độ 1 lần đối với Thanh
niên xung phong hưởng lương, cán bộ dân chính Đảng tham gia chiến đấu, hoạt
động ở các chiến trường B, C, K đang công tác (lập 2 bộ) như sau:
a) Bản khai cá nhân có chứng nhận của cơ quan đơn
vị nơi công tác (mẫu 2A)
b) Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng
được hưởng chế độ, có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lí lịch (mẫu 2 C).
c) Bản sao (phôtôcopy) toàn bộ quá trình công tác
của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.
d) Công văn đề nghị (mẫu 7A1) kèm theo danh sách
đối tượng hưởng chế độ của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng (mẫu 9B).
- Quyết định hưởng chế độ 1 lần (mẫu 10A)
2. Hồ sơ xét hưởng chế độ Bảo hiểm y tế và chế
độ mai táng phí (áp dụng cho các đối tượng: Quân nhân, Công an nhân dân, cán
bộ, công nhân viên chức nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán
bộ dân chính Đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người
nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động).
2.1. Hồ sơ hưởng chế độ BHYT (lập 2 bộ), như sau:
a) Đơn đề nghị của đối tượng có xác nhận của UBND
xã (phường) nơi cư trú.
b) Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ 1
lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 hoặc bản sao một trong
các quyết định hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc…), trường
hợp không còn các quyết định trợ cấp 1 lần thì làm bản khai nêu rõ quá trình tham
gia kháng chiến chống Mỹ và công tác được Hội đồng chính sách xã xem xét đề
nghị.
c) Công văn đề nghị của UBND xã (phường) nơi đối
tượng cư trú (mẫu 7B)
d) Công văn đề nghị của UBND huyện, thị xã, thành
phố (mẫu 8B) kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ BHYT (mẫu 9D).
đ) Danh sách tổng hợp của Sở LĐTBXH tỉnh (mẫu 9D).
e) Quyết định của UBND tỉnh hưởng chế độ BHYT (mẫu
10 B)
2.2. Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí (lập 2 bộ)
như sau:
a) Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng có xác nhận
của UBND xã (phường) nơi cư trú.
b) Giấy chứng tử.
c) Công văn đề nghị của UBND xã (phường) nơi đối
tượng cư trú (mẫu 7B).
d) Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ 1
lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 hoặc bản sao một trong
các quyết định hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc, trợ cấp 1
lần, hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ BHYT theo quy định tại Thông tư
191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 7/12/2005 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)
đ) Công văn đề nghị của UBND huyện, thị xã, Thành
phố (mẫu 8C) kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ BHYT (mẫu 9E).
e) Danh sách tổng hợp của Sở LĐTBXH tỉnh (mẫu 9E).
g) Quyết định của UBND tỉnh hưởng chế độ mai táng
phí (mẫu 10C)
Phần 3.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƠN
VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
1. Trách nhiệm và quy trình thực hiện của cá
nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, chi trả chế độ
một lần đối với các đối tượng đã về gia đình.
1.1. Trách nhiệm của đối tượng và thân nhân đối
tượng:
a) Làm bản khai theo mẫu quy định:
- Mẫu (1A, 2A), đối với đối tượng còn sống.
- Mẫu (1B, 2B) của thân nhân đối tượng đã từ trần.
b) Nộp 2 bộ hồ sơ gồm: Bản khai và các giấy tờ gốc
hoặc giấy tờ được coi là giấy tờ gốc; giấy tờ có liên quan (nếu có) cho UBND xã
(phường).
c) Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy
tờ cá nhân và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật.
1.2. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân và
đối tượng về nội dung chế độ chính sách: tổ chức thực hiện bảo đảm dân chủ,
công khai, chặt chẽ, chính xác, đúng đối tượng ở địa phương.
b) Thành lập Hội đồng chính sách xã, (phường, thị
trấn) do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND làm chủ tịch Hội đồng, cán bộ LĐTBXH
làm thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội
Cựu chiến binh, Ban hưu trí, Đoàn thanh niên; Mời đại diện cán bộ nguyên phụ
trách cấp ủy, chính quyền, cơ quan quân sự thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, đại diện Ban liên lạc TNXP … để giúp UBND xã (phường) tổ chức xét duyệt.
c) Chỉ đạo tổ trưởng, trưởng thôn tiếp nhận hồ sơ
đối tượng, chỉ đạo các Trưởng khu, Trưởng thôn tổ chức Hội nghị tập thể khu và
liên thôn để xem xét, xác nhận và đề nghị chế độ 1 lần cho đối tượng. Thành
phần Hội nghị gồm Trưởng khu, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Đại diện Chi hội Cựu
chiến binh, Chi hội người cao tuổi. Đại diện cán bộ nguyên là cấp ủy khu, thôn,
cán bộ Lão thành, người cao tuổi hoạt động ở địa phương thời kỳ chống Mỹ cứu
nước và thành phần khác (nếu thấy cần thiết).
d) Tiếp nhận, phân loại hồ sơ và tổng hợp danh sách
từng loại đối tượng do các khu, tổ, thôn chuyển đến (bao gồm cả đối tượng khác
quê nhưng cư trú ổn định tại địa phương, có thể xác định được thời gian công tác
tính hưởng chế độ) theo 3 nhóm: nhóm có giấy tờ gốc; nhóm có giấy tờ liên quan;
nhóm không có giấy tờ và tổ chức Hội nghị Hội đồng chính sách công khai xét
duyệt hồ sơ theo 3 bước:
- Bước 1: Xét duyệt cho nhóm đối tượng có giấy tờ
gốc
- Bước 2: Xét duyệt cho nhóm đối tượng có giấy tờ
liên quan
- Bước 3: Xét duyệt cho nhóm đối tượng không có
giấy tờ gì
Cấp xã (phường), khu, Liên thôn chỉ tổ chức hội
nghị xét duyệt cho đối tượng nhóm sau khi cấp huyện, thị xã, thành phố thông
báo kết quả xét hưởng đối tượng nhóm trước của địa phương mình và mời đại diện
đối tượng đã được xét hưởng của nhóm trước dự họp.
Đối với đối tượng không có giấy tờ gốc hoặc không
có giấy tờ được coi là gốc, Hội đồng chính sách có trách nhiệm thẩm tra, xác
minh, quá trình công tác, thời gian về địa phương trước khi lập văn bản xác
nhận đối tượng theo mẫu số 7A.
d) Niêm yết danh sách đối tượng đã được xét duyệt
đủ điều kiện (đối tượng được hưởng; mức hưởng của từng người…) và danh sách đối
tượng đã xét duyệt nhưng không đủ điều kiện tại Trụ sở UBND xã (phường) và công
bố trên phương tiện thông tin của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân.
e) Sau 15 ngày nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu
kiện của đối tượng và nhân dân thì UBND xã (phường) tổng hợp, lập hồ sơ những
trường hợp đủ điều kiện báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố (qua phòng Nội vụ
- LĐTBXH), đồng thời trả lại những hồ sơ không đủ điều kiện và nêu cụ thể lí do
không đủ điều kiện cho đối tượng được biết.
g) Tổ chức xác nhận theo đề nghị của đối tượng hiện
cư trú ở địa phương khác để hưởng chế độ (trình tự xét duyệt và hồ sơ thực hiện
như đối tượng không còn giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc ở địa phương).
Trong thời gian 45 ngày phải chuyển hồ sơ đã xét duyệt hoặc trả lời đối tượng
theo đề nghị.
h) Tiến hành xác minh, tổng hợp báo cáo các trường
hợp chưa rõ đối tượng, thời gian được tính hưởng chế độ hoặc các trường hợp
thuộc thẩm quyền giải quyết đang có khiếu nại, tố cáo. Đối với lực lượng mật,
lập danh sách riêng nêu rõ từng trường hợp đã được xác định và những trường hợp
chưa được xác định đề nghị xác minh kết luận.
i) Theo dõi việc nhận, tổ chức chi trả công khai
chế độ của đối tượng; thông báo kết quả trên các phương tiện thông tin của địa
phương.
1.3. Trách nhiệm của Phòng Nội vụ - LĐTBXH
huyện, thị xã, thành phố:
* Tham mưu giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố
triển khai thực hiện những nội dung sau:
a) Chỉ đạo các xã, phường và các cơ quan chức năng
có liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách cho các đối tượng tại địa
phương….
b) Thành lập ban chỉ đạo do Chủ tịch hoặc phó Chủ
tịch UBND huyện, thị xã, thành phố làm trưởng ban, cơ quan Nội vụ - LĐTBXH làm
thường trực và các thành viên gồm: Đại diện Ban tổ chức (huyện, thị, thành ủy),
Mặt trận tổ quốc, Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Tài chính, Đoàn thanh niên; mời đại
diện cán bộ nguyên là Cấp ủy, chính quyền, Ban liên lạc TNXP ở địa phương thời
kỳ chống Mỹ cứu nước.
c) Tổ chức tập huấn về nội dung chế độ, biện pháp
và quy trình tổ chức thực hiện ở địa phương cho các cơ quan chức năng của
huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo chính quyền, cán bộ chuyên môn ở các xã,
phường và một số đại biểu tham gia trong Hội đồng chính sách.
d) Tiếp nhận hồ sơ, danh sách đối tượng do UBND xã,
phường và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn chuyển đến. Phối hợp với các cơ
quan chức năng có liên quan tổ chức xét duyệt thẩm định (lưu giữ 01 bộ hồ sơ
của đối tượng) và lập danh sách, tổng hợp từng loại đối tượng báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở LĐTBXH).
Đối với lực lượng mật và đối tượng tham gia chiến
đấu ở chiến trường B, C, K tự về gia đình chưa được hưởng chế độ, chính sách,
quê từ huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trở ra mà không thuộc dân tộc ít người,
phòng Nội vụ - LĐTBXH báo cáo UBND cùng cấp và phối hợp với cơ quan chức năng
có liên quan tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận từng trường hợp cụ thể
trước khi xét duyệt tổng hợp báo cáo về tỉnh.
d) Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm
Y tế và mai táng phí của các đối tượng (kể cả các đối tượng thuộc thẩm quyền
giải quyết của lực lượng Công an, Quân đội chuyển đến), lập danh sách, tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh (qua Sở LĐTBXH). Từ năm 2007 trở đi lập dự toán kinh phí chi
trả chế độ Bảo hiểm y tế và mai táng phí cho đối tượng trên nằm trong nhiệm vụ
chi của ngân sách địa phương.
e) Tổ chức việc chi trả chế độ cho đối tượng bảo
đảm kịp thời, công khai, chặt chẽ, chính xác.
g) Kiểm tra việc thực hiện chính sách ở địa phương
và chủ trì giải quyết những vướng mắc phát sinh tại địa phương, cơ sở.
1.4. Trách nhiệm của Sở Lao động TBXH:
Tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện:
- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các ban ngành của
tỉnh có liên quan và các cơ quan chức năng của các huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xét
duyệt, thẩm định (lưu giữ 01 bộ hồ sơ đối tượng), tổng hợp danh sách báo cáo
UBND tỉnh.
- Trình UBND tỉnh ra quyết định hưởng chế độ một
lần, chế độ BHYT (nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm Y tế bắt buộc quy
định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ), chế độ mai
táng phí khi từ trần (nếu không thuộc đối tượng hưởng mai táng phí theo quy
định của Pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội và chính sách người có công)
đối với các đối tượng: Quân nhân, Công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức
nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính Đảng, thanh
niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất
sức lao động, là cán bộ, Công nhân viên chức nhà nước, Thanh niên xung phong.
2. Trách nhiệm và quy trình thực hiện của cá
nhân, cơ quan đơn vị tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, chi trả chế độ một lần đối với
các đối tượng dạng công tác quy định tại mục I, II, phần I hướng dẫn này.
2.1. Trách nhiệm của đối tượng:
a) Làm bản khai và nộp lại bản khai cho cơ quan,
đơn vị để cơ quan đơn vị chứng nhận vào bản khai và xác nhận quá trình công tác
của cá nhân đối tượng được hưởng chế độ.
b) Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy
tờ cá nhân và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật
2.2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý đối
tượng:
Căn cứ hồ sơ, lí lịch cán bộ, Đảng viên của đối
tượng do cơ quan quản lý để:
a) Trích sao quá trình công tác của đối tượng được
hưởng chế độ theo mẫu quy định.
b) Cung cấp và xác nhận bản sao (phôtôcopy) toàn bộ
quá trình công tác của cá nhân đối tượng.
c) Làm công văn đề nghị và lập danh sách các đối
tượng kèm theo bản khai, các bản trích sao hồ sơ, lí lịch; bản phôtôcopy quá
trình công tác của đối tượng do cơ quan quản lý nộp cho phòng Nội vụ LĐ-TBXH
nơi cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn để xét duyệt, tổng hợp.
d) Phối hợp với cơ quan Nội vụ - LĐTBXH thẩm tra,
xác minh những trường hợp chưa rõ đối tượng và thời gian được tính hưởng chế độ
của cán bộ thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý.
Phần 4.
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền:
Phối hợp với các cơ quan Đài, Báo của tỉnh và địa
phương tuyên truyền về mục đích, nội dung các văn bản hướng dẫn để đối tượng
biết, nhân dân giám sát.
2. Công tác tập huấn:
Triển khai tập huấn chế độ chính sách cho các phòng
Nội vụ - LĐTBXH các huyện, thị xã, thành phố và cán bộ tổ chức của một số sở,
ban ngành, đoàn thể của tỉnh liên quan tham dự (Ban tổ chức tỉnh ủy, MTTQ tỉnh,
Tỉnh Đoàn thanh niên …), thời gian dự kiến triển khai từ ngày 5 đến 10/5/2006
Chỉ đạo các phòng Nội vụ - LĐTBXH tham mưu giúp UBND
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn chế độ chính sách cho các xã
phường và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn (thời gian từ ngày 10 đến 20/5/2006)
3. Tổ chức xét duyệt hồ sơ:
1) Thời gian Sở tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đối
tượng cho các địa phương:
Từ ngày 1/06/2006 đến ngày 30/9/2006 tiếp nhận, xét
duyệt, thẩm định hồ sơ đối với nhóm đối tượng có giấy tờ gốc.
Từ ngày 1/10/2006 đến 31/12/2006 tiếp nhận, xét
duyệt, thẩm định hồ sơ đối với nhóm đối tượng có giấy tờ liên quan.
Từ ngày 1/1/2007 đến 30/3/2007 tiếp nhận, xét
duyệt, thẩm định hồ sơ đối với nhóm đối tượng không có giấy tờ gì.
Từ ngày 1/4/2007 đến 30/12/2007 kiểm tra rà soát và
giải quyết cơ bản những trường hợp còn tồn.
2) Thành phần xét duyệt hồ sơ tại Sở:
- Phòng Nội vụ - Lao động TBXH các huyện, thị xã,
thành phố: 1 đ/c lãnh đạo phòng và 1 cán bộ chính sách.
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Đ/c lãnh đạo
phụ trách khối và 2 đ/c phòng chính sách TBLS (1 lãnh đạo phòng, 1 cán bộ).
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị
các địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để báo cáo
ban chỉ đạo và UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để B/c)
- Các thành viên BCĐ.
- Các Đ/c lãnh đạo Sở,
- UBND các H.TX.TP (chỉ đạo)
- Phòng Nội vụ - LĐTBXH các H. TX. TP (Thực hiện)
- Các sở ban, ngành liên quan.
- Lưu VP, TBLS, KTTV.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Sỹ Chính
|