UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 514/HD-STC
|
Bắc Ninh, ngày 27 tháng 7 năm
2015
|
HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016
Căn cứ Luật NSNN và
các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
Căn cứ Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày 30/6/2015 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;
Căn cứ Công văn số 9953/BTC-NSNN ngày 22/7/2015 của Bộ Tài chính về việc báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2015 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2016,
Để phù hợp với thực tế tại địa phương, ngoài việc thực hiện đúng quy định của Luật NSNN, các quy định
của tỉnh và Thông tư số 102/2015/TT-BTC,
Sở
Tài chính hướng dẫn chi tiết thêm một số nội dung trong việc xây dựng dự toán ngân sách năm 2016 như sau:
I. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
1. Dự toán thu ngân sách
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện năm 2014, thực hiện 6 tháng đầu
năm 2015, phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến dự toán thu ngân
sách, xây dự toán thu ngân sách năm 2016 đảm bảo phù hợp với số đối tượng
thu
và chính sách thu hiện hành.
2. Dự toán chi ngân sách
2.1.
Chi đầu tư phát triển: Các đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu kinh phí
thực hiện các nhiệm vụ chi XDCB, xây dựng dự toán theo nguyên tắc sau:
a) Thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công, yêu cầu tại các văn bản: Chỉ thị số 11/CT-TTg
ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng
Chính
phủ
về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB
nguồn vốn đầu tư công, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng
6 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ
về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ
đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT- TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng
Chính
phủ
về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ
đọng
XDCB tại các địa
phương.
b) Ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA; thanh
toán nợ đọng
XDCB
và hoàn vốn ngân sách đã ứng trước; bố trí vốn cho những công trình hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 nhưng
còn thiếu vốn, các công trình
chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn.
c) Các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Nằm
trong quy hoạch đã được duyệt;
đã
xác định rõ nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; chậm
nhất đến ngày 31 tháng 10 năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
quyết
định đầu tư.
2.2. Kinh phí chi thường xuyên
- Kinh phí tự chủ: Căn cứ
xây dựng dự toán là định mức phân bổ ngân sách theo Quyết định số
153/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010; Nghị quyết số 100/2013/NQ-HĐND ngày
10.12.2013 của HĐND tỉnh về việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013,
phương hướng nhiệm vụ dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; số biên chế được cơ
quan có thẩm quyền giao;
- Kinh phí không tự chủ được
xây dựng trên cơ sở các chính sách chế độ hiện hành, các văn bản giao nhiệm vụ
của cấp có thẩm quyền. Các đơn vị xây dựng chi tiết từng nhiệm vụ chi trên cơ sở
đánh giá tình hình thực hiện năm 2015, các nhiệm vụ mới phát sinh;
- Các đơn vị được giao chủ
trì thực hiện các chương trình, dự án, đề tài có trách nhiệm lập dự toán kinh
phí thực hiện bao gồm kinh phí thực hiện tại đơn vị mình và kinh phí thực hiện
tại các đơn vị khác tham gia chương trình gửi Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh
bố trí kinh phí;
- Các ngành có trách nhiệm
rà soát các văn bản chính sách, chế độ, các quy định mới thuộc lĩnh vực ngành
mình quản lý có hiệu lực thi hành năm 2016, dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính để
báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện;
- Các cơ quan, đơn vị sử dụng
NSNN lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết
kiệm, cắt giảm các khoản chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị; hạn chế tối
đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết,
khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước và
các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác;
- Xây dựng và tổng hợp dự
toán chi đảm bảo hoạt động của các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong dự toán chi thường xuyên
lĩnh vực tương ứng của các cơ quan;
- Đối với kinh phí hỗ trợ hoạt
động của Uỷ ban Đoàn kết công giáo: Uỷ ban Đoàn kết công giáo lập dự toán thu,
chi trong đó xác định phần kinh phí đề nghị NSNN hỗ trợ gửi Uỷ ban MTTQ tổng hợp
chung vào dự toán của Uỷ ban MTTQ.
3. Dự toán nguồn và nhu cầu
thực hiện cải cách tiền lương năm 2016
3.1. Tạo nguồn cải cách tiền lương
Năm 2016, các đơn vị dự toán tiếp tục thực hiện quy định tạo nguồn cải cách tiền lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính
phủ, gồm nguồn thu
tại đơn vị dành cải cách
tiền lương năm
2015
chưa sử dụng; nguồn thu được để lại năm 2016 phải dành thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ.
3.2. Nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương
Nhu cầu kinh phí được sử dụng
từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương gồm:
- Chênh lệch tiền lương, phụ
cấp, các khoản trích nộp theo lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu
chung từ 730.000 đồng lên 1.150.000 đồng;
- Bảo hiểm xã hội tăng thêm
2% mức lương và phụ cấp hiện hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung là
1.150.000 đồng;
- Các chế độ phụ cấp lương
do Trung ương ban hành sau ngày 30.9.2010 gồm: 25% phụ cấp công vụ, 30% phụ cấp
công tác Đảng, phụ cấp thâm niên giáo viên, chênh lệch phụ cấp ngành y tế tính
theo mức lương tối thiểu chung là 1.150.000 đồng.
- Kinh phí tăng thêm thực hiện
Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
II. ĐỐI VỚI
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ
1. Xây dựng dự toán thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn
- Dự toán thu phải đảm bảo
tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo quy định của Pháp luật
và các chính sách mới sửa đổi, bổ sung so với năm 2015, tình hình thực hiện Nghị
quyết 01/NQ-CP ngày 03.01.2015 của Chính phủ ; dự toán thu nội địa từ nguồn thu
thuế và phí (không kể thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 15% so với
đánh giá ước thực hiện năm 2015;
- Dự toán thu tiền sử dụng đất,
các địa phương lập và tổng hợp chi tiết từng dự án; phân loại theo hình thức
giao đất như đất đấu giá, đất dân cư dịch vụ, xử lý đất giao trái thẩm quyền,
giao đất cho đối tượng chính sách;
2. Về tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối
Luật NSNN (sửa đổi) đã được
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định thời
kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015 kéo dài đến hết năm 2016. Do vậy, tỷ lệ
phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách tiếp tục
thực hiện theo Quyết định số 154/2010/QĐ- UBND; số bổ sung cân đối được ổn định
theo mức dự toán năm 2015.
3. Về xây dựng dự toán
chi ngân sách địa phương
Căn cứ nguồn thu ngân sách địa
phương được hưởng, các huyện, thành phố, thị xã xây dựng dự toán chi ngân sách
địa phương năm, 2016 như sau:
3.1. Chi đầu tư phát triển
a) Chi đầu tư từ nguồn thu
tiền sử dụng đất tiếp tục không cân đối chi thường xuyên, tập trung chi đầu tư
phát triển, các huyện, thành phố, thị xã lập dự toán cho các nhiệm vụ chi theo
thứ tự sau:
- Chi đầu tư hạ tầng chính dự
án; chi phí đấu giá (đối với dự án đấu giá quyền sử dụng đất);
- Trích lập quỹ phát triển đất;
- Chi lập quy hoạch sử dụng
đất, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Phân bổ cho các công trình
tỉnh, huyện, xã đầu tư trên địa bàn theo đúng quy định của Luật đầu tư công;
- Điều hòa về ngân sách cấp
tỉnh (đối với dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Bắc Ninh và thị xã
Từ Sơn).
Riêng các dự án đất dân cư dịch
vụ, thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 157/STC-QLNS ngày 23/3/2012 và
công văn số 319/STC-QLNS ngày 15/5/2013 của Sở Tài chính.
b) Chi từ nguồn thu phí bảo
trì đường bộ đối với xe mô tô của các xã
Toàn bộ số thu phí bảo trì
đường bộ thu được sau khi trừ phần để lại trang trải chi phí tổ chức thu theo
quy định, các xã để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn theo Chương
trình xây dựng nông thôn mới, không sử dụng cho các nhiệm vụ khác;
c) Dự toán chi đầu tư phát
triển phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, các văn bản hướng
dẫn Luật Đầu tư công, yêu cầu tại các văn bản: Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29
tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán NSNN năm 2016, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn
vốn đầu tư công, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN
và trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương.
d) Ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA; thanh
toán nợ đọng
XDCB
và hoàn vốn ngân sách đã ứng trước; bố trí vốn cho những công trình hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 nhưng
còn thiếu vốn, các công trình
chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn.
e) Các dự án khởi
công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật
sự cấp bách đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Nằm trong quy hoạch đã được
duyệt; đã xác định rõ nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; chậm nhất đến ngày 31 tháng 10 năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt quyết định đầu tư.
3.2. Chi thường xuyên
Trên cơ sở các nhiệm vụ chi theo phân cấp tại Quyết định 101/QĐ-UBND
ngày 09.8.2010 của UBND tỉnh và thu NSĐP được hưởng, các huyện, thành phố,
thị xã, các xã, phường, thị trấn khi xây dựng dự toán năm 2016 phải chủ động tính toán đầy đủ nhu cầu kinh phí để
thực hiện các nhiệm vụ chi đã phân cấp.
4. Các nhiệm vụ ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện và xã
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện năm 2015, các huyện, thành phố,
thị
xã xây dựng chi tiết cho từng nội dung bổ sung có mục tiêu sau:
4.1. Cấp bù miễn
thu
thuỷ lợi phí đối với các trạm bơm cục bộ trực tiếp tưới tiêu từ sông tự nhiên;
4.2. Kinh phí tăng thêm thực hiện chính sách an sinh xã hội (kinh phí thực hiện Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Nghị định 136/2013/NĐ-CP về
chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, Quyết định số 238/QĐ-UBND
ngày 07/7/2015 của UBND tỉnh về áp dụng mức chuẩn trợ cấp 270.000
đồng/người/tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP);
4.3. Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo;
4.4. Chi phí vận chuyển, xử
lý rác thải;
4.5. Kinh phí mua thẻ BHYT
và mai táng phí cho đối tượng theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày
08.11.2005 và Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ;
4.6. Chế độ đối với nghệ
nhân quan họ;
4.7. Hỗ trợ kinh phí điện
táng, hoả táng;
4.8. Chương trình sữa học đường;
4.9. Kinh phí hỗ trợ tiền ăn
trưa mẫu giáo 3 - 5 tuổi; giáo viên mầm non theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg
ngày 26.10.2011 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực vào năm 2015, Sở Tài chính
sẽ báo cáo UBND tỉnh dành nguồn theo mức thực hiện năm 2015, khi có văn bản hướng
dẫn của cấp có thẩm quyền sẽ triển khai thực hiện.
4.10. Chương trình hỗ trợ
xây dựng hạ tầng nông thôn:
- Tổng hợp chi tiết theo từng
lĩnh vực (giao thông, y tế, trường học …) và theo thứ tự công trình đã có quyết
định phê duyệt quyết toán, công trình hoàn thành, công trình chuyển tiếp;
- Các công trình thuộc các
thôn, xã có đất để xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của huyện;
- Các công trình dự kiến khởi
công mới được UBND tỉnh cho phép phê duyệt thiết kế dự toán hoặc khởi công xây
dựng; được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu trước ngày 31 tháng 10
năm 2015;
5. Dự toán nguồn và nhu cầu
thực hiện cải cách tiền lương năm 2016
5.1. Nguồn thực hiện cải cách tiền lương
Năm 2016, các địa phương, tiếp
tục chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Gồm:
- Nguồn thực hiện cải cách
tiền lương năm 2015 còn dư (bao gồm nguồn để lại tại các đơn vị chưa sử dụng hết
và nguồn còn lại tại ngân sách các cấp);
- Nguồn thu được để lại năm
2016 phải dành thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, gồm: 40% thu học
phí; một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính và
đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tiết kiệm 10% chi thường
xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương);
- 50% tăng thu dự toán tỉnh
giao năm 2016 so với dự toán ổn định năm 2011 (không kể tăng thu tiền sử dụng đất).
5.2. Nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương
Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương gồm:
- Chênh lệch tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, các khoản
trích nộp theo lương tăng thêm do
điều chỉnh
mức
lương tối
thiểu chung từ 730.000
đồng lên 1.150.000 đồng;
- Bảo hiểm xã hội tăng thêm 2% mức lương và phụ cấp hiện hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung là 1.150.000 đồng;
- Các chế độ phụ cấp lương do Trung ương ban hành sau ngày 30.9.2010:
25% phụ cấp công vụ, 30% phụ cấp đảng, phụ cấp thâm niên giáo viên, chênh
lệch phụ cấp ngành y tế tính theo mức lương tối thiểu chung là 1.150.000 đồng;
- Kinh
phí
tăng thêm thực hiện Luật dân quân tự vệ: chế độ phụ cấp, trợ
cấp
ngày công lao động. (Kinh
phí
tăng thêm thực hiện Pháp lệnh dự bị động viên: lương, chi trả trợ
cấp
gia đình được tính nhu cầu cải cách tiền lương kỳ sau
khi có Quyết định giao nhiệm vụ động viên của UBND tỉnh);
- Kinh phí tăng thêm của người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi và
đảng
viên dưới 75 tuổi được tăng huy hiệu 40 năm tuổi đảng theo Quyết định
288/2014/QĐ-UBND ngày 26.6.2014;
- Chênh lệch kinh phí giữa mức khoán
quỹ
phụ cấp đối với cán bộ không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo Quyết định số 285/2014/QĐ-
UBND ngày 26.6.2014;
- Kinh phí chi cho đội công tác xã hội tình nguyện;
- Kinh phí tăng thêm thực hiện
Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/01/2015; kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định
17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
6. Mẫu biểu xây dựng dự
toán
6.1. Các đơn vị dự toán
- Các biểu mẫu quy định tại phụ lục số
2 Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23.6.2003 của Bộ Tài chính; các biểu mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17.01.2006 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ; các biểu mẫu quy định tại Thông tư tịch số 71/2006/TT-BTC ngày 09.8.2006 của Liên Bộ Tài chính.
- Báo cáo nguồn và nhu cầu cải cách tiền lương theo biểu số 01, 01a đính kèm công văn này.
6.2. Ngân sách huyện
- Các biểu mẫu theo các mẫu
biểu quy định tại phụ lục 06 Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23.6.2003 của Bộ Tài
chính, gồm các biểu: 02, 04, 05, 08, 09, 11, 12, 17, 18, 20, 21, 22, 24, 26, 28, 34;
- Các biểu mẫu theo các mẫu
biểu quy định tại Thông tư 102/2015/TT- BTC ngày 27.6.2014 của Bộ Tài chính, gồm
các biểu: 01, 03, 09, 10, 12, 13;
- Báo cáo nguồn và nhu cầu cải
cách tiền lương, nhu cầu kinh phí hỗ trợ hạ tầng nông thôn, hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp theo các mẫu biểu đính kèm công văn này.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Căn cứ số kiểm tra đã được
thông báo, các quy định, các văn bản hướng dẫn về lập dự toán của Trung ương và
hướng dẫn này, các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị
xã tổ chức xây dựng, tổng hợp, gửi dự toán về Sở Tài chính chậm nhất ngày
30.9.2015.
2. Về thảo luận dự toán ngân
sách năm 2015
- Sở Tài chính sẽ mời các
đơn vị dự toán thuộc tỉnh thảo luận, mời Phòng Tài chính các huyện, thành phố,
thị xã làm việc về dự toán ngân sách, thời gian dự kiến trong tháng 10.2015;
- Thời kỳ ổn định ngân sách
giai đoạn 2011-2015 kéo dài đến hết năm 2016, do vậy UBND các huyện, thành phố,
thị xã có yêu cầu thảo luận dự toán, đề nghị làm văn bản gửi Sở Tài chính trước
ngày 15.9.2015;
Đề nghị các đơn vị dự toán,
Phòng Tài chính các huyện, thành phố, thị xã xây dựng dự toán theo đúng mẫu biểu
đã hướng dẫn tại điểm 6 - phần II và các tài liệu đánh giá, thuyết minh, giải
trình theo các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn
này./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (b/c);
- Văn phòng Tỉnh uỷ, VP UBND tỉnh;
- Các ban,
ngành, đoàn thể tỉnh;
- Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, TP,TX;
- Phòng TCKH các
huyện, TP,TX;
- Phòng THTK;
- Lưu: VT, QLNS, HCSN, TCĐT, LĐ.
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hải
|