ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LIÊN SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - SỞ TÀI CHÍNH - SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2383/LCQ-SNN-STC-SLĐTBXH
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2013
|
HƯỚNG DẪN
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 41/2013/QĐ-UBND NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ MỨC HỖ
TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND
ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về
các chế độ, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số
nội dung thực hiện Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về các chế độ,
chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, như sau:
I. Phạm vi điều chỉnh:
Hướng dẫn này nhằm triển khai thực hiện
Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành
phố về ban hành Quy định về các chế độ, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu
quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Nội dung cụ thể:
1. Đối tượng áp dụng:
Thực hiện theo khoản 2, Điều 1 của
Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận là Ủy
ban nhân dân quận - huyện.
Để giúp cho
chính quyền các cấp thực hiện kịp thời, chính xác công tác quản lý và hỗ trợ, cứu
trợ thiên tai, Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn cần thành lập
Hội đồng để thực hiện việc thống kê, kiểm kê, đánh giá thiệt hại thực tế và đề
xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ sau thiên tai, cụ thể:
- Đối với Ủy ban
nhân dân phường - xã - thị trấn: thành lập Hội đồng kiểm kê,
đánh giá thiệt hại gồm thành phần cơ bản như sau: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường - xã - thị trấn, cán bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Trưởng ấp - khu phố.
- Đối với Ủy ban nhân dân quận - huyện:
thành lập Hội đồng thẩm định thiệt hại gồm thành phần cơ bản như sau: Lãnh đạo Ủy
ban nhân dân quận - huyện, phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế, phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội, phòng Tài chính Kế hoạch, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt quận - huyện.
Tùy thực tế tình hình ảnh hưởng của
thiên tai đến ngành, lĩnh vực nào, các quận - huyện, phường - xã - thị trấn bổ
sung thành viên Hội đồng phụ trách ngành, lĩnh vực đó nhằm giúp việc đánh giá,
thẩm định thiệt hại, áp dụng chế độ, chính sách hỗ trợ, cứu trợ chính xác, đúng
quy định về thương vong, sản xuất (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, nghề muối,
cơ sở tiểu thủ công nghiệp), nhà ở, công trình...
2. Mức hỗ trợ:
- Thực hiện theo Điều 3 của Quy định
ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND.
- Đối với hộ gia đình có nhà bị đổ, sập,
trôi, cháy, hư hỏng có mức thiệt hại 80% thì hỗ trợ theo quy định tại tiết thứ
11 điểm b, khoản 2, Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
41/2013/QĐ-UBND ngày 27/9/2013.
- Đối với mức trợ giúp cứu đói quy định
tại tiết 1, khoản 4, căn cứ vào tình hình thực tế và mức độ thiệt hại của người
dân bị ảnh hưởng, Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định thời gian hỗ trợ phù hợp,
đảm bảo cho người dân ổn định cuộc sống nhưng tối đa không quá 03 tháng.
- Đối với chính sách hỗ trợ cây trồng,
vật nuôi, thủy sản bị ảnh hưởng của thiên tai quy định tại khoản 5, Điều 3 của
Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 27/9/2013:
Căn cứ mức hỗ trợ quy định tại Điều 1
Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ
sung Điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định
về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và căn cứ vào tình hình thực tế
tại địa phương, Ủy ban nhân dân quận, huyện xác định mức độ thiệt hại của từng
loại cây trồng; từng loại gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy, hải sản bị thiên
tai và mức hỗ trợ cụ thể cho các hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp
tác xã bị thiệt hại trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
quận - huyện:
Thực hiện theo Điều 8 của Quy định
ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND. Trong đó, công tác thống kê,
kiểm kê, đánh giá mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ giống khôi phục sản xuất thực
hiện sau:
- Đối với nhà ở của người dân bị sập,
tốc mái, hư hỏng phải thống kê rõ họ tên chủ hộ, địa chỉ, nhân khẩu, kết cấu
nhà; đồng thời, phải ghi rõ mức độ thiệt hại như nhà sập hoàn toàn, nhà sập một
phần, nhà hư hỏng một phần, tốc mái hoàn toàn, tốc mái một phần. Ngoài ra đối với
các công trình công cộng như điện, viễn thông, cây xanh, trụ sở, trường học, trạm
xá, chợ, công trình văn hóa, phòng chống thiên tai...các
cơ quan chủ quản thực hiện kiểm kê, thẩm định, đánh giá
thiệt hại theo đúng quy định. Đối với tàu, thuyền, ghe bị chìm, hư hỏng phải thống
kê rõ chủ phương tiện, số hiệu và tải trọng, vị trí khu vực bị chìm.
- Tổng hợp, kiểm kê, đánh giá thiệt hại
thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Quyết định số 31
QĐ/PCLBTW ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão
Trung ương và Hướng dẫn cách tính và giải thích cụ thể các hạng mục trong bảng
tổng hợp thiệt hại kèm theo.
- Thời gian tổ chức đánh giá, thẩm định
thiệt hại, tổng hợp, báo cáo và đề xuất hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: chậm
nhất là 05 ngày kể từ khi thiên tai kết thúc. Đối với thiên tai xảy ra trên diện
rộng, gây thiệt hại lớn thì thời gian được kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
- Báo cáo đánh giá, thẩm định thiệt hại
và đề xuất hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai của quận - huyện,
phường - xã - thị trấn phải công khai đúng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy
định ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND.
Các nội dung khác không đề cập trong
Hướng dẫn này, thực hiện theo quy định tại Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân quận - huyện báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp,
tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
(Đính kèm Phụ lục số 04 ban hành
kèm theo Quyết định số 31 QĐ/PCLBTW ngày 24 tháng
02 năm 2012 của Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Hướng
dẫn cách tính và giải thích cụ
thể các hạng mục trong bảng tổng hợp thiệt hại).
SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
|
SỞ TÀI CHÍNH
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Tạ Quang Vinh
|
SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Công Lý
|
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Thường trực UBND TP (b/c);
- Ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch
UBND TP (b/c);
- Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP (b/c);
- Văn phòng UBND TP;
- UBND các quận, huyện;
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam TP;
- Các Thành viên Ban Chỉ huy PCLB và TKCN TP;
- Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT;
- P.KHTC Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- Chi cục Thủy lợi và PCLB;
- Lưu, VT, PCLB, KT - T.V
(74).
|
Phụ lục số 4: (Ban hành kèm theo Quyết định số 31
QĐ/PCLBTW ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Trưởng ban chỉ đạo PCLBTW).
BẢNG THỐNG KÊ THIỆT HẠI DO THIÊN
TAI GÂY RA
Tên địa phương:…….….…………………………………………………………………….
Loại thiên tai:…….………….…………………………..…………………………………….
Nơi xảy ra thiên tai:……………….…………………………….……………………………..
Trong đó: Các xã phường, thị trấn bị
thiệt hại nặng (ghi tên xã phường thuộc từng Quận/Huyện):…………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………...
Từ ngày.................... đến
ngày..................tháng...............năm................
TT
|
Loại
thiệt hại
|
Mã
|
Hạng
mục
|
Đơn
vị tính
|
Tổng
thiệt hại
|
Ghi
chú
|
Tỉnh/thành
phố
|
Số
lượng
|
Đơn
giá (đồng)
|
Giá
trị
(Tr. đồng)
|
1
|
NGƯỜI
|
NG01
|
Số người chết
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG011
|
Trong đó: Trẻ em (dưới 16
tuổi)
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG012
|
Nữ giới
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG02
|
Số người mất tích
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG021
|
Trong đó: Trẻ em (dưới
16 tuổi)
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG022
|
Nữ giới
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG03
|
Số người bị thương
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG031
|
Trong đó: Trẻ em (dưới
16 tuổi)
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG032
|
Nữ giới
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG04
|
Số hộ bị ảnh hưởng
|
hộ
|
|
x
|
x
|
|
|
|
NG05
|
Số người bị ảnh hưởng
|
người
|
|
x
|
x
|
|
2
|
NHÀ
VÀ TÀI SẢN
|
NH01
|
Nhà sập đổ, cuốn trôi
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH011
|
Nhà kiên cố
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH012
|
Nhà bán kiên cố
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH013
|
Nhà tạm
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH02
|
Nhà bị tốc mái, hư hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH021
|
Nhà kiên cố
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH022
|
Nhà bán kiên cố
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH023
|
Nhà tạm
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH03
|
Nhà bị ngập nước
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
NH04
|
Các thiệt hại khác (*)
|
tr
đồng
|
x
|
|
|
|
3
|
GIÁO
DỤC
|
GD01
|
Số điểm trường bị ảnh hưởng
|
điểm
trường
|
|
|
|
|
|
|
GD011
|
Phòng học bị sập đổ,cuốn trôi
|
phòng
|
|
|
|
|
|
|
GD012
|
Phòng học bị tốc mái, hư hại
|
phòng
|
|
|
|
|
|
|
GD013
|
Phòng học ngập nước
|
phòng
|
|
|
|
|
|
|
GD02
|
Số học sinh, sinh viên phải nghỉ
học
|
người
|
|
x
|
x
|
|
|
|
GD03
|
Bàn ghế bị thiệt hại
|
bộ
|
|
|
|
|
|
|
GD04
|
Sách bị thiệt hại
|
cuốn
sách
|
|
|
|
|
|
|
GD05
|
Các thiệt hại khác (*)
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
4
|
Y
TẾ
|
YT01
|
Số BV,T.tâm Y tế;trạm xá bị ảnh
hưởng
|
điểm
|
|
|
|
|
|
|
YT011
|
Số phòng bị sập đổ, cuốn trôi
|
phòng
|
|
|
|
|
|
|
YT012
|
Số phòng bị tốc mái, hư hỏng
|
phòng
|
|
|
|
|
|
|
YT013
|
Số phòng bị ngập nước
|
phòng
|
|
|
|
|
|
|
YT02
|
Các thiệt hại khác (*)
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
5
|
NÔNG
LÂM, NGHIỆP
|
NN01
|
Diện tích lúa bị thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN011
|
Trong đó: Mất trắng (trên
70%)
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN012
|
Giảm sản lượng (từ 30% đến 70%)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
NN02
|
Diện tích hoa, rau màu bị thiệt
hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN021
|
Trong đó: Mất trắng (trên
70%)
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN022
|
Giảm sản lượng (từ 30% đến 70%)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
NN03
|
Diện tích cây công nghiệp dài
ngày bị thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN031
|
Trong đó: Mất trắng (trên
70%)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
NN032
|
Giảm sản lượng (từ 30% đến 70%)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
NN04
|
Diện tích cây công nghiệp ngắn
ngày thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN041
|
Trong đó: Mất trắng (trên 70%)
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN042
|
Giảm sản lượng (từ 30% đến 70%)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
NN05
|
Diện tích cây ăn quả tập trung
bị thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN051
|
Trong đó: Mất trắng (trên
70%)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
NN052
|
Giảm sản lượng (từ 30% đến 70%)
|
Ha
|
|
|
|
|
|
NN06
|
Diện tích rừng bị thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN07
|
Diện tích ruộng muối bị thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN08
|
Diện tích đất canh tác bị xâm lấn,
ngập mặn, xói lở, bồi lấp
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN09
|
Đất thổ cư bị xói lở, bồi lấp
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN10
|
Cây giống bị thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
NN11
|
Hạt giống bị thiệt hại
|
tấn
|
|
|
|
|
|
NN12
|
Lương thực bị thiệt hại
|
tấn
|
|
|
|
|
|
NN13
|
Đại gia súc bị chết
|
con
|
|
|
|
|
|
NN14
|
Tiểu gia súc bị chết
|
con
|
|
|
|
|
|
NN15
|
Gia cầm bị chết
|
con
|
|
|
|
|
|
NN16
|
Thuốc trừ sâu bị trôi
|
tấn
|
|
|
|
|
|
NN17
|
Phân bón bị trôi
|
tấn
|
|
|
|
|
|
NN18
|
Muối bị thiệt hại
|
tấn
|
|
|
|
|
|
NN 19
|
Thức ăn gia súc, gia cầm bị hư
hại
|
tấn
|
|
|
|
|
|
NN 20
|
Cây cảnh bị thiệt hại
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
|
NN 21
|
Các thiệt hại khác (*)
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
6
|
THỦY
LỢI
|
TL01
|
Đê từ cấp III đến cấp đặc biệt
bị hư hại
|
|
|
|
|
|
|
|
TL011
|
Chiều dài
|
m
|
|
x
|
x
|
|
|
|
TL012
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL013
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL02
|
Đê từ cấp IV trở xuống, đê bối,
bờ bao bị thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
TL021
|
Chiều dài
|
m
|
|
x
|
x
|
|
|
|
TL022
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL023
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL03
|
Kè bị thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
TL031
|
Chiều dài
|
m
|
|
x
|
x
|
|
|
|
TL032
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL033
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL04
|
Kênh mương bị thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
TL041
|
Chiều dài
|
m
|
|
x
|
x
|
|
|
|
TL042
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL043
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL05
|
Hồ chứa, đập dâng bị thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TL051
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL052
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
TL06
|
Số trạm bơm bị thiệt hại
|
trạm
|
|
|
|
|
|
|
TL07
|
Công trình thủy lợi khác bị thiệt
hại
|
|
|
|
|
|
|
|
TL071
|
Công trình thủy lợi kiên cố bị
đổ trôi, thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TL072
|
Công trình thủy lợi tạm bị
trôi, thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TL08
|
Các thiệt hại khác(*)
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
7
|
GIAO
THÔNG
|
GT01
|
Đường quốc lộ, tỉnh lộ bị thiệt
hại
|
|
|
|
|
|
|
|
GT011
|
Chiều dài sạt lở, cuốn trôi, hư
hại
|
m
|
|
|
x
|
|
|
|
GT012
|
Chiều dài bị ngập
|
m
|
|
|
x
|
|
|
|
GT013
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
GT014
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
GT02
|
Đường giao thông nông thôn bị
thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
GT021
|
Chiều dài sạt lở, cuốn trôi
|
m
|
|
|
x
|
|
|
|
GT022
|
Chiều dài bị ngập
|
m
|
|
|
x
|
|
|
|
GT023
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
GT124
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
GT03
|
Đường sắt bị thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
GT031
|
Chiều dài sạt lở, cuốn trôi
|
m
|
|
|
x
|
|
|
|
GT032
|
Chiều dài bị ngập
|
m
|
|
|
x
|
|
|
|
GT033
|
Khối lượng đất
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
GT034
|
Khối lượng đá, bê tông
|
m3
|
|
|
|
|
|
|
GT04
|
Cầu, cống bị thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
GT041
|
Cầu kiên cố bị trôi, phá hủy
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT042
|
Cầu kiên cố bị hư hỏng
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT043
|
Cầu tạm (gỗ, ván) bị trôi,
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT044
|
Cầu tạm (gỗ, ván) bị hư hỏng
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT045
|
Ngầm kiên cố bị trôi, thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT05
|
Các phương tiện giao thông khác
bị thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
GT051
|
Phà, canô, tầu vận tải thủy bị
chìm
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT052
|
Phà, canô, tầu vận tải thủy bị
thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT053
|
Ô tô, xe chuyên dùng bị thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT054
|
Xuồng ghe, tàu thuyền phục vụ
giao thông bị thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
GT06
|
Điểm đường giao thông bị ngập
gây ách tắc
|
điểm
|
|
|
|
|
|
|
GT07
|
Bến cảng bị thiệt hại
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
|
|
GT08
|
Sân bay bị hư hại
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
|
|
GT09
|
Các thiệt hại khác (*)
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
8
|
THỦY
SẢN
|
TS01
|
Diện tích nuôi trồng thủy, hải
sản bị thiệt hại
|
ha
|
|
|
|
|
|
|
TS01
|
Thiệt hại trên 70%
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
TS02
|
Thiệt hại từ 30% đến 70%.
|
Ha
|
|
|
|
|
|
|
TS02
|
Số lượng tôm, cá thịt bị mất
|
tấn
|
|
|
|
|
|
|
TS03
|
Tôm, cá giống bị mất
|
|
|
|
|
|
|
|
TS031
|
Giống tôm
|
vạn
con
|
|
|
|
|
|
|
TS032
|
Giống cá
|
vạn
con
|
|
|
|
|
|
|
TS033
|
Các loại giống khác
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
|
|
TS04
|
Các loại thủy, hải sản khác bị
mất
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
|
|
TS05
|
Lồng, bè, ao hầm nuôi tôm, cá bị
thiệt hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TS06
|
Phương tiện khai thác thủy, hải
sản bị thiệt hại
|
|
|
|
|
|
|
|
TS061
|
Tầu thuyền (>100CV) bị chìm,
bị phá hủy
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TS062
|
Tầu thuyền (>100CV) bị mất
tích
|
|
|
|
|
|
|
|
TS063
|
Tầu thuyền (>100CV) bị hư hỏng
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TS064
|
Tầu thuyền (từ 50CV đến 100CV)
bị chìm, phá hủy
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TS065
|
Tầu thuyền (từ 50CV đến 100CV)
bị mất tích
|
|
|
|
|
|
|
|
TS066
|
Tầu thuyền (từ 50CV đến 100CV)
bị hư hỏng
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TS067
|
Tầu thuyền (<50CV) bị
chìm,phá hủy
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TS068
|
Tầu thuyền (<50CV) bị thiệt
hại
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
TS069
|
Chài, lưới bị thiệt hại
|
tấn
|
|
|
|
|
|
|
TS07
|
Các thiệt hại khác(*)
|
tr
đồng
|
x
|
x
|
|
|
HƯỚNG DẪN GIẢI THÍCH BẢNG BIỂU THỐNG KÊ THIỆT HẠI
(Phụ lục 4)
1. Một số định nghĩa và quy định
chung
1.1. Trẻ em: Trẻ em là những người dưới 16 tuổi.
1.2. Nữ giới: Là những người có giới tính là nữ không kể
tuổi tác.
1.3. Người được tính là người sinh
sống tại địa phương
- Những người đã và đang sống ổn định
tại địa phương.
- Những người mới đến nhưng có ý định
sống lâu dài tại địa phương: người mới chuyển đến làm ăn sinh sống, bộ đội xuất ngũ, trẻ em mới sinh, con dâu/rể
về nhà bố mẹ chồng/vợ, bố/mẹ đến ở với con cái...
- Những học sinh/sinh viên từ các địa
phương khác đến học tập và ở lại tại địa phương ít nhất 4 ngày/tuần.
1.4. Người không được tính là người sinh sống tại địa
phương bao gồm:
- Người từ địa phương khác đến thăm
viếng không với mục đích sống tại đó.
- Người từ nơi khác trôi dạt về.
- Người từ địa phương khác đi qua nơi
xảy ra thiên tai.
1.5. Giá trị còn lại của nhà, trụ
sở cơ quan hoặc các
công trình đang sử dụng được tính theo phương pháp trừ khấu hao theo công thức sau:
Giá
trị còn lại
|
=
|
Tổng
giá trị xây mới và sửa chữa lớn
|
-
|
Tổng
giá trị xây mới và sửa chữa lớn
|
x
|
Số
năm đã sử dụng
|
Số
năm có thể sử dụng
|
Trong đó:
- Tổng giá trị xây mới và sửa chữa lớn
được tính như sau:
Tổng
giá trị xây mới và sửa chữa lớn
|
=
|
Tổng diện tích sử
dụng của nhà/công trình (m²)
|
x
|
Đơn giá xây mới 1
m² tại thời điểm hiện tại
|
+
|
Tổng giá trị các lần
sửa chữa lớn
|
- Sửa chữa lớn: Là công việc sửa chữa
nhằm cải tạo, khôi phục, làm tăng diện tích sử dụng và kéo
dài thời gian sử dụng của ngôi nhà. Sửa chữa lớn thường làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà.
- Số năm có thể sử dụng là số năm đảm
bảo đủ an toàn cho việc sử dụng theo như hồ sơ thiết kế hoặc số năm đủ đảm bảo an toàn sử dụng dựa theo phân loại nhà/công trình.
- Số năm đã sử dụng là số năm kể từ khi
ngôi nhà/công trình đó hoàn thiện và đưa vào sử dụng cho đến lúc bị ảnh hưởng của
thiên tai.
- Đơn giá xây mới 1 m2
nhà/công trình được tính cho từng loại nhà tại thời điểm nhà bị thiệt hại (nhà
kiên cố, nhà bán kiên cố hoặc nhà tạm), giá này do các địa phương tự quy định.
* Chú ý: Nếu giá trị còn lại của nhà/công trình bằng
hoặc nhỏ hơn giá trị nhà tạm (giá trị nhà tạm do địa phương quy định), thì quy
định giá trị còn lại của ngôi nhà/công trình đó bằng giá
trị nhà tạm.
1.6. Khái niệm về các loại nhà
- Nhà kiên cố: gồm biệt thự, nhà cao
tầng, nhà một tầng mái bằng, thời gian sử dụng cao (từ 20 năm trở lên).
- Nhà bán kiên cố: là nhà có chất lượng
xây dựng và thời gian sử dụng thấp so với nhà kiên cố (khoảng dưới 20 năm). Bao
gồm các nhà tường xây hay ghép gỗ, mái ngói, mái tôn (hoặc vật liệu tương
đương).
- Nhà tạm và các loại nhà khác: là
các loại nhà không thuộc các nhóm trên. Gồm nhà có kết cấu vật liệu đơn giản
như các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng để ở có tính chất tạm thời.
1.7. Trong Phụ lục 4 (Bảng thống kê thiệt hại): Đối với những dòng có đánh dấu “x” thì không ghi
thông tin
2. Các quy định cụ thể
2.1. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về
người
2.1.1. Số người chết
a. Khái
niệm/định nghĩa
Người chết là những người mà ngay trước
khi thiên tai xảy ra sống tại đơn vị hành chính báo cáo đã
bị chết do thiên tai gây ra và đã tìm thấy thi thể.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống
kê.
Người chết do bị ốm hoặc do những
nguyên nhân không liên quan đến thiên tai không được tính
vào danh sách người chết do thiên tai. Những trường hợp người chết không phải
là người đang sinh sống tại địa phương cần phải ghi rõ trong phần ghi chú.
c. Đơn vị tính: Người
2.1.2. Số người mất tích
a. Khái niệm/định nghĩa
Người mất tích là những người mà ngay
trước khi thiên tai xảy ra sống tại đơn vị hành chính báo cáo bị mất tích, có
thể đã bị chết do thiên tai nhưng chưa tìm thấy thi thể hoặc chưa có tin tức
sau khi thiên tai xảy ra.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống
kê.
Sau một tháng, nếu không có tin tức
gì về số người mất tích này thì sẽ tính họ vào những người
đã chết do thiên tai.
c. Đơn vị tính: Người
2.1.3. Số người bị thương
a. Khái niệm/định nghĩa
Người bị thương là những người bị tổn
thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến cuộc
sống bình thường. Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm trí do biến cố
ảnh hưởng đến gia đình và bản thân không được tính là số
người bị thương.
b. Phương pháp tính
Đếm và thống kê.
c. Đơn vị tính: Người
2.1.4. Số hộ bị ảnh hưởng
a. Khái
niệm/định nghĩa
Số hộ bị ảnh hưởng bao gồm những hộ bị
thiệt hại về người, tài sản hoặc những hộ phải di dời do ảnh hưởng trực tiếp của
thiên tai.
Những trường hợp bị mất tài sản do
tình trạng mất trật tự an ninh do thiên tai gây ra không được tính.
b. Phương pháp tính
Đếm và thống kê.
c. Đơn vị tính: Hộ gia đình.
2.1.5. Số người bị ảnh hưởng
a. Khái niệm/định nghĩa
Người bị ảnh hưởng bởi thiên tai là
những người bị ốm, bị thương, phải sơ tán, mất người thân,
mất tài sản trực tiếp do thiên tai.
b. Phương pháp tính
Đếm và thống kê.
c. Đơn vị tính: Người
2.2. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về
nhà ở
2.2.1. Nhà sập đổ, cuốn trôi
a. Khái niệm/định nghĩa
Nhà ở bị sập đổ, bị cuốn trôi là những
ngôi nhà ở của dân (gồm cả nhà tập thể, nhà ở của dân do nhà nước cấp) bị sập đổ
hoàn toàn hoặc bị cuốn trôi do ảnh hưởng của lụt, bão thiên tai mà không thể sửa
chữa hoặc khắc phục lại được.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống
kê.
- Giá trị thiệt hại: tính giá trị còn
lại của từng ngôi nhà theo phương pháp trừ khấu hao.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.2.2. Nhà bị tốc mái, hư hại
a. Khái niệm/định nghĩa
Nhà ở bị hư hại là nhà ở của dân bị
hư hại một phần như tốc mái, lở tường... do ảnh hưởng trực
tiếp của lụt, bão mà có thể sửa chữa, khôi phục hoặc cải tạo lại đảm bảo an
toàn để ở.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống
kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của ngôi nhà x % mức độ thiệt hại.
- Mức độ thiệt hại: Gồm các tài sản bị
hư hỏng đến mức thiệt hại từ 50% trở lên (hư hỏng nặng) hoặc những tài sản bị
ngập nước, thấm nước, hư hỏng mức độ dưới 50% (hư hỏng một phần).
c. Đơn vị tính:
- Số lượng: Cái
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.2.3. Nhà bị ngập nước
a. Khái niệm/định nghĩa
Nhà bị ngập nước là những ngôi nhà ở
của dân bị ngập sàn, nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên đối với diện tích sinh
hoạt thường xuyên.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống
kê.
- Tính giá trị thiệt hại: Giá trị còn
lại của ngôi nhà x % mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính:
- Số lượng: Cái
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.2.4. Các thiệt hại khác
a. Khái niệm/định nghĩa
- Các thiệt hại khác: Là toàn bộ tài
sản của các hộ gia đình như: bàn, ghế, giường, tủ, máy giặt, máy tính, ti vi,
điện thoại... bị cuốn trôi hoặc bị hỏng (có thể hoặc không thể sửa chữa được)
do thiên tai gây ra.
- Các loại tài sản (có trong hộ gia
đình) như sau không được tính vào mục Các thiệt hại khác mà tính vào các hạng mục
đã có trong biểu bảng:
+ Lương thực, thực phẩm.
+ Thuốc trừ sâu.
+ Phân bón.
+ Ô tô các loại.
b. Phương pháp tính
- Số lượng: Đếm và thống kê chi tiết
trong phụ lục Bảng danh mục các loại thiệt hại kèm theo.
- Đối với các đồ dùng lâu bền và tài
sản của hộ: giá trị thiệt hại là giá trị của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt
hại (nếu đem bán).
c. Đơn vị tính
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
Lưu ý: Mục các thiệt hại khác gửi kèm Bảng danh
mục các loại thiệt hại kèm theo (bao gồm: Tên loại thiệt hại, số lượng và giá
trị thiệt hại tương ứng đối với từng loại thiệt hại đó).
2.3. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về
giáo dục
2.3.1. Số điểm
trường bị ảnh hưởng
a. Khái niệm/định nghĩa
- Điểm trường là cơ sở vật chất của
trường học, là nơi cho học sinh đến học. Một trường học có thể có nhiều điểm trường.
- Điểm trường bị ảnh hưởng trực tiếp
của thiên tai là các điểm trường có cơ sở vật chất như
phòng học, bàn ghế, sách vở, dụng cụ học tập dành cho học
sinh... bị thiệt hại bởi thiên tai.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống
kê.
- Giá trị thiệt hại là tổng giá trị
thiệt hại của: phòng học bị đổ trôi, phòng học bị hư hại, phòng học bị ngập nước,
bàn ghế bị hư hại, sách vở bị hư hại và thiết bị giáo dục bị thiệt hại.
- Giá trị thiệt hại của chỉ tiêu GD01
= Giá trị thiệt hại của chỉ tiêu GD011 + Giá trị thiệt hại của chỉ tiêu GD012 +
Giá trị thiệt hại của chỉ tiêu GD013.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Điểm
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.3.2. Phòng học
bị sập đổ, cuốn trôi
a. Khái niệm/định nghĩa
- Phòng học là cơ sở vật chất của trường
học, nơi học sinh thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giáo viên giảng
bài, không phân biệt số ca, số lớp hay số người sử dụng.
- Phòng học bị đổ, trôi là phòng học
bị lụt, bão, thiên tai làm sập đổ không thể khắc phục/sửa
chữa để đảm bảo an toàn cho học sinh có thể ngồi học được hoặc bị trôi mất hoàn
toàn.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại của phòng học bị
sập đổ, cuốn trôi = Giá trị còn lại của phòng học.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Phòng
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.3.3. Phòng học
bị tốc mái, hư hại
a. Khái niệm/định nghĩa
Phòng học bị tốc mái, hư hại là phòng
học bị tốc mái, lở tường.... do ảnh hưởng trực tiếp của lụt, bão mà có thể sửa chữa, khôi phục hoặc cải tạo lại đảm bảo an toàn cho học
sinh có thể ngồi học.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của phòng học x % Mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính:
- Số lượng: Phòng
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.3.4. Phòng học
ngập nước
a. Khái niệm/định nghĩa
Phòng học bị ngập nước là những phòng
học bị ngập sàn, ngập nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên do ảnh hưởng trực tiếp
của thiên tai.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của phòng học x % Mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Phòng
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.3.5. Nhà tập thể
và nhà bán trú cho học sinh bị thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
- Nhà tập thể và
nhà bán trú cho học sinh là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh nghỉ
ngơi, sinh hoạt,... thường xuyên sau những giờ không phải lên lớp.
- Nhà tập thể và nhà bán trú cho học
sinh bị thiệt hại là nhà bị thiên tai làm sập đổ hoàn toàn
(không thể khắc phục/sửa chữa) hoặc bị tốc mái, hư hại (có
thể sửa chữa, khôi phục hoặc cải tạo lại).
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại của nhà tập thể
và nhà bán trú bị thiệt hại = Giá trị còn lại của nhà tập thể và nhà bán trú.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.3.6. Số học sinh, sinh viên phải nghỉ học
a. Khái niệm/định nghĩa
- Học sinh/sinh viên là những người
có tên trong danh sách đang theo học các lớp thuộc các trường học.
- Học sinh/sinh viên phải nghỉ học là
những học sinh, sinh viên đang học tại các điểm trường
đóng tại đơn vị hành chính báo cáo không đến lớp được do
đường bị ngập lụt, trường học bị hỏng hoặc lụt bão quá nguy hiểm không thể đến
trường học được.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Không ước tính thiệt hại cho mục
này.
c. Đơn vị tính
Số lượng: Người
2.3.7. Bàn ghế bị
thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
Bàn ghế bị thiệt hại là những bộ bàn
ghế để học sinh ngồi học trong các phòng học bị hư hỏng toàn bộ, bị cuốn trôi
hoặc hư hại một phần do ảnh hưởng trực tiếp của lụt, bão, thiên tai mà có thể sửa
chữa được.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại: bằng giá trị hiện
tại của bộ bàn ghế.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Bộ
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.3.8. Sách bị
thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
Sách bị hư hại do ảnh hưởng trực tiếp
của lụt, bão là những loại sách giáo khoa của các điểm trường dùng cho việc giảng
dạy bị hư hỏng toàn bộ hoặc bị cuốn trôi.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Σ(từng loại
sách x đơn giá sách mới của loại sách đó).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cuốn sách
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.3.9. Các thiệt
hại khác
a. Khái niệm/định nghĩa
Các thiệt hại khác: Là toàn bộ tài sản
có trong các điểm trường đóng tại đơn vị hành chính báo cáo bị thiệt hại do
thiên tai gây ra như: thiết bị giáo dục, tủ, giá để sách....
b. Phương pháp tính
- Số lượng: Đếm và thống kê chi tiết
trong phụ lục Bảng danh mục các loại thiệt hại kèm theo.
- Đối với tài sản của các điểm trường:
Giá trị thiệt hại là giá trị của tài sản đó tại thời điểm bị thiệt hại (nếu đem
bán).
c. Đơn vị tính
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
Lưu ý: Gửi kèm Bảng danh mục các loại thiệt hại
kèm theo (bao gồm: tên loại thiệt hại, số lượng và giá trị thiệt hại tương ứng
đối với từng loại thiệt hại đó).
2.4. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về y
tế
2.4.1. Số bệnh viện,
trung tâm Y tế, trạm xá bị ảnh hưởng
a. Khái niệm/định nghĩa
Bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá là
các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân đóng trên địa bàn đơn vị hành chính
báo cáo có các cơ sở vật chất bị hư hỏng hoặc bị cuốn trôi do ảnh hưởng trực tiếp
của thiên tai gây ra. (Không tính các cửa hàng bán thuốc).
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Σ giá trị thiệt
hại của (Số phòng bị sập đổ, cuốn trôi + Số phòng bị tốc mái, hư hại + Số phòng bị ngập nước).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Điểm
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.4.2. Số phòng bị sập đổ, cuốn trôi
a. Khái niệm/định nghĩa
- Phòng bệnh viện, trung tâm y tế, trạm
xá là diện tích được ngăn kín đáo và có cửa ra vào tách riêng với phòng khác
trong đó có các giường bệnh hoặc các thiết bị y tế phục vụ
cho việc khám chữa bệnh.
- Phòng bệnh viện, trung tâm y tế, trạm
xá bị đổ trôi là những phòng bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá thuộc cơ sở y tế
đóng trên địa bàn đơn vị báo cáo bị sập đổ hoàn toàn không thể sửa chữa để có
thể sử dụng lại được hoặc bị cuốn trôi mất do ảnh hưởng trực tiếp của thiên
tai.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại của phòng bệnh viện,
trung tâm y tế, trạm xá = Giá trị còn lại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Phòng
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.4.3. Số phòng bị tốc mái, hư hỏng
a. Khái niệm/định nghĩa
Phòng bệnh viện, trung tâm y tế, trạm
xá bị tốc mái, hư hỏng là những phòng bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá bị tốc
mái, lở tường,...do lụt, bão thiên tai gây ra và có thể sửa
chữa lại đủ đảm bảo an toàn cho việc sử dụng.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
x % Mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Phòng
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.4.4. Số phòng bị ngập nước
a. Khái niệm/định nghĩa
Phòng bệnh viện, trung tâm y tế, trạm
xá là những phòng bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá dùng cho việc khám chữa bệnh
bị ngập sàn, nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
x % Mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Phòng
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.4.5. Các thiệt
hại khác
a. Khái niệm/định nghĩa
Các thiệt hại khác: là toàn bộ tài sản
có trong các cơ sở y tế Nhà nước hoặc tư nhân hiện đóng trên địa bàn đơn vị
hành chính báo cáo bị thiệt hại do thiên tai gây ra như:
giường bệnh, máy móc y tế, thuốc chữa bệnh...
b. Phương pháp tính
- Số lượng: Đếm và thống kê chi tiết trong phụ lục Bảng danh mục các loại thiệt hại
kèm theo.
- Giá trị thiệt hại: Đối với tài sản
của các cơ sở y tế thì tính giá trị thiệt hại là giá trị của tài sản đó tại thời
điểm bị thiệt hại (nếu đem bán).
c. Đơn vị tính
Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
d. Lưu ý: Gửi kèm Bảng danh mục các loại thiệt hại kèm theo (bao gồm: tên loại
thiệt hại, số lượng và giá trị thiệt hại tương ứng đối với từng loại thiệt hại
đó).
2.5. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về
các công trình khác
2.5.1. Công trình
văn hóa bị sập đổ, cuốn trôi
a. Khái niệm/định nghĩa
- Công trình văn hóa bị sập đổ, cuốn
trôi là những công trình văn hóa bị phá hủy hoàn toàn do thiên
tai gây ra không thể sửa chữa để tái sử dụng.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê số công trình văn
hóa bị sập đổ, cuốn trôi.
- Đối với công
trình văn hóa thường = Giá trị còn lại của công trình.
- Đối với Di sản văn hóa và di tích lịch
sử: không tính giá trị thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.2. Công trình
văn hóa bị hư hỏng
a. Khái niệm/định nghĩa
Công trình văn hóa bị hư hỏng là những
công trình văn hóa bị thiệt hại một phần do ảnh hưởng trực
tiếp của thiên tai có thể sửa chữa và cải tạo lại được.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê số công trình văn hóa bị hư hỏng.
- Đối với công trình văn hóa thường =
Giá trị còn lại của công trình x % Mức độ thiệt hại.
- Đối với Di sản văn hóa và di tích lịch
sử: không tính giá trị thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.3. Trụ sở
cơ quan bị sập đổ, cuốn trôi
a. Khái niệm/định nghĩa
- Trụ sở cơ quan là văn phòng làm việc
để điều hành bộ máy hành chính hoặc chỉ đạo hoạt động kinh
doanh.
- Trụ sở cơ quan bị sập đổ, cuốn trôi
là trụ sở bị phá hủy hoàn toàn do thiên tai gây ra không thể sửa chữa để
tái sử dụng.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê số trụ sở cơ quan bị
sập đổ, cuốn trôi.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của trụ sở.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.4. Trụ sở cơ
quan bị hư hỏng
a. Khái niệm/định nghĩa
Trụ sở cơ quan bị hư hỏng: là những
trụ sở bị thiệt hại một phần có thể sửa chữa lại đủ đảm bảo an toàn cho việc sử
dụng.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của Trụ sở x % Mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.5. Chợ, trung tâm thương mại bị sập đổ, cuốn trôi
a. Khái niệm/định nghĩa
- Chợ, trung tâm thương mại: là nơi
diễn ra các hoạt động giao dịch kinh doanh như mua hàng, bán hàng và có trưng
bày các sản phẩm hàng hóa kinh doanh đó.
- Chợ, trung tâm thương mại bị sập đổ,
cuốn trôi là chợ, trung tâm thương mại bị phá hủy hoàn toàn do thiên tai gây ra
không thể sửa chữa để tái sử dụng.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của chợ, trung tâm thương mại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.6. Chợ, trung tâm thương mại bị hư hỏng
a. Khái niệm/định nghĩa
- Chợ, trung tâm thương mại bị hư hỏng là chợ, trung tâm thương mại bị thiệt hại một phần do ảnh
hưởng của thiên tai có thể sửa chữa, cải tạo lại để
đảm bảo an toàn tiếp tục sử dụng bình thường.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của chợ, trung tâm thương mại x % Mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.7. Nhà kho bị
sập đổ, cuốn trôi
a. Khái niệm/định nghĩa
- Nhà kho là một công trình xây dựng
dùng để lưu trữ hàng hóa, vật tư, thiết bị và các đồ dùng khác.
- Nhà kho bị sập đổ, cuốn trôi là nhà
kho bị phá hủy hoàn toàn do thiên tai gây ra không thể sửa chữa để tái sử dụng.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại tính = Giá trị
còn lại của nhà kho.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Cái
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.8. Nhà kho hư
hại
a. Khái niệm/định nghĩa
Nhà kho hư hại
là nhà kho bị hỏng một phần do ảnh hưởng trực tiếp của lụt, bão, thiên tai và
có thể sửa chữa, cải tạo đủ đảm bảo an toàn cho việc lưu trữ hàng
hóa, sản phẩm.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê.
- Giá trị thiệt hại = Giá trị còn lại
của nhà kho x % Mức độ thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: m2
- Giá trị: Triệu đồng
2.5.9. Các thiệt
hại khác
a. Khái niệm/định nghĩa
Các thiệt hại khác: Là toàn bộ hàng
hóa, thiết bị, vật tư, đồ dùng khác có trong các công trình khác (nhà kho, chợ,
trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan...) bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
b. Phương pháp tính
- Số lượng:
Đếm và thống kê chi tiết trong phụ lục Bảng danh mục các loại thiệt
hại kèm theo.
- Giá trị thiệt hại = Σ(từng loại
hàng hóa, thiết bị, vật tư, đồ dùng x
đơn giá).
c. Đơn vị tính:
- Giá trị: Triệu đồng
d. Lưu ý: Gửi kèm Bảng danh mục các loại thiệt hại kèm theo (bao gồm: tên loại
thiệt hại, số lượng và giá trị thiệt hại tương ứng đối với từng loại thiệt hại
đó).
2.6. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về nông nghiệp
2.6.1. Diện tích
lúa bị thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
- Diện tích lúa bị thiệt hại là diện
tích lúa bị ngập, bồi lấp, xói lở, ngập úng do thiên tai gây ra.
- Diện tích lúa bị mất trắng là diện
tích bị thiệt hại hoàn toàn không thu hoạch được.
b. Phương pháp tính
- Đo và thống kê số diện tích bị thiệt
hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng
lúa bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản lượng lúa bị giảm
năng suất x đơn giá).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.6.2. Diện tích
mạ bị thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
- Diện tích mạ bị thiệt hại là diện
tích bị ngập, bồi lấp, xói lở, ngập úng do thiên tai gây ra.
- Diện tích mạ bị mất trắng là diện
tích bị thiệt hại hoàn toàn.
b. Phương pháp tính
- Đo và thống kê số diện tích bị thiệt
hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước diện tích mạ bị mất trắng x đơn giá) + (Ước sản
lượng mạ giảm năng suất x đơn giá).
2.6.3. Diện tích
hoa, rau màu bị thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
- Diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại
là diện tích bị ngập, bồi lấp, xói lở, ngập úng do thiên tai gây ra.
- Diện tích hoa, rau màu bị mất trắng
là diện tích bị thiệt hại hoàn toàn không thu hoạch được.
b. Phương pháp tính
- Đo và thống kê số diện tích bị thiệt
hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng hoa, rau màu bị mất trắng x đơn giá) +
(Ước sản lượng hoa, rau màu bị giảm năng suất x đơn giá).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.6.4. Diện tích
cây công nghiệp dài ngày bị thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
- Cây công nghiệp dài ngày là những
loại cây trồng có thời gian sinh trưởng trên 1 năm kể từ khi gieo trồng đến khi
thu hoạch, trong đó tính cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng
cho thu hoạch trong nhiều năm với sản phẩm thu hoạch không
phải để lấy gỗ làm
nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được.
Cây công nghiệp dài ngày gồm: cà phê,
cao su, chè, điều, dừa, ca cao,...
- Diện tích cây công nghiệp dài ngày bị thiệt hại là diện tích bị ngập, bồi lấp, xói lở, ngập úng do
thiên tai gây ra.
- Diện tích cây công nghiệp dài ngày
bị chết là diện tích bị thiệt hại và hoàn toàn không thu hoạch được.
b. Phương pháp tính
- Đo và thống kê số diện tích bị thiệt
hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại là giá trị thực tế
bị thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.6.5. Diện tích
cây công nghiệp ngắn ngày bị thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
- Cây công nghiệp ngắn ngày là các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi
thu hoạch không quá 1 năm, gồm cả các cây trồng lưu gốc như mía, lạc, cói, đay.
- Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày bị thiệt hại là diện tích bị ngập, bồi lấp, xói lở, ngập úng do
thiên tai gây ra.
- Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày
bị mất trắng là diện tích bị thiệt hại và hoàn toàn không
thu hoạch được.
b. Phương pháp tính
- Đo và thống kê số diện tích bị thiệt
hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại là giá trị thực tế
bị thiệt hại.
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.6.6. Diện tích
cây ăn quả bị thiệt hại
a. Khái niệm/định nghĩa
- Diện tích cây ăn quả bị thiệt hại là
diện tích bị ngập, bồi lấp, xói lở, ngập úng
do thiên tai gây ra.
- Diện tích cây ăn quả bị mất trắng
là diện tích bị thiệt hại và hoàn toàn không thu hoạch được.
b. Phương pháp tính
- Đo và thống kê số diện tích bị thiệt
hại (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại là giá trị thực tế
bị thiệt hại (trong đó tách riêng bị mất trắng).
b. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.6.7. Đại gia
súc bị chết
a. Khái niệm/định nghĩa
Đại gia súc bị chết là những con vật có trọng lượng và giá trị lớn như: trâu, bò, ngựa, gấu,
voi... bị chết, bị cuốn trôi do thiên tai gây ra.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê số lượng đại gia
súc bị thiệt hại.
- Giá trị thiệt hại = Σ (số con theo
từng loại x đơn giá).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Con
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.6.8. Tiểu gia súc bị chết
a. Khái niệm/định nghĩa
Tiểu gia súc là
những con vật có trọng lượng và giá trị nhỏ hơn như: dê, lợn, chó... bị chết hoặc bị trôi do thiên tai gây ra.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê số lượng tiểu gia
súc bị thiệt hại.
- Giá trị thiệt hại = Σ (số con theo
từng loại x đơn giá).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Con
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.6.9. Gia cầm bị chết
a. Khái niệm/định nghĩa
Gia cầm bị thiệt hại là những vật
nuôi thuộc họ chim như: gà, vịt, ngan, ngỗng... bị chết hoặc
bị trôi do thiên tai gây ra.
b. Phương pháp tính
- Đếm và thống kê số lượng gia cầm bị
thiệt hại.
- Giá trị thiệt hại = Σ(số con theo từng
loại x đơn giá).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Con
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.7. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về thủy
lợi
2.7.1. Đê cấp III
đến cấp đặc biệt bị thiệt hại
Là đê biển, đê
sông đã được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt (do Trung ương đầu tư, xây dựng,
tu sửa và nâng cấp; địa phương chỉ đóng góp một phần kinh
phí) bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
2.7.2. Đê từ cấp IV trở xuống bị thiệt hại
Là đê biển, đê sông dưới cấp III, đê
bối, bờ bao (do địa phương đầu tư, xây dựng, tu sửa và nâng cấp; trung ương chỉ
hỗ trợ một phần kinh phí) bị sạt lở, cuốn trôi và phá hủy
do thiên tai gây ra.
2.7.3. Kè bị thiệt
hại
Là kè sông, kè biển bị sạt lở, cuốn
trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.7.4. Kênh mương
bị thiệt hại
Là kênh mương bị sạt lở, cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.7.5. Bờ biển, bờ sông, suối bị thiệt hại
Là bờ biển, bờ sông, suối bị sạt lở,
cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.7.6. Hồ chứa, đập
bị thiệt hại
Là hồ chứa, đập bị sạt lở, cuốn trôi
và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.7.7. Công trình
thủy lợi
khác bị hư hại
Là các công trình liên quan đến tưới
tiêu như: cầu máng, cống, v.v.. bị sạt
lở, cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.8. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về giao thông
2.8.1. Đường quốc
lộ, tỉnh lộ bị thiệt hại
Là đường giao thông (do cấp trung
ương và cấp tỉnh quản lý, đầu tư xây dựng, tu sửa và nâng cấp) bị sạt lở, cuốn
trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.8.2. Đường giao thông nông thôn bị thiệt hại
Là đường giao thông (do cấp địa phương quản lý, đầu tư xây dựng, tu sửa và nâng cấp) bị sạt lở,
cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.8.3. Đường sắt bị thiệt hại
Là đường giao thông dành cho tàu hỏa
do ngành đường sắt quản lý, đầu tư xây dựng, tu sửa và nâng cấp bị
sạt lở, cuốn trôi và phá hủy do thiên tai gây ra.
2.8.4. Cầu,
cống bị thiệt hại
Là cầu cống bị sập, trôi, hư hại do
thiên tai gây ra. Cầu cống bị sập trôi là cầu cống bị phá
hủy hoàn toàn.
2.8.5. Các phương
tiện giao thông bị thiệt hại
Là các loại phương tiện giao thông
như: phà, canô, tàu vận tải thủy, ô tô, xe máy, v.v... bị hư hại, cuốn trôi,
phá hủy do thiên tai gây ra.
2.9. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về thủy sản
2.9.1. Diện tích
nuôi cá truyền thống bị thiệt hại
a. Phương pháp tính
- Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả
theo quy định và mức độ ngập lụt hoặc dịch bệnh để tính ra
sản lượng cá bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại:
<30%; từ 30% đến 70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng
cá bị mất x đơn giá).
b) Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.9.2. Diện tích
nuôi tôm quảng canh
a. Phương pháp tính
- Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả
theo quy định và mức độ ngập lụt hoặc dịch bệnh để tính ra
sản lượng tôm bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo
các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến 70%; từ 70% trở
lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng
tôm bị mất x đơn giá).
b. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.9.3. Diện tích nuôi tôm thâm canh
a. Phương pháp tính
- Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả
theo quy định và mức độ ngập lụt hoặc dịch bệnh để tính ra sản lượng tôm bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các
mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến 70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng
tôm bị mất x đơn giá).
c. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.9.4. Diện tích
nuôi cá tra
a. Phương pháp tính
- Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả
theo quy định và mức độ ngập lụt hoặc dịch bệnh để tính ra sản lượng cá tra bị mất (trong đó tách riêng diện tích
theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến 70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng
cá bị mất x đơn giá).
b. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.9.5. Diện tích
nuôi nhuyễn thể
a. Phương pháp tính
- Căn cứ diện tích nuôi, mật độ thả
theo quy định và mức độ ngập lụt hoặc dịch bệnh để tính ra sản lượng nhuyễn thể
bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng nhuyễn thể bị mất x đơn giá).
b. Đơn vị tính
- Số lượng: Ha
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.9.6. Lồng bè
nuôi thủy hải sản các loại
a. Phương pháp tính
- Căn cứ thể tích của từng lồng nuôi,
mật độ thả theo quy định và mức độ thiệt hại để tính ra sản lượng thủy hải sản
bị mất (trong đó tách riêng diện tích theo các mức thiệt hại: <30%; từ 30% đến
70%; từ 70% trở lên);
- Giá trị thiệt hại = (Ước sản lượng
bị mất x đơn giá của từng loại).
b. Đơn vị tính
- Số lượng: 100 m3
- Giá trị thiệt hại: Triệu đồng
2.9.7. Phương tiện khai thác thủy hải sản các loại
- Phương tiện khai thác thủy hải sản
là tầu, thuyền, chài lưới, ...
- Tàu thuyền bị chìm, phá hủy là những
tầu thuyền bị mất hoàn toàn hoặc không còn khả năng sử dụng.
- Tàu thuyền bị mất tích là những tầu
thuyền bị ảnh hưởng của thiên tai bị mất tích chưa tìm thấy.
- Tàu thuyền bị hư hại là tàu thuyền có khả năng sửa chữa, tái sử dụng.
2.13. Nhóm chỉ tiêu thiệt hại về nước sạch và vệ sinh môi trường
2.13.1. Diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm
- Vùng dân cư bị ô nhiễm là diện tích
mặt đất những nơi có nguồn nước (gồm nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước cho
nuôi trồng thủy hải sản...) hoặc môi trường không khí có các đặc tính hóa học
vượt các tiêu chuẩn an toàn cho phép gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng
như các loài động thực vật.
- Không ước tính giá trị thiệt hại của
diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm.
2.13.2. Số người thiếu nước sạch sử dụng
- Nước sạch là nước không mầu, không
mùi, không có vị lạ, không bị ô nhiễm và không gây bệnh tật hoặc tổn hại đến sức khỏe con người.
- Người thiếu nước sạch là người
không có đủ 20 lít nước cho ăn, uống tắm giặt bình quân một ngày.
- Không ước tính giá trị thiệt hại về
số người thiếu nước sạch sử dụng.
2.15. Kết quả khắc phục ban đầu
2.15.1. Số người được
cứu
2.15.2. Số người
được trợ giúp tiền hoặc hiện vật
2.15.3. Số tiền
đã trợ giúp
- Tổng số tiền đã trợ giúp bao gồm tiền
và hiện vật quy đổi ra tiền từ Chính
phủ, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ trực tiếp người dân chịu ảnh hưởng của thiên
tai.
- Đơn vị tính: Triệu đồng.