Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 91/2005/LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: Cao Viết Sinh
Ngày ban hành: 30/09/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO

******

 

Số: 91/2005/LPQT

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2005 


Hiệp định giữa chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam và chính phủ thụy điển về quỹ dịch vụ tư vấn giai đoạn từ tháng 10/2005 đến tháng 6/2010 có hiệu lực từ ngày 30 tháng 09 năm 2005./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP
VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
 



Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

Bản dịch

HIỆP ĐỊNH RIÊNG

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ THỤY ĐIỂN VỀ QUỸ DỊCH VỤ TƯ VẤN GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 10/2005 ĐẾN THÁNG 6/2010

Chính phủ Thụy Điển (sau đây gọi tắt là Thụy Điển) và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Việt Nam) đã thỏa thuận như sau:

Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) đại diện cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, được ủy quyền đại diện cho Chính phủ của hai nước về mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này.

Điều 1. Phạm vi và mục tiêu của Hiệp định

Việt Nam đã quyết định thành lập Quỹ Dịch vụ tư vấn (“Quỹ”) trong thời gian từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2010.

Mục tiêu chung của hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Thụy Điển là:

+ Tăng cường khả năng của Việt Nam trong việc giảm nghèo một cách lâu dài và bền vững về môi trường;

+ Tăng cường sự công khai và phát triển theo hướng dân chủ và tôn trọng quyền con người.

Mục tiêu chính của Quỹ là:

+ Thúc đẩy quá trình cải cách bằng cách đóng góp vào việc phân tích chính sách và xây dựng các chính sách và chiến lược;

+ Tạo điều kiện cho các hoạt động lập kế hoạch, ra quyết định vào theo dõi liên quan tới hợp tác phát triển giữa hai nước, có thể bao gồm cả các đóng góp mới của Thụy Điển;

+ Xây dựng năng lực và tăng cường quản lý hiệu quả trong các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển của Việt Nam trong hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Thụy Điển;

+ Thúc đẩy các quá trình chiến lược có tầm quan trọng đối với các chính sách phát triển của Việt Nam – bao gồm Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN – và các mục tiêu của Thụy Điển về hợp tác phát triển với Việt Nam.

Các dự án, chương trình riêng biệt hoặc các hoạt động khác được Quỹ tài trợ (sau đây gọi tắt là “tiểu dự án”) có thể bao gồm:

+ Tư vấn và các dịch vụ liên quan,

+ Các chuyến đi khảo sát tại Thụy Điển,

+ Đào tạo nhân sự cho Việt Nam,

+ Chi phí đi lại cho công dân Việt Nam tham dự chương trình đào tạo quốc tế của Sida, và

+ Các đóng góp nhỏ khác nhưng có tính chiến lược mà nó không đề cập tại các hiệp định riêng khác.

Điều 2. Đóng góp của Thụy Điển

Thụy Điển sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện và giám sát Quỹ như đã được xác định trong bản Hiệp định này với tổng số tiền là 35.000.000 Kronor Thụy Điển (Ba mươi nhăm triệu SEK).

Đóng góp này sẽ được trích tư tổng số tiền của Thụy Điển dành cho Việt Nam trong những Hiệp định về Hợp tác Phát triển.

Điều 3. Các cam kết của phía Việt Nam

Việt Nam cam kết:

1. Sử dụng Quỹ cũng như các tiểu dự án được Quỹ tài trợ và cung cấp các nguồn lực như được quy định trong Hiệp định này,

2. Chịu trách nhiệm sử dụng phần đóng góp của Thụy Điển một cách hiệu quả cho những mục đích đã thỏa thuận.

3. Đảm bảo rằng các công việc hành chính và kiểm soát nội bộ các nguồn lực của dự án được thực hiện đầy đủ.

Điều 4. Các điều kiện và sử dụng phần đóng góp của Thụy Điển

1. Chỉ những chi phí cho các hoạt động được thực hiện trong giai đoạn từ 01/10/2005 đến 30/6/2010 mới có thể được tài trợ bằng khoản đóng góp của phía Thụy Điển. Sau thời gian 6 tháng kể từ 30/6/2010, sự đóng góp như trong bản Hiệp định này sẽ không còn giá trị để giải ngân.

2. Điều kiện tiên quyết cho giải ngân của phần Ngân sách Thụy Điển là tất cả các nguồn cho Quỹ và các tiểu dự án mà không do Thụy Điển cung cấp thì do phía Việt Nam cung cấp. Việc cung cấp như vậy đã được dự kiến trong tài liệu của các tiểu dự án sẽ được thực hiện thông qua một quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nếu tài liệu các tiểu dự án không chỉ rõ khi nào sự cung cấp này được tiến hành, thì việc cung cấp sẽ được thực hiện đầy đủ trước khi có sự cung cấp về nguồn lực của Thụy Điển cho việc thực hiện theo các kế hoạch đã thỏa thuận.

3. Thụy Điển, ở bất kỳ thời điểm nào, có thể tạm ngừng việc giải ngân nếu thấy có sự chệch hướng về kế hoạch hoặc kinh phí đã thỏa thuận, hoặc nếu kinh phí hoặc các nguồn lực khác được sử dụng sai mục đích, hoặc nếu nguồn lực phân bổ từ phía Việt Nam không được cung cấp như trong kế hoạch; hoặc nếu mục tiêu của Quỹ hoặc các tiểu dự án có nguy cơ không đạt được; nếu các báo cáo không được đệ trình như thỏa thuận; nếu quản lý tài chính của Quỹ hoặc các tiểu dự án của nó là không thỏa đáng; nếu các nghĩa vụ của Việt Nam theo các Hiệp định trước đây giữa Việt Nam và Thụy Điển về hỗ trợ đối với Quỹ hoặc các tiểu dự án của nó không được đầy đủ; hoặc nếu Quỹ hoặc các tiểu dự án của nó tiến triển không thuận lợi theo các mục tiêu trong bất kỳ khía cạnh quan trọng nào.

4. Quỹ đã được chuyển cho phía Việt Nam thông qua Hiệp định này và chưa được sử dụng tài trợ cho các hoạt động trước khi các tiểu dự án kết thúc, hoặc muộn nhất là ngày 30/6/2010, sẽ được hoàn trả cho Thụy Điển trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm nói trên.

5. Nếu có các sai lệch đáng kể được phát hiện trong tài liệu của tiểu dự án, hoặc nếu các điều kiện ban đầu khác trong Điều khoản này không được thỏa mãn hoặc không được tôn trọng, Sida sẽ đòi lại phần đã chi tiêu, toàn bộ hay một phần, từ phía Việt Nam.

6. Các Bên sẽ thỏa thuận trong mỗi trường hợp sử dụng Quỹ khi có văn bản đề nghị từ phía Việt Nam. Ngoài ra, những tiểu dự án sau đã được đề xướng nhưng chưa hoàn thành trong khuôn khổ của Hiệp định riêng trước về Quỹ Dịch vụ Tư vấn, ký ngày 22/10/1999, nếu cần thiết, sẽ được bao gồm cũng với các tiểu dự án trong Hiệp định này:

46000080 Dân chủ cơ sở

46000085 Các khóa đào tạo quốc tế của Sida

46000179 Hợp tác giữa Ngân hàng TW Thụy Điển (Riksbanken) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

46000205 Quy tắc xuất xứ

46000229 Nhân rộng dự án CCHC Quảng Trị

46000231 Chuẩn bị Quy hoạch Tổng thể Cải cách hành chính công

46000265 Chuẩn bị dự án CCHC Quảng Trị giai đoạn 2

46000272 Đánh giá CCHC công tỉnh Quảng Trị và Bộ Nội vụ

46000289 Chuyến đi khảo sát của Học viện Hồ Chí Minh năm 2004

46000316 Chuẩn bị Chương trình của Thanh tra Nhà nước

46000317 Bộ Tư pháp chuẩn bị đề cương đề án thành lập Đoàn Luật sư toàn quốc

46000178 Nghiên cứu các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

46000318 Đồng tài trợ với UNDP cho dự án các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Điều 5. Mua sắm

Việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ sẽ được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc quốc tế được chấp thuận và các thông lệ mua sắm hàng hóa.

Bất cứ một khoản quà biếu, quà tặng hoặc thanh toán, hoặc món lợi dưới bất kỳ hình thức nào mà có thể bị quy là bất hợp pháp hoặc hành động tham nhũng, dù trực tiếp hay gián tiếp, như là sự xúi giục hoặc thưởng công cho việc ban thưởng hoặc thực hiện các hợp đồng được Quỹ hoặc các tiểu dự án của nó tài trợ, sẽ không được chấp thuận.

Thụy Điển có thể sẽ tiến hành kiểm tra việc mua sắm. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện dưới hình thức kiểm toán các khoản mua sắm. Việt Nam sẽ cung cấp cho Thụy Điển các tài liệu cần thiết.

Theo đề nghị của bất cứ bên nào, việc trao đổi tham vấn sẽ được thực hiện về bất cứ nội dung nào liên quan đến việc mua sắm trong khuôn khổ của Hiệp định này.

Các Bên thỏa thuận rằng, Thụy Điển, với một phần đóng góp của Thụy Điển, sẽ cung cấp chuyên gia về mua sắm để hỗ trợ Việt Nam trong việc mua sắm.

Các hàng hóa được phía Thụy Điển mua sắm thông qua Hiệp định này sẽ trở thành tài sản của phía Việt Nam thông qua sự tiếp nhận của Việt Nam, ngoại trừ có thỏa thuận nào khác.

Trong trường hợp tiểu dự án được Quỹ dịch vụ tư vấn tài trợ liên quan đến mua sắm các hàng hóa, công việc hoặc dịch vụ, Sida và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể thỏa thuận một vài hoặc tất cả các thủ tục sau:

+ Áp dụng Hướng dẫn mua sắm của Sida (SPG) đối với việc mua sắm hàng hóa, công việc hoặc dịch vụ do Việt Nam hoặc bởi cơ quan/ tư vấn do Việt Nam chỉ định thực hiện.

+ Tài liệu đấu thầu, bao gồm tất cả các thông báo mua sắm đã phát hành, phải được chuẩn bị bằng tiếng Anh, hoặc bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

+ Từng giai đoạn cụ thể của quá trình mua sắm phải được Sida chấp thuận.

+ Việt Nam cần thông báo mua sắm phù hợp với quy định trong Khuyến cáo của DAC về ODA không ràng buộc đối với các nước ít phát triển nhất. Bản sao của mỗi tháng cần gửi ngay cho Thụy Điển.

Điều 6. Tác động môi trường

Trong trường hợp tiểu dự án được Quỹ tài trợ có các ảnh hưởng quan trọng về môi trường, Sida và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể thỏa thuận rằng tiểu dự án sẽ bao gồm cả việc đánh giá tác động về môi trường (EIA) theo các hướng dẫn của Sida về đánh giá tác động môi trường (www.sida.se/partnerpoint). Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các khuyến nghị từ EIA. Việc thực hiện cần tiếp theo ngay sau các hoạt động theo dõi và đánh giá tiểu dự án.

Điều 7. Lập kế hoạch, kiểm điểm báo cáo và đánh giá

1. Các Bên sẽ nhóm họp kiểm điểm hàng quý, trùng với các kỳ họp qúy của Nhóm công tác hỗn hợp (JWG) Việt Nam/ Thụy Điển, để đặt kế hoạch và theo dõi tiến độ của Quỹ và các tiểu dự án của Quỹ. Các kỳ họp Tư vấn hàng năm của JWG Việt Nam/Thụy Điển sẽ lỳ kỳ họp kiểm điểm hàng năm của Quỹ. Các văn bản ghi chép sẽ được chuẩn bị theo sau mỗi cuộc họp, với sự ngoại trừ kỳ họp Kiểm điểm hàng năm, cho những gì mà biên bản cần được chuẩn bị để ký.

2. Thụy Điển có thể yêu cầu dự thảo báo cáo tiến độ hàng năm được gửi cho Thụy Điển ít nhất 30 ngày trước kỳ Kiểm điểm hàng năm. Cuộc họp kiểm điểm hàng năm có thể quyết định báo cáo này cần này cần phải sửa lại, trong trường hợp như vậy ngày nộp báo cáo cuối cùng sẽ được xác định tại Biên bản kỳ họp.

3. Thụy Điển có thể yêu cầu báo cáo tài chính hàng năm được gửi cho Thụy Điển không chậm hơn 45 ngày sau khi kết thúc năm tài chính. Báo cáo cần dựa trên bản kê khai kế toán và bao gồm cả thu nhập và chi tiêu cho các hoạt động bao gồm mọi nguồn tài chính. Thủ tục báo cáo tài chính trung gian sẽ được thỏa thuận giữa Các Bên, việc thực hiện quyết toán báo cáo tài chính đã phê duyệt là điều kiện tiên quyết cho việc giải ngân liên quan với Điều 8.

4. Thụy Điển sẽ báo cáo cho Việt Nam mọi việc chuyển tiền liên quan đến Quỹ do Thụy Điển thực hiện. Thông tin này sẽ được gửi không ít hơn 14 ngày trước khi báo cáo từ phía Việt Nam được yêu cầu.

5. Thụy Điển có thể yêu cầu báo cáo hoàn thành sẽ được gửi tới Thụy Điển dưới dạng dự thảo không chậm hơn 45 ngày trước kỳ họp kiểm điểm cuối cùng. Sau khi cùng xem xét dự thảo, báo cáo cần được điều chỉnh và hoàn thành và gửi tới Thụy Điển trong vòng 45 ngày sau cuộc họp. Nếu kỳ họp cuối cùng do lý do nào đó không được tổ chức, Thụy Điển có thể yêu cầu dự thảo Báo cáo hoàn thành được gửi cho Thụy Điển không chậm hơn 45 ngày và Báo cáo hoàn thành cuối cùng trong vòng 45 ngày sau khi nhận được ý kiến bình luận.

6. Mỗi Bên có thể yêu cầu thực hiện kiểm điểm sâu và/hoặc đánh giá sâu. Trong trường hợp như vậy, Các Bên sẽ thỏa thuận về Điều khoản tham chiếu và thủ tục cho việc thực hiện các việc đó.

Thông tin thêm về các nội dung và mẫu được cung cấp trong Hướng dẫn của Sida về lập kế hoạch, báo cáo và kiểm toán sẽ được Thụy Điển gửi cho Việt Nam. Các hướng dẫn cũng đã có sẵn tại www.sida.se/partnerpoint.

Nếu báo cáo và các kế hoạch không thể trình đúng như thỏa thuận, Việt Nam sẽ thông báo ngay cho Thụy Điển. Kỳ họp kiểm điểm hàng năm sẽ không thực hiện và phía Thụy Điển sẽ không thể giải ngân tiếp cho đến khi nhận được báo cáo như đã cam kết. Ngoài các thủ tục quy định chế độ báo cáo như đã thỏa thuận, Các Bên sẽ nhanh chóng thông báo cho nhau trong trường hợp nếu phát sinh trở ngại khiến chương trình hoặc một phần chương trình không thực hiện đúng như đã thỏa thuận.

Việt Nam sẽ cung cấp cho Thụy Điển bất kỳ thông tin nào liên quan đến Quỹ và tiểu dự án của nó mà phía Thụy Điển có thể sẽ yêu cầu và tạo điều kiện để đại diện của phía Thụy Điển đi thăm các địa bàn hoạt động của tiểu dự án và thanh tra các tài sản, hàng hóa, chứng từ và tài liệu liên quan. Việt Nam sẽ phối hợp và hỗ trợ Thụy Điển trong việc triển khai hoạt động theo dõi và đánh giá các tác động của Quỹ và các tiểu dự án. Nghĩa vụ của Việt Nam trong nội dung này cũng sẽ được áp dụng cho các hỗ trợ trước đó theo cam kết mà Thụy Điển đã cung cấp cho Quỹ và các tiểu dự án.

Điều 8. Giải ngân

Thủ tục giải ngân đã được nêu trong Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Điển về các Điều kiện và thủ tục chung về Hợp tác phát triển giai đoạn 2001 – 2006 ký ngày 25/10/2001.

Điều 9. Kiểm toán

Theo yêu cầu của Thụy Điển hoặc của Việt Nam, Quỹ và các tiểu dự án của nó sẽ được kiểm toán. Việc kiểm toán sẽ được tiến hành bởi một công ty kiểm toán độc lập, khách quan và có trình độ tốt. Việc kiểm toán sẽ được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức quốc tế của các Cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI) hoặc Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) ban hành. Điều khoản tham chiếu cho hoạt động kiểm toán sẽ do Thụy Điển phê chuẩn. Các báo cáo kiểm toán tóm tắt của cả chương trình sẽ phải thể hiện tất cả các giao dịch tài chính trong khuôn khổ của chương trình và dự án, cho dù đó là từ nguồn tài chính của Thụy Điển hay không, kể từ thời điểm cuối của kỳ kiểm toán lần trước.

Báo cáo kiểm toán sẽ xác nhận tính xác thực, trung thực và không gian lận các hoạt động của Quỹ và các tiểu dự án của nó thể hiện trong các báo cáo tài chính hàng năm đã được đệ trình và xác nhận xem việc quản lý có chấp hành đúng các nguyên tắc và điều kiện về quản lý, sử dụng ngân sách như được thể hiện hoặc quan tâm trong bản Hiệp định này.

Cơ quan kiểm toán sẽ trình Thư quản lý, mà nó kiểm điểm công tác quản lý và hệ thống kiểm tra nội bộ của Quỹ và các tiểu dự án của nó. Thư sẽ thông báo các biện pháp đã được đề xuất như là kết quả của các báo cáo/thư quản lý trước đó và các biện pháp tiến hành có phù hợp để giải quyết các thiếu sót như đã nêu trong báo cáo hay không.

Nếu phía Thụy Điển có yêu cầu, việc kiểm toán cũng sẽ bao gồm cả báo cáo tiến độ của Quỹ và các tiểu dự án của nó.

Việt Nam sẽ trình Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý cho Thụy Điển ngay sau khi nhận được báo cáo từ các nhà kiểm toán. Các cơ quan thực hiện sẽ xây dựng bản phúc đáp về quản lý và đệ trình cơ quan kiểm toán và Thụy Điển trong vòng 3 tuần.

Ngoài ra, phía Việt Nam sẽ phối hợp và hỗ trợ Thụy Điển thực hiện các kiểm toán, theo dõi và nghiên cứu tài chính bổ sung khi Thụy Điển có yêu cầu.

Điều 10. Tham chiếu với các Hiệp định khác

Hợp tác giữa Các Bên trong khuôn khổ của Hiệp định này sẽ được điều chỉnh bởi:

- Hiệp định Điều kiện và Thủ tục chung về Hợp tác phát triển giữa Chính phủ Thụy Điển và Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giai đoạn 2001 – 2006, ký ngày 25/10/2001,

- Hiệp định về Hợp tác Phát triển giữa Chính phủ Thụy Điển và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giai đoạn từ 01/3/2004 đến 31/12/2006; và

- Bất kỳ Hiệp định nào có thể thay thế hoặc sửa đổi các Hiệp định nói trên.

Điều 11. Phân phát Hiệp định

Các Bên sẽ tiến hành phân phát các bản sao của Hiệp định này đến tất cả các Bộ, Ủy ban nhân dân, chính quyền, các cơ quan và tổ chức khác tham gia Qũy hoặc các tiểu dự án của nó hợp tác hoặc gửi đến những nơi cần thông tin về nội dung của Hiệp định.

Điều 12. Chấm dứt Hiệp định

Hiệp định này sẽ có hiệu lực đến ngày 31/12/2010 trừ khi nếu có bên nào muốn chấm dứt hiệu lực sớm hơn thì phải có thông báo bằng văn bản gửi trước 6 tháng. Trong trường hợp chấm dứt Hiệp định bởi phía Thụy Điển, việc chấm dứt Hiệp định sẽ không áp dụng đối với các khoản ngân sách bất khả kháng do bất kỳ cơ quan thẩm quyền Việt Nam nào cam kết đối với bên thứ 3 trước ngày thông báo chấm dứt, nếu như cam kết đó được lập phù hợp với Hiệp định này.

Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng, Thụy Điển có thể ngừng ngay hiệu lực của Hiệp định.

Trong trường hợp chấm dứt Hiệp định bởi phía Việt Nam, sẽ không có một khoản ngân quỹ nào được cung cấp cho các hoạt động sau khi Hiệp định này chấm dứt.

Điều 13. Hiệu lực của Hiệp định

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hiệp định được làm thành 2 bản gốc, viết bằng tiếng Anh, được hai bên ký và mỗi bên giữ một bản.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ THỤY ĐIỂN
ĐẠI SỨ THỤY ĐIỂN



 
Anna Lindsted

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ  



Cao Viết Sinh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định số 91/2005/LPQT ngày 30/09/2005 về Quỹ Dịch vụ tư vấn giai đoạn từ tháng 10/2005 đến tháng 6/2010 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.763

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.67.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!