|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 14/2002/CT-TTg xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2003
Số hiệu:
|
14/2002/CT-TTG
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
28/06/2002
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14/2002/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2002
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2003
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội
về nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2002, Chính phủ đã ban hành nhiều
cơ chế, chính sách và tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, khắc phục hậu quả nặng nề của hạn hán và các vấn đề xã hội bức
xúc, thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2002.
Tuy nhiên, nền kinh tế đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt. Nhằm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2002, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo
các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nâng cao
trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện tốt các Nghị quyết của Quốc hội, các giải pháp
phát triển kinh tế - xã hội năm 2002 đã đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ,
đặc biệt là Nghị quyết số 05/2002/NQ- CP ngày 24 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ
về một số giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002.
Về nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 được tiến
hành với những yêu cầu và nội dung chủ yếu sau:
I. NỘI DUNG
CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2003
1. Mục tiêu và
nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2003:
Năm 2003 là năm thứ 3 triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết số
55/2001/QH10 của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Đây là năm có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho kế hoạch 5 năm
2001-2005.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của
kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, kết quả thực hiện kế hoạch năm 2001 và 6 tháng đầu
năm 2002, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2003 là: Thúc đẩy phát triển kinh tế
với tốc độ cao và ổn định; có bước chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
và cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực;
đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với khai thác tốt thị trường trong nước. Phát triển
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ trong hoạt động kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm
nghèo, cải thiện mức sống của dân cư; giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc;
giữ vững trật tự và an toàn xã hội.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2003 cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao hơn năm 2001 và năm 2002, tạo các điều kiện để nền kinh tế phát triển
ổn định, bền vững và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong những
năm tiếp theo.
- Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng
và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế; hình thành
các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải
sản, phát triển lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng. Giá
trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trên 4,5%; giảm mạnh chi phí sản xuất để
có giá trị gia tăng (GDP) toàn ngành khoảng 3,3%.
Khuyến khích ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ
sản xuất sạch, đổi mới công nghệ chế biến một số sản phẩm nông nghiệp, trước hết
là chế biến cà phê, cao su, chè, hạt điều, thịt, sữa, hàng thuỷ sản... nhằm
nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đối với một số sản phẩm nông nghiệp có khả
năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ tốt. Phát triển mạnh ngành nghề truyền
thống, làng nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn để tạo thêm việc làm mới, tạo
bước dịch chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp, phát triển
kinh tế nông thôn. Chủ động phòng chống thiên tai, đối phó với tình hình diễn
biến xấu của thời tiết.
- Phát triển công nghiệp với tốc
độ cao, tập trung vào những sản phẩm đang có lợi thế và có tính cạnh tranh cao,
cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Duy trì tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất công nghiệp 14%; phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất công
nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn nguyên
liệu trong nước để có giá trị gia tăng (GDP) toàn ngành trên 10%.
Nâng cao tính cạnh tranh của các
sản phẩm công nghiệp, đầu tư chiều sâu, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp
chế tạo, nhất là công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu, công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp,
đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 3. Đẩy mạnh
việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn;
sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả; đồng
thời tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đã được cổ phần hoạt động có hiệu quả
cao. Tiếp tục mở rộng thí điểm Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hình thành một số tập đoàn
kinh tế nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện lực, xây dựng.
- Phát triển đa dạng và nâng cao
chất lượng các loại hình dịch vụ như du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm
toán, tư vấn pháp luật, bưu chính viễn thông, vận tải. Phấn đấu giá trị các
ngành dịch vụ tăng trên 7%; giảm chi phí trung gian trong các ngành dịch vụ, nhằm
đạt giá trị gia tăng (GDP) của ngành dịch vụ khoảng 6,6%. Xây dựng cơ chế để
thu hút vốn đầu tư của các tầng lớp nhân dân cho phát triển dịch vụ, du lịch.
- Mở rộng thị trường nội địa, nhất
là thị trường nông thôn, thị trường miền núi, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa
các vùng trong cả nước.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh tế đối ngoại. Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, chỉ nhập khẩu những mặt hàng
trong nước chưa sản xuất được. Củng cố thị trường đã có và tích cực mở rộng thị
trường mới, chú trọng thị trường Mỹ. Nâng cao nhận thức của các ngành, địa
phương, đặc biệt là các doanh nghiệp về sự cấp bách và tính cạnh tranh ngày
càng gay gắt trong hội nhập quốc tế hiện nay. Từng bước nâng cao chất lượng
hàng hoá xuất khẩu, tăng nhanh tỷ lệ hàng xuất khẩu qua chế biến tinh, đẩy mạnh
xuất khẩu lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài; thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và
công nghệ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
3. Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách
nhà nước, ưu tiên đầu tư phát triển, thực hiện các chính sách xã hội và xoá
đói, giảm nghèo; tăng chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ.
Thực hiện triệt để tiết kiệm đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản
nhà nước.
Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá
tài chính, tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của hệ thống ngân
hàng. Tập trung đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có tác động
đến nhiều ngành kinh tế, có tỷ lệ xuất khẩu cao.
4. Tăng nhanh đầu tư xã hội, cải
thiện cơ bản tỷ lệ tích luỹ và tiêu dùng, huy động trên 35% GDP cho đầu tư phát
triển; trong đó ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển không thấp hơn 25%
tổng số chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các vùng
khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng
tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Không trở lại cơ chế bao cấp.
5. Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển
biến căn bản về phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển hệ thống dạy nghề,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; tiếp tục triển khai thực
hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công
nghệ, ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến hiện đại, đồng thời áp dụng kết quả
đã nghiên cứu vào sản xuất; tăng cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường.
6. Giải quyết có hiệu quả các vấn
đề xã hội bức xúc, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc
biệt là chương trình xoá đói, giảm nghèo và việc làm. Mở rộng sự tham gia đóng
góp và giám sát của người dân đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
xã nghèo, vùng nghèo. Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh
khó khăn ở miền núi phía Bắc, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
7. Đẩy mạnh cải cách hành chính
trên các lĩnh vực: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
và cải cách tài chính công. Tăng cường tính hiệu quả và tính minh bạch của các
chính sách nhà nước. Khẩn trương hoàn thiện Đề án cải cách tiền lương để sớm
đưa vào thực hiện.
8. Củng cố quốc phòng và an
ninh, kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục
đẩy mạnh trấn áp các hoạt động tội phạm, đảm bảo trật tự kỷ cương trong các hoạt
động kinh tế - xã hội.
Mục tiêu cơ bản xây dựng dự toán
ngân sách nhà nước năm 2003: Thực hiện chính sách động viên hợp lý, đảm bảo nguồn
lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước; tăng cường phát huy nội lực
của các ngành, các địa phương, chủ động tập trung nguồn lực thực hiện những nhiệm
vụ quan trọng; nguồn thu thuế và phí phải bảo đảm chi thường xuyên, trả được
các khoản nợ đến hạn, có tích lũy cho đầu tư phát triển; phân phối và sử dụng
kinh phí đúng mục tiêu, tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí thất thoát, lành
mạnh hoá ngân sách nhà nước để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền
vững, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân
sách nhà nước năm 2003 là:
1. Dự toán thu ngân sách nhà nước
phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của
pháp luật, trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, thị
trường, giá cả, ...; thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất,
kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường; thực hiện những cam kết của tiến
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; thực hiện các biện pháp tăng cường
quản lý thu, quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, chống thất thu và thất thoát
tiền của ngân sách nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Xây dựng dự toán thu ngân sách
nhà nước với mức động viên phấn đấu khoảng 20 - 21% so với GDP, trong đó thu
thuế và phí 18 - 19% so GDP. Dự toán thu của các Bộ, cơ quan Trung ương và các
địa phương phải phấn đấu tăng bình quân trên 12% so mức thực hiện năm 2002.
2. Bố trí dự toán chi đầu tư
phát triển từ ngân sách nhà nước đảm bảo đủ vốn đối với các công trình trọng điểm
quốc gia, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thuộc Chương trình 135, dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng; vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền
núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm đủ vốn chuẩn bị đầu
tư; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA; thực hiện hỗ trợ cho sản xuất các
sản phẩm quan trọng, chế biến sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu; phát triển giống
cây, giống con; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển giao thông
nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, hạ tầng làng nghề, hạ tầng du lịch...
Dự toán chi ngân sách nhà nước tập
trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo; đảm
bảo nguồn lực thực hiện các Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) về sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết Trung ương 5
(khoá IX) về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; đổi mới
cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo an ninh, quốc
phòng; thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Bố trí tăng dự phòng, dự trữ để
chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt và xử lý những nhiệm vụ đột xuất phát
sinh.
Thực hiện cải cách tiền lương nhằm
tạo động lực thúc đẩy phát triển, thúc đẩy cải cách hành chính. Đây là nhiệm vụ
quan trọng cần tập trung thực hiện trong vài ba năm tới, phải sắp xếp lại một số
nhiệm vụ để tập trung nguồn lực thực hiện theo nguyên tắc: các Bộ, cơ quan
Trung ương, các địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách chủ động bố trí từ nguồn
tăng thu, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và sử dụng ngân sách được giao để
có nguồn thực hiện.
Các đơn vị sự nghiệp thực hiện
theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế
độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, cần quản lý, sử dụng hiệu quả
ngân sách và nguồn thu theo chế độ quy định đảm bảo phát triển sự nghiệp được
phân công và đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng được
giao; trên cơ sở dự toán ngân sách năm 2002 đã được giao, năm 2003 cơ bản ổn định
mức kinh phí này, được tăng theo một tỷ lệ phần trăm (%) tuỳ theo ngành, lĩnh vực.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những chế độ chính sách có liên quan để phù hợp với
việc thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính
phủ.
Nghiên cứu mở rộng thí điểm
khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính
nhà nước theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ.
Đối với chương trình mục tiêu quốc
gia: thực hiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bội chi ngân sách nhà nước ở mức
không lớn hơn 5% so với GDP, phù hợp với khả năng vay trong nước và vay ưu đãi ngoài
nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
3. Về dự toán
ngân sách địa phương:
Các địa phương xây dựng dự toán
ngân sách năm 2003 theo nguyên tắc:
Căn cứ tỷ lệ phân chia các nguồn
thu, số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có) đã được
Thủ tướng Chính phủ giao năm 2002 và dự toán thu năm 2003 trên địa bàn để xây dựng
cân đối ngân sách địa phương và dự toán chi ngân sách địa phương năm 2003;
trong đó số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương dự
kiến tăng 2 - 3% so mức bổ sung cân đối năm 2002.
Bố trí dự toán chi ngân sách năm
2003:
- Bố trí kinh phí thực hiện các
Nghị quyết Trung ương 3, 5 (khoá IX) ở địa phương.
- Ưu tiên kinh phí thực hiện nhiệm
vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông
nông thôn; hạ tầng làng nghề, du lịch; thực hiện phát triển giống cây, giống
con; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; công tác xúc tiến thương mại, mở rộng
và tìm kiếm thị trường xuất khẩu; chú trọng thực hiện nhiệm vụ xoá đói, giảm
nghèo, tạo việc làm, giải quyết tệ nạn xã hội, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số...
- Các địa phương chủ động tính
toán từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn thực hiện cải
cách tiền lương.
- Bố trí dự phòng ngân sách địa
phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Bố trí ngân sách trả nợ đủ các
khoản nợ đến hạn, đảm bảo lành mạnh ngân sách của địa phương.
Trên cơ sở đánh giá thực hiện cơ
chế đầu tư trở lại các năm qua (từ thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê
đất, tiền sử dụng đất,...), xác định mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung
ương cho ngân sách địa phương và thực hiện ổn định trong một số năm; đồng thời
dự toán kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa
phương đối với các nhiệm vụ: chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5
triệu ha rừng, Chương trình 135...
ưNăm 2003, thực hiện cơ chế thưởng
vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ có
quy định cụ thể sau.
II. TIẾN ĐỘ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Về tiến độ
xây dựng:
- Trong nửa đầu tháng 7 năm
2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2003 cho các Bộ, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựng
kế hoạch.
- Trước ngày 15 tháng 8 năm
2002, các Bộ, ngành, Tổng công ty 91, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2003 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình
Chính phủ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính tổ chức làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để kịp tổng hợp kế hoạch
trình các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời dự kiến phương án phân bổ các chỉ
tiêu kế hoạch và ngân sách để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Về phân
công thực hiện:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính tính toán, xây dựng các phương án, các cân đối lớn để làm cơ sở hướng dẫn
cho các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch năm 2003.
- Tổ chức hướng dẫn xây dựng và
tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2003.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý chương
trình mục tiêu quốc gia dự kiến kế hoạch và phân bổ vốn cho các chương trình, dự
án.
2. Bộ Tài chính:
- Hướng dẫn các Bộ, cơ quan
Trung ương và các địa phương đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà
nước năm 2002; xây dựng khái toán ngân sách và thông báo số kiểm tra về dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước năm 2003 cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa
phương.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, các cơ quan có liên quan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà
nước năm 2003; làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương về dự
toán ngân sách.
- Trên cơ sở Nghị định của Chính
phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, chủ trì, phối hợp
với các Bộ, địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc xây dựng dự toán
ngân sách nhà nước năm 2003, đối với những đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế quản
lý tài chính mới, một số đơn vị hành chính thực hiện phương thức tự trang trải
kinh phí (bao gồm cả tiền lương).
3. Các Bộ, cơ
quan nhà nước, các Tổng công ty 91: phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính xây dựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thuộc
lĩnh vực mình phụ trách. Các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý các chương trình mục
tiêu quốc gia và dự án 5 triệu ha rừng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có liên quan về
nhiệm vụ và dự toán kinh phí năm 2003 đối với các chương trình mục tiêu quốc
gia và dự án 5 triệu ha rừng thuộc lĩnh vực phụ trách.
Các Bộ, cơ
quan nhà nước, theo chức năng của mình, trên cơ sở tính toán các nguồn lực có
thể khai thác được, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đề xuất các giải
pháp, các cơ chế chính sách, chế độ mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế
độ, chính sách hiện hành để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách,
thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, các cơ quan có liên
quan trước thời điểm lập dự toán ngân sách.
4. ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương: hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành khác
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện tốt Chỉ
thị này.
Dirrective No. 14/2002/CT-TTg of June 28, 2002, on the elaboration of the 2003 socio-economic development plan and state budget estimates
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
14/2002/CT-TTg
|
Hanoi,
June 28, 2002
|
DIRECTIVE ON THE ELABORATION OF THE 2003 SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT
PLAN AND STATE BUDGET ESTIMATES In furtherance of the National
Assembly’s Resolution on the 2002 State budget tasks and estimates, the Government
has promulgated many mechanisms and policies and concentrated its efforts on
directing the removal of difficulties in production and business activities,
overcoming heavy drought consequences and burning social problems, accelerating
the attainment of targets of the 2002 socio-economic development plan. However, the national economy is
facing many acute difficulties. With a view to successfully fulfilling the 2002
State budget tasks and estimates, the Prime Minister requests leaders of the
ministries, central-level agencies, provinces and centrally-run cities to raise
their sense of responsibility and direct the good implementation of the
National Assembly’s resolutions as well as the 2002 socio-economic development
solutions already mapped out in the Government’s resolutions, especially
Resolution No.05/2002/NQ-CP of April 24, 2002 on a number of measures for
implementation of the 2002 socio-economic plan. The task of elaborating the 2003
socio-economic development plan and State budget estimates shall be carried out
with the following principal requirements and contents: I. PRINCIPAL
CONTENTS OF THE 2003 PLAN 1. Major
objectives and tasks of the 2003 socio-economic development plan: The year 2003 is the third year
of implementing the Resolutions of the IXth National Party Congress and the
National Assembly’s Resolution No.55/2001/QH10 on the 2001-2005 five-year plan.
This is the year of important significance for achievement of the targets
already set forth in the 2001-2005 five-year plan. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The 2003 socio-economic
development plan should focus on the following major tasks: 1. Striving to attain a higher economic
growth rate as compared to 2001 and 2002, creating conditions for the national
economy to develop in a stable and sustainable manner at higher rates in the
subsequent years. - Further accelerating the
restructuring of agriculture and rural economy along the direction of producing
goods with quality and efficiency, associating production with domestic and
international consumption markets; forming areas specializing in the production
of commodity farm produce, developing husbandry and aquaculture, developing
forestry in compatibility with potentials and advantages of each region.
Increasing the value of agricultural production, forestry and fishery by over
4.5%; sharply reducing production costs so as to obtain the entire branch’s GDP
value of around 3.3%. Encouraging the application of
the results of researches into new sciences and technologies, especially
biotechnology and clean production technology, renewing processing technologies
for a number of agricultural products, first of all, coffee, rubber, tea,
cashew nuts, meat, milk, aquatic products... so as to increase productivity,
ensure the products quality and raise their competitiveness. Encouraging the
production and consumption of a number of agricultural products with
competitive edge and substantial consumption markets. Strongly developing
traditional crafts, craft villages and rural infrastructure so as to create
more jobs and transfer agricultural labor to non-agricultural production
sectors, thus developing the rural economy. Taking initiative in the control of
natural calamities, coping with adverse weather changes. - Developing industries with
high speed, focusing on advantageous and highly competitive products, in both
domestic and foreign markets. Maintaining the growth rate of industrial
production value at 14%; striving to reduce the industrial production costs,
especially in the processing industry, fully and efficiently using the domestic
raw material sources so as to achieve the entire branch’s GDP value of over
10%. Raising the competitiveness of
industrial products, making in-depth investment and giving priority to
investment in development of manufacturing industries, especially the hi-tech
industries, export goods-producing industry and processing industry in service
of agriculture and rural economy. - Further boosting the
restructuring, renovation, and raising the operation efficiency, of State
enterprises under the Government’s program of action for implementation of the
Resolution of the Party Central Committee’s third plenum. Speeding up the
equitization of State enterprises where the State does not need to hold 100% of
capital; merging, dissolving or declaring bankrupt those enterprises which
operate inefficiently; at the same time, creating all conditions for the
already equitized enterprises to operate with high efficiency. Further
expanding the experimentation of State corporations and State enterprises
operating after the model of "parent" company- "subsidiary"
company, founding a number of State economic conglomerates in the fields of
telecommunications, petroleum, electricity and construction. - Diversifying, and raising the
quality of, services such as tourism, finance, banking, auditing, legal
consultancy, post, telecommunications and transport. Striving to increase the services� value by over 7% while
reducing their intermediary costs with a view to achieving the service sector’s
GDP value of around 6.6%. Formulating a mechanism to attract investment capital
from people of different strata for development of services and tourism. - Expanding the domestic
markets, especially the rural and mountainous markets, creating a close linkage
between different regions in the country. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. Further restructuring the
State budget, prioritizing the development investment, implementing the
policies on socialization, hunger elimination and poverty alleviation;
increasing expenditures on education and training, sciences and technologies.
Absolutely practicing thrift while raising the efficiency of the use of the
State’s capital and properties. Further strengthening financial
and credit activities and making them healthy, improving the quality of the
banking system’s service activities. Concentrating investment on projects with
high socio-economic efficiency, which affect many economic branches and have
high export percentages. 4. Increasing the social
investment quickly, basically improving the accumulation and consumption rates,
mobilizing more than 35% of GDP for development investment, whereby the State
budget expenditure for development investment shall not be lower than 25% of
total expenditures of the State budget. Providing State budget support for
investment in difficulty-hit, deep-lying and remote areas. Adjusting the investment
structure along the direction of creating favorable conditions for economic
restructuring so as to raise the efficiency and competitiveness of the national
economy. Not returning to the subsidy mechanism. 5. Continuing the renovation,
and creating basic changes in the development, of education and training,
developing the vocational training system, raising the quality of human
resources with rational structure; further implementing the program on junior
secondary education universalization. Promoting scientific and technological
activities, quickly applying modern and advanced technologies as well as
research results to production; intensifying the work of environmental
protection and improvement. 6. Effectively settling burning
social problems, fruitfully implementing the national target programs,
especially the program on hunger elimination, poverty alleviation and
employment. Expanding the people’s participation in, contribution to, and
supervision of, projects on building infrastructure for poor communes and poor
regions. Further concentrating investment on socio-economic development of the
6 northern mountainous provinces meeting with difficulties, the socio-economic
development program for the Central Highlands and the socio-economic
development program for the Mekong River delta. 7. Boosting the administrative
reform in the fields of institution, organizational apparatus, building of the
contingent of public servants and public financial reform. Raising the
efficiency and transparency of the State policies. Expeditiously finalizing the
project on wage reform for early implementation. 8. Consolidating defense and
security, combining them with socio-economic development, further promoting the
suppression of criminal activities, ensuring order and discipline in
socio-economic activities. 2. The tasks
of drafting the 2003 State budget ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The tasks of making the 2003
State budget estimates include: 1. Estimating the State budget revenues
on the basis of properly and fully calculating the revenues prescribed by law,
analyzing and forecasting factors on economic growth, market, prices...;
implementing all provisions on production and business promotion, increasing
exports and expanding markets; implementing the commitments of regional and
international economic integration process; taking measures to intensify the
management of value added tax (VAT) collection and reimbursement, preventing
the under-collection and loss of the State budget money and combating smuggling
and trade frauds. Estimating the State budget
revenues with the desirable mobilization level of around 20-21% of GDP, of
which the tax and fee collections shall represent 18-19%. Striving to increase
the revenues of the ministries, central-level agencies and localities by over
12% on average as compared to the 2002�s
figure. 2. Allocating the State budget
expenditure estimates for development investment, to ensure enough capital for
the national key projects, with priority given to projects under Program 135
and the project on planting 5 million hectares of forests; arranging investment
capital for socio-economic development in northern mountainous provinces, the
Central Highlands and the Mekong River delta; arranging enough capital for
investment preparation and reciprocal capital for ODA projects; providing
support for the production of important products and the processing of
agricultural products for export; developing plant varieties and animal breeds;
restructuring agricultural economy; developing rural communication and
infrastructure of aquaculture, craft villages and tourism. The drafting of State budget
expenditures should focus on the performance of the tasks of socio-economic
development, hunger elimination and poverty alleviation; ensuring resources for
implementation of the Resolutions of the third plenum of the Party Central
Committee (IXth Congress) on restructuring, renewing, developing and raising
the efficiency of, State enterprises; and the Resolution of the fifth plenum of
the Party Central Committee (IXth Congress) on renewing, developing, and
raising the efficiency of, the collective economy; renewing mechanisms and
policies, encouraging and creating conditions for development of the private
economy; speeding up agricultural and rural industrialization and
modernization; ensuring security and defense; implementing the Party’s and
State’s nationality policy. Increasing the reserves in order
to take initiative in coping with natural calamities and floods and handling
unexpected tasks. Conducting the wage reform with
a view to creating a motive force for accelerating the development and
administrative reform. This is an important task, which requires concentrated
efforts in few years to come, while a number of tasks must be rearranged so as
to concentrate resources on the implementation thereof according to the
principle that the ministries, central-level agencies, localities and
budget-using units shall take initiative in arranging sources of increased revenues,
practicing thrift, combating wastefulness and using the budget allocations for
task performance. Non-business units subject to
the Government’s Decree No.10/2002/ND-CP of January 16, 2002 on financial
regime applicable to non-business units with revenues should manage and
efficiently use their budgets and revenue sources according to regulations,
ensuring the development of the assigned tasks and funding sources for
performance of the assigned important tasks; based on the assigned 2002 budget
estimates, the funding levels should be basically maintained in 2003 and may be
increased in a certain percentage (%), depending on branches and fields.
Studying the amendment and/or supplementation of relevant mechanisms and
policies to comply with the Government’s Decree No.10/2002/ND-CP of January 16,
2002. Studying the expansion of the
experimental assignment of package payroll and administrative management
funding to the State administrative agencies according to the Prime Minister’s
Decision No.192/2001/QD-TTg of December 17, 2001. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The State budget deficit shall
be kept at a level of not more than 5% against GDP, suitable to the capability
of mobilizing loans from inside the country and soft loans from overseas to
make up for such deficit. 3. On the
local budget estimates: Localities shall make the 2003
budget estimates on the following principle: The proportions of divided
revenue sources, the additional allocations (if any) from the central budget to
the local budgets, already assigned by the Prime Minister in 2002, and the
localities� 2003 revenue
estimates, shall serve as basis for the drafting of the 2003 local budget
balances and expenditures; the additional allocations from the central budget
to local budgets is expected to increase by 2-3% as compared to 2002. Arrangement of the 2003 budget
expenditure estimates: - To arrange funding for
implementation of resolutions of the third and fifth plenums of the Party
Central Committee (IXth Congress) in localities. - To give priority to
arrangement of funding for performance of the tasks of infrastructure
construction, investment in canal solidification and rural traffic routes;
infrastructure construction for craft villages and tourism; development of
plant varieties and animal breeds; restructuring of agricultural economy; trade
promotion, expansion and probe of export markets; attaching importance to the
performance of the tasks of hunger elimination, poverty alleviation, job
creation, settlement of social vices and support for ethnic minority people... - Localities shall take
initiative in calculating regular sources of revenue increase and expenditure
decrease in order to reserve funding for wage reform. - To reserve local budgets
according to the provisions of the State budget legislation. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. On the basis of evaluating the
implementation of the reinvestment mechanism in the past years (from the
collection of agricultural land use tax, land rentals and land use levies...),
to determine the level of targeted additional allocation from the central
budget to local budgets and maintain this level for a few years; at the same
time, to estimate funding for targeted additional allocation from the central
budget to local budgets for performance of the tasks of national target
programs, project on planting five million hectares of forests, program 135... In 2003, to apply the mechanism
on over-collection rewards according to the provisions of the State Budget Law,
which shall later be specified by the Prime Minister. II. PLAN
ELABORATION TEMPO AND ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES 1. On elaboration tempo: - In the first half of July
2002, the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry shall
provide guidance on the 2003 plan framework and State budget estimates for the
ministries, branches and localities for use as basis to elaborate their own
plans. - Before August 15, 2002, the
ministries, branches, corporations 91 and People�s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall report the 2003
socio-economic development plans and State budget estimates to the Ministry of
Planning and Investment and the Finance Ministry for their sum-up and
submission to the Government. - The Ministry of Planning and
Investment and the Finance Ministry shall organize working sessions with the
ministries, branches and localities to promptly sum up the plans and submit
them to the competent agencies; and at the same time, map out the plan norm and
budget allocation for submission to the National Assembly Standing Committee. 2. On assignment of
responsibilities 1. The Ministry of Planning and
Investment: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - To provide guidance on
elaboration and summing up of the 2003 socio-economic development plan. - To assume the prime
responsibility and coordinate with the Finance Ministry in drafting the development
investment plan and allocating capital construction investment capital; and
with the Finance Ministry, the other ministries and central-level agencies in
managing the national target programs, designing plans and allocating capital
to programs and projects. 2. The Finance Ministry: - To guide the ministries, the
central-level agencies and localities in appraising the situation on
implementation of the 2002 State budget estimates; to make the general budget
estimates and notify the inspection numbers on the 2003 State budget revenue
and expenditure estimates to the ministries, the central-level agencies and
localities. - To assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and
the concerned agencies in making and summing up the 2003 State budget
estimates; to work with the ministries, central-level agencies and localities
on the budget estimates. - Based on the Government’s
Decree on financial regime applicable to non-business units with revenues, to
assume the prime responsibility and coordinate with the ministries and
localities in guiding and organizing the elaboration of the 2003 State budget
estimates by non-business units implementing the new financial mechanism and a
number of administrative units applying the mode of self-financing (covering
wages). 3. The ministries, State bodies
and corporations 91: To coordinate with the Ministry of Planning and Investment
and the Finance Ministry in elaborating the socio-economic development tasks
and making budget estimates in the fields under their management. The
ministries and central-level agencies managing the national target programs and
project on planting five million hectares of forests shall coordinate with the
Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry in working with
the concerned ministries, central-level agencies and localities on the 2003
tasks and expenditure estimates for the said programs and project in the fields
under their management. The ministries and State bodies
shall, based on their functions and calculation of exploitable sources, set
forth socio-economic criteria, suggest solutions, new mechanisms and/or regimes
or propose amendments and/or supplements to the current regimes and policies
for use as basis for plan elaboration and budget drafting, and notify them to
the Ministry of Planning and Investment, the Finance Ministry as well as the
relevant ministries and agencies before the budget-drafting time. 4. The People’s Committees of
the provinces and centrally-run cities shall guide, organize and direct the
provincial/municipal Planning and Investment Services and Finance-Pricing
Services to closely coordinate with other services, departments and branches in
elaborating the socio-economic development plans and State budget estimates to
be submitted to the competent authorities for decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Dirrective No. 14/2002/CT-TTg of June 28, 2002, on the elaboration of the 2003 socio-economic development plan and state budget estimates
1.146
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|