Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/ĐA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Đinh Văn Điến
Ngày ban hành: 05/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/ĐA-UBND

Ninh Bình, ngày 05 tháng 07 năm 2013

 

ĐỀ ÁN

QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ÁP DỤNG CHO THỊ XÃ TAM ĐIỆP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (GIAI ĐOẠN 2013 ÷ 2016)

Phần mở đầu.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Xây dựng thị xã Tam Điệp trở thành thành phố vào năm 2015 vừa là nhiệm vụ, trách nhiệm và là nguyện vọng chính đáng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành. Với tiền đề thị xã vừa được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Ninh Bình; thị xã tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tập trung khai thác các nguồn lực để xây dựng thị xã đạt các tiêu chí của thành phố, nhằm tạo cho thị xã thế và lực mới trong xu thế hội nhập, tạo tiền đề, động lực cho thị xã phát triển trong những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về xây dựng và phát triển thị xã Tam Điệp trở thành đô thị loại III trong năm 2012 và trở thành đô thị loại II vào năm 2020, vì vậy việc xây dựng Đề án là cần thiết.

II. Các căn cứ xây dựng Đề án.

- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

- Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

- Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006;

- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

- Pháp lệnh Phí, lệ phí ngày 28/8/2001;

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/9/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư;

- Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập Thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;

- Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

- Quyết định số 708/QĐ-BXD, ngày 31/7/2012 của Bộ Xây dựng về công nhận thị xã Tam Điệp là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Ninh Bình;

- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thị xã Tam Điệp trở thành đô thị loại III trong năm 2012 và trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

- Nghị quyết số 03/2010/NQ - HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và chính quyền địa phương;

- Nghị quyết số 28/2012/NQ - HĐND ngày 20/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số khoản quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Thông báo số 403-TB/TU, ngày 09/01/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Tam Điệp;

- Thông báo số 765-TB/TU, ngày 25/3/2013 của Tỉnh ủy về kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Tam Điệp;

- Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.

- Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 19/3/2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị xã Tam Điệp đến năm 2020;

- Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 10/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng thị xã Tam Điệp trở thành đô thị loại III vào năm 2012 và đô thị loại II vào năm 2020;

- Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Phần thứ nhất.

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ TAM ĐIỆP

I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, dân số và lao động

1. Đặc điểm tự nhiên

- Về địa giới hành chính: Thị xã Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, có vị trí địa lý khá thuận lợi, là cửa ngõ nối liền đồng bằng Bắc Bộ với lãnh thổ miền Trung Việt Nam. Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư; Phía Nam giáp thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa); Phía Đông giáp huyện Yên Mô; Phía Tây giáp huyện Nho Quan.

- Về địa hình, khí hậu: Tam Điệp là thị xã miền núi với địa hình 70% là đồi núi nằm ở vị trí cửa ngõ giữa đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh ven biển Miền Trung; có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12B và đường sắt Bắc - Nam đi qua; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Về khí hậu, môi trường, cảnh quan rất đa dạng và phong phú.

2. Tài nguyên

- Về tài nguyên đất: Thị xã Tam Điệp có diện tích đất tự nhiên gần 105 km2 (10.500ha) với 3 loại đất chủ yếu: Đất nông nghiệp: 7218 ha, Đất phi nông nghiệp 2.806,7 ha, Đất chưa sử dụng: 473,2 ha.

- Về tài nguyên nước: Thị xã có 2 hệ thống nước:

+ Nước mặt (Nước sông, nước hồ): Có 03 hồ lớn Hồ Yên Thắng với diện tích khoảng: 81 ha; Hồ Mừng và hồ Đồng Đèn với tổng diện tích khoảng 27 ha; hồ Mang Cá, hồ Sòng Cầu, hồ Lỳ, hồ Bống có tổng diện tích khoảng 19 ha. Có sông Bên Đang và suối Rồng làm nhiệm vụ thoát lũ.

+ Nước ngầm­: Nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt được Công ty cấp nước Ninh Bình khai thác tại các điểm khai thác tại tổ 9, 15, 21 và suối Rồng thuộc địa bàn phường Nam Sơn. Ngoài ra nước ngầm còn được các hộ gia đình khoan, đào trên diện tích đất của gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt.

3. Dân số, lao động và dân tộc

- Dân số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn toàn thị xã (đã bao gồm dân số quy đổi từ: Lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, lực lượng công an, quân đội, lực lượng lao động tại các khu công nghiệp đóng trên địa bàn, lượng bệnh nhân từ các vùng lân cận đến khám chữa bệnh, khách tham dự hội nghị hội thảo) là: 75.176 người, trong đó:

+ Dân số khu vực nội thị (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 52.741 người.

+ Dân số khu vực ngoại thị (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 22.435 người.

- Đại bộ phận dân cư trên địa bàn thị xã là dân tộc Kinh, một số ít là dân tộc Mường, chiếm 25% dân số thị xã và chủ yếu sinh sống ở xã Yên Sơn. Thị xã có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

II. Thực trạng về kinh tế - xã hội và nguồn lực của thị xã

Tam Điệp nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng của đất nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng; là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thị xã có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thị xã đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp được mùa; thu ngân sách nhà nước có nhiều cố gắng; công tác chỉnh trang, nâng cấp đô thị được tập trung đầu tư có hiệu quả; công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định, an sinh xã hội đảm bảo. Quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quần chúng các cấp được nâng lên.

Trong 3 năm gần đây (2010 - 2012), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 17,6%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản bình quân đạt 95,16% kế hoạch; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt 100,1% kế hoạch; thương mại - dịch vụ bình dân đạt 97,73% kế hoạch. Đặc biệt trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 14,5%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 88,5% kế hoạch, tăng 7% so với năm 2011; thương mại - dịch vụ đạt 70,8% kế hoạch, tăng 56,8% so với năm 2011. Sản xuất nông nghiệp ổn định; thu ngân sách nhà nước đạt kế hoạch và thị xã đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh, đây là tiền đề quan trọng cho thị xã phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2015. Mặc dù đã được công nhận là đô thị loại III, song tổng hợp điểm đánh giá chung thì thị xã Tam Điệp mới đạt 83/100 điểm (áp dụng tiêu chí miền núi). Trong các tiêu chí còn thiếu và yếu nhất là tiêu chí về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, tổng điểm mới đạt 46/55 điểm, như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng công cộng và thị xã Tam Điệp chưa có điểm nhấn ấn tượng về kiến trúc cảnh quan đô thị phục vụ cộng đồng dân cư (Khu thể thao, khu vui chơi giải trí, siêu thị…).

Bên cạnh đó, nội lực từ các nguồn thu của thị xã, trong 3 năm gần đây (2010 - 2012) còn rất khó khăn. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã đạt bình quân từ 130 đến 140 tỷ đồng trong đó thu từ thuế, phí đạt từ 50 đến 55 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất đạt từ 52 đến 72 tỷ đồng; thu từ xổ số kiến thiết đạt từ 1,3 đến 1,6 tỷ đồng; Thu thuế tài nguyên đạt từ 8 đến 15 tỷ đồng (số thu này một phần cân đối chi thường xuyên). Thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đạt từ 7 đến 15 tỷ đồng (số thu này chi cho sự nghiệp môi trường và một số dự án tái tạo môi trường như nạo vét cống rãnh, dòng chảy, sửa chữa đường).

Tổng chi ngân sách thường xuyên đạt từ 120 tỷ đến 160 tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển từ 60 đến 70 tỷ đồng trong đó chủ yếu từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất. Thị xã chưa cân đối được các nhiệm vụ chi, hàng năm ngân sách tỉnh còn phải trợ cấp cân đối cho thị xã trên 50%.

III. Đánh giá chung

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, thị xã Tam Điệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, với tiền đề là đô thị loại III trực thuộc tỉnh, thị xã sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí loại III trực thuộc tỉnh mà đến nay, qua việc rà soát, phân tích, đánh giá, tổng hợp và đối chiếu với các tiêu chuẩn, chỉ tiêu được quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, hiện trạng hạ tầng thị xã Tam Điệp đã có 28 chỉ tiêu đã đạt và vượt mức tối đa của tiêu chuẩn quy định; 03 chỉ tiêu chưa đạt điểm; 05 chỉ tiêu còn yếu và 13 chỉ tiêu còn thiếu. Đồng thời rà soát, đánh giá, xây dựng các tiêu chí để xây dựng thị xã trở thành thành phố vào năm 2015.

Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng thị xã trở thành thành phố vào năm 2015, thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ nâng cấp đô thị thị xã trên cơ sở phát huy các nguồn nội lực, tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, của tỉnh; sự đồng thuận và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị xã.

Từ thực trạng trên, UBND tỉnh đề xuất với Hội đồng nhân dân tỉnh một số cơ chế chính sách đặc thù tạo nguồn lực để xây dựng và phát triển thị xã Tam Điệp trở thành thành phố vào năm 2015.

Phần thứ hai.

MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG ĐỀ ÁN VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2013 ÷ 2016

I. Mục tiêu, phạm vi

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát: Huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng thị xã Tam Điệp trở thành thành phố vào năm 2015 có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội đạt các tiêu chí quy định tại Nghị định số 62/2011/NĐ-CP, ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.

b) Mục tiêu cụ thể: Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được tạo ra từ cơ chế đặc thù để phấn đấu đến năm 2015, thị xã hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí chưa đạt của đô thị loại III theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị và đạt tiêu chí theo Nghị định số 62/2011/NĐ-CP, ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, phường, thị trấn.

2. Phạm vi đề án: Trên cơ sở thực trạng đô thị thị xã, thực trạng các nguồn lực của thị xã trong 3 năm qua (2010 - 2012), đề xuất các cơ chế đặc thù để tạo nguồn lực xây dựng thị xã trở thành thành phố vào năm 2015.

II. Xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh phí thực hiện cơ chế đặc thù cho các công trình

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Căn cứ thực trạng phát triển của đô thị Tam Điệp đối chiếu với 10 tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 62/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 02/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Trong thời gian tới thị xã cần tập trung các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp đối với nhóm chỉ tiêu chưa đạt và nhóm chỉ tiêu còn yếu nhằm khắc phục và hoàn thiện cơ bản về hạ tầng đô thị; đồng thời tập trung triển khai xây dựng một số công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn để tạo sự đột phá, tạo điểm nhấn và tăng cường sự chuyển biến về chất lượng các tiêu chí, cụ thể:

a) Đối với các chỉ tiêu chưa đạt:

- Về chỉ tiêu mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thị:

+ Tiếp tục phối hợp triển khai và hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A đoạn cầu Đoan Vỹ - cửa phía Bắc và cửa phía Nam - Dốc xây và dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 12B, tỉnh Ninh Bình để hoàn chỉnh hệ thống thoát nước chính khu vực nội thị thị xã Tam Điệp.

+ Triển khai thực hiện xây dựng các tuyến phố văn minh, các khu phố kiểu mẫu, trong đó có quy định việc thực hiện xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước.

+ Xây dựng kênh thoát nước trung tâm thị xã tại phường Nam Sơn, Tây Sơn, Trung Sơn. Xây dựng hệ thống thoát nước các tuyến đường giao thông chính tại khu trung tâm các phường: Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn và Tân Bình.

- Về chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị: Cải tạo và nâng cấp công suất các trạm biến áp. Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng thị xã Tam Điệp, gồm: Hệ thống chiếu sáng các tuyến Quốc lộ, các đường khu vực trung tâm thị xã, gồm 07 tuyến phố: Đồng Giao, Thanh Niên, Kim Đồng, Trương Hán Siêu, Trần Hưng Đạo, Núi Vàng, Lê Hồng Phong và các tuyến đường khu vực: Quyết Thắng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sỹ, Trần Phú; Xây dựng hệ thống đèn trang trí khu trung tâm thị xã, 01 cổng điện tử cửa ngõ thị xã.

- Về chỉ tiêu số nhà tang lễ khu vực nội thị: Phấn đấu từ nay đến năm 2015 đầu tư xây dựng 01 Nhà tang lễ công nghệ hiện đại thuộc khuôn viên khu Sơn Lạc Viên (Khu công viên nghĩa trang thị xã).

b) Đối với các chỉ tiêu còn lại chưa đạt điểm tối đa:

- Về chỉ tiêu tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý: Hoàn thiện xây dựng nhà máy quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình trên địa bàn thị xã; Tập trung đẩy mạnh việc cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước. Trước mắt, tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thải đô thị trên các tuyến đường khu vực nội thị, sau đó đến các tuyến đường ngoại thị. Phấn đầu giai đoạn dài hạn sẽ xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn và đảm bảo về quy mô công suất xử lý nước.

- Tập trung triển khai xây dựng một số công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn để tạo sự đột phá, tạo điểm nhấn và tăng cường sự chuyển biến về chất lượng các tiêu chí:

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng khu Trung tâm thể dục thể thao thị xã: Hiện nay đang được triển khai xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn I và bước đầu đưa vào sử dụng vào cuối năm 2013.

+ Xây dựng đường vành đai chống lũ quét thượng nguồn đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế - xã hội của xã Miền núi khó khăn thị xã Tam Điệp, hiện nay đã triển khai xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2015.

+ Xây dựng đường vành đai cấp bách chống lũ quét và phục vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội phía Bắc Đồng Giao thị xã Tam Điệp, dự kiến cuối năm 2013 sẽ được triển khai xây dựng và hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2015.

- Về nhà ở: Tiếp tục Nâng cấp, cải tạo và chỉnh trang các khu nhà ở trên địa bàn thị xã. Triển khai thực hiện xây dựng các khu đô thị và khu dân cư mới: Khu phía Bắc đường Đồng Giao, phường Bắc Sơn; Khu trung tâm TDTT, khối cơ quan và khu dân cư phía Nam đường Đồng Giao, phường Tây Sơn; Khu phía Nam Quốc lộ 1A, thuộc tổ 11, tổ 12 phường Nam Sơn; Khu đường Vòng xã Yên Bình; Khu giao đất cho hộ gia đình cán bộ, quân nhân viên Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1.

- Về y tế: Đầu tư xây dựng, nâng cấp Bệnh viện thị xã Tam Điệp và các trạm y tế trên địa bàn đạt chuẩn theo quy định.

- Về văn hóa - thể dục thể thao: Bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển du lịch của thị xã đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; tiếp tục đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận đền Dâu và đền Quán Cháo là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

- Về giáo dục đào tạo: Tập trung đầu tư và tăng cường cơ sở vật chất trường học các cấp; mở rộng quy mô các trung tâm dạy nghề và trung học chuyên nghiệp; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng, gắn đào tạo với sử dụng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý.

- Về thương mại - dịch vụ: Hoàn thiện và phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, cải tạo và nâng cấp một số chợ: Chợ Đồng Giao, chợ Dâu…; Nâng cấp các khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn; Thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử; phục dựng các lễ hội gắn với bản sắc văn hóa của thị xã.

- Về giao thông: Phát triển mạng lưới giao thông, đảm bảo thị xã Tam Điệp là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Tây Nam tỉnh Ninh Bình:

- Giao thông đối ngoại: Phối hợp triển khai xây dựng tuyến đường trọng điểm như: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12B; Tuyến tránh Quốc lộ 1A; Tuyến đường tỉnh (ĐT.478C), ĐT480D; Tuyến đường vành đai từ Quốc lộ 12B đến QL1A.

- Giao thông nội thị: Xây dựng các tuyến đường: Phạm Văn Đồng, Trần Hưng Đạo, đường Đồng Giao kéo dài; Xây dựng mới một số trục đường nối liên kết các khu chức năng của thị xã; Tiếp tục cải tạo, nâng cấp chỉnh trang các tuyến đường hiện hữu trong đô thị và các tuyến đường nội bộ trong các khu dân cư.

- Về cấp điện: Tiếp tục tăng cường đầu tư nâng cấp xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại cho các cụm dân cư, các cụm công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt, từng bước ngầm hóa hệ thống lưới điện trong các khu đô thị trên địa bàn thị xã; Xây dựng và phát triển hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, các khu công cộng và các khu vui chơi giải trí; Đầu tư xây dựng một số hệ thống chiếu sáng mỹ thuật đường phố tại khu vực Ngã ba, ngã tư nơi các tuyến phố chính giao cắt; xây dựng hệ thống chiếu sáng ngõ xóm tại các khu ở và khu dân cư từ các nguồn vốn xã hội hóa theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Về cấp nước: Tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước sạch của thị xã; đồng thời tăng cường các biện pháp đảm bảo cung cấp nước sạch và nâng cao chất lượng nước phục vụ đô thị. Phấn đấu đến năm 2015 cấp nước cho 100% dân cư đô thị với tiêu chuẩn cấp nước trên 100 l/người.ngđ.

- Về thoát nước: Tập trung đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước và thu gom nước thải trong khu vực nội thị; Cải tạo và hoàn thiện hệ thống các tuyến cống thoát nước trên các trục đường chính đô thị. Phấn đấu đầu tư xây dựng đến năm 2020 có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh (thoát thải sinh hoạt và thoát nước mặt riêng biệt).

- Về vệ sinh môi trường, xử lý chất thải rắn và nhà tang lễ: Tăng cường công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thị xã. Tiếp tục tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện thu gom chất thải đúng nơi quy định; Đẩy nhanh tiến độ dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh.

- Về thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Tiếp tục thực hiện xây dựng và hoàn thiện Website điện tử tại các cơ quan của thị xã Tam Điệp; Triển khai Dự án hoàn thiện hệ thống thông tin, mạng Internet tới các tổ dân phố trong khu vực thị xã.

- Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tập trung đầu tư xây dựng tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Tam Điệp giai đoạn II để có điều kiện thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài; Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, khuyến khích và ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghệ tiên tiến, các dự án xây dựng công nghệ chế biến sách, ít gây ô nhiễm môi trường; Phát triển đa dạng các ngành công nghiệp có lợi thế về lao động và có truyền thống, các ngành công nghiệp công nghệ cao. Kết hợp giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở hiện có và xây dựng mới các cơ sở; Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của những ngành nghề đã được khẳng định trên thị trường như: đồ mộc mỹ nghệ, cơ khí…

2. Nội dung cơ chế chính sách đặc thù

2.1 Đối với phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - thể thao, khoa học - công nghệ, nông nghiệp nông thôn

- Tập trung các nguồn lực, tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, ODA, vốn huy động của các nhà đầu tư,… đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Tam Điệp giai đoạn 2 để thu hút đầu tư các dự án lớn, dự án có giá trị tăng cao, sử dụng công nghệ sạch.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về GPMB, hỗ trợ xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào công trình để huy động các nguồn vốn xã hội hóa, ODA, vốn vay tín dụng ưu đãi để đầu tư các trường dạy nghề, các trung tâm thể thao, các trường mầm non, trung tâm sản xuất giống chất lượng cao…

 - Nghiên cứu chính sách đãi ngộ phù hợp để ưu tiên thu hút các lao động có trình độ cao, lao động lành nghề…; đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động, kêu gọi, huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân, nhân dân thị xã để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng…

2.2 Cơ chế huy động và quản lý sử dụng vốn

- Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thị xã Tam Điệp được ưu tiên bố trí vốn từ nguồn đầu tư phát triển của Trung ương, của Tỉnh (theo biểu số 01, Danh mục các dự án, công trình cần thiết để đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chí đưa thị xã Tam Điệp trở thành thành phố vào năm 2015). Các công trình được hỗ trợ và thực hiện theo Quyết định hàng năm của UBND tỉnh.

- Việc quản lý, sử dụng, quyết toán vốn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư XDCB, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thị xã Tam Điệp được sử dụng các khoản thu từ các nguồn vốn huy động để đầu tư hạ tầng.

2.3 Nguồn kinh phí

a) Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất:

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, UBND thị xã Tam Điệp tổ chức thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng 03 khu đất với tổng diện tích 150 ha (trong đó: 40ha là đất ở đô thị; 27,5ha là đất ở nông thôn; 82,5ha là đất giao thông, cây xanh, công trình công cộng và đất khác) và 20ha đất xen kẹt để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định, cụ thể:

+ Khu dân cư tổ 1 phường Tây Sơn với tổng diện tích 75 ha.

+ Khu dân cư mới xã Quang Sơn với tổng diện tích 55 ha.

+ Khu Ao cá, phường Tân Bình với tổng diện tích 20 ha.

- Toàn bộ kinh phí thu được từ thực hiện đấu giá giá trị quyền sử dụng đất (sau khi trừ đi kinh phí GPMB, đầu tư xây dựng CSHT không vượt quá 35% và trích 15% để lập Quỹ phát triển đất theo quy định) được phân chia theo tỷ lệ 80% cho ngân sách thị xã Tam Điệp và 20% cho ngân sách cấp xã nơi có đất đấu giá.

b) Nguồn thu từ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Tam Điệp:

* Thu thuế Tài nguyên khoáng sản (không bao gồm tài nguyên nước) từ các Doanh nghiệp nhà nước Trung ương, Doanh nghiệp nhà nước địa phương, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức kinh doanh khác khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp:

- Đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh:

+ Năm 2013 phân chia cho ngân sách tỉnh 40%, ngân sách thị xã Tam Điệp 60%.

+ Từ năm 2014 ÷ 2016 phân chia cho ngân sách thị xã Tam Điệp 100%.

- Đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách thị xã Tam Điệp: Phân chia cho ngân sách thị xã Tam Điệp 100%.

* Thu phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản từ các doanh nghiệp nhà nước Trung ương, Doanh nghiệp nhà nước địa phương, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức kinh doanh khác khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp:

- Đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh:

+ Năm 2013 phân chia cho ngân sách tỉnh 40%, ngân sách thị xã Tam Điệp 60%.

+ Từ năm 2014 ÷ 2016 phân chia cho ngân sách thị xã Tam Điệp 100%.

- Đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách thị xã Tam Điệp: Phân chia cho ngân sách thị xã Tam Điệp 100%.

c) Nguồn cân đối từ ngân sách tỉnh:

- Hàng năm, ngân sách tỉnh cấp lại không quá 15% số vượt thu sau khi đã để lại theo quy định (nếu có) cho thị xã Tam Điệp để có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp đô thị.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh cấp lại không quá 50% tổng số vượt thu (nếu có) của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã Tam Điệp do Cục Thuế tỉnh quản lý.

- Ưu tiên phân bổ chương trình mục tiêu quốc gia lồng ghép, về xây dựng nông thôn mới, về phát triển văn hóa, du lịch, dịch vụ các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, tăng tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung để thị xã triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn.

d) Các nguồn huy động khác:

- Huy động các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, con em thị xã đang sinh sống và công tác trong và ngoài nước, kêu gọi huy động đóng góp bằng vật tư tiền vốn, hỗ trợ xây dựng các công trình…

- Huy động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình đường giao thông thôn, tổ dân phố, công trình văn hóa và các nhà tài trợ khác của nhân dân…

- Thực hiện chính sách thu hút đầu tư đối với các dự án lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch và đa dạng hóa các loại hình đầu tư, ưu tiên hình thức BOT, BTO, BT, PPP, với nguồn vốn đã xác định từ Đề án này.

3. Kinh phí:

a) Tổng nhu cầu các công trình dự án xây dựng CSHT: 385.000 triệu đồng. Trong đó:

- Xây dựng các công trình cần thiết: 295.000 triệu đồng.

- Trả nợ các công trình xây dựng đô thị loại III: 70.000 triệu đồng

- Hỗ trợ một số công trình khác: 20.000 triệu đồng.

b) Tổng kinh phí tạo ra từ cơ chế đặc thù: 385.000 triệu đồng (Ba trăm tám mươi lăm tỷ đồng), gồm:

- Kinh phí từ nguồn đấu giá quyền sử dụng 170ha đất; thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, ODA…(NSNN): 372.000 triệu đồng.

- Kinh phí huy động từ các tổ chức, các nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân: 13.000 triệu đồng.

c) Phân kỳ thực hiện

- Năm 2013: 120.000 triệu đồng (Ngân sách nhà nước: 117.000 triệu đồng; Huy động từ các tổ chức và nhân dân đóng góp: 3.000 triệu đồng)

- Năm 2014: 120.000 triệu đồng (Ngân sách nhà nước: 115.000 triệu đồng; Huy động từ các tổ chức và nhân dân đóng góp: 5.000 triệu đồng)

- Năm 2015: 90.000 triệu đồng (Ngân sách nhà nước: 86.000 triệu đồng; Huy động từ các tổ chức và nhân dân đóng góp: 4.000 triệu đồng)

- Năm 2016: 55.000 triệu đồng (Ngân sách nhà nước: 54.000 triệu đồng; Huy động từ các tổ chức và nhân dân đóng góp: 1.000 triệu đồng)

(Chi tiết theo biểu số 02 kèm theo)

Phần thứ ba.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. Một số giải pháp cụ thể

1. Về chính sách

Thị xã Tam Điệp tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư phát triển thị xã trên các lĩnh vực. Ban hành cơ chế, chính sách về đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư, đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

2. Huy động các nguồn lực đạt tiêu chí đô thị:

2.1 Tăng cường huy động nguồn nội lực:

- Đối với đấu giá quyền sử dụng đất: Tập trung đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với 3 khu đất và 20 ha đất xen kẹt được thực hiện cơ chế đặc thù tạo nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Thu thuế Tài nguyên, phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản: Tăng cường công tác quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Tam Điệp.

- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ tỉnh hỗ trợ và các chương trình mục tiêu quốc gia lồng ghép

2.2 Kêu gọi các dự án đầu tư: Có cơ chế, chính sách kêu gọi, giới thiệu những nhà đầu tư, những dự án lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch cho khu công nghiệp thị xã, từ đó phát triển dịch vụ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, ưu tiên các lĩnh vực như đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, Khách sạn nhà hàng, hệ thống hạ tầng các khu đô thị kiểu mẫu, sân vận động…

2.3 Thu hút nguồn lực của nhân dân: Từng bước xã hội hóa lĩnh vực vệ sinh môi trường. Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; Thực hiện chính sách nhà nước hỗ trợ một phần đối với lĩnh vực cấp nước sinh hoạt, cấp điện, giao thông nông thôn…

3. Giải pháp quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị:

- Thực hiện tốt công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch, kế hoạch, đề án cơ chế đặc thù để xây dựng thị xã trở thành thành phố đảm bảo hiệu quả, có tính khả thi cao. Triển khai thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã và lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tam Điệp đến năm 2030, đồng thời phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện xây dựng chương trình phát triển đô thị để huy động các nguồn lực, tiếp tục chỉnh trang, nâng cấp, phát triển đô thị; tăng cường xây dựng các khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, cải tạo và chỉnh trang các tuyến phố, đầu tư xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng đô thị. Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trên địa bàn thị xã Tam Điệp.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, tạo ý thức văn minh đô thị cho nhân dân địa phương, nhằm bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

- Xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị và các chương trình, kế hoạch quản lý giữ gìn trật tự cảnh quan môi trường đô thị, tuyến phố văn minh đô thị. Tăng cường kiểm tra xử lý kiên quyết việc xây dựng trái phép trên địa bàn thị xã; đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh, thu gom rác thải, nạo vét khơi thông cống rãnh, trồng thêm cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh các khu ở và khu công cộng, thảm cỏ, hệ thống chiếu sáng công cộng…

- Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở, cấp giấy phép xây dựng cho nhân dân đúng thời gian quy định.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Sắp xếp lại và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh ở đô thị.

- Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nhất là các ngành nghề mà các doanh nghiệp đang cần; thực hiện tốt chính sách thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao từ các tỉnh và các khu vực lân cận cho thị xã.

- Xã hội hóa công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng đô thị bền vững, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương.

5. Về tuyên truyền, vận động: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các nội dung đề án, đáp ứng yêu cầu tiến độ, đúng theo các tiêu chí; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động xã hội sâu rộng, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng thị xã trở thành thành phố.

II. Hiệu quả của đề án:

Khi Đề án được thực hiện sẽ tạo một nguồn lực cho thị xã Tam Điệp để đầu tư xây dựng hoàn thiện và nâng cấp chất lượng các tiêu chí của đô thị loại III và các tiêu chí của Thành phố trực thuộc tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa- xã hội phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, đô thị Tam Điệp ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với vai trò là đô thị trung tâm vùng Tây Nam của tỉnh Ninh Bình và là tiền đề quan trọng để đến năm 2020 lên đô thị loại II.

III. Tổ chức thực hiện:

1. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để phù hợp với Đề án trên.

2. UBND thị xã Tam Điệp

- Chủ trị, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Trung tâm đấu giá quyền sử dụng đất và các đơn vị có liên quan xây dựng phương án thực hiện đấu giá giá trị quyền sử dụng đất cho cả giai đoạn 2013 ÷ 2016 và từng năm; báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến trước khi triển khai tổ chức thực hiện.

- Lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư các công trình trọng điểm theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT hoặc PPP theo đúng các quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan huy động các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, con em thị xã đang sinh sống và công tác trong ngoài nước, kêu gọi huy động đóng góp bằng vật tư tiền vốn, hỗ trợ xây dựng các công trình… ; huy động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình đường giao thông thôn, tổ dân phố, công trình văn hóa và các tài trợ khác của nhân dân…

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hướng dẫn UBND thị xã Tam Điệp lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm để đầu tư các công trình trọng điểm.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND thị xã Tam Điệp và các ngành liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục khi các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư theo đúng quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh giới thiệu những nhà đầu tư có tiềm năng để đầu tư những dự án lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn thị xã Tam Điệp.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND thị xã Tam Điệp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để tổ chức thực hiện đấu giá giá trị quyền sử dụng đất.

5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, căn cứ vào số vượt thu ngân sách tỉnh (nếu có), xây dựng phương án phân bổ nguồn vượt thu ngân sách tỉnh, trong đó cấp lại cho thị xã Tam Điệp không quá 15% số vượt thu ngân sách tỉnh; cấp lại không quá 50% tổng số vượt thu của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã Tam Điệp do Cục Thuế tỉnh quản lý, báo cáo UBND tỉnh.

6. Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tăng cường phân cấp cho Chi cục Thuế thị xã Tam Điệp quản lý thu Thuế Tài nguyên, Phí Bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp và phối hợp với UBND thị xã Tam Điệp, các ngành liên quan tổ chức quản lý thu đạt kết quả tốt, chống thất thu NSNN.

Phần thứ tư.

KẾT LUẬN

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển kể từ khi thị xã Tam Điệp được công nhận là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh ngày 17/12/1982 đến nay, thị xã Tam Điệp luôn khẳng định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình và ngày càng thể hiện rõ chức năng của đô thị. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương và sự quan tâm trực tiếp của tỉnh Ninh Bình; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Tam Điệp đã tập trung mọi nguồn lực, tâm huyết, đoàn kết quyết tâm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng phát triển đô thị, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị.

Trên cơ sở nội dung của Đề án và để tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã nhanh, bền vững đáp ứng tốt hơn vị trí, vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa vùng phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình trân trọng đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, ban hành 01 nghị quyết riêng về các cơ chế đặc thù cho thị xã Tam Điệp để tạo nguồn lực cho thị xã Tam Điệp xây dựng thị xã trở thành thành phố. Các nội dung khác vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 và Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của HĐND tỉnh Ninh Bình./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trục Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Chánh và các Phó CVP UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy; VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp & PTNT;
- Cục thuế tỉnh;
- UBND thị xã Tam Điệp;
- Lưu: VT, VP3, 4, 5

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Điền

 

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH CẤP THIẾT
(Kèm theo Đề án 07/DA-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Tỷ đồng

Stt

Tên dự án

Kinh phí đầu tư

Ghi chú

1

Xây dựng 07 tuyến phố văn minh, gồm các tuyến đường: Đồng Giao, Thanh Niên, Kim Đồng, Trương Hán Siêu, Trần Hưng Đạo, Núi Vàng, Lê Hồng Phong

60

 

2

Xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng cho các tuyến đường: Đồng Giao, Trần Phú, Thanh Niên, Quyết Thắng

16

 

3

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường: Kim Đồng, Trương Hán Siêu, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Núi Vàng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sỹ

13

 

4

Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng Quốc lộ 1A

7,5

 

5

Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng Quốc lộ 12B

10

 

6

Xây dựng hệ thống đèn trang trí khu trung tâm thị xã, 01 cổng chào điện tử đầu thị xã

10

 

7

Xây dựng khu trung tâm thể thao thị xã Tam Điệp, gồm các hạng mục: Cổng, hàng rào, thoát nước, đường nội bộ, đường ngoài hàng rào, khu điều hành, sân thể thao và trồng cây xanh

55

 

8

Xây dựng nâng cấp khu vui chơi giải trí thị xã tại phường Bắc Sơn

3

 

9

Xây dựng, nâng cấp khu Công viên thị xã tại phường Trung Sơn

5

 

10

Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông trong các khu dân cư

25

 

11

Xây dựng kênh thoát nước trung tâm thị xã tại phường Nam Sơn, Tây Sơn, Trung Sơn

45

 

12

Xây dựng hệ thống thoát nước các tuyến đường giao thông chính tại khu trung tâm các phường: Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn, Tây Sơn và Tân Bình

15

 

13

Xây dựng hệ thống đường ống cấp nước máy cho các khu dân cư còn lại tại 05 phường

10

 

14

Xây dựng các phòng học cho các trường trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Trường mầm non: 10 phòng, trường tiểu học: 10 phòng; trường trung học cơ sở: 10 phòng)

20

 

15

Đặt tên đường phố, số nhà trên địa bàn thị xã

0,5

 

 

Tổng cộng

295,00

 

 

BIỂU CHI TIẾT DỰ KIẾN PHÂN NGUỒN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUA CÁC NĂM
(Kèm theo Đề án số 07/DA-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Chia ra

Ghi chú

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

I

Dự kiến nguồn

385

120

120

90

55

 

1

Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (sau khi đã trừ 15% phát triển quỹ đất 35% tiền XD CSHT)

196

63

63

44

26

 

-

Khu dân cư tổ 1 phường Tây Sơn

93,5

30

40

20

3,5

 

-

Khu dân cư mới xã Quang Sơn

77,5

30

20

20

7,5

 

-

Khu Ao cá, phường Tân Bình

15

 

 

 

15

 

-

Đất xen kẹt trong khu dân cư

10

3

3

4

 

 

2

Thu thuế tài nguyên

40

10

10

10

10

 

3

Thu phí BVMT đối với KTKS

28

7

7

7

7

 

4

Xã hội hóa

13

3

5

4

1

 

5

Nguồn tỉnh hỗ trợ từ chương trình mục tiêu lồng ghép

108

37

35

25

11

 

II

Nhu cầu đầu tư

385

127,5

124,5

99

34

 

1

Ưu tiên xây dựng các công trình cấp thiết

295

104,5

84,5

75

36

 

-

Xây dựng 07 tuyến phố văn minh, gồm các tuyến đường: Đồng Giao, Thanh niên, Kim Đồng, Trương Hán Siêu, Trần Hưng Đạo, Núi Vàng, Lê Hồng Phong

60

25

13

12

10

 

-

Xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng cho các tuyến đường: Đồng Giao, Trần Phú, Thanh Niên, Quyết Thắng

16,0

8,0

5,0

3,0

 

 

-

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường: Kim Đồng, Trương Hán Siêu, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Núi Vàng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sỹ

13,0

3,0

2,0

4,0

4,0

 

-

Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng Quốc lộ 1A

7,5

7,5

 

 

 

 

-

Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng Quốc lộ 12B

10

 

 

10,0

 

 

-

Xây dựng hệ thống đèn trang trí khu trung tâm thị xã, 01 cổng chào điện tử đầu thị xã

10

7,0

3,0

 

 

 

-

Xây dựng khu trung tâm thể thao thị xã Tam Điệp, gồm các hạng mục: Cổng, hàng rào, thoát nước, đường nội bộ, đường ngoài hàng rào, khu điều hành, sân thể thao và trồng cây xanh

55

35,0

10,0

10,0

 

 

-

Xây dựng, nâng cấp khu vui chơi giải trí thị xã tại phường Bắc Sơn

3

1,5

1,5

 

 

 

-

Xây dựng, nâng cấp khu Công viên thị xã tại phường Trung Sơn

5

5,0

 

 

 

 

-

Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông trong các khu dân cư

25

 

10,0

10,0

5,0

 

-

Xây dựng kênh thoát nước trung tâm thị xã tại phường Nam Sơn, Tây Sơn, Trung Sơn

45,0

 

20,0

15,0

10,0

 

-

Xây dựng hệ thống thoát nước các tuyến đường giao thông chính tại khu trung tâm các phường: Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn, Tây Sơn và Tân Bình

15

5,0

7,0

3,0

 

 

-

Xây dựng hệ thống đường ống cấp nước máy cho các khu dân cư còn lại tại 05 phường

10,0

2,0

3,0

3,0

2,0

 

-

Xây dựng các phòng học cho các trường trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Trường mầm non: 10 phòng; trường tiểu học: 10 phòng; trường trung học cơ sở: 10 phòng)

20

5,0

10,0

5,0

5,0

 

-

Đặt tên đường phố, số nhà trên địa bàn thị xã

0,5

0,5

 

 

 

 

2

Trả nợ các công trình xây dựng đô thị loại III

70

20

30

20

 

 

3

Các công trình khác: Chỉnh trang đô thị, nhà văn hóa, trường học, xử lý môi trường và các công trình của xã

20

3

10

4

3

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Đề án 07/ĐA-UBND ngày 05/07/2013 quy định về cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho thị xã Tam Điệp thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị (giai đoạn 2013 ÷ 2016) do tỉnh Ninh Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.762

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.166.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!