Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 260-CP Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 17/10/1978 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 260-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 1978

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC TRƯỚC MẮT ĐỂ GIẢM BỚT BỘI CHI VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TIỀN MẶT

Cân đối thu chi ngân sách, tín dụng, tiền mặt, cân đối vật tư, hàng hóa, cân đối hàng hóa và tiền tệ là những mặt cân đối tổng hợp phản ảnh tình hình cân đối của nền kinh tế quốc dân và liên quan đến hoạt động của tất cả các cấp, các ngành.

Từ nhiều năm nay, trong khi sản xuất còn có nhiều khó khăn thì những nhu cầu của sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, bảo đảm đời sống của nhân dân không ngừng tăng, nền kinh tế của nước ta mất cân đối ngày càng nghiêm trọng. Ngân sách, tiền mặt tiếp tục bội chi lớn. Giá cả nhất là giá lương thực, thực phẩm ở thị trường tự do luôn luôn biến động. Tiền lương thực tế của cán bộ, công nhân và viên chức giảm sút, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Cân đối hàng hóa và tiền tệ ngày càng căng thẳng như trên chủ yếu vì:

1. Sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhất là lương thực, thực phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng chủ yếu không cân đối, mức xuất khẩu đạt quá thấp không cân đối với nhập khẩu, khối lượng hàng hóa không cân đối với tiền tệ.

2. Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch và quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu lực và có nhiều sơ hở. Nhiều định mức kinh tế kỹ thuật chưa trở lại mức trước chiến tranh (ở miền Bắc) hoặc trước giải phóng (ở miền Nam). Tổng quỹ tiền lương tăng nhanh hơn giá trị sản phẩm làm ra. Giá trị sử dụng và cơ cấu của nhiều sản phẩm không phù hợp với nhu cầu, trở thành ứ đọng. Khối lượng sản phẩm do Nhà nước nắm không đủ đáp ứng những nhu cầu tập trung mà Nhà nước phụ trách, lại không được quản lý và phân phối tốt; phân phối không đúng đối tượng, không đúng yêu cầu và đủ số lượng, không bảo đảm chất lượng. Tệ tham ô, lãng phí, móc ngoặc, cửa quyền… còn xảy ra phổ biến.

3. Việc chấp hành các nguyên tắc và chế độ quản lý không nghiêm chỉnh, kỷ luật không được đề cao. Các tổ chức quản lý tài chính, quản lý tiền tệ, quản lý lao động tiền lương, quản lý vật tư, quản lý hàng hóa từ trung ương đến cơ sở chưa làm được nhiệm vụ là người quản lý và kiểm tra việc sử dụng tiền vốn, lao động, vật tư, hàng hóa đối với các ngành, các cấp, các cơ sở. Các ngành thương nghiệp, vật tư… chưa làm được nhiệm vụ là người quản lý Nhà nước đối với toàn ngành thương nghiệp, cung ứng vật tư trong cả nước… Chức năng của tài chính, ngân hàng chưa được phát huy trong việc giám sát kiểm tra các hoạt động kinh tế bảo đảm cho các ngành, các cấp sử dụng tốt các nguồn vốn, các nguồn tài sản, để tạo ra nhiều giá trị sử dụng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trước tình hình mới, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung cao độ lực lượng cả nước dấy lên một cao trào sản xuất nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, ra sức phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước trong các vụ sau để đến năm 1980 đạt cho được những chỉ tiêu chủ yếu của nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV và nghị quyết lần thứ 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng; đồng thời phải hết sức xem trọng việc đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và phải tăng cường thu mua nắm nguồn hàng, làm tốt công tác phân phối, đề cao kỷ luật tài chính, tiết kiệm nghiêm ngặt về mọi mặt để bảo đảm những nhu cầu ngày càng tăng của sử nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, tùng bước giải quyết những mặt không cân đối trong nền kinh tế.

Trước mắt, trong quý 4 năm 1978 và những tháng đầu năm 1979 các ngành, các cấp cần tập trung chỉ đạo mấy việc cấp bách sau đây:

1. Tiến hành cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất lương thực, khắc phục hậu quả của bão lụt theo chỉ thị của Hội đồng Chính phủ số 252-CP ngày 7-10-1978.

2. Để tăng cường quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với khu vực kinh tế tập thể và tư nhân, các Bộ có liên quan cùng phối hợp với một số địa phương tập trung một lực lượng cán bộ có năng lực:

- Về một số vùng có nhiều nông sản hàng hóa, nhất là lương thực, nắm cụ thể yêu cầu về vật tư, hàng hóa, tập trung đáp ứng những nhu cầu cấp bách nhất của sản xuất và đời sống nhân dân, đồng thời bảo đảm thu mua nắm lương thực, hàng hóa và các nông phẩm khác trong tay Nhà nước, loại tư thương ra khỏi những địa bàn này.

- Về một số cảng cá lớn, nắm cụ thể yêu cầu bao gồm yêu cầu về sản xuất và đời sống của ngư dân và yêu cầu về tổ chức và cơ sở vật chất cẩn thiết để thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ hải sản, tập trung sức giải quyết những yêu cầu cấp bách nhất để phục vụ sản xuất và nắm sản phẩm trong tay Nhà nước.

- Nghiên cứu biện pháp kết hợp giữa nông nghiệp (bên sản xuất và cung cấp nguyên liệu) với nhà máy và các cơ sở thủ công nửa cơ giới ở địa phương (bên tiêu thụ nguyên liệu) nhằm khuyến khích sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân (nhà máy đường với người trồng mía, nhà máy chè với người trồng chè).

Phải giải quyết tốt các khâu quy hoạch, kế hoạch sản xuất và chỉ đạo sản xuất, thu mua nắm nguyên liệu cho nhà máy; quản lý nhà máy; quản lý và cải tạo sản xuất tiểu thủ công.

- Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sản xuất để bảo đảm nguyên liệu cho một số nhà máy có thừa công suất như giấy, thuốc lá, mì chính…

Cần giải quyết cụ thể tổ chức sản xuất nguyên liệu, tổ chức thu mua, vận chuyển và giải quyết những vấn đề về nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Đi sâu vào một số mặt hàng có nhiều triển vọng xuất khẩu, nghiên cứu giải quyết một cách đồng bộ từ sản xuất đền thu mua, chế biến nhằm nắm được phần lớn sản phẩm để xuất khẩu; đạt phẩm chất hàng xuất khẩu cao nhất; giảm bớt những khâu trung gian và những chi phí không cần thiết.

- Kiểm tra và chấn chỉnh việc bảo đảm bữa ăn và cung cấp hàng hóa cho công nhân: kiểm tra việc chấn chỉnh biên chế, việc thực hiện các định mức và trả lương theo sản phẩm ở một số xí nghiệp trọng điểm.

3. Phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu xuất khẩu của năm 1978, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, phát huy thế mạnh về lao động và tài nguyên của đất nước để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu ngay trong những tháng đầu năm 1979. Trong lúc nhu cầu nhập khẩu rất lớn nhưng khả năng xuất khẩu còn ít, việc tiết kiệm tiêu dùng để tăng xuất khẩu và tính toán chặt chẽ các nhu cầu nhập khẩu, hết sức tiết kiệm ngoại tệ, quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc chi dùng từng đồng ngoại tệ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.

4. Nắm lại tình hình thực hiện ngân sách trong từng ngành, trong từng địa phương (kể cả Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các đoàn thể) để chấn chỉnh công tác thu nộp, bảo đảm kế hoạch thu nộp ngân sách, không bỏ sót nguồn thu và hết sức tiết kiệm chi, kiên quyết giảm, hoãn những khoản chi chưa thật cần thiết, tập trung đáp ứng những nhu cầu chi đột xuất, không yêu cầu cấp thêm vốn và kinh phí.

Phải đặc biệt coi trọng công tác thu thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp nhất là ở các tỉnh miền Nam và các thành phố lớn, tổ chức tốt sự phối hợp giữa các ngành có liên quan để chống đầu cơ tích trữ, chống thất thu thuế, góp phần phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố quan hệ sản xuất ở miền Bắc, tăng cường quản lý thị trường trong phạm vi cả nước.

Đối với xây dựng cơ bản, các ngành, các địa phương phải nắm lại yêu cầu và khả năng, soát lại các công trình đang xây dựng dở dang hoặc sẽ thi công để xác định cụ thể những công trình cần tập trung dứt điểm để dựa vào sản xuất, hoặc phải chậm lại, hoặc phải chuẩn bị thêm; trên cơ sở đó, phải bố trí lại kế hoạch cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng khớp với kế hoạch cung cấp vật liệu xây dựng, lực lượng thi công: tập trung vào những công trình trọng điểm của Nhà nước, của ngành, của địa phương và có điều kiện thi công, mau chóng phát huy tác dụng, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thành dứt điểm từng công trình hoặc từng phần để đưa vào sử dụng sớm, giảm dở dang.

Đối với kế hoạch xây dựng kinh tế của quân đội trong tình hình mới, phải xác định cụ thể những công trình nào bộ đội tiếp tục làm, những công trình nào bộ đội không làm nữa thì bàn giao cụ thể cho cơ quan tiếp quản, không để tài sản bị mất mát, hư hỏng, bị phân tán.

5. Nắm lại công tác tín dụng và thu chi tiền mặt trong từng ngành, trong từng địa phương (kể cả Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các đoàn thể) để có kế hoạch phối hợp thi hành các biện pháp cần thiết, bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh những nguyên tắc và chế độ quản lý vốn tín dụng và quản lý tiền mặt của Nhà nước.

Kiên quyết xử lý tồn quỹ tiền mặt của các cơ quan, xí nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 318-TTg ngày 8-7-1978.

Ngân hàng phải tổ chức thu tiền mặt hằng ngày đối với các cơ sở kinh doanh có nhiều tiền mặt.

Soát lại tồn kho hàng hóa, đẩy mạnh bán ra những mặt hàng có điều kiện, để vừa đáp ứng yêu cầu về đời sống nhân dân, vừa bảo đảm nguồn thu tiền mặt.

Đẩy mạnh thu nợ, vận động gửi tiền tiết kiệm và các hoạt động phi hàng hóa (vận chuyển hành khách, hoạt động văn nghệ…) để góp phần giảm bớt khối lượng tiền mặt trong lưu thông.

Hết sức tiết kiệm các khoản chi tiền mặt, tăng cường quản lý chặt chẽ quỹ lương, đi sâu quản lý các khoản chi về trả công lao động thuê ngoài; đồng thời phải bảo đảm yêu cầu tiền mặt để thu mua nắm nguồn hàng và trả tiền lương, không để tái diễn tình trạng chậm trễ hoặc chịu tiền lương, tiền thưởng cuối năm của công nhân, viên chức.

Chấn chỉnh công tác kê toán và thông tin trong nội bộ ngân hàng, hàng ngày nắm chắc tồn kho phát hành; chấn chỉnh tổ chức và chế độ quản lý ngành ngân hàng, thực hiện việc thống nhất quản lý kho phát hành.

6. Tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra để đề cao kỷ luật tài chính, kỷ luật tiền mặt, kỷ luật giá cả và phải nhằm vào những xí nghiệp trọng điểm có nguồn thu lớn, những công trình trọng điểm sử dụng nhiều vốn, vật tư và lao động, những ngành và địa phương có nguồn thu lớn hoặc có nhu cầu chi lớn; phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng thu chi giả tạo trong những tháng cuối năm để phân tán vốn và kinh phí, báo cáo sai sự thật để được công nhận hoàn thành kế hoạch, đôn đốc và kiểm tra việc thu nộp ngân sách, thu nộp tiền mặt và giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Kiên quyết thi hành kỷ luật những trường hợp vi phạm nghiêm trọng để giữ vững pháp luật của Nhà nước. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải định kỳ tổng hợp báo cáo các vụ vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật tài chính, kỷ luật tiền mặt qua công tác cấp phát, cho vay, kiểm tra và thanh tra của ngành mình.

Bộ Tài chính phải thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính, phát huy tác dụng của tài chính trong việc quản lý và kiểm tra việc sử dụng mọi nguồn vốn và tài sản.

Bộ Tài chính phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ các ngành, các địa phương củng cố và kiện toàn công tác kế toán tài vụ trong các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, trong các ngành, làm cho công tác tài vụ thực sự là công cụ quản lý và kiểm tra hoạt động của các ngành, ngay ở nơi và lúc diễn ra việc sử dụng lao động, tài sản vật tư, tiền vốn để sản xuất kinh doanh, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế, năng suất lao động trong từng đơn vị.

Hội đồng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp ra sức phấn đấu làm tốt những công tác trên đây nhằm giảm mức bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt, giảm bớt căng thẳng về cân đối tiền hàng và đời sống của nhân dân, góp phần tích cực thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1978; đồng thời phải chuẩn bị tốt kế hoạch năm 1979: cân đối kế hoạch từ cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng trong việc phát hiện và huy động mọi tiềm lực về lao động, vật tư và tiền vốn, góp phần tích cực khắc phục dần từng bước những mặt không cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm cả vấn đề cân đối thu chi ngân sách và tiền mặt.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 260-CP ngày 17/10/1978 về công tác trước mắt để giảm bớt bội chi về ngân sách nhà nước và tiền mặt do Hội đồng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.936

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.90.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!