ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/CT-UBND
|
Bà Rịa-Vũng
Tàu, ngày 31 tháng 12 năm 2019
|
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ,
ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Năm 2020 là năm cuối thời kỳ ổn định ngân sách
giai đoạn năm 2017-2020, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Bên cạnh đó, năm 2020
là năm có nhiều sự kiện lớn của cả nước, của địa phương như: Đại hội Đảng bộ
các cấp, kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975
- 30/4/2020)...
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng nêu trên và để
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ ngân sách năm 2020 đã được HĐND tỉnh phê chuẩn,
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trong năm 2020. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tập trung thực hiện một số nội dung công việc
chủ yếu sau đây:
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2020 trên địa
bàn đúng theo quy định tại Thông tư số 88/2019/TT-BTC ngày 24/12/2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 2020.
2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo Thông báo kết
luận số 812-KL/TU ngày 09/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa VI tại Hội
nghị lần thứ 33 và Thông báo kết luận số 832-KL/TU ngày 11/12/2019 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Khóa VI tại Hội nghị lần thứ 34.
3. Căn cứ các văn bản quy định của Trung ương, chủ động rà
soát, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phê chuẩn các quy định về ngân
sách theo thẩm quyền, để tạo cơ sở pháp lý thực hiện xây dựng dự toán ngân sách
năm 2021 và cho cả giai đoạn 2021-2025, cụ thể như một số quy định sau:
- Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu thời kỳ ổn định ngân sách năm 2021-2025.
- Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách địa phương năm 2021.
4. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công theo quy định tại
Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Chỉ thị số
14/CT-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu
chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ. Đề xuất các giải pháp khai
thác hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng vào mục đích
kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, hoàn thiện việc ban
hành tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng
theo Luật Quản lý tài sản công.
5. Thực hiện công khai ngân sách nhà nước nhằm nâng cao chỉ
số công khai, minh bạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo Công văn số 8609/UBND-VP ngày
27/8/2019 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công khai ngân sách nhà nước.
6. Về tổ chức quản lý và điều hành thu ngân sách
a) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố:
- Tổ chức triển khai thực hiện ngay các giải pháp điều hành
thu ngân sách được giao, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách đã được
Trung ương và HĐND tỉnh giao năm 2020.
- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ về cải cách
thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích phát triển
kinh tế tư nhân. Tăng cường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn vào các
ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Công văn số 4576/UBND-VP ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh quy định thực hiện huy động sự đóng
góp của doanh nghiệp được hưởng lợi từ các dự án do nhà nước đầu tư, qua đó tạo
nguồn lực để đóng góp đầu tư, sửa chữa các công trình trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện hạch toán tiền thu từ đấu giá nhà, đất công theo
đúng hướng dẫn tại Công văn số 1897/UBND-VP ngày 09/3/2017
của UBND tỉnh về việc quản lý, sử dụng tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất qua đấu giá của các dự án có cơ chế riêng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành mình, chủ động tham
mưu UBND tỉnh báo cáo bộ chuyên ngành để được xem xét, hỗ trợ
ngân sách địa phương đối với kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và các nhiệm vụ khác theo quy định.
b) Giao Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan:
- Tổ chức quyết liệt các giải pháp đôn đốc thu, nộp ngân
sách theo quy định nhằm phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước và
thu ngân sách địa phương năm 2020.
- Kịp thời phổ biến, giải đáp các vướng mắc, kiến nghị các
chế độ, chính sách về thuế, hải quan đến các tổ chức, cá nhân để nghiêm túc chấp
hành.
- Thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước theo
chỉ tiêu được giao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng
thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu
khác vào ngân sách nhà nước.
c) Giao Kho bạc Nhà nước tỉnh:
Phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh tổ chức hạch toán đầy
đủ, chính xác và kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Tăng cường ứng
dụng, vận hành hệ thống thu ngân sách liên kho bạc, ngân hàng, cơ quan thuế, hải
quan theo quy định. Lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định.
d) Giao Sở Tài chính:
- Thường xuyên phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu
tư theo dõi nguồn thu ngân sách, nghiên cứu đề xuất, tham mưu Lãnh đạo tỉnh các
giải pháp đảm bảo nguồn lực để thực hiện đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh.
- Đẩy nhanh việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục theo quy định, tham
mưu tổ chức bán đấu giá cơ sở nhà, đất thuộc danh mục trụ sở cơ quan nhà nước
bán đấu giá đã được UBND tỉnh phê duyệt.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Khẩn trương rà soát các thủ tục cho thuê đất và đấu giá các
lô đất công theo kế hoạch, đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời nguồn thu theo dự
toán HĐND tỉnh giao.
- Rà soát, xác định cụ thể các đối tượng đang được nhà nước
giao đất, cho thuê đất trên địa bàn, nhất là các dự án hết thời gian được hưởng
ưu đãi theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; hoàn chỉnh hồ sơ về đất đai,
chuyển cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và đôn đốc, thu nộp đầy
đủ, kịp thời các khoản thu từ đất vào ngân sách nhà nước.
e) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ động phối hợp với Quỹ Đầu tư phát
triển tỉnh để làm kênh huy động, cho vay, đầu tư vốn nhằm tăng thêm nguồn vốn đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp
báo cáo thông tin, số liệu liên quan theo mẫu biểu quy định, làm cơ sở lập báo
cáo về quyết toán ngân sách, dự toán ngân sách, lập kế hoạch tài chính ngân
sách nhà nước 03 năm, kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ...
v.v...trình cấp thẩm quyền theo quy định.
7. Về tổ chức quản lý và điều hành chi ngân sách nhà nước
a) Về tổ chức điều hành chi ngân sách
- Căn cứ quyết định giao dự toán năm 2020 của UBND
các cấp, đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ và giao dự toán
thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo đúng quy định
tại Điều 13 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Ngân sách nhà nước.
- Ngân sách các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách phải điều
hành, quản lý chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định
mức, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, hạn chế việc ứng trước dự toán
ngân sách nhà nước, giảm số chi chuyển nguồn sang năm sau.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục
triệt để, không để xảy ra tình trạng nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản. Không
đề nghị bổ sung các đề án, chương trình, dự án hoặc đề xuất ban hành các chế độ,
chính sách chi mới hoặc nâng định mức chi làm tăng chi ngân sách khi chưa có
nguồn đảm bảo.
- Trường hợp thu ngân sách địa phương dự
kiến giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, phải chủ động xây dựng
phương án điều hành để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, nhất là đối với
các nguồn thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể như: tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và các nguồn thu khác... Ưu tiên thực hiện các chính
sách, chế độ liên quan đến con người, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
- Tích cực đẩy mạnh giao dịch điện tử và trực tuyến đối với
các khoản chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Tài chính. Thực
hiện chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc theo quy định của
Chính phủ và Bộ Tài chính.
b) Về tổ chức quản lý chi ngân sách
b1) Đối với chi đầu tư phát triển: Các chủ
đầu tư dự án, công trình, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm
các quy định tại Chỉ thị của UBND tỉnh về điều hành đầu tư công năm 2020.
b2) Đối với chi thường xuyên
- Hàng tháng UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ được rút
dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh tối đa không vượt quá mức bình quân một
tháng; riêng các tháng trong quý I/2020,
căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức
bình quân một tháng, song tổng mức rút dự toán cả quý I/2020 không được vượt quá 30% dự toán năm
2020.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành thực
hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên. Chủ động chi trả kịp thời,
đúng quy định đối với các nhiệm vụ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chi cho
con người, ....theo các chế độ chính sách của Trung ương và địa phương ban hành,
đồng thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét bổ sung (nếu thiếu
nguồn).
- Đối với các khoản chi từ ngân sách để thực hiện mua sắm
tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu và
các văn bản liên quan, nhất là việc tổ chức đấu thầu qua mạng.
- Chấp hành quy định về đấu thầu, đặt hàng theo Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu
thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh
phí chi thường xuyên.
8. Tổ chức thực hiện
- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan, KBNN tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu
tư theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo
cáo UBND tỉnh tại cuộc họp thường kỳ về kinh tế - xã hội và tại
cuộc họp giao ban ngành tài chính tỉnh.
- Giám đốc các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này đến các cơ quan,
đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước
năm 2020 đạt kết quả tốt. Định kỳ trước ngày 15 của tháng cuối quý báo cáo kết
quả về UBND tỉnh đồng gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo
cáo.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
Q. CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Long
|