ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
06/CT-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 3 năm 1982
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC VẬN ĐỘNG PHONG TRÀO NHÂN DÂN ĐÓNG GÓP TÀI CHÁNH CHO NHỮNG CÔNG TRÌNH LỚN
CỦA NHÀ NƯỚC Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM
Công trình xây dựng nhà máy thủy
điện Trị An và những công trình khác (công trình xây dựng đường sắt thành phố
Hồ Chí Minh - Mỹ Tho, mở rộng nhà máy xi măng Hà Tiên..) là những công trình
trọng điểm mang tính chất khu vực, có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế, đời
sống vật chất và văn hóa cũng như quốc phòng của nhiều tỉnh miền Nam. Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ
thị số 190/CT ngày 12-10-1981 về việc xây dựng nhà máy thủy điện Trị An ; Các
công trình phụ của thủy điện Trị An đã bắt đầu khởi công xây dựng. Các công
trình khác cũng đang được tích cực chuẩn bị về mặt thiết kế. Ban chấp hành Đảng
bộ và Hội đồng nhân dân thành phố ta đã có nghị quyết về việc động viên nhân
dân thành phố cùng với Trung ương và nhân dân các tỉnh bạn, đóng góp sức người
sức của cho công trình này.
Để biến ý chí và quyết tâm tràn
đầy của Trung ương, của Đảng bộ và nhân dân thành phố thành hành động cụ thể,
trưc tiếp và thiết thực của mỗi người đối với các công trình lớn nói trên, thực
hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm : Trung ương, địa phương và
nhân dân cùng làm “, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị :
1. Các cấp chánh quyền và tất cả
các ban, ngành, sở, các đơn vị Trung ương và địa phương phát động một phong
trào hành động cách mạng trong đông đảo quần chúng nhân dân ở các khối phố, ấp,
phường, xã, trong cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, trong lao động tập
thể, cá thể, và mọi tầng lớp nhân dân trong thành phố cũng như kiều bào của
thành phố ở nước ngoài cùng nhau thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
cải tiến tổ chức, quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao
động, thực hành tiết kiệm về các mặt, tạo ra nguồn tài chánh để đóng góp vào
việc xây dựng các công trình lớn của Nhà nước ở các tỉnh phía Nam.
Trong năm 1982, toàn thể nhân
dân thành phố phấn đấu để có thể đóng góp được 200 triệu đồng cho các công
trình này. Sang những năm sau, khi kinh tế và đời sống của nhân dân ta được
nâng lên thì mục tiêu phấn đầu thể hiện ở mức huy động tài chánh cũng sẽ được
nâng lên.
2. Về các hình thức và biện pháp
vận động : các cấp, các ngành cần vận dụng hình thức vận động thật linh hoạt
cho phù hợp với từng địa phương, từng đơn vị cơ sở, từng tầng lớp nhân dân và
từng người (già trẻ, gái trai, lương giáo, đơn vị sản xuất, kinh doanh, đơn vị
hành chánh, sự nghiệp v.v...) làm cho mọi người nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm
quan trọng của các công trình xây dựng, phát huy sáng kiến, nô nức tham gia
đóng góp vào các công trình, coi đây là hành động thiết thực tham gia vào sự
nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Trước mắt, tổ chức huy động tài
chánh dưới các hình thức sau đây :
a/ Tổ chức lạc quyên ủng hộ công
trình xây dựng : mọi người dân (bao gồm đồng bào trong nước và kiều bào ở nước
ng oài ) và tập thể đều có thể đóng góp tiền, chủ yếu trích từ số tiền tiết
kiệm của cá nhân và gia đình, từ các khoản thu do tăng năng suất, lao động thêm
giờ, tổ chức các buổi lao động xã hội chủ nghĩa, và các hoạt động kinh tế và
văn hóa khác, tùy hoàn cảnh và tính chất của từng cơ quan, đơn vị, để gây quỹ
ủng hộ các công trình.
b/ Vận động đơn vị, cá nhân và
tập thể, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài tham gia đóng góp dưới
hình thức cho vay mượn vốn. Số tiền vay mượn sau này sẽ được hoàn trả lại.
c/ Tổ chức những đợt xổ số kiến
thiết đặc biệt, mở rộng các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao lấy
tiền đóng góp cho các công trình.
Dù vận dụng hình thức huy động
nào cũng phải thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện đóng góp, không gò ép về mức
đóng góp và hình thức đóng góp.
Các đơn vị quốc doanh tuyệt đối
không được lấy quỹ của Nhà nước để đóng góp dưới bất cứ hình thức nào.
3. Tổ chức đóng góp và thu nhận
:
- Tất cả các tập thể, đơn vị ở
các quận nội thành trực tiếp liên hệ, đóng góp tại địa điểm giao dịch thống
nhất của thành phố đặt ở cơ quan Sở Tài chánh thành phố (số 142 Xô Viết Nghệ
Tĩnh, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).
Riêng ở 6 huyện ngoại thành, để
thuận tiện cho đồng bào đi lại, Ban Tài chánh Huyện tổ chức một nơi tiếp nhận
tiền đóng góp.
Các đơn vị quốc doanh, tập thể,
có thể đóng góp bằng séc chuyển khoản hoặc séc định mức, các cơ quan thu nhận
chịu trách nhiệm làm thủ tục cần thiết.
4. Thành lập “Ban Vận động đóng
góp xây dựng các công trình lớn của Nhà nước ở các tỉnh phía Nam”. Dưới sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng và trên cơ sở hiệp thương với Mặt trận tổ quốc và các đoàn
thể, Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định thành lập Ban Vận động ở cấp thành
phố với các thành phần sau :
Đại diện Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc
thành phố làm Trưởng Ban vận động, đại diện Ban chấp hành các đoàn thể, Liên
hiệp Công đoàn thành phố, Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên
hiệp Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Liên lạc công thương, Hội trí thức yêu
nước, Ban Liên lạc Công giáo, Phật giáo, Ban Liên lạc Việt kiều của thành phố ;
lãnh đạo các ngành: Tài chánh, Ngân hàng, Văn hóa thông tin, Sở Ăn uống và
Khách sạn, Bộ Tư lệnh quân khu 7, Bộ Tư lệnh thành phố, Công an thành phố.
Trên cơ sở hiệp thương với Ủy
ban Mặt trận và Ban Chấp hành các đoàn thể cấp quận, huyện, phường, xã (chú ý
mời một số cá nhân tiêu biểu của ngành, giới) Ủy ban nhân dân quận, huyện,
phường, xã ra quyết định thành lập Ban vận động với những thành phần tương tự ở
cấp quận, huyện, phuờng, xã.
Danh sách Ban vận động ở cấp
thành phố và quận, huyện, phường, xã phải được công bố cho nhân dân địa phương
rõ.
Ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp
Trung ương trên địa bàn thành phố và các cơ quan đơn vị của địa phương thuộc
các sở, ban, ngành, và đoàn thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách
tổ chức cuộc vận động trên cơ sở phối hợp với các đoàn thể và dưới sự lãnh đạo
của cấp ủy Đảng, không thành lập Ban vận động.
Sở Tài chánh chịu trách nhiệm dự
thảo bản hướng dẫn hoạt động cụ thể củ Ban vận động ở cấp thành phố và quận,
huyện, phường, xã đảm bảo thực hiện đúng các điểm 1, 2 và 3 của chỉ thị này.
Nội dung bản hướng dẫn phải lưu ý nêu cao yêu cầu động viên, giáo dục quần
chúng về tinh thần yêu nước, tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, phấn
khởi với tiền đồ xán lạn của đất nước để các cá nhân và tập thể thi đua tự giác
tự nguyện đóng góp ; đảm bảo có biên nhận cho từng cá nhân hoặc tập thể tham
gia đóng góp ; có biện pháp đề phòng những phần tử xấu phá rối cuộc vận động
dưới các hình thức : quy định các hình thức kiểm tra, kiểm soát hoạt động quyên
góp ở các địa phương và đơn vị cơ sở, cũng như phải quy định những hình thức
khen thưởng kịp thời và công bố kết quả đóng góp của các cá nhân và tập thể để
động viên phong trào. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành bản hướng dẫn hoạt
động kèm theo quyết định thành lập Ban vận động.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu
cầu Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các sở, ban, ngành quán triệt
tinh thần chỉ thị này, coi đây là một cuộc vận động cách mạng sâu rộng trong
các tầng lớp nhân dân, khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện tốt cuộc vận
động để mọi công dân thể hiện được lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, tích cực
tham gia đóng góp phần mình vào công trình tập thể lớn mang nhiều ý nghĩa sâu
sắc và thiết thực.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Lê Đình Nhơn
|