|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
442-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
03/07/1996
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
442-TTg
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 7 năm 1996
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997
Tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 1996 nhìn chung đạt kết quả khá: sản
xuất, lưu thông hàng hoá, xuất nhập khẩu duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và
phát triển theo chiều hướng tích cực; lạm phát được kiềm chế; nhiều mặt xã hội
có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, còn nổi lên một số khó khăn tồn tại là: Thu ngân
sách tuy có tiến bộ nhưng nhiều khoản thu còn đạt thấp so với dự toán đầu năm,
như thu thuế xuất, nhập khẩu, thu cấp quyền sử dụng đất, thu từ khu vực công
thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh; tình hình thất thu, trốn lậu thuế,
buôn lậu chưa được ngăn chặn có hiệu quả; triển khai kế hoạch xây dựng cơ bản
chậm; một số sản phẩm sản xuất trong nước tồn đọng lớn đã ảnh hưởng đến nhịp độ
tăng trưởng và thu ngân sách Nhà nước.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết
của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 1995) về nhiệm vụ năm 1996 xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự đoán ngân sách Nhà nước năm
1997, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai một số
việc theo nội dung sau đây:
I. ĐIỀU HÀNH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 1996:
Các Bộ, ngành
và địa phương tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các mục tiêu,
chương trình, dự án trong 6 tháng đầu năm, xác định rõ những mặt làm được, chưa
làm được, phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp thực hiện trong 6 tháng cuối
năm nhằm phấn đấu đạt và vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
1996; đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện các công việc dưới đây:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan rà soát lại các cân đối lớn của
nền kinh tế, kiến nghị các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ổn
định giá cả, mở rộng thị trường. Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị
khai thác tối đa năng lực sản xuất, tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành..., phấn đấu tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan căn cứ tình hình giá cả,
tình hình sản xuất và cung cầu hàng hoá để rà soát lại danh mục các mặt hàng nhập
khẩu, trình Chính phủ điều chỉnh các mặt hàng nhập khẩu trong cơ cấu kế hoạch
và kịp thời điều chỉnh thuế suất một số mặt hàng nhập khẩu trong khung cho phép
nhằm kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện cân đối tiền -
hàng, kiềm chế lạm phát và bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước.
3. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải
quan phối hợp với các ngành và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, chống thất thu ngân sách, chống buôn lậu; có biện pháp tích cực, kiên quyết
để đôn đốc các đơn vị nộp hết các khoản thu còn tồn đọng của năm 1995 và 6
tháng đầu năm 1996 vào ngân sách Nhà nước; bằng mọi biện pháp phải phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 1996 đã được Quốc hội thông qua. 4. Các Bộ,
ngành, địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
đã được giao, hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản để làm căn cứ cấp
vốn. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính phối hợp tháo gỡ những
vướng mắc về cơ chế quản lý vốn đầu tư, bảo đảm quản lý chặt chẽ vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, đồng thời đơn giản hoá thủ tục để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các công trình đã được ghi kế hoạch.
5. Trong điều hành chi ngân sách
Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên cho chi đầu tư xây dựng cơ bản,
các chương trình quốc gia, chi lương, các khoản có tính chất lương và những
công việc cấp thiết; Hạn chế và tạm lùi các khoản chi chưa thật cần thiết như
mua sắm, sửa chữa, hội nghị...
Từ nay đến cuối năm, không giải
quyết bổ sung chi ngân sách ngoài kế hoạch, trừ trường hợp thật sự bức bách.
Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị phải thực hành tiết kiệm, sắp xếp lại các
nhiệm vụ chi để bảo đảm cho nhu cầu chi cấp thiết mới phát sinh. Những nhu cầu
chi đã có quyết định, nhưng chưa bố trí kinh phí trong kế hoạch ngân sách đầu
năm thì cần soát xét để giãn tiến độ và bố trí trong kế hoạch năm 1997.
Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, ngành,
địa phương đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách cả năm và kiến
nghị Chính phủ những khoản chi cần phải tiết kiệm.
6. Các Bộ, ngành, địa phương tiến
hành sơ kết công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống
buôn lậu 6 tháng đầu năm, đề ra biện pháp thực hiện 6 tháng cuối năm báo cáo
Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.
7. Ban vật giá Chính phủ chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ các biện pháp bình
ổn giá cả 6 tháng cuối năm, giữ chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng và dịch vụ cả
năm 1996 dưới 10%.
8. Các Bộ, ngành, địa phương đề
ra các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển của
ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách, đề xuất những cơ chế, chính sách nhằm
giải phóng mạnh mẽ hơn năng lực sản xuất, huy động tốt hơn các nguồn lực trong
các thành phần kinh tế; xác định những cơ chế cần triển khai nghiên cứu ban
hành ngay trong năm 1996 để có thể thực hiện từ năm 1997.
II. XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 1997
1. Các nhiệm vụ
chủ yếu của năm 1997:
Nhiệm vụ đặt ra cho năm 1997 là
tiếp tục phát huy những nhân tố tích cực đã đạt được trong nhiều năm qua, khắc
phục những tồn tại, yếu kém, tận dụng những cơ hội thuận lợi mới để phát triển,
tạo điều kiện hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng lần
thứ VIII đề ra.
Kế hoạch năm 1997 tiếp tục được
thể hiện và bố trí theo nhiệm vụ tổng quát và những tư tưởng chỉ đạo lớn cho cả
thời kỳ 5 năm 1996-2000. Những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 1997 một
mặt phải thể hiện được tính liên tục của sự tăng trưởng cao và bền vững, mặt
khác phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển dài hạn kinh tế - xã hội của
đất nước, quy hoạch phát triển của từng ngành, từng địa phương và vùng lãnh thổ.
Năm 1997 cần tập trung sức giải
quyết 5 vấn đề lớn sau đây:
a. Tiếp tục duy trì nhịp độ tăng
trưởng kinh tế cao, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, tạo ra những bước chuyển
biến tích cực trong việc thực hiện các chương trình và lĩnh vực phát triển đã
được đề ra trong kế hoạch 5 năm.
b. Tăng nhanh tiềm lực tài chính
của đất nước, tiếp tục cải cách hệ thống thuế, cơ cấu lại ngân sách trên cơ sở
thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, khuyến khích tăng thu và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn ngân sách. Tiếp tục hình thành các cơ chế chính sách huy động tốt mọi
nguồn tài chính quốc gia. Tăng khả năng hoạt động của hệ thống các ngân hàng
chuyên doanh, bảo đảm huy động và cho vay vốn có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế và kiểm soát
lạm phát, phấn đấu giữ chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng và dịch vụ cả năm 1997 dưới
10%.
c. Thúc đẩy việc thực hiện tốt
các chương trình phát triển văn hoá - xã hội; tạo bước chuyển biến mới về văn
hoá, văn nghệ, phát thanh, truyền hình, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, công
tác dân số kế hoạch hoá gia đình và các mặt xã hội khác. Đặc biệt, phải tạo được
bước phát triển mạnh mẽ về giáo dục, đào tạo, thực hiện một bước mục tiêu nâng
cao mặt bằng dân trí, tiếp tục xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đào tạo,
bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng cho nhu cầu trước mắt
và lâu dài.
d. Tập trung sức nhiều hơn cho
chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng
sâu, vùng xa, tạo cho các vùng này có bước phát triển mới trên cơ sở khai thác
mọi nguồn lực của địa phương và huy động sự hỗ trợ của cả nước. Chú trọng phát
triển mạng lưới giao thông; xây dựng hệ thống thuỷ lợi; đưa điện về huyện lỵ,
các trung tâm cụm xã; phát triển mạng lưới y tế, giáo dục, phủ sóng phát thanh,
truyền hình và hệ thống thông tin, bưu điện...; thực hiện chương trình xoá đói,
giảm nghèo.
e. Tiếp tục củng cố và đổi mới bộ
máy quản lý Nhà nước ở các ngành, các cấp; tiến hành khẩn trương hơn chương
trình cải cách hành chính, thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý kinh tế, quản
lý xã hội; giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội để thúc đẩy phát triển
kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững vàng trong mọi tình huống.
2. Dự báo một số
chỉ tiêu chủ yếu về tăng trưởng kinh tế năm 1997 so với năm 1995 như sau:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
tăng 9-10%;
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư
nghiệp tăng 4,5-4,9%;
- Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 14-15%;
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng
12-13%;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng
28%;
- Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng
23%.
3. Về Ngân sách
Nhà nước:
- Phấn đấu ổn định, lành mạnh
hoá và cải thiện rõ rệt nền tài chính quốc gia; thu thuế và phí đúng luật, bao
quát và khai thác mọi nguồn thu, chống thất thu có kết quả; bảo đảm nhu cầu chi
thường xuyên ở mức hợp lý và tiết kiệm, bố trí trả những khoản nợ đến hạn và
quá hạn; dành cho đầu tư phát triển với tỷ lệ và mức độ cao hơn các năm trước.
- Dự toán Ngân sách Nhà nước phải
được lập từ cơ sở, bảo đảm tính chắc chắn và hiện thực để tạo điều kiện phân cấp
quản lý ngân sách ổn định cho các cấp từ 3 đến 5 năm theo Luật Ngân sách Nhà nước;
trước mắt, tính toán để ổn định trong 3 năm từ 1997-1999.
- Cân đối ngân sách phải bảo đảm
tích cực, hiện thực; mọi khoản thu, chi ngân sách đều phải phản ánh đầy đủ vào
dự toán ngân sách Nhà nước và quản lý qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các khoản
Chính phủ vay nước ngoài về cho vay lại, phải đưa vào Ngân sách Nhà nước để quản
lý việc cho vay và trả nợ.
- Phấn đấu thu thuế và phí đạt
20-21% so với GDP và dành khoảng 70% số thu này cho chi thường xuyên; trong đó
ưu tiên cho chi giáo dục - đào tạo và bảo đảm cho các nhu cầu về y tế, giao
thông, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học, chi cho quốc phòng và bảo
đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Cần bố trí nguồn để thanh toán
các khoản ngân sách vay trong nước cho đầu tư phát triển của các năm trước; tiếp
tục hạn chế các khoản chi mua ô tô con và xây dựng mới trụ sở trong các cơ quan
Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng kinh phí Ngân sách Nhà nước. Đối với chi xây dựng
cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, những công trình đến 31-12-1996 thực
hiện vượt kế hoạch, phải bố trí trong kế hoạch năm 1997 để có nguồn thanh toán;
những công trình không thực hiện hết kế hoạch, nếu cần tiếp tục thực hiện, phải
bố trí vào kế hoạch năm 1997. Trong phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phải đặc
biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng miền núi, Tây
Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long..., tạo sự chuyển biến rõ rệt ở các vùng này
ngay trong năm 1997.
- Bội chi Ngân sách Nhà nước phải
tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước và vay ưu đãi nước ngoài; không
vay thương mại nước ngoài, không phát hành và vay trong nước thời hạn ngắn, lãi
suất cao để bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước. Mức bội chi Ngân sách Nhà nước
(không kể vay ngoài nước về cho vay lại) phải thấp hơn 3% so với GDP.
- Các Bộ, cơ quan Nhà nước theo
chức năng được phân công, có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ
thể, như sản lượng khai thác dầu thô, sản lượng sản xuất một số sản phẩm chủ yếu
(xi măng, điện, rượu, bia, thuốc lá...), kim ngạch và cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu,
số học sinh, số giường bệnh, biên chế cán bộ... và thông báo kịp thời cho Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và dự toán
ngân sách năm 1997.
- Năm 1997 là năm đầu thực hiện
Luật Ngân sách Nhà nước và tính toán để ổn định phân cấp quản lý ngân sách cho
các năm sau, nên các cấp chính quyền chưa có đủ các căn cứ về phân cấp quản lý nguồn
thu, các nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu và số bổ sung từ ngân sách
cấp trên để quyết định dự toán ngân sách cấp mình trước khi Quốc hội quyết định
dự toán Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ chỉ thị này
và hướng dẫn của cấp trên, lập dự toán ngân sách cấp mình gửi cấp trên để tổng
hợp, lập dự toán ngân sách Nhà nước; Khi Quốc hội thông qua dự toán ngân sách
Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ điều chỉnh lại dự toán ngân sách cấp mình
phù hợp với kế hoạch được cấp trên giao, trình Hội đồng nhân dân quyết định.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính phối hợp chặt chẽ để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tính toán kế hoạch
phù hợp với tình hình chung, bảo đảm các cân đối tích cực, vững chắc.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội; chủ trì làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, có sự tham gia của Bộ Tài
chính về kế hoạch kinh tế - xã hội; danh mục công trình và khối lượng đầu tư thực
hiện cho từng công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Bộ Tài chính thông báo số kiểm
tra về thu, chi ngân sách Nhà nước và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng
và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước; chủ trì làm việc với các Bộ,
ngành, địa phương, có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ phụ trách
ngành, lĩnh vực về dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước, kinh phí cho các chương
trình quốc gia.
- Các Bộ, ngành, các cơ quan chủ
quản chương trình quốc gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm
việc với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán ngân sách thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và tổ chức công tác lập
dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997 theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà
nước.
2. Tiến độ và thời gian:
- Trước ngày 10 tháng 8 năm
1996, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách năm 1997 lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng
hợp trình Chính phủ.
- Từ nay đến 20 tháng 9 năm
1996, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo nhiệm vụ được phân công, triển
khai làm việc với các Bộ, địa phương và tổng hợp kế hoạch trình Chính phủ, các
Uỷ ban của Quốc hội để kịp trình Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10; đồng thời dự
kiến phương án phân bổ ngân sách Nhà nước cho từng Bộ, số bổ sung từ ngân sách
Trung ương cho từng tỉnh để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định ngay sau
khi Quốc hội thông qua dự toán ngân sách Nhà nước. 3. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sát sao,
chặt chẽ quá trình xây dựng và tổng hợp kế hoạch năm 1997, bảo đảm thực hiện
các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.
Directive No. 442-TTg of July 03, 1996, of the Prime Minister on the formulation of the 1997 plan on socio-economic development and the state budget estimate
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No.
442-TTg
|
Hanoi
, July 03, 1996
|
DIRECTIVE ON THE
FORMULATION OF THE 1997 PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND THE STATE BUDGET
ESTIMATE The first six months of 1996 saw fairly good
results in the implementation of the socio-economic development plan:
Production, goods circulation, export and import achieved at a fairly high
growth rate in the positive direction; inflation was controlled; and
improvements were seen in many social aspects. Nevertheless, a number of
difficulties and problems have emerged, including: many budget revenues were
lower than the estimate made early this year, such as revenues from
import-export duties and certification of the land-use right and remittances by
non-State industrial, trade and service sectors; ineffective control and
prevention of tax evasion and smuggling; delayed execution of the capital construction
plan; large inventories of unsold local products which impeded economic growth
and the collection of State budget revenues. In order to implement successfully the
Resolution of the IXth National Assembly adopted at its 8th session (October
1995) on the 1996 tasks, the formulation of the socio-economic development plan
and the draft State budget of 1997, the Prime Minister requests the Ministries,
branches and localities to implement the following: I. DIRECTING THE EXECUTION OF THE 1996 PLAN The Ministries, branches and localities shall
evaluate the situation in the execution of the plan, objectives, programs and
projects in the first six months, clearly point out the achievements and
failures, analyze their causes and devise execution measures for the last six
months in order to strive to fulfill and over fulfill the 1996 socio-economic
development plan; and at the same time, promptly undertake the following
activities: 1. The Ministry of Planning and Investment shall
coordinate with the Ministry of Finance and other relevant Ministries and
branches in examining the major balances of the economy, proposing measures to
boost business and production, stabilizing prices and expanding the markets.
The Ministries, branches and localities shall direct their units to make
maximum use of their production capacity, increase output, cut down costs and
reduce prices..., to strive to increase the State budget revenues. 2. The Ministry of Planning and Investment and
the Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Trade and the
General Department of Customs in revising the list of imports on the basis of
the situation of prices, production and goods supply and demand and submit it
to the Government so that the Government can adjust the imports in line with
plan and adjust in time the tax rates for a number of imports within the
prescribed tax bracket in order to encourage the development of domestic
production, create conditions for balancing money and goods, curb inflation and
ensure sources of revenues for the State budget. 3. The Ministry of Finance and the General
Department of Customs shall coordinate with the branches and localities in
intensifying inspection and supervision to combat losses of budget revenues and
smuggling; taking effective and resolute measures to urge establishments to
remit all the revenues left over from 1995 and the first six months of 1996
into the State budget; taking every possible measure to fulfill the task of
collecting budget revenues in 1996 already adopted by the National Assembly. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. In directing the State budget spending, the
Ministries, branches and localities should give priority to capital construction
investment, funding national programs, wage and wage-related payments and other
urgent tasks; restrict and temporarily postpone unnecessary expenditures on
purchases, repairs, meetings, etc. From now to the end of this year, no additional
budget spending outside the plan shall be allowed, except in extremely urgent
cases. The Ministries, branches, localities and establishments must practice
thrift and rearrange their expenditures so as to meet urgent and newly arising
spending needs. The spending needs which have been decided but not yet included
in the budget plan early this year should be examined to slow down the
implementation tempo and should be put into the 1997 plan. The Ministry of Finance shall help the
Ministries, branches and localities to evaluate the possibility of
accomplishing the task of budget collection and spending for the whole year and
recommend to the Government the areas where expenditures can be cut down. 6. The Ministries, branches and localities shall
conduct a preliminary review of their practice of thrift and combat against
wastefulness, corruption and smuggling in the first six months and work out
implementation measures for the last six months which shall be reported to the
Government and sent to the Ministry of Finance for synthetization. 7. The Pricing Commission of the Government
shall assume the main responsibility and coordinate with the concerned
Ministries and localities in submitting to the Government measures to stabilize
prices in the last six months and keep the consumer goods and service prices
index below 10 per cent for the whole of 1996. 8. The Ministries, branches and localities shall
work out major solutions to guarantee the achievement of the development
objectives in the branches, domains and localities under their charge, propose
mechanisms and policies to release the production capacity, better mobilize the
resources of the different economic sectors; identify the mechanisms which
should be studied and issued right in 1996 and implemented from 1997. II. FORMULATION OF THE SOCIO-ECONOMIC
DEVELOPMENT PLAN AND DRAFT BUDGET FOR 1997 1. Key tasks of 1997: The tasks set for 1997 shall have to continue to
bring into play the positive factors achieved over the past years, overcome
shortcomings and weaknesses, seize the new opportunities for development and
create conditions for the successful attainment of the socio-economic
objectives laid down by the VIIIth Party Congress. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. In 1997, efforts should be concentrated on the
following five major issues: a/ Maintaining the high economic growth rate,
raising the economy’s efficiency, achieving positive changes in the
implementation of the development programs and fields defined in the five-year
plan. b/ Expanding rapidly the country’s financial
potential, continuing the tax system reform, restructuring the budget on the
basis of the Law on the State budget, encouraging higher budget revenues and
more efficient use of budgetary capital. Proceeding with the formulation of
policies and mechanisms to mobilize all the national financial sources. Raising
the operating capability of specialized banks, ensuring effective capital
mobilization and lending in response to the demand of a growing economy.
Continuing to take measures to check and control inflation, striving to keep the
consumer goods and service prices index below 10% for the whole of 1997. c/ Stepping up the fruitful implementation of
social and cultural development programs; creating a new change in the fields
of culture, arts and literature, radio and television, public health care,
population and family planning and other social aspects. In particular, taking
a vigorous stride in developing education and training, taking one more step
towards raising the people’s knowledge, continuing to eradicate illiteracy and
universalize primary education; training, fostering and improving the quality
of human resources to meet the immediate and long term needs. d/ Concentrating efforts on the socio-economic
development program in mountainous and ethnic minority areas, deep-lying and
remote areas, creating a new step of development in these areas by tapping all
local resources and mobilizing nationwide support. Paying attention to
developing the communication network; building the irrigation system;
transmitting electricity to townships and the communal centers; expanding
health and education network, covering these areas with radio and television
broadcast and information and postal systems...; implementing the poverty
eradication and hunger alleviation program. e. Continuing to strengthen and renew the State
management mechanism in various branches and levels; speeding up the
administrative reform, establishing order and discipline in economic and social
management; maintaining political stability and social safety in order to accelerate
economic development and ensure firm national defense and security in any
circumstance. 2. Projected economic growth in 1997 for a
number of key targets compared with 1995: - GDP 9-10%; - Agro-forestry-fishery production value
4.5-4.9%; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Services value 12-13%; - Total export value 28%; - Total import value 23%. 3. Regarding the State budget: - Striving for a stable, healthy and remarkably
improved national finance; collecting taxes and fees in accordance with law,
supervising and tapping all sources of revenues, effectively combating tax
evasion; ensuring the need of regular expenditures at a rational and economical
level, arranging payment of due and overdue debts; increasing the capital for
development investment both in absolute terms and in percentage. - The draft State budget must be elaborated from
the grassroots up to ensure its reliability and practicality so as to create
conditions for a stable assignment of budget management to lower levels in 3 to
5 years in accordance with the Law on the State Budget; In the immediate
future, calculations should be made to ensure stability in 3 years from 1997 to
1999. - The budget must be kept in a positive and
practical balance; all budget revenues and expenditures must be reflected in
the draft State budget and managed by the State Treasury. Foreign borrowings by
the Government for relending must be also incorporated into the State budget so
that the lending and debt payment can be managed. - Striving to collect taxes and fees equivalent
to 20-21% of GDP 70% of which shall be used for regular expenditures, with
priority given to financing education and training and meeting the needs of
various fields: health, transport, culture and information activities, sports,
science, national defense, social security, order and safety. - Sources should be allocated to reimburse
domestic budget borrowings made for the purpose of development investment in
the previous years; continuing to restrict the spending of State budget allocations
on purchasing cars and building new offices of State agencies as well as Party
and mass organizations. For the projects which would overfulfill its plan by
December 31, 1996, their capital construction expenditures deriving from the
State budget must be incorporated into the 1997 plan so that they can be
settled; for the projects which are unable to fulfill its plan in 1996 and need
to continue building, their expenditures must be incorporated into the 1997
plan. In allocating capital construction investments, special attention must be
paid to building infrastructure works in mountainous areas, the Central
Highlands, the Mekong River Delta, in order to bring about a marked improvement
in these areas immediately in 1997. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - The Ministries, the State agencies shall,
according to their assigned functions, have the task of drawing up specific
socio-economic targets such as the quantity of crude oil to be tapped, the
output of some essential products (cement, electricity, alcohol, beer,
cigarettes...), value and structure of exports and imports, the number of
pupils and students, the number of hospital beds, payroll... and notify in time
the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment so that
they can serve as a basis for elaborating the plan and draft budget of 1997. - Since 1997 is the curtain-raiser of the
implementation of the Law on the State Budget in which a stable assignment of
budget management shall be designed for the subsequent years, the
administration of various levels may not have sufficient grounds for the
decentralization of management of revenue sources, spending tasks, the
distribution ratio of revenues and the additional allocations from the budget
of the higher level to decide the draft budget of their own level before the
National Assembly adopts the draft State budget. Therefore, the People’s
Committees of various levels shall base themselves on this Directive and the
guidance of the higher level to draw up their draft budgets and send them to
the higher level which shall synthesize them and prepare the draft State
budget. After the National Assembly adopts the draft State budget, the People’s
Committees of various levels shall adjust their own draft budgets to conform to
the plan assigned by the higher level before submitting them to the People�s
Councils of the same level for decision. III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION: 1. The Ministry of Planning and Investment and
the Ministry of Finance shall collaborate closely to provide guidance for the
Ministries, branches and localities in designing their plans suitable to the
general situation and to ensure positive and stable balance. - The Ministry of Planning and Investment shall
guide the Ministries, branches and localities in synthesizing and summing up
the socio-economic plan; assume over the main responsibility and coordinate
with the Ministries, branches and localities, with the participation of the
Ministry of Finance, in working out the socio-economic plan and the list of
capital construction projects together with the investment volume to be
executed in each project. - The Ministry of Finance shall notify the
control code of the State budget revenues and expenditures and guide the
Ministries, branches and localities in drawing and synthesizing the draft State
budget expenditures and revenues; assume the main responsibility and coordinate
with the Ministries, branches and localities, with the participation of the
Ministry of Planning and Investment and the Ministries in charge of the
branches and sectors, in working out the draft State budget expenditures and
revenues and the financing of national programs. - The Ministries, branches and the agencies
managing the national programs shall coordinate with the Ministry of Planning
and Investment and the Ministry of Finance in discussing with the concerned
Ministries and branches and the localities on the socio-economic development
tasks and the draft budget of the fields under their charge. - The People’s Councils and the People’s
Committees of the provinces and the cities directly under the Central
Government shall guide and organize the elaboration of the 1997 draft State
budget in accordance with the Law on the State Budget. 2. Tempo and schedule: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - From now to September 20, 1996, the Ministry
of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, according to
their assigned tasks, discuss with the Ministries and localities and synthesize
the above-mentioned reports into a plan and submit it to the Government and the
National Assembly Commissions so that it can be presented in time to the 10th
session of the IXth National Assembly; at the same time, propose plans on
allocating the State budget to each Ministry and the additional grants from the
Central budget to each province to the National Assembly Standing Committee for
decision right after the National Assembly adopts the draft State budget. 3. The Prime Minister requests the Ministers,
the Heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the
Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and the
cities directly under the Central Government to closely direct the process of
formulating and synthesizing the 1997 plan to ensure attainment of the set
orientations, tasks and objectives. FOR THE
PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Directive No. 442-TTg of July 03, 1996, of the Prime Minister on the formulation of the 1997 plan on socio-economic development and the state budget estimate
1.337
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|