Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 44/2002/TTLT/BTC-BYT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế Người ký: Lê Thị Băng Tâm, Trần Chí Liêm
Ngày ban hành: 08/05/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 44/2002/TTLT-BTC-BYT

Hà Nội , ngày 08 tháng 5 năm 2002

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ SỐ 44/2002/TTLT-BTC-BYT NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN (SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á)

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999;
Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 664 /QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Y tế nông thôn sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển châu Á;
Căn cứ hiệp định vay vốn giữa Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) số 1777- VIE (SF) ngày 01/8/2001;
Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Dự án Y tế nông thôn như sau:

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Những cụm từ viết tắt và giải thích từ ngữ:

Trong thông tư này các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1.1 ADB: Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)

1.2 BHYT: Bảo hiểm y tế

1.3 Ban QLDA: Ban quản lý dự án.

1.4 Cơ quan chủ quản dự án Y tế nông thôn: Bộ Y tế.

1.5 Các tổ chức quốc tế :

- WHO: World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)

- UNICEF: United Nations Chidren’s Fund (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc)

- UNFPA: United Nations Population Fund (Quỹ dân số Liên hợp quốc)

1.6 Dự án Y tế nông thôn: Là dự án được đầu tư theo Quyết định phê duyệt dự án số 664/QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

1.7 HCSN: Hành chính sự nghiệp

1.8 HĐND: Hội đồng nhân dân

1.9. L/C: Letter of Credit (Thư tín dụng)

1.10. Ngân hàng phục vụ: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được lựa chọn phục vụ dự án.

1.11. NSNN: Ngân sách Nhà nước.

1.12. NSĐP: Ngân sách các tỉnh tham gia dự án.

1.13. NSTW: Ngân sách Trung ương.

1.14. PMU/ADB: Ban quản lý dự án Trung ương

1.15. PPMU: Ban quản lý dự án tuyến tỉnh.

1.16. TW: Trung ương.

1.17. TCKT: Tài chính Kế toán

1.18. TSCĐ: Tài sản cố định.

1.19. TCĐN: Tài chính đối ngoại

1.20. UBND: Uỷ ban nhân dân

1.21. USD: United State Dollar (Đô la Mỹ)

1.22. VND: Đồng Việt Nam

1.23. XDCB: Xây dựng cơ bản

2. Nguyên tắc quản lý:

2.1. Kinh phí và cơ cấu sử dụng vốn.

Tổng kinh phí và cơ cấu sử dụng vốn được quy định tại quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Y tế nông thôn, Hiệp định vay ADB số 1777-VIE (SF) ngày 01/8/2001 và các văn bản cam kết viện trợ không hoàn lại. Dự án Y tế nông thôn được sử dụng các nguồn vốn sau:

- Vốn vay ADB.

- Vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.

- Vốn đối ứng của Việt Nam bao gồm NSTW và Ngân sách của các tỉnh tham gia dự án.

2.2. Nguồn vốn vay của ADB và nguồn viện trợ không hoàn lại là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính có trách nhiệm ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi cấp phát cho Bộ Y tế để thực hiện Dự án Y tế nông thôn đã được phê duyệt. Bộ Tài chính theo dõi việc thực hiện nguồn vốn vay và trả nợ khi đến hạn.

2.3. Nguồn vốn của dự án Y tế Nông thôn bao gồm vốn đầu tư XDCB và vốn HCSN. Việc quản lý và sử dụng vốn cho dự án phải tuân theo những cam kết trong Hiệp định vay, quy định của ADB và quy định hiện hành của Việt Nam về quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB và vốn HCSN.

2.4. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo sử dụng vốn đúng mục đích và nội dung dự án được duyệt phù hợp với các điều khoản đã cam kết trong Hiệp định vay ký với ADB, văn bản cam kết viện trợ ký với các tổ chức quốc tế, các văn bản liên quan kèm theo các Hiệp định này và quy định hiện hành của Việt Nam.

2.5. Việc phân chia các nội dung chi của dự án là vốn đầu tư XDCB hay vốn HCSN phải tuân theo các quy định tại Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Y tế nông thôn bao gồm:

a) Chi đầu tư XDCB:

- Nâng cấp cũng như đầu tư xây dựng cơ bản cho 212 cơ sở y tế (13 trung tâm y tế dự phòng, 13 trung tâm truyền thông và giáo dục sức khoẻ, 13 bệnh viện đa khoa khu vực, 74 trung tâm y tế huyện và 99 phòng khám bệnh đa khoa khu vực).

- Cung cấp trang thiết bị y tế cho 212 cơ sở y tế nêu trên.

b) Chi HCSN:

- Thiết bị và đồ dùng văn phòng,

- Phương tiện vận chuyển và đi lại (trong đó có 14 ô tô),

- Thuốc thiết yếu,

- Các dịch vụ tư vấn,

- Đào tạo và tài liệu giảng dạy,

- Các hoạt động thông tin, truyền thông,

- Các hoạt động cộng đồng,

- Nghiên cứu, giám sát và đánh giá,

- Hoạt động và duy trì,

- Nhân viên dự án.

Đối với khoản kinh phí dự phòng: Khi sử dụng sẽ căn cứ vào nội dung chi cụ thể để xếp vào chi đầu tư XDCB hay chi HCSN.

2.6. Các Tỉnh tham gia dự án chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng cho dự án từ ngân sách Tỉnh để thực hiện các nội dung của dự án đã được phê duyệt.

2.7. Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phục vụ dự án thực hiện các thủ tục rút vốn từ ADB (gồm các phương thức thanh toán) để thanh toán theo yêu cầu của PMU/ADB và PPMU theo quy định hiện hành.

Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng phục vụ được hưởng phí dịch vụ theo từng nghiệp vụ phát sinh theo biểu phí do Ngân hàng quy định phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Khoản phí dịch vụ nói trên được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

2.8. PMU/ADB và PPMU được sử dụng số lãi phát sinh trên Tài khoản tạm ứng thuộc cấp mình để thanh toán các khoản dịch vụ ngân hàng, phần lãi còn lại phải định kỳ hàng tháng nộp NSNN. Trường hợp số lãi không đủ chi phí dịch vụ ngân hàng, PMU/ADB và các PPMU tổng hợp phần thiếu hụt vào kế hoạch vốn đối ứng và sử dụng vốn đối ứng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng.

Phần 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Lập kế hoạch vốn cho dự án:

Vào tháng 7 hàng năm, theo quy định về lập và xét duyệt dự toán Ngân sách Nhà nước; PPMU và PMU/ADB phải lập kế hoạch vốn cho dự án:

1.1 Trách nhiệm PPMU:

Lập kế hoạch vốn của dự án thực hiện ở địa phương mình theo các nội dung chi và kết cấu các nguồn vốn của dự án đã được xác định trong Quyết định đầu tư của Bộ Y tế và Hiệp định vay theo hướng dẫn của PMU/ADB.

Nội dung của kế hoạch vốn gồm: kế hoạch vốn ADB, vốn viện trợ (nếu có) của các tổ chức Quốc tế WHO, UNICEF, UNFPA, kế hoạch vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của NSĐP theo Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Y tế nông thôn và các nguồn vốn khác (nếu có), trong đó chi tiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn đầu tư XDCB, vốn HCSN) cụ thể theo mẫu biểu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này và Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho các hạng mục công việc.

Kế hoạch vốn do PPMU lập được gửi các cơ quan chức năng cấp tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính vật giá) để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vốn đối ứng cho dự án trong ngân sách tỉnh, đồng thời gửi PMU/ADB (trước ngày 30 tháng 7) để tổng hợp kế hoạch vốn chung của toàn dự án.

1.2 Trách nhiệm PMU/ADB:

Đầu tháng 7 hàng năm PMU/ADB có công văn hướng dẫn các tỉnh tham gia dự án lập kế hoạch vốn cho năm tới .

Cuối tháng 7 tổng hợp kế hoạch vốn chung cho toàn dự án bao gồm: Kế hoạch vốn ADB, vốn viện trợ của WHO, UNICEF, UNFPA, vốn đối ứng thuộc Ngân sách Trung ương cấp phát, vốn đối ứng địa phương tự cân đối và các nguồn vốn khác (nếu có), trong đó chi tiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn đầu tư XDCB, vốn HCSN) cụ thể theo mẫu biểu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này và Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho các hạng mục công việc. Kế hoạch vốn này được tổng hợp chung vào kế hoạch vốn của Ban Quản lý các dự án Y tế trước khi gửi Bộ Y tế để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Bộ Y tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

2. Phê duyệt, thông báo kế hoạch: Sau khi được Chính phủ giao kế hoạch vốn:

2.1. Bộ Y tế phân bổ kế hoạch vốn được giao cho Dự án, bao gồm phần vốn đối ứng, vốn vay, vốn viện trợ... theo các hạng mục chi tiêu và theo tính chất nguồn vốn (HCSN và đầu tư XDCB). Quyết định phân bổ kế hoạch vốn cho dự án phải đồng gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thực hiện việc cấp phát vốn đối ứng và theo dõi kiểm soát sử dụng vốn vay.

2.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn phần vốn đối ứng cho các hoạt động của dự án tại tỉnh. Quyết định phân bổ kế hoạch vốn đối ứng của tỉnh phải được gửi Sở Tài chính Vật giá, Kho bạc tỉnh, đồng thời gửi PMU/ADB.

3. Mở tài khoản:

3.1. PMU/ADB được mở các tài khoản sau:

a) Tại Ngân hàng phục vụ:

- Tài khoản tạm ứng bằng tiền USD (đôla Mỹ) mang tên dự án để tiếp nhận nguồn vốn vay ADB.

- Tài khoản tiền gửi để tiếp nhận nguồn viện trợ không hoàn lại của các Tổ chức quốc tế: WHO, UNICEF, UNFPA (nếu cần)

- Một tài khoản tiền gửi để gửi vào những khoản thu tại dự án như tiền bán hồ sơ mời thầu, tiền bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...

b) Tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch

Một tài khoản Hạn mức để tiếp nhận vốn đối ứng do NSTW cấp cho hoạt động của dự án.

3.2 Các tỉnh tham gia dự án được mở các tài khoản sau:

a) Tại Chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án của tỉnh:

- Một tài khoản tạm ứng cấp tỉnh bằng VNĐ để tiếp nhận vốn tạm ứng ADB được PMU/ADB chuyển xuống.

- Một tài khoản tiền gửi để gửi vào những khoản thu tại dự án như: Tiền bán hồ sơ mời thầu, tiền bảo lãnh thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền đóng góp của người được hưởng lợi (nếu có)...

b) Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh:

- Một tài khoản thanh toán vốn đầu tư để thực hiện việc thanh toán vốn đối ứng đầu tư XDCB của dự án.

- Một tài khoản hạn mức để thực hiện việc thanh toán vốn đối ứng HCSN.

4. Quản lý và cấp phát vốn đối ứng.

Việc cấp phát và sử dụng vốn đối ứng được thực hiện theo các quy định hiện hành trong nước phù hợp với tiến độ rút vốn vay và viện trợ của dự án.

4.1 Vốn đối ứng đầu tư xây dựng:

Căn cứ vào dự toán ngân sách vốn đối ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài chính Vật giá chuyển vốn đối ứng đầu tư XDCB cho PPMU qua Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định về quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng hiện hành.

4.2 Vốn đối ứng HCSN:

Căn cứ vào dự toán vốn đối ứng được cấp có thẩm quyền duyệt và tiến độ giải ngân vốn vay, Bộ Tài chính thông báo và chuyển vốn đối ứng HCSN cho Bộ Y tế. Bộ Y tế cấp vốn đối ứng cho PMU/ADB để thực hiện dự án phù hợp với tiến độ rút vốn vay.

Sở Tài chính Vật giá các tỉnh tham gia dự án chuyển vốn đối ứng cấp phát cho PPMU (đối với nội dung chi thuộc nguồn Ngân sách tỉnh) theo dự toán được duyệt để thực hiện dự án phù hợp với tỷ lệ thanh toán vốn vay quy định trong Hiệp định vay.

5. Quản lý rút vốn, cấp phát thanh toán vốn vay của ADB.

Mọi thủ tục, hình thức rút vốn thanh toán từ nước ngoài và từ tài khoản tạm ứng được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, các văn bản hướng dẫn Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức và tuân thủ các nguyên tắc giải ngân của ADB.

Tuỳ theo yêu cầu và tính chất của các lần thanh toán có thể áp dụng các hình thức rút vốn sau: Rút vốn thanh toán qua tài khoản tạm ứng, thanh toán trực tiếp, thủ tục hoàn vốn, thư cam kết.

Thanh toán từ nguồn vốn vay của ADB phải theo đúng tỷ lệ tài trợ cho từng hạng mục của dự án đã quy định trong Hiệp định vay và các tài liệu pháp lý của dự án.

A. RÚT VỐN THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN TẠM ỨNG:

A1. Rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng TW:

Căn cứ hạn mức tài khoản tạm ứng đã quy định trong Hiệp định vay là 3.000.000 USD (Ba triệu Dollar Mỹ), PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ TCĐN):

- Công văn đề nghị rút vốn

- Đơn xin rút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB, trong đó nêu rõ kế hoạch chi tiêu trong 6 tháng tới.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) có văn bản chấp nhận đề nghị rút vốn gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp nhận và chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng TW.

A2. Rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng tỉnh:

Bộ Y tế, Bộ Tài chính thống nhất xác định mức trần trên tài khoản tạm ứng tỉnh với số tiền đồng Việt Nam là 500.000.000 VNĐ.

Trong phạm vi mức trần của tài khoản tạm ứng đã xác định cho từng tỉnh và kế hoạch chi tiêu trong quý tới, PPMU có công văn đề nghị PMU/ADB chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng tỉnh. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận công văn đề nghị của PPMU, PMU/ADB trích tiền từ tài khoản tạm ứng TW chuyển thành tiền đồng Việt Nam và chuyển xuống tài khoản tạm ứng tỉnh.

A3. Thanh toán từ tài khoản tạm ứng TW:

Khi có yêu cầu chi thanh toán cho nhà thầu; người cung cấp hàng hoá, dịch vụ tư vấn, chi thường xuyên của PMU/ADB, sau khi nghiệm thu, kiểm tra khối lượng, chứng từ chấp nhận thanh toán theo đúng quy định hiện hành và tính toán số tiền được thanh toán bằng nguồn vốn ADB theo tỷ lệ quy định, PMU/ADB đề nghị Ngân hàng phục vụ trích tiền từ tài khoản tạm ứng TW thanh toán cho người thụ hưởng.

Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi rút vốn từ tài khoản tạm ứng để thanh toán, PMU/ADB gửi hồ sơ chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để Kho bạc thực hiện kiểm soát chi theo quy định. Trong vòng 5 ngày làm việc, căn cứ kết quả kiểm soát hồ sơ chứng từ, Kho bạc Nhà nước xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện đủ điều kiện thanh toán trên Phiếu giá hoặc Bảng kê thanh toán hoặc đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu của KBNN) đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng (nếu có).

Trường hợp thanh toán cho các hợp đồng thanh toán một lần hay thanh toán lần cuối cho các hợp đồng, PMU/ADB gửi hồ sơ chứng từ theo quy định đến Kho bạc Nhà nước để thực hiện việc kiểm tra trước, xác nhận hồ sơ đủ điều kiện thanh toán, trước khi thanh toán cho người thụ hưởng.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chứng từ đầy đủ, hợp lệ, Kho bạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ chứng từ, xác nhận khối lượng công việc hoàn thành đủ điều kiện thanh toán (đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng nếu có). Căn cứ vào xác nhận của Kho bạc Nhà nước, PMU/ADB đề nghị Ngân hàng phục vụ thanh toán từ tài khoản tạm ứng Trung ương cho người thụ hưởng.

Phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước là một trong các căn cứ để PMU/ADB làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng TW.

A4. Thanh toán từ tài khoản tạm ứng của tỉnh.

Khi có yêu cầu thanh toán từ tài khoản tạm ứng tỉnh để chi cho các hoạt động của dự án do tỉnh thực hiện, PPMU gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh hồ sơ chứng từ để thực hiện việc kiểm soát chi gồm:

- Công văn đề nghị thanh toán

- Các văn bản chứng từ theo quy định hiện hành về thanh toán vốn đầu tư XDCB hoặc thanh toán vốn HCSN.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, căn cứ kết quả kiểm soát hồ sơ chứng từ, Kho bạc Nhà nước tỉnh xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện đủ điều kiện thanh toán trên Phiếu giá hoặc Bảng kê thanh toán hoặc đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu của Kho bạc Nhà nước), đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng (nếu có).

PPMU gửi Chi nhánh Ngân hàng phục vụ yêu cầu thanh toán kèm Phiếu giá hoặc Bảng kê thanh toán hoặc đề nghị thanh toán tạm ứng có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh để trích tiền từ tài khoản tạm ứng tỉnh thanh toán cho người thụ hưởng.

Phiếu giá, Bảng kê thanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh là một trong các căn cứ để PPMU làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh và đồng thời là căn cứ để PMU/ADB làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng TW.

A5. Bổ sung tài khoản tạm ứng TW:

Nguyên tắc rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng là nguyên tắc thực chi, Dự án chỉ được rút vốn bổ sung những khoản đã thực thanh toán.

Hàng tháng hoặc khi tài khoản tạm ứng TW đã chi 20% mức trần quy định, PMU/ADB được thực hiện rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng TW.

Để rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng, PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ TCĐN):

- Công văn đề nghị rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng.

- Đơn rút vốn và các chứng từ, sao kê theo quy định của ADB.

- Bản sao kê chi tiêu do PMU/ADB lập thể hiện rõ các khoản đã chi từ tài khoản tạm ứng, kèm theo bản sao các phiếu giá bản kê thanh toán, đề nghị tạm ứng (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước).

- Sao kê tài khoản tạm ứng do Ngân hàng phục vụ lập.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp thuận sẽ chuyển tiền bổ sung vào tài khoản tạm ứng TW.

Các khoản vốn đã chuyển xuống tài khoản tạm ứng tỉnh sẽ được rút vốn bổ sung khi PPMU gửi các hồ sơ, chứng từ xin rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng cấp tỉnh.

A6. Bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh:

Hàng tháng hoặc khi tài khoản tạm ứng tỉnh đã chi 50% mức trần quy định, PPMU phải làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh gửi PMU/ADB gồm:

- Công văn gửi PMU/ADB đề nghị bổ sung tài khoản tạm ứng.

- Sao kê các khoản chi từ tài khoản tạm ứng tỉnh và bản sao các Phiếu giá, Bảng kê thanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh.

- Sao kê tài khoản tạm ứng tại Chi nhánh Ngân hàng phục vụ tỉnh.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, PMU/ADB làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tạm ứng TW xuống tài khoản tạm ứng tỉnh.

Các hồ sơ chứng từ do PPMU nộp để bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh cũng đồng thời là hồ sơ chứng từ để PMU/ADB lập hồ sơ rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng TW.

B. THANH TOÁN TRỰC TIẾP:

Là hình thức thanh toán theo đề nghị của dự án, ADB sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, người cung cấp. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanh toán theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn, hợp đồng tư vấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với số lượng nhỏ không cần thiết phải mở L/C.

Để rút vốn thanh toán trực tiếp, PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ TCĐN):

- Công văn đề nghị rút vốn thanh toán trực tiếp.

- Đơn rút vốn và các sao kê kèm theo mẫu của ADB.

- Hợp đồng, quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền (gửi một lần).

- Thư không phản đối (No objection) của ADB (nếu thuộc loại hợp đồng phải có ý kiến trước của ADB) .

- Bảo lãnh thực hiện, bảo lãnh tạm ứng (nếu thanh toán tạm ứng)

- Hoá đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà thầu, người cung cấp

- Phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán, đề nghị thanh toán tạm ứng đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước.

(+) Khi thanh toán trực tiếp theo yêu cầu của PPMU, PPMU có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các hồ sơ chứng từ nêu trên cho PMU/ADB (trừ công văn, đơn rút vốn và các sao kê đi kèm do PMU/ADB chuẩn bị).

(+) Việc kiểm soát chứng từ thanh toán để có xác nhận của KBNN thực hiện theo đúng quy định hiện hành trong nước về thanh toán vốn đầu tư XBCB hoặc vốn HCSN.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ. Trường hợp đặc biệt Bộ Tài chính có thể yêu cầu dự án cung cấp các tài liệu giải trình bổ sung.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp thuận và chuyển tiền trực tiếp trả cho nhà thầu, người cung cấp.

C. THỦ TỤC HOÀN VỐN:

Thủ tục hoàn vốn là hình thức ADB hoàn lại tiền cho các khoản đã chi hợp lệ của dự án theo quy định của Hiệp định vay, do dự án thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tự có. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanh toán mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mục XDCB.

Để rút vốn thanh toán theo hình thức hoàn vốn PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ TCĐN):

- Công văn đề nghị rút theo hình thức hoàn vốn.

- Đơn rút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB. Trên đơn rút vốn phải ghi đầy đủ tên và số tài khoản của đơn vị thụ hưởng là đơn vị đã ứng chi trước cho khoản xin hoàn vốn đó.

- Hợp đồng, quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền (gửi một lần).

- Thư không phản đối của ADB (nếu thuộc loại hợp đồng phải có ý kiến trước của ADB).

- Hoá đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà thầu, người cung cấp.

- Phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán, đề nghị thanh toán tạm ứng đã có xác nhận của Kho bạc Nhà nước và các chứng từ khác chứng minh số tiền đã thanh toán.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp thuận và chuyển tiền hoàn vốn.

Đối với các khoản rút vốn theo hình thức hoàn vốn cho những khoản do ngân sách nhà nước đã chi (hoặc từ nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách), số tiền rút về phải được nộp vào Ngân sách nơi đã ứng vốn.

Đối với các khoản rút vốn theo hình thức hoàn vốn cho những khoản do Chủ dự án đã chi bằng vốn tự có (hoặc vốn tín dụng, hay huy động các nguồn vốn khác), Chủ dự án được sử dụng số tiền rút về theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành.

D. THỦ TỤC THƯ CAM KẾT:

Thủ tục thư cam kết là hình thức theo đề nghị của dự án, ADB phát hành Thư cam kết đảm bảo trả tiền cho Ngân hàng thương mại đối với khoản tiền sẽ thanh toán bằng L/C. Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu ghi trong hợp đồng được thanh toán bằng hình thức mở L/C.

Để rút vốn theo thủ tục Thư cam kết, PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ TCĐN):

- Công văn đề nghị cho mở L/C.

- Đơn rút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB.

- Hợp đồng, quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền.

- Thư không phản đối của ADB (nếu thuộc loại hợp đồng phải có ý kiến trước của ADB).

- Bảo lãnh thực hiện, bảo lãnh tạm ứng (nếu cần).

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụ cùng PMU/ADB làm thủ tục mở L/C và ký đơn rút vốn gửi ADB đề nghị phát hành thư cam kết. ADB xem xét chấp thuận và phát hành thư cam kết.

Quá trình thực hiện việc quản lý rút vốn, cấp phát thanh toán vốn vay ADB nêu tại điểm 5 trên đây, sau khi hoàn tất công việc, PMU/ADB phải sao gửi ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính gửi Bộ Y tế (Vụ TCKT) để tổng hợp theo dõi.

6. Định mức chi tiêu áp dụng cho Dự án:

Dự án áp dụng theo mức chi được quy định tại Quyết định số 112/2001/QĐ-BTC ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành Một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay nợ, các quy định hiện hành của Nhà nước và định mức chi kèm theo Thông tư này (phụ lục 2).

7. Quản lý nguồn viện trợ không hoàn lại của các Tổ chức Quốc tế:

Nguồn viện trợ không hoàn lại của các Tổ chức Quốc tế cho Dự án Y tế nông thôn được sử dụng theo quy định tại Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại", theo nội dung dự án được phê duyệt và các văn bản hiện hành.

8. Chế độ kế toán dự án

8.1. Hệ thống chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho Ban QLDA các cấp có sử dụng vốn vay của ADB bao gồm hai loại:

Hệ thống chứng từ kế toán của Việt Nam áp dụng theo hệ thống chứng từ kế toán hiện hành của Việt Nam.

Danh mục chứng từ, tài liệu kế toán theo yêu cầu quản lý của ADB (phụ lục 3)

8.2 Hình thức sổ kế toán:

Để thống nhất trong toàn dự án, khuyến khích PMU/ADB và các PPMU sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, phục vụ cho công việc kiểm tra tài chính dự án, tổng hợp báo cáo quyết toán năm và tổng quyết toán dự án, đồng thời thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính trong kế toán dự án.

8.3 Hệ thống tài khoản kế toán:

Căn cứ vào các hạng mục chi tiêu, nội dung chi tiêu của từng hạng mục chi trong Hiệp định vay vốn đã ký với ADB, Dự án Y tế nông thôn phải sử dụng Hệ thống tài khoản kế toán theo mô hình Ban QLDA có phân cấp quản lý. Tài liệu, chứng từ được lưu giữ tại Ban QLDA các cấp, các Ban QLDA căn cứ vào danh mục các chứng từ kế toán, danh mục sổ kế toán lựa chọn các chứng từ, sổ kế toán cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh đầy đủ các nội dung kinh tế phát sinh tại dự án.

9. Quản lý tài sản dự án:

Tài sản dự án phải được quản lý sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài sản công. Các Ban QLDA phải tổ chức mở sổ sách theo dõi và phải tính hao mòn TSCĐ, có quy định chế độ sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả. Đối với phương tiện vận chuyển, dự án không được thay đổi công dụng của tài sản. Hàng năm Ban QLDA các cấp phải tổ chức kiểm kê tài sản, xác định tình trạng của tài sản và chấp hành chế độ bảo dưỡng tài sản định kỳ.

PMU/ADB có trách nhiệm hướng dẫn các PPMU về quy chế quản lý và sử dụng những tài sản giao cho cá nhân (xe đạp, xe máy, máy tính cá nhân, điện thoại di động...).

Trong quá trình sử dụng các tài sản của dự án bị hư hỏng không sửa chữa được hoặc sửa chữa không có hiệu quả về kinh tế và hiệu quả sử dụng, Ban QLDA các cấp phải thành lập Hội đồng và lập biên bản kiến nghị xin thanh lý tài sản. Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép thanh lý tài sản bằng văn bản, Ban QLDA mới được ghi giảm tài sản trên sổ sách kế toán.

10. Chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán dự án:

10.1. Chế độ báo cáo:

Hàng tháng, Chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án cấp tỉnh gửi sao kê tài khoản tạm ứng cấp tỉnh đến PPMU và Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Ngân hàng phục vụ dự án gửi sao kê tài khoản tạm ứng đến PMU/ADB và Bộ Tài chính (Vụ TCĐN).

Sao kê tài khoản tạm ứng của Chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án cấp tỉnh và Ngân hàng phục vụ dự án cấp Trung ương phải thể hiện rõ các giao dịch và số lãi phát sinh trong tháng, tình hình sử dụng lãi và ngày chuyển số lãi còn lại cho NSNN.

Ngày mùng 5 hàng tháng, các PPMU gửi báo cáo nhanh về PMU/ADB tình hình tiếp nhận, sử dụng các nguồn vốn của dự án, trong đó có phần kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc trong quá trình tham gia dự án.

Hàng quý PMU/ADB có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo nhanh của toàn dự án gửi Ban Quản lý các Dự án và Bộ Y tế để tổng hợp theo dõi và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Hàng tháng PMU/ADB báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN, Vụ HCSN, Vụ Đầu tư), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ADB tình hình thực hiện dự án, tình hình sử dụng vốn vay, vốn viện trợ và vốn đối ứng của Việt Nam. Trong báo cáo cần nêu chi tiết:

- Tiến độ và chất lượng thực hiện dự án so với mục tiêu.

- Những tồn tại dẫn đến việc chậm giải ngân, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Việc rút vốn, thanh toán vốn phù hợp với quy định của Việt Nam và ADB.

- Đề xuất kế hoạch triển khai sáu tháng tiếp theo.

10.2. Kiểm tra:

Định kỳ và đột xuất Bộ Tài chính, Bộ Y tế sẽ kiểm tra tình hình thực hiện dự án, việc sử dụng vốn (trong và ngoài nước) của dự án. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốn không đúng với quy định trong Hiệp định và các văn bản pháp lý của dự án, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ cấp phát vốn để các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Các cơ quan chức năng của Bộ Y tế phối hợp với PMU/ADB kiểm tra đột xuất tại các tỉnh tham gia dự án về các nội dung và nhiệm vụ dự án, tiến độ thực hiện dự án, những khó khăn trong việc điều hành dự án, tìm nguyên nhân và kiến nghị với các cấp biện pháp tháo gỡ.

10.3. Kiểm toán:

Hàng năm toàn bộ hoạt động tài chính của dự án phải được cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán phù hợp với các quy định của Nhà nước, của Hiệp định vay và các cam kết thoả thuận viện trợ. Báo cáo kiểm toán phải gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính và là một trong những căn cứ để xem xét việc rút vốn bổ sung cho tài khoản tạm ứng hoặc rút vốn từ tài khoản tạm ứng để chi trả, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá việc thực hiện dự án.

10.4. Quyết toán:

PMU/ADB và PPMU phải lập báo cáo tài chính gửi ADB và quyết toán gửi Bộ Y tế để tổng hợp gửi Bộ Tài chính. Riêng đối với PMU/ADB ngoài việc lập các báo cáo về hoạt động quản lý dự án và thực hiện dự án của PMU/ADB còn phải lập báo cáo tài chính và quyết toán tổng hợp từ báo cáo của PMU/ADB và báo cáo của các PPMU.

Báo cáo tài chính và quyết toán phải cung cấp một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời về diễn biến và thực trạng tài chính của dự án. Mọi báo cáo tài chính và quyết toán đều được lập trên cơ sở một hệ thống số liệu, tài liệu kế toán cập nhật đầy đủ, chính xác và thống nhất.

Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo phải được PMU/ADB hướng dẫn thống nhất cho các đơn vị thực hiện dự án và tham gia dự án (PMU/ADB và các PPMU) phù hợp với quy định hiện hành.

a) Đối với vốn HCSN:

- Trách nhiệm của các PPMU:

Hàng năm các PPMU có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán toàn bộ vốn vay, vốn viện trợ, vốn đối ứng và các nguồn thu khác (nếu có) thuộc lĩnh vực sự nghiệp theo chế độ Hệ thống kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với nguồn vốn đối ứng và thu khác (nếu có) gửi Sở Tài chính Vật giá tỉnh thẩm định để tổng hợp vào báo cáo quyết toán chung của tỉnh. Sau khi quyết toán được Sở Tài chính-Vật giá phê duyệt, PPMU phải báo cáo cho PMU/ADB để tổng hợp chung. Đối với vốn vay và viện trợ không hoàn lại, quyết toán gửi về PMU/ADB để thẩm định và tổng hợp báo cáo cơ quan Chủ quản dự án.

- Trách nhiệm PMU/ADB:

Hàng năm PMU/ADB có trách nhiệm báo cáo quyết toán nguồn vốn quản lý dự án và thực hiện dự án tại PMU/ADB bao gồm các nguồn vốn vay của ADB, nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng HCSN do NSTW cấp và các nguồn thu khác tại PMU/ADB theo đúng quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996.

- Trách nhiệm của cơ quan chủ quản dự án:

Thẩm định xét duyệt báo cáo quyết toán năm của dự án trước khi tổng hợp vào báo cáo quyết toán chung của đơn vị để gửi cơ quan tài chính.

b) Đối với nguồn vốn đầu tư XDCB:

PMU/ADB và các PPMU quyết toán theo quy định tại Thông tư số 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài chính về việc "Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư". Các PPMU gửi báo cáo quyết toán về PMU/ADB để thẩm định và tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế duyệt và gửi Bộ Tài chính.

Phần 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Ban QLDA Y tế nông thôn, Ngân hàng phục vụ phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại), Bộ Y tế (Vụ Tài chính Kế toán) để nghiên cứu bổ sung sửa đổi.

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

Trần Chí Liêm

(Đã ký)

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 44/2002/TTLT/BTC-BYT

Hanoi, May 08, 2002

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE MECHANISM FOR FINANCIAL MANAGEMENT OF THE RURAL HEALTH PROJECT (USING LOAN CAPITAL OF THE ASIAN DEVELOPMENT BANK)

Pursuant to the Government's Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 promulgating the Regulation on management and use of official development assistance sources;
Pursuant to the Government's Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Regulation on Investment and Construction Management and Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999;
Pursuant to the Government's Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998 promulgating the Regulation on management of foreign loans and repayment of foreign debts;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No.664/QD-TTg of May 30, 2001 ratifying the rural health project using loan capital of the Asian Development Bank;
Pursuant to capital borrowing agreement (No.1777-VIE (SF) of August 1, 2001) between the Socialist Republic of Vietnam and the Asian Development Bank (ADB);
The Finance Ministry and the Health Ministry hereby jointly guide the mechanism for financial management of the rural health project as follows:

Section I. GENERAL PROVISIONS

1. Abbreviations and term interpretation:

In this Circular, the following word phrases shall be construed as follows:

1.1. ADB: Asian Development Bank

1.2. HI: Health Insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4. Agency managing the rural health project: The Health Ministry.

1.5. International organizations:

- WHO: World Health Organization

- UNICEF: United Nations Children’s Fund

- UNFPA: United Nations Fund for Population Activities

1.6. The rural health project is the project with investment made under the project-approving Decision No.664/QD-TTg of May 30, 2001 of the Prime Minister.

1.7. ANB: Administrative and non-business

1.8. PC: People’s Council

1.9. L/C: Letter of Credit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.11. SB: State Budget

1.12. LB: Local budgets of the provinces covered by the project.

1.13. CB: Central Budget.

1.14. PMU/ADB : The Central Project Management Unit

1.15. PPMU: The Provincial Project Management Unit.

1.16. C: Central

1.17. F-A: Finance-accounting.

1.18. FA: Fixed assets

1.19. EF : External finance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.21. USD : United State Dollar

1.22. VND: Vietnam dong

1.23. CC: Capital construction

2. Management principles:

2.1. Funding and capital-using structure

The total funding and capital-using structure are prescribed in Decision No.664/QD-TTg of May 30, 2001 of the Prime Minister ratifying the rural health project, ADB capital- borrowing agreement No.1777-VIE (SF) of August 1, 2001 and written commitments to provide non-refundable aid. The rural health project has access to the following capital sources:

- Capital borrowed from the ADB.

- Non-refundable aids of international organizations.

- Vietnam’s reciprocal capital, including CB and LB of the provinces covered by the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. The capital sources of the rural health project shall include CC investment capital and ANB capital. The management and use of capital for the project must comply with the commitments in the capital borrowing agreement, the regulations of the ADB and current regulations of Vietnam on the management and use of CC investment capital and ANB capital.

2.4. The Health Ministry shall have the responsibility to direct the use of capital for the right purposes and in accordance with the contents of the ratified project as well as the commitments in the capital borrowing agreement signed with the ADB, the written aid commitments signed with international organizations, relevant documents accompanying these agreement and the current regulations of Vietnam.

2.5. The distribution of the project’s spending contents being the CC investment capital or ANB capital must comply with the provisions in Decision No.664/QD- TTg of May 30, 2001 of the Prime Minister ratifying the rural health project, including:

a) Spending on investment in CC:

- Upgrading as well as making investment in the capital construction of, 212 health establishments (13 prophylactic medicine centers, 13 health communication and education centers, 13 regional general hospitals, 74 district health centers and 99 regional general consultation clinics).

- Providing medical instruments and equipment for 212 health establishments mentioned above.

b) ANB spending:

- Office equipment and utensils

- Transport and travel means (including 14 automobiles).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Consultancy services.

- Training and teaching stuffs.

- Information and communication activities.

- Community activities

- Research, supervision and evaluation.

- Operation and maintenance.

- Project staff.

For the reserve funding: It must used based on the specific spending contents CC investment expense or ANB expense.

2.6. The provinces participating in the project shall have to arrange enough reciprocal capital for the project from the provincial budgets in order to realize the approved project contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the course of implementation, the service bank shall enjoy service charges for each arising operation according to the charge table prescribed by the Bank in accordance with the State Bank’s regulations on collection of charges for via-bank payment services. The above-mentioned service charges shall be accounted into the total investment amount of the project.

2.8. The PMU/ADB and PPMUs are entitled to use the arising interest amount on the advance accounts of their levels to pay the banking service charges and the remaining interest amounts shall be monthly paid into the SB. Where the interest amount is not enough for payment of banking service charges, the PMU/ADB and PPMUs shall sum up the deficit amount into the reciprocal capital plan and use the reciprocal capital for the payment of banking service charges.

Section II. SPECIFIC PROVISIONS

1. Planning the capital for the project:

In July every year, according to the regulations on elaboration and consideration and approval of State Budget estimates, the PPMUs and PMU/ADB must elaborate plans on capital for the project:

1.1. Responsibility of the PPMUs:

To elaborate project's capital plans to be executed in their respective localities according to the spending contents and structure of the capital sources of the project, already determined in the investment decision of the Health Ministry and the borrowing agreement under the guidance of the PMU/ADB.

The contents of the capital plan shall include: the plan on ADB capital, aid capital (if any) of such international organizations as WHO, UNICEF, UNFPA; the plan on reciprocal capital rests with the responsibility of the LB the Prime Minister’s Decision No.664/QD-TTg of May 30,2001 approving the rural health project and other sources (if any) detailed according to work items and to the nature of the source of used capital (CC investment capital, ANB capital) according to specific forms provided for in Appendix 1* to this Circular and sheet explaining in detail the demands of capital for project items.

The capital plans drawn up by the PPMUs must be sent to provincial functional agencies (the provincial Services of Planning and Investment, the provincial Services of Finance and Pricing) to sum up reports to be submitted to the agencies competent to approve the plans on reciprocal capital for the project in the provincial budgets, and at the same time to PMU/ADB (before July 30) for synthesizing the common capital plan of the entire project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In early July every year, the PMU/ADB shall issue documents guiding the project provinces to elaborate the capital plan for the upcoming year.

At the end of July, it shall sum up the common capital plan for the whole project, including : The ADB capital plan, the aid capital of WHO, UNICEF, UNFPA, the reciprocal capital allocated by the Central Budget, the reciprocal capital balanced by localities themselves and other capital sources (if any), detailed according to work items, the nature of the used capital (CC investment capital, ANB capital), according to the forms provided for in Appendix 1 to this Circular and the sheet explaining in detail the demands of capital for project items. These capital plans shall be synthesized into the capital plan of the Board for Management of the health projects before being incorporated in the general budget estimate of the Health Ministry, which is sent to the Planning and Investment Ministry and the Finance Ministry for submission to the Government then the National Assembly for approval.

2. Plan approval, notification: After being assigned capital plans by the Government:

2.1. The Health Ministry shall allocate capital plans assigned to the project, including the reciprocal capital, borrowed capital, aid capital according to expenditure items and the nature of the capital sources (ANB or CC investment). The decision on allocation of capital plans to the project must also be sent to the Planning and Investment Ministry and the Finance Ministry in order to effect the allocation of reciprocal capital and monitor and control the use of borrowed capital.

2.2. The provincial People’s Committees shall allocate the capital plans regarding the reciprocal capital portion, to project activities in their respective provinces. The decisions on allocation of reciprocal capital plans of the provinces shall be sent to the provincial Services of Finance and Pricing, the provincial Treasuries and also to the PMU/ADB.

3. Opening accounts:

3.1. The PMU/ADB may open the following accounts:

a) At the service bank:

- USD advance account bearing the project name to receive the source of capital borrowed from the ADB.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A deposit account in order to deposit amounts collected at the project such as the proceeds from the sale of bidding dossiers, the bid guarantee money, the contract-performance underwriting money,...

b) At the State Treasury where transactions are conducted

A limit account to receive reciprocal capital allocated by the CB for the project activities.

3.2. The project provinces may open the following accounts:

a) At the provincial branches of the project-servicing bank:

- A provincial VND advance account to receive the ADB advance capital transferred by the PMU/ADB.

- A deposit account to deposit amounts collected at the project: The proceeds from the sale of bidding dossiers, the bid- guarantee money, the contract-performance underwriting money, the money contributed by the beneficiaries (if any).

b) At the provincial State Treasuries:

- An investment capital payment account to make the payment of CC investment reciprocal capital of the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Management and allocation of reciprocal capital:

The allocation and use of reciprocal capital shall comply with the domestic current regulations in compatibility with the tempo of withdrawing borrowed and aid capital of the project.

4.1. Reciprocal capital for investment in construction:

Based on the reciprocal capital budget estimates already approved by competent authorities, the provincial Finance- Pricing Services shall transfer the reciprocal capital for investment in CC to the PPMUs through the provincial State Treasuries according to the current regulations on management and allocation of construction investment capital.

4.2. The ANB reciprocal capital

Based on the reciprocal capital estimates already approved by competent authorities and the tempo of borrowed capital disbursement, the Finance Ministry shall notify and transfer the ANB reciprocal capital to the Health Ministry. The Health Ministry shall allocate reciprocal capital to the PMU/ADB for execution of the project in accordance with the tempo of withdrawing borrowed capital.

The Finance- Pricing Services of the project provinces shall transfer the allocated reciprocal capital to the PPMUs (for spending contents covered by the provincial budget) according to the approved estimates for project execution in conformity with the percentage of borrowed capital payment prescribed in the borrowing agreement.

5. Management of capital withdrawal, allocation for payment of borrowed capital of ADB:

All procedures and formalities for withdrawing payment capital from foreign countries and from advance accounts shall comply with the current regulations of the Finance Ministry, the documents guiding the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 promulgating the Regulation on management and use of official development assistance sources and comply with the disbursement principles of ADB.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The payment from the source of borrowed capital of ADB must strictly conform to the percentage of donation for each project item already stipulated in the borrowing agreement and legal documents of the project.

A. Withdrawal of payment capital via advance accounts:

A1. First withdrawal of capital into the central advance account:

Based on the limit of the advance account already stipulated in the borrowing agreement of USD 3,000,000 (three million USD), the PMU/ADB shall forward the following documents to the Finance Ministry (the External Finance Department):

- The written request for capital withdrawal

- The written application for capital withdrawal and the copies made according to set forms of ADB, clearly stating the spending plan in 6 months to come.

Within 5 working days after receiving the complete and valid dossiers, the Finance Ministry (the External Finance Department) shall send the written approval of the capital withdrawal request to the PMU/ADB and the service bank. Within 2 working days after obtaining the opinion of the Finance Ministry, the service bank shall together with the PMU/ADB sign the capital withdrawal application and send it to the ADB. The ADB shall consider and approve it, then transfer the money into the central advance account.

A2. The first withdrawal of capital into the provincial advance accounts:

The Health Ministry and the Finance Ministry shall uniformly determine the ceiling level on the provincial advance accounts with a Vietnam dong amount of VND 500,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A3. Payment from the central advance account:

Upon a request for payment to contractors, goods suppliers and/or consultancy service providers, or for the regular expenditures of the PMU/ADB, after conducting pre-acceptance tests, examining volumes and vouchers accepting the payment strictly according to current regulations and calculating the amounts to be paid with ADB capital source according to prescribed rates, the PMU/ADB shall propose the service bank to deduct money from the central advance account for payment to the beneficiaries.

Within 5 working days after withdrawing capital from the advance account for payment, the PMU/ADB shall send the payment dossiers and vouchers according to current regulations to the State Treasury where transactions are conducted for the Treasury to control expenditures as prescribed. Within 5 working days, based on the results of control of dossiers and vouchers, the State Treasury shall certify the volume of work already completed and eligible for payment on the rate card or the payment list or the advance payment request (according forms set by the State Treasury), and pay the reciprocal capital amount (if any).

In cases where payment is made for lump-sum payment contracts or for the last time for contracts, the PMU/ADB shall send the prescribed dossiers and vouchers to the State Treasury for examination and certification of dossiers eligible for payment, before making payment to the beneficiaries.

Within 5 working days as from the date of receiving the complete and valid dossiers and vouchers, the State Treasury shall examine the dossiers, certify the volume of work already completed and eligible for payment (and at the same time pay the reciprocal capital amount, if any). Based on the certification by the State Treasury, the PMU/ADB shall request the service bank to make payment from the central advance account to the beneficiaries.

The rate card or the payment list, which is certified by the State Treasury, shall serve as one of the bases for the PMU/ADB to carry out the procedures to supplement the central advance account.

A4. Payment from the provincial advance accounts:

Upon a request for payment from the provincial advance account in order to spend on activities of the project executed by the province, the concerned PPMU shall send to the provincial State Treasury the dossiers and vouchers for controlling expenditures, including:

- The written request for payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within 5 working days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, based on the results of controlling the dossiers and vouchers, the provincial State Treasury shall certify the volume of work already completed and eligible for payment on the rate card or the payment list or the advance payment request (according to forms set by the State Treasury), and at the same time pay the reciprocal capital amount (if any).

The PPMU shall send to the service-bank branch the payment request enclosed with the rate card or the payment list or the advance payment request, with certification by the provincial State Treasury for deduction of money from the provincial advance account to pay to the beneficiaries.

The rate cards, the payment lists with certification by the provincial State Treasury shall serve as one of the bases for the PPMUs to carry out the procedures to supplement the provincial advance accounts and at the same time as basis for the PMU/ADB to carry out the procedures to supplement the central advance account.

A5. Supplementing the central advance account:

The principle for withdrawing capital to supplement the advance account is the principle of actual expenditure. The project can only withdraw capital to supplement amounts actually paid.

Monthly or when the central advance account has already spent 20% of the prescribed ceiling level, the PMU/ADB may withdraw capital to supplement the central advance account.

To withdraw capital for supplementation of the advance account, the PMU/ADB shall send the following documents to the Finance Ministry (the External Finance Department):

- The written request for withdrawal of capital to supplement the advance account.

- The capital withdrawal application and the vouchers, copies of the lists according to the ADB’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The copy of the list of advance accounts made by the service bank.

Within 5 working days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the Finance Ministry (the External Finance Department) shall send the written approval to the PMU/ADB and the service bank.

Within 2 working days after obtaining the opinion of the Finance Ministry, the service bank shall together with the PMU/ADB sign the capital withdrawal application and send it to the ADB. The ADB shall consider, approve it and transfer the supplementary money amount into the central advance account.

The capital amounts already transferred to the provincial advance accounts shall be withdrawn for capital addition when the PPMUs send the dossiers and vouchers of application for capital to supplement the provincial advance accounts.

A6. Supplementing the provincial advance accounts:

Monthly or when a provincial advance account has already spent 50% of the prescribed ceiling level, the concerned PPMU must carry out procedures for supplementation of the provincial advance account and send dossiers to the PMU/ADB, including:

- The written request for supplementation of the advance account, sent to the PMU/ADB.

- The copy of the list of expenditures from the provincial advance account and copies of the rate card and payment list, with certification of the provincial State Treasury.

- The copy of the list of advance accounts at the provincial branch of the service bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The dossiers and vouchers submitted by the PPMU for the supplementation of the provincial advance account shall be used as dossiers and vouchers for the PMU/ADB to compile dossiers on withdrawal of capital from the central advance account.

B. Direct payment:

Direct payment is a form of payment at the request of the project. The ADB shall transfer the payment money directly to contractors and suppliers. This form usually applies to cases of payment according to the tempo of performing big construction and installation contracts, consultancy contracts or payment to contracts on import of goods in small quantity without needing to open L/C.

To withdraw capital for direct payment, the PMU/ADB shall send the following documents to the Finance Ministry (the External Finance Department):

- The written request for withdrawal of capital for direct payment.

- The capital withdrawal application and copies of accompanying lists, made according to forms of the ADB.

- The contract and contract-approving decision of competent authorities (sent in one dispatch).

- No objection of the ADB (for contracts requiring the prior comments of the ADB).

- The performance underwriting, the advance guarantee (for advance payment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The rate card or payment list, the advance payment request with certification by the State Treasury.

(+) When direct payment is made at the request of PPMU, the PPMU shall have to supply all the dossiers and vouchers mentioned above to the PMU/ADB ( except for official dispatches, capital withdrawal application and accompanying copies prepared by the PMU/ADB)

(+) The control of payment vouchers to get certification by the State Treasury shall comply with domestic current regulations on payment of CC investment capital or ANB capital.

Within 5 working days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the Finance Ministry (the External Finance Department) shall send the written approval to the PMU/ADB and the service bank. For special cases, the Finance Ministry may request the project to supply supplementary documents for explanation.

Within 2 working days after obtaining the opinion of the Finance Ministry, the service bank shall together with the PMU/ADB sign the capital withdrawal application and send it to the ADB. The ADB shall consider, approve it and transfer money for direct payment to contractors, suppliers.

C. Capital reimbursement procedures:

The capital reimbursement procedures constitute a form thereby the ADB refunds money for valid expenditures of the project according to the provisions of the borrowing agreement, which have been paid by the project with the sources of budget capital or its own capital. This form usually applies to cases of small procurement, or payment to a number of capital construction items.

In order to withdraw capital for payment in form of capital reimbursement, the PMU/ADB shall send the following documents to the Finance Ministry (the External Finance Department):

- The written request for withdrawal in capital reimbursement form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The contract, the contract-approving decision of competent authority (sent in one dispatch).

- The no objection letter of the ADB (if the contract belongs to the type requiring prior comment of the ADB).

- The payment receipt or request of contractors, suppliers.

- The rate card or payment list, advance payment request with certification by the State Treasury and other vouchers evidencing the already paid amounts.

Within 5 working days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the Finance Ministry (the External Finance Department) shall send the written approval to the PMU/ADB and the service bank.

Within 2 working days after obtaining the opinion of the Finance Ministry, the service bank shall together with the PMU/ADB sign the capital withdrawal application and send it to the ADB. The ADB shall consider and approve it, then transfer money for capital reimbursement.

For the capital amounts withdrawn in form of capital reimbursement for expenditures already paid by the State budget (or with the capital sources originating from the State budget), the withdrawn money amounts must be remitted into the budget which has advanced the capital.

For the capital amounts withdrawn in form of capital reimbursement for expenditures paid by the project owner with own capital (or credit capital, or capital mobilized from other sources), the project owner can use the withdrawn money amounts according to the current regulations on financial management.

D. Procedures for Letter of Commitment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To withdraw capital in form of commitment letter, the PMU/ADB shall send the following documents to the Finance Ministry (the External Finance Department):

- The written request for opening L/C.

- The capital withdrawal application and list copies according to set forms of the ADB.

- The contract, the contract-approving decision of the competent authority.

- The no objection letter of the ADB ( if the contract is of the type requiring the prior comments of the ADB).

- The performance underwriting, the advance guarantee (if necessary).

Within 5 working days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the Finance Ministry (the External Finance Department) shall send the written approval to the PMU/ADB and the service bank.

Within 2 working days after obtaining the opinion of the Finance Ministry, the service bank shall together with the PMU/ADB carry out the procedures to open L/C and sign the capital withdrawal application and send it to the ADB requesting the issuance of a commitment letter. The ADB shall consider and approve it, then issue the letter of commitment.

In the process of managing the capital withdrawal, allocation of loan capital of the ADB for payment stated at Point 5 above, after completing all works, the PMU/ADB must photocopy the approving opinion of the Finance Ministry and send it to the Health Ministry (the Finance-Accounting Department) for sum-up and monitoring.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The project shall apply the spending norms prescribed in the Finance Minister’s Decision No.112/2001/QD-BTC of November 9, 2001 promulgating a number of spending norms applicable to projects using ODA loans, the current regulations of the State and the spending norms attached to this Circular (Appendix 2).

7. Management of sources of non-refundable aid of international organizations:

The sources of non-refundable aid of international organizations for the rural health project shall be used according to the Finance Ministry’s Circular No.70/2001/TT-BTC of August 24, 2001 "guiding the State regime of financial management of the source of non-refundable aids, according to the approved project contents and current documents.

8. The project accounting regime

8.1. Accounting voucher system

The accounting voucher system to be applied by the project management boards at all levels with the use of loan capital of the ADB includes two types:

The system of Vietnamese accounting vouchers applicable according to the current system of accounting vouchers of Vietnam.

The list of accounting vouchers and documents as required by the ADB for management (Appendix 3).

8.2. Forms of accounting books:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8.3. The system of book- keeping accounts

Based on the spending items, spending content of each expenditure item in the capital borrowing agreement signed with the ADB, the rural health project must use the system of book-keeping accounts after the model of project management units with management decentralization. The documents and vouchers shall be kept at the project management units at all levels. The project management boards shall base themselves on the lists of accounting vouchers and accounting books to select necessary vouchers and books to meet the requirements of fully reflecting the economic contents arising at the project.

9. Management of the project assets

The project assets must be managed and used strictly according to the regime of management of public property. The project management units must organize the opening of monitoring books and calculate the depreciation of fixed assets, prescribe the regime of using assets for the right purposes and with efficiency. For transport means, the project must not change their utilities. Annually, the project management units at all levels must organize the inventory of assets, determine their conditions and observe the regime of periodical maintenance of assets.

The PMU/ADB shall have to guide the PPMUs in the regulations on the management and use of assets assigned to individuals (bicycles, motorbikes, personal computers, mobile phones…).

For project assets which have been out of order in the course of their use and cannot be repaired or are repaired without economic efficiency and use efficiency, the project management units at all levels shall have to set up the liquidation council and make record thereon, then apply for liquidation. Only after getting the written permission for liquidation from the competent authorities can the project management units record the asset decrease in the accounting books.

10. The regime of reporting, inspection, auditing and settlement of projects:

10.1. The reporting regime

Monthly, the provincial branches of the service bank shall send the copy list of provincial advance accounts to the PPMUs and the provincial State Treasuries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The copy lists of advance accounts of the branches of the bank servicing the project at the provincial level and the bank servicing the project at the central level must clearly reflect the transactions and the interest amounts arising in the month, the situation on the use of interests and the date of transferring the remaining profits to the SB.

On the 5th of every month, the PPMUs shall send fast reports to the PMU/ADB on the situation of reception and use of capital sources of the project, clearly stating the proposals to competent authorities on handling problems in the course of participation in the project.

Quarterly, the PMU/ADB shall have to sum up the fast reports of the whole project and send them to the project management boards and the Health Ministry for sum-up, monitoring and coordination with competent agencies in settling difficulties in the course of project execution.

Monthly, the PMU/ADB shall report to the Health Ministry and the Finance Ministry (the External Finance Department, the Administrative and Non-Business Department, the Investment Department), the Planning and Investment Ministry and the ADB on the situation of project execution, the use of borrowed capital, aid capital and reciprocal capital of Vietnam. The reports must state in detail:

- The tempo and quality of project execution as compared to the objectives.

- The difficulties leading to slow disbursement, the causes and remedies.

- The capital withdrawal, capital payment in accordance with the regulations of Vietnam and the ADB.

- The proposals on deploying of the plan in the next six months.

10.2. Inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The functional bodies of the Health Ministry shall coordinate with the PMU/ADB in conducting extraordinary inspections in the provinces participating in the project, into the project contents and tasks, the project execution progress, the difficulties in administering the project, finding the causes thereof and proposing remedies.

10.3. Auditing

Annually, all the financial activities of the project must be audited by an independent auditing body in accordance with the regulations of the State, the capital borrowing agreement and the aid commitments. The auditing report must be sent to the Health Ministry and the Finance Ministry, which shall serve as one of the bases for considering the withdrawal of capital for addition to the advance accounts or the withdrawal of capital from advance accounts for payment, and at the same time as basis for evaluation of the project execution.

10.4. Final settlement

The PMU/ADB and PPMUs must make and send financial reports to the ADB and the final settlement reports to the Health Ministry for sum-up and sending to the Finance Ministry. Particularly, apart from the report on activities of project management and execution, the PMU/ADB shall also have to make the financial report and the general settlement from its report and reports of the PPMUs.

The financial reports and final settlement report must provide fully, truthfully and promptly information on the developments and actual financial situation of the project. All financial reports and final settlement reports must be made on the basis of a system of accounting data and documents, which are fully, accurately and uniformly updated.

The contents, method of calculation and form of presentation of indexes in each report must be uniformly guided by the PMU/ADB for units executing the project and participating in the project (PMU/ADB and PPMUs) in accordance with current regulations.

a) For ANB capital:

- The responsibilities of the PPMUs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The responsibility of the PMU/ADB:

Annually, the PMU/ADB shall have to make a report on the final settlement of the capital sources for project management and execution at the PMU/ADB, including the source of capital borrowed from the ADB, the source of non-refundable aid of international organizations, the ANB reciprocal capital supplied by the central budget and other revenue sources at PMU/ADB strictly according to the provisions in Decision No.999-TC/QD/CDKT of November 2, 1996.

- The responsibility of the project managing agency:

To appraise and approve the reports on annual final settlement of the project before synthesizing them into the unit’s general final settlement report to be sent to the finance agency.

b) For CC investment capital source:

The PMU/ADB and PPMUs shall make final settlement according to the provisions in Circular No.70/2000/TT-BTC of July 1, 2000 of the Finance Ministry on guiding the final settlement of investment capital. PPMUs shall send the final settlement reports to PMU/ADB for appraisal and sum-up before reporting them to the Health Ministry for approval and the Finance Ministry.

Section III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect 15 days after its signing for promulgation. If problems arise in the course of implementation, the Board for Management of the rural health project and the service bank shall report them in time to the Finance Ministry (the External Finance Department) and the Health Ministry (the Finance-Accounting Department) for study, amendment and supplement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE HEALTH MINISTER
VICE MINISTER




Tran Chi Liem

 

 

APPENDIX 2

PROVISIONS ON A NUMBER OF SPENDING NORMS APPLICABLE TO THE RURAL HEALTH PROJECT

Applied to the project shall be the spending norms prescribed in Decision No.112/2001/QD-BTC of November 9, 2001 of the Finance Minister, promulgating a number of spending norms applicable to projects using ODA loans and the current regulations of the State.

Particularly for the content of spending on training, the Finance Ministry and the Health Ministry shall guide in detail as follows:

1. For meals, accommodation and travel:

a/ For meals:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organized in provinces: 50,000 dong/day/person.

- Organized in districts: 40,000 dong/day/person.

b/ For accommodation:

Payment according to actual expenses, which, however, must not exceed the following levels:

- Organized in Hanoi, Ho Chi Minh City: 60,000 dong/day/person.

- Organized in provinces: 50,000 dong/day/person.

- Organized in districts: 40,000 dong/day/person.

Where separate rooms must be rent for odd people of different sexes, the maximum accommodation expenses shall not exceed the following levels:

- Organized in Hanoi, Ho Chi Minh City: 90,000 dong/day/person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organized in districts: 55,000 dong/day/person.

Where classes are organized at training establishments without accommodation receipts, the collection bills or valid receipts can be used as vouchers of payment at the maximum package level of not more than 30,000 dong/day/person.

c/ For travel:

Payment according to actual expenses (train, car tickets, ferry fares…) for the State-run traffic means.

2. Other expenses:

- Expense for renting meeting halls (or classrooms):

Payment according to actual expenses, but not in excess of 300,000 dong/day (including expenses for service, decoration, audio and lighting equipment in service of teaching and learning)

- Expense for hiring lecturers:

The money for hiring lecturers shall be decided by the project manager based on the qualifications of the lecturers, the nature of lectures, the lecturing locations…, which, however, must not in any circumstance exceed the following ceiling levels:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For the remaining lecturers:

* Lecturers being officials of central-level agencies: 80,000 dong/hour

* Lecturers being officials of provincial-level agencies: 60,000 dong/hour.

* Lecturers being officials of district-level agencies: 30,000 dong/hour.

* Lecturers being officials of commune-level agencies: 20,000 dong/hour.

The above-mentioned ceiling levels already cover the remuneration for lecturing and compiling lecturing materials. In special cases where the lecturing or reference materials are highly specialized, which require a lot of experiences and gray matters, the project management unit may calculate and pay the remuneration for materials preparation in form of work-piece contract, covering also the expenses for document printing. The payment must be made according to the actual number of days and must be approved by ADB and the Health Ministry before signing contracts with those specialists.

- The expense for renting car for trainees' field surveys shall not exceed 30,000 dong/person/a training course.

- The expense for drinks: The organizing committee shall be paid according to actual expenses which, however, must not exceed 5,000 dong/day.

- The expense for professional supplies in service of the study course shall be paid on the basis of actual and valid invoices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



These spending levels shall be applied on the basis of actual expenses evidenced with valid payment vouchers; the package expenditure shall not apply.

APPENDIX 3

LIST OF VOUCHERS APPLIED AT ADB’s REQUEST

Ordinal number

Voucher names

Voucher code

1

Summary Sheet (For Direct Payment/ Reimbursement/ Liquidation/Replenishment)

Form 01.ADB

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Application for Commitment Letter

Form 02.ADB

3

Summary Sheet (for Commitment Letter)

Form 03.ADB

4

Withdrawal application for Direct payment

Form 04.ADB

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Form 05.ADB

6

Liquidation of Withdrawal vouchers

Form 06.ADB

7

Withdrawal application for Reimbursement

Form 07.ADB

8

Statement of Withdrawal vouchers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

FOR THE HEALTH MINISTER
VICE MINISTER




Tran Chi Liem

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint circular No. 44/2002/TTLT/BTC-BYT of May 08, 2002 guiding the mechanism for financial management of the rural health project (using loan capital of The Asian Development Bank)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.338

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.2.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!