Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 103/1999/TTLT-BTC-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Luân
Ngày ban hành: 21/08/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 103/1999/TTLT/BTC-NNPTNT

Hà Nội , ngày 21 tháng 8 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 103 /1999/TTLT/BTC-NNPTNT NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍCHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

Thực hiện Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình quốc gia và Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; Nghị định số 51/1998/CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP.
Để tăng cường công tác quản lý tài chính đối với nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Viết tắt là Chương trình quốc gia nước sạch và VSMTNT); Liên tịch Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí ngân sách Chương trình Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn như sau:

I/ NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG:

1/ Nguồn vốn cho Chương trình bao gồm:

- Vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn vay nợ và viện trợ)

- Các nguồn vốn khác: vốn huy động trong dân, vốn của các thành phần kinh tế khác.

2/ Nguyên tắc đầu tư:

- Chương trình tập trung ưu tiên đầu tư cho vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người và các vùng nông thôn khó khăn khác.

- Việc bố trí kinh phí thực hiện Chương trình phải theo dự án được duyệt và theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Việc bố trí kinh phí cho Chương trình hàng năm căn cứ vào khả năng của ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác.

3/ Kinh phí Chương trình quốc gia nước sạch và VSMTNT phải được quản lý chi tiêu đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ. Báo cáo và quyết toán theo qui định hiện hành.

II/ NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

A/ NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI:

1/ Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp:

1.1/ Nội dung chi:

- Chi hỗ trợ xây dựng mô hình hố xí hợp vệ sinh

- Chi hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi

- Chi truyền thông vận động xã hội, tập huấn nghiệp vụ

- Chi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chương trình (nếu có)

- Chi quản lý chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Chương trình.

1.2/ Mức chi:

a/ Dự án mô hình hố xí hợp vệ sinh:

- Mức hỗ trợ của Nhà nước cho một xã để thực hiện mô hình điểm tối đa là: 100 triệu đồng.

- Nội dung chi cụ thể cho một mô hình bao gồm:

+ Chi chọn điểm xây dựng dự án, phỏng vấn, xử lý lấy số liệu;

+ Chi phí cán bộ chỉ đạo kỹ thuật mức tối đa là 200.000 đồng/tháng (26 ngày) cho những ngày chỉ đạo trực tiếp mô hình (trong trường hợp thuê người không phải là cán bộ biên chế của Nhà nước); Đối với cán bộ là biên chế của nhà nước thì được thanh toán theo chế độ công tác phí theo Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước;

+ Chi tuyên truyền vận động xã hội, hướng dẫn kỹ thuật cho dân;

+ Chi kiểm tra, nghiệm thu dự án;

+ Chi hỗ trợ một phần vật tư (xi măng, gạch, cát...) cho người dân tham gia mô hình, nội dung chi này chiếm khoảng 70% đến 80% kinh phí cho 1 mô hình, cụ thể:
Đối với các hộ trong 1.715 xã nghèo: Nhà nước hỗ trợ tối đa 200.000 đồng/hộ. Đối với vùng khác: Nhà nước hỗ trợ tối đa 150.000 đồng/hộ.

b/ Dự án xây dựng mô hình xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh:

- Mức hỗ trợ của Nhà nước cho một xã để thực hiện mô hình điểm tối đa là 100 triệu đồng.

- Nội dung chi cho mô hình: Giống như mô hình dự án hố xí hợp vệ sinh tại điểm a trên đây. Riêng chi phí hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ nông dân tham gia mô hình áp dụng mức sau:

+ Loại chuồng từ 10 con trở xuống: Mức hỗ trợ của Nhà nước tối đa là 200.000 đồng/hộ

+ Loại chuồng trại trên 10 con: Mức hỗ trợ của Nhà nước tối đa là 300.000 đồng/hộ.

Trường hợp có lắp đặt bioga thì được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/hộ.

Đối với các hộ trong 1715 xã nghèo thì được tính mức hỗ trợ tăng thêm 20% so với mức hỗ trợ trên.

Nếu một xã triển khai lồng ghép mô hình hố xí hợp vệ sinh và mô hình xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, thì mức hỗ trợ của Nhà nước cho mô hình lồng ghép tối đa là 100 triệu đồng.

c/ Chi truyền thông vận động xã hội bao gồm: Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo và phương tiện thông tin khác; In ấn các tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tờ rơi, áp phích, phim ảnh. Mức chi cụ thể căn cứ vào các chế độ qui định hiện hành.

d/ Tập huấn nghiệp vụ:

Chi tài liệu giáo trình cho lớp học;

Chi trả thù lao cho giảng viên dạy lý thuyết tối đa 20.000 đồng/tiết, hướng dẫn viên thực hành tối đa 15.000 đồng/tiết;

Chi mua dụng cụ, vật tư thực hành (nếu có);

Chi phí quản lý lớp học: nước uống, thuê hội trường, xăng xe đi lại cho giảng viên và cán bộ tổ chức lớp;

Hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại cho học viên trong thời gian tập huấn theo qui định tại Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính qui định chế độ chi tiêu hội nghị.

e/ Chi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chương trình( nếu có): Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học đã thành công về các giải pháp, công nghệ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình đưa ra các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông qua mô hình cụ thể nhằm đảm bảo phù hợp khả năng kinh tế của người dân và điều kiện từng vùng sinh thái.

h/ Chi quản lý chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Chương trình bao gồm: Hội nghị, hội thảo, chi công tác kiểm tra, chỉ đạo, đánh giá, lập và bảo vệ kế hoạch, thuê nhân viên văn phòng (trong trường hợp không có cán bộ kiêm nhiệm), sơ kết, tổng kết. Mức chi tối đa không quá 5% trên tổng kinh phí sự nghiệp trong năm của Chương trình cho Ban Chủ nhiệm Chương trình cấp Trung ương và không quá 1% trên tổng kinh phí (cả vốn sự nghiệp và vốn đầu tư XDCB) Chương trình trong năm của địa phương cho Ban chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2/ Chi từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

2.1/ Nội dung chi:

- Chi hỗ trợ xây dựng công trình cung cấp nước sạch

- Chi hỗ trợ xử lý nước thải làng nghề

- Vốn qui hoạch, chuẩn bị đầu tư

2.2/ Mức chi cụ thể:

2.2.1/ Công trình cung cấp nước sạch:

a/ Công trình cấp nước tập trung:

- Nhà nước hỗ trợ một phần xi măng, gạch, cát, thiết bị cho hạng mục công trình đầu nguồn, trạm xử lý nước, đường ống dẫn chính.

- Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Đối với công trình cấp nước cho 1 thôn (bản, ấp): Nhà nước hỗ trợ với tỷ lệ không quá 40% giá trị công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 120 triệu đồng.

Riêng vùng núi cao, hải đảo, vùng 1.715 xã nghèo Nhà nước hỗ trợ cho dự án của 1 thôn ( bản, ấp) với tỷ lệ tối đa không quá 60% giá trị công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.

+ Dự án cấp nước tập trung hệ tự chảy (chỉ thực hiện ở vùng núi cao): Nhà nước hỗ trợ không quá 90% giá trị công trình được cấp có thẩm quyền duyệt nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/1 thôn (bản, ấp).

Căn cứ mức hỗ trợ cho 1 đơn vị thôn (bản, ấp) nêu trên; Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt mức hỗ trợ cho các dự án liên thôn (liên bản, liên ấp), xã, thực hiện dự án cho phù hợp với khả năng kinh phí được phân bổ hàng năm.

b/ Công trình cấp nước phân tán:

- Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo và gia đình chính sách xã hội, hộ gia đình vùng 1.715 xã nghèo, vùng núi cao, hải đảo.

- Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư như: ống nhựa, bơm tay, xi măng, máng thu hứng nước mưa tuỳ theo từng loại hình cấp nước.

- Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

+ Loại giếng khoan đường kính nhỏ: Nhà nước hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/hộ (vùng núi cao, hải đảo, 1.715 xã nghèo Nhà nước hỗ trợ tối đa: 500.000 đồng/hộ)

+ Loại giếng đào: Nhà nước hỗ trợ tối đa 100.000 đồng/hộ (đối với vùng núi cao, hải đảo, vùng 1.715 xã nghèo Nhà nước hỗ trợ tối đa 200.000 đồng/hộ)

+ Bể chứa nước mưa (4 m3): Nhà nước hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/hộ; Lu chứa nước mưa Nhà nước hỗ trợ tối đa 100.000 đồng/hộ (cho vùng khó khăn thiếu nước).

2.2.2/ Dự án công trình xử lý chất thải làng nghề:

- Nội dung hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư như xi măng, gạch, cát cho cụm công trình xử lý hoặc kênh dẫn chính, thiết bị.

- Mức hỗ trợ cụ thể: Nhà nước hỗ trợ không quá 40% giá trị công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 80 triệu đồng cho 1 thôn (bản, ấp).

Căn cứ mức hỗ trợ cho 1 đơn vị thôn (bản, ấp) nêu trên; Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt mức hỗ trợ cho các dự án liên thôn (bản, ấp), xã, thực hiện dự án cho phù hợp với khả năng kinh phí được phân bổ hàng năm.

2.2.3/ Vốn qui hoạch, chuẩn bị đầu tư: Nhà nước cấp theo dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các công trình cung cấp nước sạch thuộc diện dự án nước ngoài tài trợ có nội dung và địa chỉ cụ thể thì bố trí kinh phí theo dự án được duyệt.

B/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

1/ Lập dự toán và phân bổ kinh phí:

- Hàng năm căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Thông tư hướng dẫn và giao số kiểm tra về dự toán chi ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và PTNT (cơ quan quản lý Chương trình) phân bổ số kiểm tra cho các Bộ, ngành, địa phương, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ phê duyệt và thông báo nhiệm vụ chi cho các Bộ, ngành và các địa phương.

Sau khi được nhận thông báo kinh phí của chương trình, Các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW phân bổ và giao dự toán chi đến đơn vị trực tiếp tham gia chương trình phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình gửi Bộ NN -PTNT (Ban chủ nhiệm chương trình trung ương), Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

- Căn cứ qui định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước và chế độ chi tiêu hiện hành; các đơn vị được phân bổ kinh phí của Chương trình lập dự toán chi tiết theo nội dung chi và theo mục lục ngân sách Nhà nước gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT (Văn phòng Ban chủ nhiệm chương trình trung ương), Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước trung ương, cơ quan chủ quản dự án (đối với kinh phí của các Bộ, ngành ở trung ương thực hiện) và gửi cho Sở Tài chính - Vật giá, Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố (đối với kinh phí Chương trình thuộc địa phương).

Bộ Tài chính, Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm kiểm tra nội dung chi dự toán của các đơn vị nếu thấy dự toán không đúng hoặc chưa phù hợp thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại.

Việc giao dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc phải đảm bảo khớp đúng về tổng mức và chi tiết theo đúng mục chi được giao.

Riêng đối với nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản: việc lập dự toán theo qui định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản.

2/ Cấp phát kinh phí:

a/ Đối với nguồn kinh phí sự nghiệp:

- Ở Trung ương: Căn cứ vào dự toán năm được giao, các đơn vị trực tiếp tham gia chương trình lập dự toán chi hàng quí chia theo tháng, theo mục chi gửi cơ quan chủ quản cấp trên, Kho bạc nơi đơn vị giao dịch. Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi Bộ Tài chính làm căn cứ cấp phát kinh phí và kiểm soát chi theo qui định. Bộ Tài chính cấp trực tiếp bằng hạn mức cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham gia Chương trình theo dự toán và tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

- Ở địa phương: Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, các đơn vị trực tiếp tham gia chương trình lập dự toán chi hàng quí có chia theo tháng, theo mục chi gửi cơ quan chủ quản chương trình của địa phương, cơ quan chủ quản chương trình tổng hợp gửi Sở Tài chính- Vật giá, Kho bạc nơi đơn vị giao dịch ( trong trường hợp kinh phí của chương trình cấp qua cơ quan chủ quản chương trình); Hoặc gửi cho Sở Tài chính-Vật giá, cơ quan chủ quản chương trình, Kho bạc nơi đơn vị giao dịch (trường hợp cấp trực tiếp cho đơn vị tham gia trực tiếp chương trình), làm căn cứ cấp kinh phí theo dự toán và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiểm soát chi theo qui định. Bộ Tài chính cấp uỷ quyền bằng hạn mức cho Sở Tài chính Vật giá tỉnh, thành phố để thực hiện những nhiệm vụ của chương trình thuộc trách nhiệm của địa phương.

b/ Đối với nguồn vốn đầu tư XDCB:

- Ở trung ương: Bộ Tài chính chuyển vốn qua Tổng cục Đầu tư cấp phát, thanh toán trực tiếp cho các Bộ, cơ quan trung ương theo các qui định về quản lý vốn đầu tư XDCB hiện hành.

- Ở địa phương: Bộ Tài chính cấp uỷ quyền cho Sở Tài chính Vật giá để Sở Tài chính Vật giá chuyển vốn sang Cục đầu tư phát triển cấp phát, thanh toán cho các đơn vị theo qui định quản lý vốn đầu tư XDCB.

3/ Công tác kiểm tra và quyết toán kinh phí:

- Công tác kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chủ nhiệm Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với cơ quan tài chính tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về việc chấp hành chính sách chế độ của Nhà nước về tình hình sử dụng kinh phí ở cả trung ương và địa phương.

- Về quyết toán: Các đơn vị có sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phải báo cáo tình hình thực hiện (quí, năm) và quyết toán kinh phí của Chương trình theo đúng chế độ kế toán đơn vị HCSN ban hành kèm theo Quyết định số 999/TC-QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chế độ báo cáo quyết toán qui định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình nước sạch và VSMTNT có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, theo đúng chế độ qui định tại Thông tư này và các chế độ hiện hành khác; định kỳ (quí, năm) báo cáo tình hình sử dụng kinh phí với cơ quan chủ quản dự án, đồng gửi cơ quan tài chính đồng cấp.

2/ Các Bộ, ngành, cơ quan TW tham gia Chương trình có trách nhiệm kiểm tra các đơn vị cấp dưới thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý tài chính và định kỳ (quí, năm) báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (Ban chủ nhiệm Chương trình Trung ương), Bộ Tài chính về tiến độ thực hiện công việc và tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí tham gia thực hiện Chương trình.

Ở địa phương: Ban chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các đơn vị tham gia Chương trình thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý tài chính, định kỳ (quí, năm) báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Ban chủ nhiệm Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Trung ương), Bộ Tài chính về tiến độ thực hiện công việc được giao và tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí tham gia thực hiện Chương trình.

3/ Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chủ nhiệm Chương trình nước sạch và VSMTNT TW có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương tham gia Chương trình thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý tài chính, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về kết quả đạt được của Chương trình ở các Bộ, ngành và địa phương về nội dung và tiến độ thực hiện Chương trình và định kỳ (quí, năm) báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tiến độ thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí của toàn bộ Chương trình.

4/ Thông tư này được áp dụng từ 1/9/1999, các qui định khác trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

Nguyễn Thiện Luân

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.103/1999/TTLT/BTC-NN&PTNN

Hanoi, August 21, 1999

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT, ALLOCATION AND ACCOUNT SETTLEMENT OF THE FUND FOR THE NATIONAL PROGRAM ON CLEAN WATER AND ENVIRONMENTAL HYGIENE IN RURAL AREAS

In furtherance of the Prime Minister’s Decision No.237/1998/QD-TTg of December 3, 1998 ratifying the national target program on clean water and environmental hygiene in rural areas.
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.531/TTg of August 8, 1996 on the management of the national programs and Decision No.05/1998/QD-TTg of January 14, 1998 on the management of the national target programs.
Pursuant to the Government’s Decree No.87/CP of December 19, 1996 detailing the assignment of responsibilities for the management, elaboration, execution and account settlement of the State budget; and Decree No.51/1998/CP of July 18, 1998 amending and supplementing a number of Articles of Decree No.87/CP.
To enhance the financial management of the source of funds for the national target program on clean water and environmental hygiene in rural areas, the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development hereby jointly guide the regulations on the management, allocation and account settlement of budget funding for the national program on clean water and environmental hygiene in rural areas, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. The programs funding sources:

- State budget capital (including loan capital and aid)

- Other capital sources: capital mobilized from people and capital of other economic sectors.

2. Investment principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The allocation of fund for the implementation of the program must comply with the ratified project and based on the principle of joint efforts made by the State and people.

- The annual allocation of fund for the program must be based on the State budget’s capability and other mobilization sources.

3. The fund for the national program on clean water and environmental hygiene in rural areas must be managed to ensure that it is used for the right purposes, right objects and in strict compliance with the prescribed regime. All the reports and account settlements must comply with the current provisions of law.

II. SPECIFIC PROVISIONS

A. EXPENDITURE CONTENTS AND LEVELS

1. Expenditures from the source of non-business funds:

1.1. Expenditure contents:

- Expenditure in support of the construction of model hygienic toilets

- Expenditure in support of the construction of animal farm and stable waste treatment models

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenditure for the application of scientific and technical advances to the program (if any)

- Expenditure for the management and direction activities of the program management board.

1.2. Expenditure levels:

a/ Project on model hygienic toilets:

- The maximum level of the State’s support for a commune to materialize its pilot-model project is VND100 million.

- The specific expenditure contents for a model include:

+ Expenditure for the selection of the project construction site, interviews and data gathering and processing;

+ Expenditure for leading technicians, with a maximum level of VND200,000/month (26 days) each, for the days they are personally involved in the direction of model construction (in cases they are non-State employees and hired from outside). For officials who are on the State’s payroll, they shall enjoy the working travel allowances according to the Finance Ministry’s Circular No.94/1998/TT-BTC of June 30, 1998, which stipulates the working travel allowances for State officials and employees on working trips inside the country;

+ Expenditure for social campaigning and technical guidance to people;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Expenditure for construction materials (cement, bricks, sand...) support for those people involved in the model construction, which shall account for 70%-80% of the total fund for the model. More concretely:

For households in 1,715 poor communes: The State shall give a maximum of VND200,000 in support of each household. For other areas: the maximum level of the State’s support is VND150,000/household.

b/ Project on the construction of hygienic animal farm and stable waste treatment models:

- The maximum level of the State’s support for a commune to materialize its pilot-model project is VND100 million.

- The contents of expenditure for the model: are the same as for hygienic toilet project model mentioned at Point a above. The State’s financial support for peasants’ households participating in the model shall apply as follows:

+ For stables with 10 animals or less each: The maximum level of the State’s support is VND200,000/household

+ For stables and farms with more than 10 animals: The maximum level of the State’s support is VND300,000/household

Where biogas facility is installed, an additional support of VND100,000 shall be given to each household.

For households in 1,715 poor communes, the support level shall be 20% higher than the above-said level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Expenditure for mass media campaigning, including broadcasting news on the mass media like radio, television, newspapers and other means; printing professional materials, leaflets, posters and films. The specific expenditure levels shall be based on the current regulations.

d/ Expenditure for professional training, including:

Expenditure for teaching materials for classes;

Expenditure for the payment of remuneration to teachers and practice instructors, which shall respectively be VND20,000/period and VND15,000/period at most;

Expenditure for the procurement of equipment and materials for practice (if any);

Expenditure for the management of classes: for drinking water, hall rental, and petrol for cars in service of the teachers’ and class managers’ traveling;

Expenditure in support of the trainees’ meals, accommodation and traveling during the training period, as prescribed in the Finance Ministry’s Circular No.93/1998/TT-BTC of June 30, 1998 which stipulates the conference spending regime.

e/ Expenditure for application of scientific and technical advances to the program (if any): On the basis of the results of successful scientific research with regard to solutions and technologies to the supply of clean water and environmental hygiene in rural areas, the program shall apply technical advances through specific models, aimed at ensuring the compatibility with the people’s economic capability and conditions of each ecological region.

f/ Expenditure for the management and direction activities of the program management board, including conferences, seminars, inspection, direction, assessment, elaboration and plan protection, hiring of the office staff (where there are not full-time staff), making of preliminary and final reviews. The maximum expenditure shall not exceed 5% of the total yearly non-business funding of the program, for the central-level program management board, and not exceed 1% of the total yearly funding (including non-business and capital construction investment funds) of the program, for the program management board of a province or centrally-run city.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Expenditure contents:

- Expenditure in support of the construction of clean water supply projects

- Expenditure in support of waste water treatment in traditional craft villages

- Planning and pre-investment capital

2.2. Specific expenditure levels:

2.2.1. Clean water supply projects:

a/ Concentrated water supply projects:

- The State shall provide partial support in terms of cement, bricks, sand and equipment for head-waters project items, water treatment stations and main water pipelines.

- The concrete support levels shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



As for high mountainous and island areas as well as areas of 1,715 poor communes, the State shall support such a village (hamlet) project with level of no more than 60% of the value of projects already ratified by the competent level but the maximum support level shall not exceed VND150 million.

+ For concentrated water supply projects of artesian system (applicable only in high-mountain regions): The State shall render support with a level of no more than 90% of the value of the projects already ratified by the competent level, but the maximum support level shall not exceed VND100 million/a village (hamlet).

Basing themselves on the above-said levels of support for each village (hamlet), the ministries, branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall ratify the levels of support for inter-village (hamlet) and inner-commune projects in conformity with their sources of funds allocated annually.

b/ Scattered water supply projects:

- The State shall support poor people and families entitled to social policies as well as households in 1,715 poor communes, high-mountain and island areas.

- The State shall provide partial support in terms of supplies such as plastic pipes, hand-pumps, cement and rain water-gutters, depending on each type of water supply, project.

- The specific support levels shall be as follows:

+ For bore wells of small diameter: The maximum level of the State’s support is VND300,000/household (for high-mountain areas, islands and 1,715 poor communes, such level shall be VND500,000/household)

+ For dug wells: The maximum level of the State’s support is VND100,000/household (for high-mountain areas, islands and 1,715 poor communes, such level shall be VND200,000/household)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.2. Project of the treatment of waste from traditional craft villages:

- Contents of support: The State shall provide partial support in terms of construction materials like cement, bricks and sand for groups of waste treatment projects or main conductive canals and facilities.

- Concrete levels of support: The State shall provide support with a level of no more than 40% of the value of the project already ratified by the competent level, which, however, must not exceed VND80 million for each village (hamlet).

Basing themselves on the above-mentioned support level for each village (hamlet), the ministries, branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall ratify the levels of support for inter-village (hamlet) and inter-commune projects so that they are implemented in conformity with their sources of fund allocated annually.

2.2.3. Planning and pre-investment capital: The State shall allocate this capital according to projects and economic-technical feasibility studies already ratified by the competent level.

For clean water supply projects funded by foreign investors with concrete contents and addresses, the fund shall be allocated according to the ratified projects.

B. MANAGEMENT OF THE PROGRAMS FINANCIAL SOURCES

1. Drawing up cost estimates and allocating funds:

- Annually, on the basis of the Prime Minister’s Directive(s) on the elaboration of socio-economic development plans and the Finance Ministry’s circulars guiding and assigning checking numbers on the State budget expenditure estimates, the Ministry of Agriculture and Rural Development (the program managing agency) shall allocate the checking numbers to the ministries, branches and localities then sent a report thereon to the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment for a sum-up and submission to the National Assembly Standing Committee and the Government for ratification, then notify the spending tasks to the ministries, branches and localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- On the basis of the provisions of the Finance Ministry’s Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18, 1998 guiding the assignment, elaboration, execution and account settlement of the State budget and the current spending regime, the units entitled to the program fund shall draw up the detailed estimates according to the expenditure contents and the State budget contents then send them to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Office of the Central Board for Program Management), the Finance Ministry, the Central State Treasury and the project management board (for fund of the ministries and branches) and the provincial/municipal Finance-Pricing Departments, State Treasuries and Agriculture and Rural Development Departments (for program funds under the local management).

The Finance Ministry, the provincial/municipal Finance-Pricing Department shall have to examine the estimated expenditure contents of the units and, if deeming that such estimates are wrong or unsuitable, request the former to make adjustment thereto.

The assignment of estimates to the dependent estimate-drafting units must ensure the conformity with the total and specific expenditures, according to the assigned expenditure contents.

As for the sources of funding for investment in capital construction, the estimate making shall comply with the current regulations on capital construction investment.

2. Allocating fund:

a/ For non-business funding sources:

- At the central level: Basing themselves on the assigned annual estimates, the units directly involved in the program shall draw up the quarterly expenditure estimates, divided for months and according to the expenditure contents, then send them to the higher-level management agency and the treasury of the locality where such units conduct their transaction activities. The higher-level management agency shall make a sum-up of the estimates and send it to the Finance Ministry, which shall serve as basis for fund allocation and expenditure control as prescribed. The Finance Ministry shall directly assign the expenditure quotas to the ministries, branches and central-level agencies involved in the program, according to the estimates and the task performance schedule.

- At the local level: Basing themselves on the assigned budget estimates, the units directly involved in the program shall draw up the quarterly expenditure estimates, divided for months and according to the expenditure contents, then send them to the local program management agency, which shall make a sum-up thereof and send it to the provincial/municipal Finance-Pricing Department and the treasury of the locality where the units conduct their transaction activities (in cases where the program’s fund is allocated through the program management agency); or to the provincial/municipal Finance-Pricing Department, the program management agency and the treasury of the locality where the units conduct their transaction activities (in cases where the fund allocation is made directly to the units involved in the program), which shall serve as basis for the fund allocation according to the estimates and the task performance schedule already ratified by the competent level, and for the expenditure control as prescribed. The Finance Ministry shall grant the quota assignment to the provincial/municipal Finance-Pricing Department in order to perform the program’s tasks which fall under the local responsibilities.

b/ For capital construction investment sources:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- At the local level: The Finance Ministry shall authorize the provincial/municipal Finance-Pricing Departments to transfer capital to the Investment and Development Departments so that the latter shall allocate and make account settlement with the units according to the regulation on the capital construction investment management.

3. Inspection and account settlement of expenditures:

- On the inspection: The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Management Board of the National Program on Clean Water and Environmental Hygiene in Rural Areas shall coordinate with the finance agencies in regularly or extraordinarily inspecting the observance of the State’s policies and regimes on the use of funds at both the central and local levels.

- On the account settlement: The units that use the fund of the national program on clean water and environmental hygiene in rural areas shall have to make (quarterly and annual) reports on the use and account settlement of the program’s fund in strict compliance with the accounting regime set for the administrative and non-business units, issued together with the Finance Minister’s Decision No.999/TC-QD-CDKT of November 2, 1996 as well as the regime on account settlement report provided for in the Finance Ministry’s Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18, 1998.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The units involved in the implementation of the program on clean water and environmental hygiene in rural areas shall have to use the program’s fund for the right purposes, right objects and in strict compliance with the regime prescribed in this Circular as well as the other current provisions of law; and make periodical (quarterly, annual) reports on the use of fund to the project management agency as well as the finance agency of the same level.

2. The ministries, branches and central-level agencies involved in the program shall have to inspect their subordinate bodies in the observance of all regulations on financial management and periodically (quarterly and yearly) report to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Finance Ministry on the task performance tempo as well as the sum-up situation of the use of the programs fund.

At the local level: The provincial/municipal program steering boards shall urge and inspect the units involved in the program to fully comply with the regulations on financial management and periodically (quarterly and yearly) report to the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Central Board for Management of the Program on Clean Water and Environmental Hygiene in Rural Areas) and the Finance Ministry on the assigned task performance tempo as well as the sum-up situation of the use of fund for implementation of the program.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Central Board for Management of the Program on Clean Water an Environmental Hygiene in Rural Areas shall have to urge and inspect the ministries, branches and localities involved in the program in the implementation of all regulations on financial management, coordinate with the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry in regularly or extraordinarily examining the results obtained in the implementation of the program in terms of its contents and tempo by the ministries, branches and localities, and periodically (quarterly and yearly) report to the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry on the implementation tempo as well as the use of fund for the whole program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the course of implementation, if any problems arise, the concerned units are requested to report them to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance for study and appropriate amendments and/or supplements thereto.

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER





Nguyen Thi Kim Ngan

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Thien Luan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint circular No. 103/1999/TTLT/BTC-NNPTNN of August 21, 1999, guiding the management, allocation and account settlement of the fund for the national program on clean water and environmental hygiene in rural areas

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.477

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.109.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!