Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 49/2001/TT-BKHCNMT xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bổ sung TT 825/2000/TT-BKHCNMT

Số hiệu: 49/2001/TT-BKHCNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Người ký: Chu Tuấn Nhạ
Ngày ban hành: 14/09/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 49/2001/TT-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 49/2001/TT-BKHCNMT NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2001 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 825/2000/TT-BKHCNMT NGÀY 3/5/2000 CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/1999/NĐ-CP NGÀY 6/3/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ khoản 24 Điều 1 Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ thực tiễn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư này nhằm sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/5/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP, như sau:

1. Nội dung sửa đổi, bổ sung

Điểm 7.3 Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT được thay thế bằng nội dung mới như sau:

"7.3. Cách xác định yếu tố vi phạm

Yếu tố vi phạm (khoản 4 Điều 1 Nghị định) là sự thể hiện cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định hành vi đó.

a. Yếu tố vi phạm đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích có thể thuộc một trong ba dạng sau đây:

- Sản phẩm hoặc bộ phận (một phần) của sản phẩm đồng nhất với sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;

- Quy trình hoặc bộ phận (một phần) của quy trình đồng nhất với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế hoặc giải hữu ích;

- Sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm được sản xuất theo quy trình đồng nhất với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.

Căn cứ để xem xét yếu tố vi phạm là phạm vi (khối lượng) bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đã được xác định theo từng điểm của Yêu cầu bảo hộ sáng chế kèm theo Bằng độc quyền sáng chế, hoặc Yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích kèm theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Để xác định có hay không có sự đồng nhất giữa sản phẩm/bộ phận của sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm với sản phẩm/quy trình được bảo hộ, cần phải so sánh tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) thuộc từng điểm trong Yêu cầu bảo hộ (sau đây gọi là dấu hiệu được bảo hộ) với các dấu hiệu của sản phẩm/bộ phận của sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm (sau đây gọi là dấu hiệu được so sánh). Chỉ có thể khẳng định có sự đồng nhất nêu trên trong trường hợp tất cả các dấu hiệu thuộc ít nhất một điểm trong Yêu cầu bảo hộ đều có mặt (đều được sử dụng) trong sản phẩm/bộ phận của sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm dưới dạng đồng nhất hoặc dưới dạng biến thể tương đương, trong đó:

(i) Một dấu hiệu được so sánh bị coi là đồng nhất với một dấu hiệu được bảo hộ nếu có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng và cùng mối quan hệ với các dấu hiệu khác như nêu trong Yêu cầu bảo hộ đó;

(ii) Một dấu hiệu được so sánh bị coi là một biến thể tương đương với một dấu hiệu được bảo hộ nếu bản chất của dấu hiệu đó đã được biết đến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, có cùng mục đích sử dụng với cách thức đạt được mục đích về cơ bản như nhau.

b. Yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài trùng hoặc không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

Căn cứ để xem xét yếu tố vi phạm là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, gồm các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt với kiểu dáng công nghiệp đã biết, đã được xác định tại Bảng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cấp theo Pháp lệnh bảo hộ quyển sở hữu công nghiệp năm 1989. Để xác định một sản phẩm/bộ phận sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm có phải là yếu tố vi phạm hay không, cần phải so sánh tất cả các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với các đặc điểm tạo dáng của sản phẩm/bộ phận sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm. Chỉ có thể khẳng định yếu tố vi phạm nêu trên trong một trong hai trường hợp sau đây:

(i) Trên sản phẩm/bộ phận sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm có tất cả các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;

(ii) Trên sản phẩm/bộ phận sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm có một tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể về cơ bản không khác biệt với tổng thể các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

c. Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá, kể cả nhãn hiệu nổi tiếng, và tên gọi xuất xứ hàng hoá có thể thuộc một trong hai dạng sau đây:

- Dấu hiệu đóng vai trò nhãn hiệu hàng hoá (chữ cái, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu...) hoặc đóng vai trò tên gọi xuất xứ hàng hoá (địa danh), gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, kể cả phương tiện điện tử, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.

- Dấu hiệu đóng vai trò chỉ dẫn thương mại (mọi thông tin dưới dạng chỉ dẫn, lời chú, ký hiệu...) trình bày trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, kể cả phương tiện điện tử, làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc, mối liên hệ của hàng hoá/dịch vụ với hàng hoá/dịch vụ có nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.

Căn cứ để xem xét yếu tố vi phạm nhãn hiệu hàng hoá là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ, đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế, Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Căn cứ để xem xét yếu tố vi phạm tên gọi xuất xứ hàng hoá là phạm vi bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá, gồm địa danh và hàng hoá, đã được xác định tại Quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm có phải là yếu tố vi phạm hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu/địa danh, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định yếu tố vi phạm nêu trên trong trường hợp đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

- Điều kiện thứ nhất: Dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu/địa danh thuộc phạm vi bảo hộ.

Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu/địa danh thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo (kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa), cách trình bày (kể cả màu sắc). Một dấu hiệu bị coi là tương tự với nhãn hiệu/địa danh nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc.

- Điều kiện thứ hai: Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm trùng, hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc hàng hoá, dịch vụ bất kỳ mang dấu hiệu đáp ứng điều thứ nhất đối với nhãn hiệu nổi tiếng gây ấn tượng sai lệch rằng người sử dụng dấu hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc có quan hệ với chủ sở hữu nhãn hiệu (quan hệ cấp li-xăng, quan hệ trực thuộc về vốn...).

2. Xử lý vi phạm xảy ra trước ngày Thông tư có hiệu lực

Thông tư này áp dụng cả đối với những vi phạm xảy ra trước ngày Thông tư có hiệu lực mà chưa bị xử lý và vẫn còn trong thời hiệu xử phạt.

3. Thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

 

Chu Tuấn Nhạ

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 49/2001/TT-BKHCNMT ngày 14/09/2001 sửa đổi Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT hướng dẫn thi hành NĐ 12/1999/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.716

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.111.125
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!