BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2022/TT-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 12 năm 2022
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ XỬ LÝ YÊU CẦU XÁC NHẬN NHÃN HIỆU ĐĂNG
KÝ QUỐC TẾ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Sở hữu
trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp,
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2010;
Căn cứ Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ
tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số
95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Thực hiện Quyết định
số 2099/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Danh mục dịch
vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ
và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận
nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế - kỹ thuật dịch
vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật
dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt
Nam, bao gồm: định mức về lao động, định mức sử dụng máy móc thiết bị, định mức
sử dụng vật liệu.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật
ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
a) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước
trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại
Việt Nam;
b) Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến việc
sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu
đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức có hoạt động xử lý
yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam không sử dụng
ngân sách nhà nước áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Định mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế là nhãn hiệu
đăng ký theo Hệ thống Madrid (bao gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid)
có chỉ định Việt Nam.
2. Xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ
tại Việt Nam là việc xem xét xác định tình trạng bảo hộ của nhãn hiệu đăng
ký quốc tế tại Việt Nam tại thời điểm xác nhận.
3. Đơn chỉ định sau là đơn mở rộng phạm vi
lãnh thổ bảo hộ.
Điều 5. Phương pháp, cơ sở xây
dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng theo các
phương pháp được quy định tại Điều 10 Thông tư số
21/2019/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN),
bao gồm 02 phương pháp:
1. Phương pháp phân tích, thực nghiệm
Phương pháp phân tích, thực nghiệm là phương pháp
xây dựng định mức mà trong đó các tiêu hao về thời gian lao động, thời gian sử
dụng máy móc, thiết bị và tiêu hao vật tư để thực hiện các nội dung công việc,
phần tử công việc được xác định trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ và tiến hành trong
điều kiện tổ chức, kỹ thuật hiện tại của đơn vị. Số liệu quan sát thực hiện trực
tiếp tại nơi làm việc và các nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần hao phí là sở
cứ khoa học để phục vụ tính toán các trị số định mức. Căn cứ kỹ thuật của định
mức được xác định dựa trên các tài liệu quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định
của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, tiêu chuẩn, định mức sử
dụng máy móc thiết bị để xem xét và phân tích các nội dung công việc và trị số
định mức cần xác định.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những nội dung
công việc có chu kỳ thực hiện theo ngày và xuất hiện tại thời điểm tiến hành khảo
sát.
2. Phương pháp thống kê tổng hợp
Phương pháp thống kê tổng hợp là phương pháp xây dựng
định mức trên cơ sở số liệu thống kê ở thời kỳ trước được tổng hợp và phân
tích.
Phương pháp này được sử dụng để tính toán xác định
trị số mức đối với những nội dung công việc mà trình tự thực hiện và tiêu hao
thời gian lao động không ổn định, chu kỳ thực hiện không phải là hàng ngày và
không diễn ra tại thời điểm tiến hành khảo sát.
Điều 6. Cơ sở xây dựng định mức
kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu
xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam được xây dựng trên
cơ sở Quy trình thực hiện dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc
tế được bảo hộ tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 7. Nội dung định mức
Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo
quy định tại Điều 14 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN, gồm các nội
dung và mức hao phí để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định (được mô tả
trong thành phần công việc) đối với hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu
đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Cụ thể:
1. Định mức lao động là hao phí lao động cần thiết
của các cấp bậc lao động bình quân thực tế tham gia vào hoạt động xử lý yêu cầu
xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao phí trong
định mức được tính bằng công, mỗi công tương ứng với 8 giờ làm việc, Định mức
lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp;
trong đó, định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) bằng 10% định mức lao
động trực tiếp.
2. Định mức máy móc, thiết bị là hao phí máy móc,
thiết bị được sử dụng trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký
quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao phí trong định mức được tính bằng ca
làm việc, mỗi ca tương ứng với 8 giờ làm việc.
3. Định mức vật tư là hao phí các loại vật tư (giấy,
mực in và các loại vật tư khác) cần thiết sử dụng trực tiếp trong hoạt động xử
lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao
phí vật tư trong định mức được xác định bằng số lượng từng loại vật liệu cụ thể.
Các hao phí khác (năng lượng, nhiên liệu, cơ sở hạ
tầng và các chi phí trực tiếp khác) được tính và phân bổ cho hoạt động xử lý
yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam khi lập đơn
giá, dự toán kinh phí.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm
2023.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng định mức kinh
tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại
Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật
khác thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế
đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng
mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét,
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN;
- Công báo VPCP;
- Lưu: VT, SHTT(3), PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Giang
|
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
DỊCH
VỤ XỬ LÝ YÊU CẦU XÁC NHẬN NHÃN HIỆU ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số 17/2022/TT-BKHCN ngày 16 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ)
Phần I
HƯỚNG DẪN CHUNG
I. Kết cấu định mức
Mỗi định mức trong dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận
nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam bao gồm: Thành phần công việc,
bảng định mức. Trong đó:
- Thành phần công việc là các nội dung công việc
chính thực hiện đối với dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế
được bảo hộ tại Việt Nam;
- Bảng định mức bao gồm các thành phần và mức hao
phí về lao động trực tiếp, lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ), máy móc thiết
bị, vật tư để hoàn thành các công việc tương ứng của dịch vụ xử lý yêu cầu xác
nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
II. Áp dụng định mức
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu
đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền
tổ chức lập, phê duyệt đơn giá, dự toán kinh phí dịch vụ sử dụng ngân sách nhà
nước và quản lý kinh tế trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng
ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Trong đó:
- Xác định các chức danh lao động: Lao động thực hiện
hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt
Nam là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Các chức danh
lao động trong thành phần hao phí lao động của bảng định mức áp dụng theo Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và
lực lượng vũ trang được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ.
- Máy móc, thiết bị: Máy móc, thiết bị được sử dụng
để thực hiện hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo
hộ tại Việt Nam là các máy móc, thiết bị thông dụng theo tiêu chuẩn, định mức sử
dụng máy móc, thiết bị quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Phần II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ
THUẬT DỊCH VỤ XỬ LÝ YÊU CẦU XÁC NHẬN NHÃN HIỆU ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI
VIỆT NAM
I. Thành phần công việc
1. Tiếp nhận yêu cầu:
- Tiếp nhận, đóng dấu và cấp mã số xác nhận hồ sơ
yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam;
- Tiếp nhận và đóng dấu nhận tài liệu bổ sung.
2. Bàn giao hồ sơ yêu cầu, tài liệu bổ sung cho bộ
phận xử lý.
3. Kiểm tra, đánh giá các tài liệu trong hồ sơ yêu
cầu, tài liệu bổ sung và xem xét xác định tình trạng bảo hộ tại Việt Nam.
3.1. Kiểm tra, đánh giá công văn yêu cầu xác nhận:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của công văn yêu cầu
xác nhận;
- Kiểm tra các tài liệu đính kèm được nêu trong
công văn.
3.2. Kiểm tra, đánh giá giấy ủy quyền:
3.2.1. Giấy ủy quyền là bản gốc: Kiểm tra đánh giá
các thông tin và tính hợp pháp, hợp lệ của giấy ủy quyền;
3.2.2. Giấy ủy quyền được dẫn chiếu đến hồ sơ đơn nộp
trước đó:
- Tìm và đối chiếu với giấy ủy quyền gốc:
+ Từ hồ sơ giấy.
+ Từ hồ sơ điện tử.
- Kiểm tra, đánh giá các thông tin và tính hợp
pháp, hợp lệ của giấy ủy quyền.
3.3. Tra cứu đăng ký quốc tế trên cơ sở dữ liệu
nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới và in trích lục đăng ký quốc tế.
3.4. Xem xét xác định tình trạng bảo hộ tại Việt Nam
tại thời điểm xác nhận:
- Đánh giá tình trạng bảo hộ hoặc từ chối được ghi
nhận trong cơ sở dữ liệu nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid của Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới;
- Kiểm tra, đối chiếu tình trạng bảo hộ hoặc từ chối
được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Hệ thống
Madrid của đơn vị cấp giấy xác nhận;
- Kiểm tra tính thống nhất của thông tin chủ sở hữu
đăng ký quốc tế nhãn hiệu với thông tin trong giấy ủy quyền.
- Đánh giá hiệu lực của đăng ký quốc tế tại thời điểm
xác nhận:
+ Xác định ngày đăng ký quốc tế, ngày chỉ định sau
tại Việt Nam (trong trường hợp chỉ định sau), ngày được bảo hộ tại Việt Nam, thời
hạn hiệu lực;
+ Xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ tại
Việt Nam;
+ Xác định thành phần loại trừ.
4. Dự thảo kết quả xử lý yêu cầu
4.1. Soạn thảo giấy xác nhận đối với yêu cầu hợp lệ
và đăng ký quốc tế liên quan được bảo hộ tại Việt Nam.
4.2. Soạn thảo công văn về kết quả xử lý yêu cầu:
- Soạn thảo công văn thông báo hồ sơ chưa đạt yêu cầu;
- Soạn thảo công văn thông báo không cấp giấy xác
nhận do hồ sơ không đạt yêu cầu.
5. Trình duyệt Lãnh đạo các cấp.
6. Lấy số và đóng dấu kết quả xử lý yêu cầu.
7. Bàn giao kết quả xử lý yêu cầu cho bộ phận tiếp
nhận.
8. Trả kết quả xử lý yêu cầu cho người nộp yêu cầu:
- Trả trực tiếp;
- Trả qua Bưu điện.
II. Bảng định mức
Đơn vị tính: 01 kết
quả
TT
|
Thành phần hao
phí
|
Đơn vị tính
|
Trị số định mức
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
Lao động
|
|
|
1.1
|
Lao động trực
tiếp
|
|
|
|
Chuyên viên bậc
2/9 hoặc tương đương
|
Công
|
0,1539
|
|
Chuyên viên bậc
3/9 hoặc tương đương
|
Công
|
0,0484
|
1.2
|
Lao động gián
tiếp
|
Bằng 10% định mức
lao động trực tiếp
|
2
|
Máy móc thiết
bị
|
|
|
|
Máy tính văn phòng
để bàn
|
Ca
|
0,0851
|
|
Máy in
|
Ca
|
0,0035
|
|
Máy photocopy
|
Ca
|
0,0017
|
|
Điện thoại để bàn
|
Ca
|
0,0021
|
3
|
Vật tư
|
|
|
|
Giấy A4
|
Gram
|
0,036
|
|
Phong bì A4
|
Cái
|
1,1
|
|
Mực in
|
Hộp
|
0,006
|
|
Mực photocopy
|
Hộp
|
0,0009
|