UỶ
BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
309-QĐ
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 6 năm 1990
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Điều 21 Pháp lệnh Bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp được công bố theo Lệnh số 13-LCT/HĐNN ngày
11-02-1989;
Căn cứ điều 8 Nghị định số 84/HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc
sửa đổi, bổ sung Điều lệ về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất và
sáng chế, Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về Kiểu dáng công nghiệp, Điều
lệ về Giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Điều lệ về Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
(nay là Uỷ ban Khoa học Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày
13-10-1975 của Hội đồng Chính phủ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Sáng chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản: “Quy định về Người
đại diện sở hữu công nghiệp”.
Điều 2.
Quy định này chỉ áp dụng cho việc đại diện trước Cục Sáng
chế thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.
Điều 3.
Các tổ chức đang hoạt động như Người đại diện sở hữu công
nghiệp muốn tiếp tục làm Người đại diện sở hữu công nghiệp phải thực hiện đầy đủ
các quy định trong “Quy định về Người đại diện sở hữu công nghiệp”.
Trong khi chờ đợi cấp giấy chứng
nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp, các tổ chức nêu trên vẫn được quyền tạm
thời thực hiện hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp với điều kiện các tổ chức
đó nộp đơn xin làm Người đại diện sở hữu công nghiệp trong vòng 3 tháng kể từ
khi ký Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
QUY ĐỊNH
VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 309/QĐ ngày 12-6-1990 của Chủ nhiệm Uỷ ban
Khoa học Nhà nước)
Điều 1.
Tiêu chuẩn của Người đại diện sở hữu công nghiệp
1. Người đại diện SHCN là tổ chức,
cá nhân đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dưới đây và được Cục Sáng chế thuộc uỷ ban
Khoa học Nhà nước cấp giấy chứng nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp.
a. Đối với cá nhân:
- Là công dân nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam;
- Thường trú tại nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đã tốt nghiệp đại học;
- Đã tốt nghiệp một khoá đào tạo
về SHCN ở trong nước hoặc nước ngoài được Cục Sáng chế chấp nhận;
- Đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra
nghiệp vụ SHCN do Cục Sáng chế tổ chức.
b. Đối với tổ chức:
- Là pháp nhân Việt Nam;
- Hoạt động đại diện SHCN không
trái với Quyết định thành lập và Điều lệ hoạt động của tổ chức;
- Có ít nhất một thành viên thoả
mãn các yêu cầu quy định tại khoản a trên.
2. Cán bộ của Cục Sáng chế liên
quan trực tiếp đến việc nhận đơn yêu cầu bảo hộ, xét nghiệm và cấp Văn bằng bảo
hộ không được làm Người đại diện SHCN hoặc làm thành viên trực tiếp thực hiện
hoạt động đại diện SHCN của tổ chức đại diện.
Điều 2.
Thủ tục công nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân muốn làm Người
đại diện SHCN phải nộp cho Cục Sáng chế đơn xin làm Người đại diện SHCN có kèm
theo các tài liệu dưới đây:
a. Đối với cá nhân:
- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học;
- Bản sao Giấy chứng nhận tốt
nghiệp khoá đào tạo về SHCN;
b. Đối với tổ chức:
- Bản sao Quyết định thành lập
và Điều lệ hoạt động của tổ chức;
- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học
và bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo về SHCN của từng thành viên
trực tiếp thực hiện hoạt động đại diện SHCN;
2. Đơn xin làm Người đại diện
SHCN phải được làm theo mẫu trong phụ lục 1 và 2 kèm theo Quy định này.
3. Trong thời hạn 1 tháng kể từ
ngày nhận được đơn xin làm Người đại diện SHCN, Cục Sáng chế phải xét và quyết
định chấp nhận hay không chấp nhận đơn. Nếu chấp nhận đơn, Cục Sáng chế tổ chức
kiểm tra nghiệp vụ SHCN cho người nộp đơn và căn cứ vào kết quả kiểm tra quyết
định việc cấp Giấy chứng nhận Người đại diện SHCN. Nếu không chấp nhận đơn, Cục
Sáng chế thông báo cho người nộp đơn có nêu rõ lý do.
Điều 3.
Hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ của Người đại diện
SHCN.
1. Người đại diện SHCN thay mặt
cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện các thủ tục trước Cục
Sáng chế nhằm xác lập và bảo hộ quyền SHCN ở Việt Nam.
2. Khi thực hiện hoạt động đại
diện SHCN, Người đại diện SHCN phải có giấy uỷ quyền của tổ chức hay cá nhân uỷ
quyền.
Trong giấy uỷ quyền phải có chứng
thực của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người đại diện SHCN thực hiện
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân uỷ quyền trong phạm vi được uỷ quyền và
không được tái uỷ quyền cho người khác.
Khi đại diện cho tổ chức, cá
nhân thường trú, có trụ sở hoặc cơ quan đại diện ở Việt Nam thì Người đại diện
SHCN không có quyền rút đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng SHCN, yêu cầu chấm dứt hiệu
lực trước thời hạn của Văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN và rút đơn khiếu nại nếu
trong giấy uỷ quyền không quy định khác.
Khi thực hiện quyền khiếu nại
trước Cục Sáng chế, Người đại diện SHCN không được đồng đại diện cho bên khiếu
nại và bên là chủ Văn bằng bảo hộ, là người nộp đơn hoặc là tác giả.
4. Người đại diện SHCN có nghĩa
vụ giữ bí mật các tài liệu được trao liên quan đến công việc đại diện của mình.
Người đại diện SHCN chịu sự kiểm
tra định kỳ (2 năm 1 lần) của Cục Sáng chế về nghiệp vụ SHCN.
Người đại diện SHCN phải nộp các
khoản lệ phí theo quy định trong phụ lục 3 kèm theo Quy định này. Cục trưởng Cục
Sáng chế có thể quyết định sửa đổi bảng lệ phí trong phụ lục 3 tuỳ theo tình
hình thực tế sau khi đã xin ý kiến của Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học Nhà nước.
Người đại diện SHCN phải thông
báo cho Cục Sáng chế các khoản lệ phí và mức lệ phí dịch vụ đại diện SHCN. Để bảo
vệ quyền lợi của những Người đại diện SHCN và của Nhà nước, trong trường hợp cần
thiết Cục trưởng Cục Sáng chế có thể xem xét và ấn định các khoản lệ phí và mức
lệ phí tối thiểu chung cho Người đại diện SHCN.
Điều 4.
Sổ ghi nhận Người đại diện SHCN.
Cục Sáng chế lập sổ ghi nhận Người
đại diện SHCN trong đó ghi tên, nơi thường trú hoặc nơi đóng trụ sở của Người đại
diện, danh sách thành viên của tổ chức đại diện trực tiếp thực hiện hoạt động
SHCN, số và ngày cấp của giấy chứng nhận Người đại diện SHCN và các thay đổi có
liên quan.
Điều 5.
Thu hồi giấy chứng nhận Người đại diện SHCN, xoá tên
thành viên của Người đại diện SHCN.
1. Cục trưởng Cục Sáng chế ra
Quyết định huỷ bỏ giấy chứng nhận Người đại diện SHCN là cá nhân theo yêu cầu của
người đó hoặc nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau:
a- Chết, bị Toà án tuyên bố là mất
tích, không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế.
b- Bị Toà án truy tố theo Bộ luật
Hình sự và xét xử có bản án.
c- Không còn là công dân Việt
Nam hoặc không còn thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.
d- Không trung thực trong khi
làm thủ tục công nhận Người đại diện SHCN.
e- Không thực hiện các nghĩa vụ
của Người đại diện SHCN quy định tại khoản 4 Điều 3.
f- Không đạt yêu cầu tại kỳ kiểm
tra định kỳ nghiệp vụ SHCN nêu tại khoản 4 Điều 3.
g- Đã sai sót nghiêm trọng trong
công việc đại diện quá 2 lần.
2. Cục trưởng Cục Sáng chế ra
quyết định huỷ bỏ giấy chứng nhận Người đại diện SHCN là tổ chức theo yêu cầu của
tổ chức đó hoặc nếu tổ chức đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a- Không còn thoả mãn một trong
các yêu cầu quy định tại mục b khoản 1 Điều 1.
b- Không thực hiện các nghĩa vụ
của Người đại diện SHCN quy định tại khoản 4 Điều 3.
c- Tất cả các thành viên trực tiếp
thực hiện hoạt động đại diện SHCN đều bị xoá tên theo quy định ở khoản 3 dưới
đây.
3- Cục trưởng Cục Sáng chế ra
quyết định xoá tên thành viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại diện SHCN của tổ
chức đại diện theo yêu cầu của tổ chức đó hoặc nếu thành viên đó thuộc một
trong các mục thuộc khoản 1 trên.
4- Trong các quyết định quy định
tại các khoản 1, 2, 3 trên Cục trưởng Cục Sáng chế quy định rõ thời hạn mà sau
đó tổ chức hoặc cá nhân nêu trong các quyết định có thể nộp đơn xin làm Người đại
diện SHCN hoặc được đưa vào danh sách thành viên trực tiếp thực hiện hoạt động
đại diện SHCN của tổ chức đại diện.
Điều 6.
Khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền
khiếu nại với Cục trưởng Cục Sáng chế về các quyết định liên quan đến Người đại
diện SHCN nêu ở khoản 3 Điều 2, các khoản 1, 2, 3 Điều 5.
Cục trưởng Cục Sáng chế có trách
nhiệm giải quyết các khiếu nại nêu trên. Nếu người khiếu nại không đồng ý với
quyết định của Cục trưởng Cục Sáng chế thì có quyền khiếu nại với Chủ nhiệm Uỷ
ban Khoa học Nhà nước. Quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước là quyết
định cuối cùng.
PHỤ LỤC 1
(Kèm
theo bản Quy định về Người đại diện SHCN)
(Mẫu đơn dùng cho cá nhân)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN LÀM NGƯỜI ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Kính
gửi: Cục trưởng Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước
Đề nghị cấp Giấy chứng nhận Người
đại diện SHCN cho:
Họ và tên:
Sinh ngày... tháng... năm...
Số chứng minh nhân dân:
Địa chỉ thường trú:
Nơi công tác (nếu có) ..
Tốt nghiệp đại học trường.........................
ngành........................ năm....................
Tốt nghiệp khoá đào tạo về SHCN
từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm... Tại:.........................
Các tài liệu kèm theo đơn:
1. Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học
(1 bản).
2. Bản sao Giấy chứng nhận khoá
đào tạo về SHCN (1 bản)
3. Biên lai nộp lệ phí nộp đơn.
Ngày... tháng... năm...
Người làm đơn
(Ký tên)
Chứng nhận của UBND xã,
phường, thị trấn tại nơi thường
trú của người làm đơn:
Chứng nhận của cơ quan nơi
người làm đơn làm việc (nếu có):
PHỤ LỤC 2
(Kèm
theo bản quy định về Người đại diện SHCN)
(Mẫu đơn dùng cho tổ chức)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN LÀM NGƯỜI ĐẠI DIỆN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Kính
gửi: Cục trưởng Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước
Đề nghị cấp giấy chứng nhận Người
đại diện SHCN cho:
(Tên tổ chức)
Thuộc Bộ, hoặc tỉnh, thành phố:
Địa chỉ:.............................................
Điện thoại:..........................................
Các thành viên trực tiếp thực hiện
hoạt động đại diện SHCN của tổ chức:
1. Họ tên:
Sinh ngày... tháng... năm...
Số CMND:
Địa chỉ thường trú:
Tốt nghiệp đại học trường:..............................
ngành:................ năm...........
Tốt nghiệp khoá đào tạo về SHCN
từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm... tại:...................................
2. Họ
tên:..........................
Các tài liệu kèm theo đơn:
1. Bản sao Quyết định thành lập
tổ chức (1 bản)
2. Bản sao Điều lệ của tổ chức
(1 bản)
3. Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học
của các thành viên (mỗi thành viên 1 bản)
4. Bản sao giấy chứng nhận đã tốt
nghiệp khoá đào tạo về SHCN (mỗi thành viên 1 bản).
5. Biên lai nộp lệ phí nộp đơn.
Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng của tổ chức
(Ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
LỆ PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN SHCN
1. Bảng lệ phí:
STT
|
Các
khoản lệ phí
|
Mức
lệ phí (đồng VN)
|
Thời
hạn nộp
|
1
|
Lệ phí nộp đơn xin làm Người đại
diện
a. Đối với cá nhân
b. Đối với tổ chức
|
20.000,00
40.000,00
|
Nộp cùng với đơn xin làm Người đại diện
|
2
|
Lệ phí kiểm tra nghiệp vụ sở hữu
công nghiệp (đối với mỗi người dự kiểm tra)
|
300.000,00
|
Nộp khi có thông báo kiểm tra
của Cục Sáng chế.
|
3
|
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đại
diện sở hữu công nghiệp
a. Đối với cá nhân
b. Đối với tổ chức
|
100.000,00
300.000,00
|
Nộp khi nhận giấy chứng nhận
Người đại diện SHCN
|
4
|
Lệ phí kiểm tra định kỳ về
nghiệp vụ SHCN
|
150.000,00
|
Nộp khi có thông báo kiểm tra
của Cục Sáng chế.
|
2. Các
khoản lệ phí quy định ở bảng lệ phí trên có thể nộp bằng tiền mặt, bằng
séc, điện hoặc thư chuyển tiền cho Cục Sáng chế theo địa chỉ:
CỤC
SÁNG CHẾ
96-98 Đường Nguyễn Trãi, Hà Nội
Số tài khoản: Cục Sáng chế 931-140
Chi nhánh Kho bạc Nhà nước Quận Hoàn Kiếm
3. Thời điểm nộp lệ phí được xác
định theo ngày ghi trong biên lai chuyển tiền tại Bưu điện, trong biên lai nộp
tiền, séc tại Cục Sáng chế hoặc tại Ngân hàng.