Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ quyền đối với giống cây trồng

Số hiệu: 79/2023/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 15/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ

Ngày 15/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ

Theo đó, quy định các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm:

- Trường hợp 1: Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

- Trường hợp 2: Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.

- Trường hợp 3: Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Khi sử dụng giống cây trồng theo quy định tại trường hợp 1, Bộ NN&PTNT thông báo công khai nhu cầu về giống gồm: tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký.

Khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng theo pháp luật hiện hành. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.

Trong trường hợp không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định giá để xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.

Xem chi tiết tại Nghị định 79/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2023.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/2023/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: trình tự, thủ tục xác lập quyn đối với giống cây trồng; quyn đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là công dân quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây gọi là UPOV) hoặc nước có thỏa thuận quốc tế với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng; cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên UPOV.

3. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo hộ giống cây trồng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người đăng ký là tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.

2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

3. Tác giả giống cây trồng là tổ chức, cá nhân trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì các bên là đồng tác giả.

4. Phát hiện và phát triển giống cây trồng mới là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên, nhân và đánh giá biến dị tự nhiên đó.

5. Khảo nghiệm kỹ thuật (sau đây gọi là Khảo nghiệm DUS) là khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.

6. Tài liệu khảo nghiệm DUS gồm: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tài liệu hướng dẫn về khảo nghiệm DUS do UPOV hoặc nước thành viên UPOV hoặc các nước hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng công bố hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này

1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

3. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

4. Cách thức trả kết quả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

Điều 5. Danh mục giống cây trồng

Danh mục giống cây trồng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 160 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 gồm giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; giống cây trồng được công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận chính thức; Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và danh mục giống cây trồng các quốc gia khác.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 6. Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

1. Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng gồm các tài liệu:

a) Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này. Từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;

b) Tờ khai kỹ thuật

Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có Tài liệu khảo nghiệm DUS: Sử dụng Mẫu tờ khai kỹ thuật trong Tài liệu khảo nghiệm DUS đó;

Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS hoặc Tài liệu khảo nghiệm DUS chưa có thông tin về tờ khai kỹ thuật: Sử dụng tờ khai kỹ thuật theo quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản ủy quyền đối với trường hợp nộp Đơn đăng ký thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền; nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi được ủy quyền, thời hạn ủy quyền;

d) Ảnh chụp thể hiện 03 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9 cm x 15 cm;

đ) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trường hợp người đăng ký được chuyển giao quyền đăng ký hoặc được thừa kế, kế thừa (Hợp đồng chuyển giao quyền đăng ký, văn bản thừa kế, kế thừa hoặc văn bản tương đương khác), Tài liệu chứng minh quốc tịch hoặc có thường trú hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh tại một nước thành viên UPOV;

e) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu Đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 gồm: bản sao các tài liệu về Đơn đăng ký đầu tiên được cơ quan bảo hộ giống cây trồng tại quốc gia nộp đơn đầu tiên xác nhận, mẫu hoặc bằng chứng xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một, bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên (nếu có). Các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên này được cung cấp trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.

2. Thẩm định hình thức là kiểm tra tính hợp lệ của Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Đơn đăng ký không hợp lệ về hình thức khi:

a) Thông tin trong các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này bị thiếu hoặc chưa phù hợp theo quy định tại các Điều 159, 163 và 164 Luật Sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 65, 66 và 82 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;

b) Tài liệu quy định tại các điểm c, đ và e khoản 1 Điều này không được dịch sang tiếng Việt khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu;

c) Tài liệu trong Đơn đăng ký bị tẩy xóa, rách nát hoặc mờ không đọc được;

d) Thiếu bản sao hợp lệ các tài liệu có liên quan;

đ) Đơn đăng ký do người không có quyền nộp đơn nộp; trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng không có sự đồng ý của tất cả các tổ chức, cá nhân đó.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hình thức Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

a) Trường hợp Đơn đăng ký hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo chấp nhận đơn theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này, trả kết quả cho người đăng ký, đăng tải thông báo trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo.

b) Trường hợp Đơn đăng ký chưa hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo và nêu rõ lý do cho người đăng ký hoàn thiện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoàn thiện Đơn, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót và nộp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và ban hành Thông báo chấp nhận đơn theo điểm a khoản 2 Điều này hoặc từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ lý do.

c) Trường hợp Đơn đăng ký không hợp lệ hoặc người đăng ký không khắc phục các thiếu sót trong thời hạn yêu cầu được xác định là không có nhu cầu tiếp tục nộp Đơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo từ chối chấp nhận Đơn và nêu rõ lý do.

4. Trường hợp tài liệu quy định tại điểm c, đ và e khoản 1 Điều này phải được dịch ra tiếng Việt theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì bản dịch được chứng thực hoặc có xác nhận của tổ chức dịch vụ đại diện quyền đại diện cho người đăng ký đối với giống cây trồng.

Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

1. Trước khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ chối cấp Bằng hoặc quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, tổ chức, cá nhân được sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau:

a) Lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người đăng ký, tổ chức dịch vụ đại diện quyền, tác giả giống cây trồng hoặc lỗi chính tả về tên giống cây trồng;

b) Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, tổ chức dịch vụ đại diện quyền, tác giả giống cây trồng trên cơ sở các giấy tờ pháp lý hợp lệ;

c) Thay đổi tên giống cây trồng theo đề nghị của người đăng ký.

2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao quyền đăng ký trường hợp thay đổi người đăng ký do chuyển giao quyền đăng ký; hoặc tài liệu chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký, tổ chức dịch vụ đại diện quyền, tác giả giống cây trồng;

c) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa có xác nhận của người đăng ký, Tài liệu chứng minh quyền nhân thân giữa người đăng ký và người nhận thừa kế; Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người đăng ký (nếu có) trường hợp thay đổi người đăng ký do thừa kế, kế thừa.

3. Trình tự thực hiện

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này, trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.

Điều 8. Khảo nghiệm DUS

1. Sau khi Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được chấp nhận hợp lệ, Khảo nghiệm DUS phải được tiến hành theo Tài liệu khảo nghiệm DUS. Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ được ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng Tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm DUS trong thời hạn 06 tháng theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hình thức khảo nghiệm DUS

a) Khảo nghiệm DUS được thực hiện tại tổ chức khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận theo quy định tại Điều 21 Luật Trồng trọt đối với giống cây trồng nông nghiệp hoặc cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đối với giống cây lâm nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng).

b) Khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện.

c) Sử dụng kết quả khảo nghiệm DUS trên cơ sở thỏa thuận quốc tế về trao đổi kết quả khảo nghiệm DUS với quốc gia thành viên UPOV hoặc quốc gia có hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng.

3. Khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này

Người đăng ký gửi mẫu giống đến tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng để tiến hành khảo nghiệm DUS trong thời hạn 30 ngày trước thời vụ gieo trồng đầu tiên kể từ ngày ban hành Thông báo chấp nhận Đơn.

Trường hợp không đồng ý với kết quả khảo nghiệm DUS, người đăng ký có quyền yêu cầu tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng đã thực hiện khảo nghiệm DUS trước đó hoặc tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng khác thực hiện khảo nghiệm lại. Yêu cầu khảo nghiệm lại phải được làm bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do và chứng cứ chứng minh cần phải khảo nghiệm lại đồng thời thông báo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm DUS phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có hoặc hợp đồng thuê địa điểm và diện tích đất phù hợp để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký;

b) Có hoặc hợp đồng thuê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm;

c) Có hoặc hợp đồng thuê phòng thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và được công nhận hoặc được chỉ định đối với trường hợp khảo nghiệm có bao gồm các chỉ tiêu phân tích;

d) Có hoặc hợp đồng thuê giống đối chứng phù hợp với giống đăng ký khảo nghiệm;

đ) Có hợp đồng lao động với ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc các ngành tương tự và có giấy chứng nhận tập huấn về khảo nghiệm DUS do cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng cấp.

5. Đối với khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm DUS, tổ chức, cá nhân gửi văn bản kế hoạch khảo nghiệm DUS về các nội dung dự kiến: giống đối chứng, địa điểm và thời gian thực hiện khảo nghiệm. Sau khi gửi văn bản kế hoạch khảo nghiệm DUS, tổ chức, cá nhân được tự thực hiện khảo nghiệm DUS.

Điều 9. Kiểm tra điều kiện và việc thực hiện khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn kiểm tra gồm công chức được giao nhiệm vụ về bảo hộ giống cây trồng; chuyên gia về khảo nghiệm DUS hoặc chuyên gia về loài cây trồng trong Đơn đăng ký bảo hộ.

2. Nội dung kiểm tra: Điều kiện thực hiện khảo nghiệm; việc thực hiện khảo nghiệm; đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống khảo nghiệm theo Tài liệu khảo nghiệm DUS đối với loài cây trồng đăng ký của tổ chức, cá nhân đăng ký.

3. Thời điểm kiểm tra: Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra ít nhất 01 lần và không quá 03 lần trong quá trình tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm.

4. Biên bản kiểm tra được lập theo quy định tại Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này và lưu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ biên bản kiểm tra trong quá trình thẩm định nội dung đối với Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng để thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS.

Điều 10. Nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống đăng ký bảo hộ

1. Đối với giống cây trồng được khảo nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này, người đăng ký nộp mẫu giống phục vụ khảo nghiệm DUS và mẫu lưu cho tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng tối thiểu 30 ngày trước thời vụ gieo trồng đầu tiên kể từ ngày ban hành Thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng đó.

2. Đối với giống cây trồng nhân giống vô tính, giống cây trồng được thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này, người đăng ký tự lưu mẫu giống.

3. Khối lượng (hoặc số lượng) và chất lượng mẫu giống gửi khảo nghiệm và lưu mẫu theo quy định tại Tài liệu khảo nghiệm DUS đối với loài cây trồng đó.

4. Người đăng ký hoặc chủ sở hữu giống cây trồng có trách nhiệm nộp mẫu giống được bảo hộ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian hưởng quyền tạm thời hoặc Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực. Mẫu giống phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 3 Điều này, đúng với mẫu giống tại thời điểm nộp đơn đăng ký và mức độ biểu hiện của các tính trạng phù hợp với bản mô tả giống tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ trường hợp giống cây trồng đã được cấp Bằng bảo hộ.

5. Người đăng ký hoặc chủ sở hữu giống cây trồng có trách nhiệm lưu giữ mẫu giống trong thời hạn từ khi giống được hưởng quyền tạm thời đến khi chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ.

6. Việc sử dụng mẫu giống lưu phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đăng ký hoặc chủ sở hữu giống cây trồng trừ trường hợp để thực hiện: Khảo nghiệm DUS, kiểm nghiệm, hậu kiểm nhằm xác định tính đúng giống hoặc giải quyết tranh chấp, kiến nghị, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

Điều 11. Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Trường hợp giống đăng ký bảo hộ được thực hiện khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm nộp bản chính Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm DUS.

Trường hợp sử dụng kết quả khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận báo cáo khảo nghiệm DUS trực tiếp từ cơ quan bảo hộ giống cây trồng của quốc gia thành viên UPOV hoặc quốc gia hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng.

Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS để cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được sử dụng trong việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng nếu tính khác biệt của giống đăng ký so với giống cây trồng được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ được đảm bảo.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

a) Trường hợp giống đăng ký đảm bảo tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, đồng thời Đơn đăng ký bảo hộ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 176 và điểm a khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 09, Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này; trả kết quả cho người đăng ký; công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định.

b) Trường hợp giống đăng ký không đảm bảo tính khác biệt hoặc tính đồng nhất hoặc tính ổn định hoặc đơn đăng ký không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 176 và điểm a khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản về dự định từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng cho người đăng ký và nêu rõ lý do, ấn định thời hạn 30 ngày để người đăng ký khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.

Qua thời hạn trên mà người đăng ký không có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng hoặc không khắc phục được các thiếu sót, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp người đăng ký khắc phục được các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp 01 bản.

Điều 12. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Ch sở hữu Bằng bảo hộ có yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Bản sao có chứng thực Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc sai sót liên quan đến tên, địa chỉ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ.

c) Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp Bằng bị mất).

2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng, cấp lại Bằng cho người đăng ký, đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định. Bằng bảo hộ giống cây trồng sửa đổi, cấp lại phải được giữ nguyên số Bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của Bằng bảo hộ.

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ và nêu rõ lý do.

Điều 13. Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng khi có căn cứ giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng.

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định điểm a khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ được nộp đến đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định này;

Chứng cứ chứng minh giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định, thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng đồng thời tổ chức khảo nghiệm đánh giá lại tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng trên.

Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá lại tính đồng nhất, tính ổn định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định. Trường hợp ý kiến phản đối của người thứ ba đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp ý kiến phản đối của người thứ ba chưa đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Trường hợp đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo điểm c, điểm d khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng thay đổi tên giống cây trồng hoặc cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định mà chủ sở hữu Bằng bảo hộ không thực hiện theo yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.

d) Quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định.

2. Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

a) Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng được khắc phục lý do bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ.

b) Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định này;

Chứng cứ chứng minh đã khắc phục lý do bị đình chỉ.

c) Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng, trả kết quả cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng và nêu rõ lý do.

3. Hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng khi có căn cứ về một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.

b) Tổ chức, cá nhân có ý kiến phản đối về một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định này;

Chứng cứ chứng minh lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định, thông báo cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Trường hợp lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ là Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký thực hiện việc đăng ký hoặc giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính mới tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, nếu ý kiến phản đối của người thứ ba đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Nếu ý kiến phản đối của người thứ ba chưa đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng là giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc tính ổn định khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký tự thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khảo nghiệm đánh giá lại tính khác biệt hoặc tính đồng nhất hoặc tính ổn định của giống cây trồng trên.

Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định. Trường hợp ý kiến phản đối của người thứ ba đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp ý kiến phản đối của người thứ ba chưa đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định.

Điều 14. Sổ đăng ký quốc gia

1. Giống cây trồng được bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập và lưu giữ Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ ghi nhận và lưu giữ thông tin về Bằng bảo hộ giống cây trồng và những thay đổi trong thời hạn hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 15. Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ

Các phương pháp tác động vào giống cây trồng được bảo hộ (giống ban đầu) để tạo ra giống cây trồng mới có những tính trạng khác biệt với giống cây trồng ban đầu (được gọi là giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 187 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009) bao gồm: Chuyển gen, chỉnh sửa gen, lai trở lại, chọn lọc biến dị tự nhiên hay nhân tạo hoặc biến dị soma, gây đột biến nhân tạo bằng phương pháp bất kỳ.

Chương III

QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG LÀ KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 16. Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

1. Kết thúc thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu mà tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng hoặc có văn bản báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc không có nhu cầu thực hiện quyền đăng ký, đại diện chủ sở hữu nhà nước giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng nêu trên cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Trình tự, hồ sơ giao quyền như sau:

a) Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong thời hạn 90 ngày về việc nộp hồ sơ đề nghị giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng. Nội dung thông báo gồm: Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thông tin tóm tắt về giống cây trồng như tên giống, tên loài cây trồng, một số đặc điểm nông sinh học chính; yêu cầu, điều kiện đối với tổ chức, cá nhân được giao quyền đăng ký; tên đơn vị, hình thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao quyền đối với giống cây trồng.

b) Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị giao quyền đăng ký theo quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định này đến đơn vị tiếp nhận đăng ký giao quyền.

Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ, đại diện chủ sở hữu nhà nước đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ danh sách tổ chức, cá nhân nộp đơn hợp lệ và dự định giao cho các tổ chức, cá nhân đó cùng thực hiện quyền đăng ký, cùng đứng tên là người đăng ký đối với Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được giao quyền, ấn định thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải để các tổ chức, cá nhân có ý kiến về nội dung trên. Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị giao quyền có văn bản phản hồi đồng ý cùng đứng tên người đăng ký hoặc không có văn bản phản hồi thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, đại diện chủ sở hữu nhà nước ban hành quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân này.

2. Trường hợp không giao được quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 191b Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 hoặc Đơn đăng ký giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bị từ chối chấp nhận đơn hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc đã rút trước khi được công bố, đại diện chủ sở hữu nhà nước công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông tin tóm tắt về giống cây trồng: tên giống, tên loài cây trồng, một số đặc điểm nông sinh học chính để tổ chức, cá nhân khác được phép khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về sản xuất, thương mại giống cây trồng.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân được giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng

1. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ

a) Đảm bảo tính mới đối với giống cây trồng tính đến thời điểm giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác nếu giống cây trồng chưa được đăng ký bảo hộ, trừ trường hợp không giao được quyền đăng ký.

b) Lưu giữ, duy trì giống cây trồng đảm bảo tính ổn định theo bản mô tả tại thời điểm nghiệm thu đề tài trong suốt quá trình giống cây trồng được sử dụng đến khi bàn giao đúng giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp chuyển giao quyền đăng ký hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao quyền đăng ký

a) Đăng ký bảo hộ giống cây trồng hoặc tiếp tục thực hiện các thủ tục cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

b) Lưu giữ giống cây trồng, cung cấp thông tin, vật liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo tính trạng mô tả tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

3. Định kỳ hằng năm, chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có nghĩa vụ nộp báo cáo cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các nội dung sau:

a) Tình hình khai thác, thương mại giống cây trồng, đánh giá hiệu quả của việc khai thác giống cây trồng;

b) Tổng số tiền, lợi nhuận mà chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng đã nhận được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyn sở hữu và việc trả thù lao cho tác giả, phân chia lợi nhuận, kèm theo báo cáo tài chính;

c) Các biện pháp bảo vệ quyền đang thực hiện liên quan đến giống cây trồng.

Điều 18. Thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

1. Thời gian hợp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 191b của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 được xác định là kết thúc 03 năm đối với cây hàng năm, cây ngắn ngày, cây dược liệu, cây thủy sinh, giống nấm hoặc 05 năm đối với cây lâu năm, cây lâm nghiệp, cây dài ngày kể từ ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng mà chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành hoặc công nhận giống theo quy định.

2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 191b Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, tổ chức, cá nhân khác được phép đề nghị khai thác, sử dụng giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, nộp hồ sơ đề nghị cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh đề nghị khai thác, sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng và tổ chức, cá nhân đề nghị được khai thác, sử dụng giống cây trồng để thực hiện.

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Quyết định cho phép tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng được phép khai thác, sử dụng giống cây trồng tại khoản 3 Điều này phải nêu rõ phạm vi và điều kiện tổ chức, cá nhân khác được khai thác, sử dụng gồm:

a) Quyền khai thác, sử dụng giống cây trồng không được độc quyền;

b) Quyền khai thác, sử dụng chỉ được thực hiện giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu của việc cho phép sử dụng;

c) Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác.

5. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt việc cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng khi căn cứ cho phép khai thác, sử dụng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 191b Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 không còn tồn tại. Cụ thể như sau:

a) Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng nộp Hồ sơ yêu cầu chấm dứt việc khai thác, sử dụng giống cây trồng đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

Đơn yêu cầu chấm dứt sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 17 ban hành kèm theo Nghị định này;

Tài liệu chứng minh căn cứ cho phép khai thác, sử dụng không còn tồn tại.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định chấm dứt khai thác, sử dụng giống cây trồng.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương IV

CHUYỂN NHƯỢNG, CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC BẢO HỘ

Điều 19. Đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ

1. Sau khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, hồ sơ đề nghị đăng ký chuyển nhượng được nộp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký chuyển nhượng theo quy định tại Mẫu số 18 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng. Nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt hoặc phải được dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;

c) Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng được chuyển nhượng;

d) Bản chính văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu giống cây trồng trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản việc chuyển nhượng quyền chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng, ghi nhận bên nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng, cập nhật vào Sổ đăng ký quốc gia, cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo thông tin ghi nhận việc chuyển nhượng và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

Điều 20. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sinh.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ sử dụng với mục đích làm thuốc.

Điều 21. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ

1. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm:

a) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng;

b) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;

c) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

2. Trường hợp sử dụng giống cây trồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo công khai nhu cầu về giống gồm: tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký.

Điều 22. Khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá đối với giống cây trồng bắt buộc chuyn giao quyền sử dụng theo pháp luật hiện hành. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.

Trong trường hợp không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định giá để xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.

Điều 23. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc

1. Đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng theo trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này;

b) Tổ chức, cá nhân không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc;

b) Bản chính Báo cáo năng lực tài chính quy định tại Mẫu số 20 ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này;

d) Văn bản ủy quyền trường hợp nộp hồ sơ thông qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền. Nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyn, phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyn, thời hạn ủy quyn.

3. Trình tự, thủ tục chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này:

a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện.

c) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trình tự, thủ tục chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này:

a) Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ, thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản.

c) Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không trả lời hoặc có văn bản đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng.

d) Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ý kiến phản đối trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối của tổ chức, cá nhân:

Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng phù hợp với quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện.

Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng không có đủ căn cứ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.

Điều 24. Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ

1. Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng:

a) Được sửa đổi khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc đã thay đổi;

b) Bị đình chỉ khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại;

c) Bị hủy bỏ khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định pháp luật.

2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng có yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 21 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh việc sửa đổi, hủy bỏ hiệu lực, đình chỉ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;

c) Văn bản ủy quyền trường hợp nộp yêu cầu thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền. Nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền, thời hạn ủy quyền.

3. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có căn cứ xác đáng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thực hiện.

b) Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.

Chương V

ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 25. Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được ủy quyền và được phép ủy quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người ủy quyền.

2. Nghĩa vụ của tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:

a) Không đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền đối với giống cây trồng;

b) Không rút đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền đối với giống cây trồng nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;

c) Không lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

d) Không sử dụng hoặc tiết lộ các thông tin liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ chưa được công bố bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 26. Đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng

1. Nội dung đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng gồm:

a) Pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, gồm quy định pháp luật của Việt Nam và quy định của Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn, thoả thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia là thành viên;

b) Các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về giống cây trồng;

c) Thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng, tra cứu, khai thác thông tin bảo hộ giống cây trồng;

d) Các quy định về khảo nghiệm DUS: Tài liệu khảo nghiệm DUS, thực hiện khảo nghiệm DUS.

2. Cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng:

a) Xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở khung chương trình đào tạo theo quy định tại Mẫu số 22 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình hoặc lựa chọn giáo trình phù hợp làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức; in phôi và cấp chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 23 ban hành kèm theo Nghị định này đối với cá nhân tham dự đầy đủ nội dung đào tạo về đại diện quyền đối với giống cây trồng;

c) Gửi danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ.

Điều 27. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:

a) Pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, gồm quy định pháp luật của Việt Nam và quy định của Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn, thoả thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia là thành viên;

b) Kỹ năng áp dụng pháp luật trong việc thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; tra cứu, khai thác thông tin bảo hộ giống cây trồng; việc thực hiện khảo nghiệm DUS.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyn đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ điều kiện tham dự kiểm tra, thủ tục nộp hồ sơ, nội dung kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra.

3. Cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau được đăng ký dự kiểm tra theo quy định tại Điều này, cụ thể như sau:

a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, lâm sinh, luật;

d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

4. Cá nhân đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký kiểm tra theo quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

c) Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

d) 02 ảnh 3 cm x 4 cm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho cá nhân có hồ sơ hợp lệ trước thời điểm kiểm tra 15 ngày, trong đó nêu kế hoạch kiểm tra.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra).

a) Hội đồng kiểm tra có 05 người, trong đó Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là lãnh đạo đơn vị được giao qun lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng; thành viên Hội đồng kiểm tra là những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng; công chức được giao nhiệm vụ về bảo hộ giống cây trồng là thư ký hành chính.

b) Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề kiểm tra (gồm cả đáp án và thang điểm).

6. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra

a) Đề kiểm tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề bài kiểm tra.

b) Hội đồng kiểm tra chấm bài kiểm tra theo đáp án và thang điểm của đề kiểm tra.

c) Người đạt điểm kiểm tra từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10 đối với bài kiểm tra được coi là đạt yêu cầu.

7. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 25 ban hành kèm theo Nghị định này cho những người đạt yêu cầu.

Điều 28. Cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Cá nhân đáp ứng các điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền quy định tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 26 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao giấy chứng nhận đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

c) 02 ảnh 3 cm x 4 cm.

2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định và cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 27 ban hành kèm theo Nghị định này, trả kết quả và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.

Điều 29. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Cá nhân có Chứng chỉ hành nghề bị mất, rách, bẩn, phai mờ đến mức không thể sử dụng được có yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 28 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền trường hợp Chứng chỉ bị rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được;

c) 01 ảnh 3 cm x 4 cm.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định và cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trả kết quả và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.

Điều 30. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng bị thu hồi Chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng;

b) Không còn đáp ứng các điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;

c) Không thực hiện trách nhiệm đại diện quyền quy định tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 hoặc khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

d) Có sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng;

đ) Lợi dụng danh nghĩa đại diện quyền đối với giống cây trồng để thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật bắt buộc thu hồi.

2. Khi có căn cứ thu hồi Chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 31. Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm 2 khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có yêu cầu ghi nhận là tổ chức dịch vụ đại diện quyền nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 29 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách thành viên có Chng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và bản sao có chứng thực quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đăng ký dịch vụ đại diện quyền với thành viên đó.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trả kết quả cho tổ chức đăng ký và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.

Điều 32. Ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức có yêu cầu ghi nhận lại là tổ chức dịch vụ đại diện quyền nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn yêu cầu ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 30 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách thành viên có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và bản sao có chứng thực quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đăng ký dịch vụ đại diện quyền với thành viên đó.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.

a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trả kết quả cho tổ chức đăng ký và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.

Điều 33. Xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng bị xóa tên trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

b) Không còn đáp ứng một trong những điều kiện được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền quy định tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;

c) Không thực hiện trách nhiệm đại diện quyền quy định tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 hoặc khoản 3 Điều 27 của Nghị định này;

d) Có sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

đ) Lợi dụng danh nghĩa đại diện quyền đối với giống cây trồng để thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này.

2. Trường hợp tổ chức dịch vụ đại diện quyền vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ban hành Quyết định xoá tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng và đăng tải trên Cng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này:

a) Tổ chức cấp, cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng;

b) Tổ chức xây dựng, ban hành Tài liệu hướng dẫn hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) đối với các loài cây trồng mới;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

d) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

đ) Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

e) Quản lý hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận, ghi nhận lại, xóa tên, ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

g) Kiểm tra các hoạt động đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, hoạt động của tổ chức dịch vụ đại diện quyền;

h) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

i) Cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo hộ giống cây trồng tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có thẩm quyền của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã thi hành các biện pháp quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại địa phương.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2023.

2. Các văn bản sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;

b) Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

c) Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp

Đơn đăng ký giống cây trồng đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn, trừ quy định về sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ, khảo nghiệm DUS thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu có thủ tục phát sinh sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Mọi quyền và nghĩa vụ theo Bằng bảo hộ được cấp theo quy định của pháp luật có hiệu lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và các thủ tục duy trì, sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu liên quan đến Bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Nghị định này, trừ quy định về căn cứ hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ thì áp dụng quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng
Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện
kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ng
ân hàng Chính sách xã hội;
- Ng
ân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ
TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b)
.

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 02

Tờ khai kỹ thuật (Dành cho các loài chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS)

Mẫu số 03

Thông báo về việc chấp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 04

Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 05

Thông báo về việc chấp nhận sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 06

Nội dung tài liệu hướng dẫn khảo nghiệm DUS đối với loài cây trồng mới

Mẫu số 07

Biên bản kiểm tra khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện

Mẫu số 08

Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS

Mẫu số 09

Quyết định về việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 10

Bằng bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 11

Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 12

Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 13

Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

Mẫu số 14

Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bo hộ giống cây trồng

Mẫu số 15

Đơn đề nghị giao quyền đăng ký giống cây trồng

Mẫu số 16

Đơn đề nghị cho phép sử dụng giống cây trồng

Mẫu số 17

Đơn yêu cầu chấm dứt sử dụng giống cây trồng

Mẫu số 18

Tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 19

Đơn yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Mẫu số 20

Báo cáo năng lực tài chính

Mẫu số 21

Đơn đề nghị sửa đổi, đình ch hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc giống cây trồng

Mẫu số 22

Khung chương trình đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 23

Mẫu chứng ch đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 24

Tờ khai đăng ký kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 25

Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 26

Đơn yêu cầu cấp chứng ch hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 27

Mẫu chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 28

Đơn yêu cầu cấp lại chứng ch hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 29

Đơn yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 30

Đơn yêu cầu ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng

Mẫu số 01

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi:

DẤU NHẬN ĐƠN VÀ SỐ ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

1. Tên loài cây trồng:

- Tên tiếng Việt: ……………………………………………………………………………………

- Tên khoa học: ……………………………………………………………………………………

2. Tên giống cây trồng: …………………………………………………………………………

3. Người đăng ký (Chủ sở hữu khi được cấp Bằng):

Tên (tổ chức/cá nhân): ……………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

……………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

……………………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………………….. Nơi cấp: …………………………..

Quốc tịch:………………………….. Điện thoại:………………… Email: ……………………

4. Đại diện1 (trường hợp nộp Đơn qua đại diện):

Tên tổ chức/cá nhân: …………………………..…………………………..……………………

Địa chỉ: …………………………..…………………………..…………………………..

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

…………………………..…………………………..…………………………..………………….

Mã số doanh nghiệp/số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

…………………………..…………………………..…………………………..

Ngày cấp:………………………….. Nơi cấp:…………………………..

Điện thoại:………………………….. Email:.…………………………..

5. Tác giả giống đăng ký bảo hộ:

Tổ chức/cá nhân: …………………………..…………………………..…………………………

Địa chỉ: …………………………..…………………………..…………………………..

Quốc tịch: …………………………..…………………………..…………………………..

Điện thoại: ………………………….. Email: …………………………………………….

(Lập danh sách, ghi đầy đủ thông tin: họ và tên, địa ch, quốc tịch, điện thoại, email của từng tác giả trong trường hợp có nhiều tác giả cùng chọn tạo ging cây trồng)

6. Địa điểm chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển giống đăng ký bảo hộ (ghi rõ địa ch, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố, quốc gia nơi chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển ging đăng ký): ………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

7. Trường hợp người đăng ký không trực tiếp chọn tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống đăng ký bảo hộ, giống cây trồng có được do một trong các hình thức sau:

[  ] Hợp đồng chuyển giao quyền đăng ký

[  ] Thừa kế, kế thừa

[  ] Hình thức khác (ghi rõ thông tin): ……………………………………………………………

8. Đơn đã nộp liên quan đến quyền đối với giống đăng ký bảo hộ (trường hợp đơn đăng ký đã được nộp ở các quốc gia khác)

Hình thức

Nơi nộp đơn
(quốc gia/vùng lãnh thổ)

Ngày nộp

Số đơn

Tình trạng đơn

Tên giống ghi trong đơn

Bảo hộ theo UPOV (PBR’s)

Sáng chế (Patent)

Danh mục giống quốc gia (NL)

Khác

9. Giống đăng ký bảo hộ đã được công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận chính thức

Không [  ]

Có [  ] …………………………………………………………………………………….

(Tại Quyết định số ….. ngày.... tháng .... năm….. với tên giống là …..…..…..;

Hoặc hồ sơ tự công bố lưu hành được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt ngày …. tháng….. năm….. với tên ging là…..…..…..…..…..…..)

10. Đề nghị hưởng quyền ưu tiên2

Quốc gia nộp đơn trước đó: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…

Số đơn:………. Ngày nộp:…..…..…..…..…..….. với tên giống là: …..…..…..…..…..…….

11. Tính mới về thương mại

a) Ở Việt Nam

- Chưa bán [  ];

- Đã bán [  ] (bán lần đầu tiên vào ngày…… tháng….. năm …..…..…..….. với tên giống là …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..)

b) Ở nước ngoài

- Chưa bán [  ];

- Đã bán [  ] (bán lần đầu tiên vào ngày….. tháng…… năm……. tại……………… với tên giống là …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..)

12. Khảo nghiệm kỹ thuật (khảo nghiệm DUS)

a) Trường hợp đã thực hiện

- Tổ chức/cá nhân thực hiện: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..….

- Địa điểm thực hiện: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..

- Thời gian thực hiện: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..

- Đề nghị: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..……………….

b) Trường hợp đang thực hiện

- Tổ chức/cá nhân thực hiện: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…………………..

- Địa điểm thực hiện: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…………………………….

- Thời gian bắt đầu thực hiện: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…………………

- Đề nghị: …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…………………………………………

c) Trường hợp chưa thực hiện

- Đề nghị:

Trường hợp người đăng ký đề xuất tự thực hiện khảo nghiệm DUS, đề nghị cung cấp thông tin dự kiến về (các) giống đối chứng, địa điểm và thời gian thực hiện khảo nghiệm DUS trừ trường hợp ging đăng ký thuộc loài cây trồng chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS.

13. Vật liệu nhân giống của giống đăng ký bảo hộ

(Tên tổ chức, cá nhân)…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..….. cam đoan:

a) Các vật liệu nhân giống được cung cấp cùng với đơn này là đại diện cho giống và phù hợp với nội dung của đơn.

b) Các vật liệu nhân giống được cung cấp cùng với đơn đầu tiên là đại diện cho giống và phù hợp với nội dung của đơn này (trường hợp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên).

c) Đồng ý để cơ quan có thẩm quyền về bảo hộ giống cây trồng sử dụng các thông tin cần thiết và vật liệu nhân giống trao đi với các cơ quan liên quan có thẩm quyền của các nước thành viên UPOV hoặc nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng, với điều kiện là quyền của chúng tôi được bảo đảm.

14. Các tài liệu có trong đơn đăng ký bảo hộ

Phần xác nhận của người đăng ký/Đại diện

Kiểm tra danh mục tài liệu
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

a

Tờ khai đăng ký gồm:       trang x   bản

b

Tờ khai kỹ thuật gm:       trang x   bản

c

Ảnh mô tả giống gồm:           ảnh

d

Tài liệu chứng minh quyền đăng ký

đ

Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên

e

Văn bản ủy quyền

g

Bản sao chứng từ nộp phí thẩm định đơn

h

Chứng từ nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên

i

Tài liệu khác (nếu có) gồm:      trang x     bản

15. Cam kết của người đăng ký/đại diện:

(Tên tổ chức, cá nhân)…………………………………………….. cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại…………. ngày ……… tháng …… năm…….
Người đăng ký/Đại diện
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du nếu có)

___________________

1 Tổ chức dịch vụ đại diện quyền hoặc đại diện chủ sở hữu được ủy quyền trường hợp Đơn đăng ký có nhiều chủ sở hữu.

2 Đối với giống đã đăng ký bảo hộ quốc gia thành viên UPOV trước thời điểm đăng ký tại Việt Nam dưới 01 năm.

Mẫu số 02

TỜ KHAI KỸ THUẬT
(Dành cho các loài chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS)

1. Tên loài cây trồng:

- Tên tiếng Việt: ……………………………………………………………………..

- Tên khoa học: ……………………………………………………………………..

2. Tên giống cây trồng: ……………………………………………………………………..

3. Người đăng ký (Chủ sở hữu):

Tên (tổ chức/cá nhân): ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………..

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

…………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: ………………….………………….

Quốc tịch: …………………. Điện thoại: …………………. Email: ………………….

4. Đại diện1 (trường hợp nộp Đơn qua đại diện):

Tên tổ chức/cá nhân: ………………….………………….………………….………………….

Địa chỉ: ………………….………………….………………….………………….

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

………………….………………….………………….………………….………………….

Mã số doanh nghiệp/số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………….………………….………………….………………….………………….

Ngày cấp:………………….…………………. Nơi cấp: ………………….………………….

Điện thoại:………………….…………………. Email: ………………….………………….

5. Tác giả giống đăng ký bảo hộ:

Tổ chức/cá nhân: ………………….………………….………………….………………….

Địa chỉ: ………………….………………….………………….………………….

Quốc tịch: ………………….………………….………………….………………….

Điện thoại:………………….…………………. Email: ………………….………………….

(Lập danh sách, ghi đầy đủ thông tin: họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, điện thoại, email của từng tác giả trường hợp có nhiều tác giả)

6. Thông tin về quá trình chọn tạo và nhân giống của giống đăng ký

a) Quá trình chọn tạo

* Lai

- Lai có chủ đích (đề nghị nêu rõ tên bố mẹ)                           [ ]

Tên dòng mẹ (………………) x Tên dòng bố (……………………..)

- Lai có một phần đã biết (đề nghị nêu rõ phần đã biết) [ ]

Tên dòng mẹ (………………) x Tên dòng bố (……………………..)

- Lai không biết trước                                              [ ]

* Đột biến (chỉ rõ giống gốc)                                    [ ]

…………………………………………………………………………………………….

* Phát hiện và phát triển (chi rõ địa điểm, thời gian phát hiện và cách phát triển)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

* Khác (đề nghị cung cấp thông tin chi tiết)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

b) Phương pháp nhân giống

* Giống nhân bằng hạt

- Tự thụ

[ ]

- Giống sinh sản vô tính

[ ]

- Giao phấn

[ ]

+ Tự do

[ ]

+ Nhân tạo

[ ]

- Ưu thế lai

+ Lai đơn

[ ]

+ Lai ba

[ ]

+ Lai kép

[ ]

+ Giống lai có sử dụng dòng bất dục đực

[ ]

+ Giống lai có sử dụng dòng hữu dục đực

[ ]

+ Khác

[ ]

- Dòng thuần

[ ]

+ Dòng bất dục đực

[ ]

+ Dòng hữu dục đực

[ ]

- Khác (đề nghị cung cấp chi tiết)

[ ]

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

* Nhân giống vô tính

- Củ

[ ]

- Cành cắt (hom)

[ ]

- Nhân Invitro

[ ]

- Nhân chồi hoặc ghép

[ ]

- Tách chồi

[ ]

- Rễ

[ ]

- Khác (chỉ rõ phương pháp)

[ ]

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

* Khác (đề nghị cung cấp chi tiết)

Trường hợp đối với sơ đồ lai tạo các giống ưu thế lai được cung cấp trong một trang riêng biệt. Trang đó cần phải cung cấp chi tiết tất cả các dòng bố mẹ cần cho quá trình nhân giống lai này, chẳng hạn:

- Lai đơn: Tên dòng mẹ (……………………) x Tên dòng bố (…………………..)

- Lai ba:

Tên dòng mẹ (……………………) x Tên dòng bố (…………………..)

Lai đơn được sử dụng như dòng mẹ (………..) x Tên dòng b (………….)

Và phải xác định cụ thể:

+ Dòng bất dục đực nào ………………………………….

+ Hệ thống duy trì dòng bất dục đực ……………………………

7. Tính trạng đặc trưng (mô tả chi tiết theo bảng)

Tên tính trạng

Giống điển hình

(nếu có)

Mức độ biểu hiện

Mã số

1. …….

2. ……

……

8. Giống tương tự (đề xuất) và sự khác biệt của giống tương tự và giống đăng ký

Tên giống tương tự nhất với giống đăng ký (nếu có)

Những tính trạng khác biệt giữa giống đăng ký và giống tương tự

Biểu hiện tính trạng của giống tương t

Biểu hiện tính trạng của giống đăng ký

9. Thông tin bổ sung có thể giúp thẩm định giống

a) Ngoài thông tin đã cung cấp ở mục 5 và 6, có thông tin nào có thể bổ sung để đánh giá tính khác biệt của giống đăng ký

Có [ ]                                              Không [ ]

(Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

b) Những điều kiện đặc biệt để lưu giữ giống hoặc để tiến hành thẩm định giống đăng ký

Có [ ]                                              Không [ ]

(Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

c) Thông tin khác: ……………………………………………………………

10. Giấy phép sản xuất

a) Giống có cần phải cấp giấy phép liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động vật trước khi đưa ra sản xuất không?

Có [ ]                                              Không [ ]

b) Đã có giấy phép nào được cấp chưa?

Có [ ]                                              Không [ ]

(Nếu có, đề nghị gửi kèm giấy phép)

11. Thông tin về vật liệu được thm định hoặc nộp để thẩm định

Tính trạng của giống đăng ký có thể bị ảnh hưởng của các yếu tố như: sâu bệnh, hóa chất (chất kích thích sinh trưởng, thuốc BVTV), nuôi cấy mô, chồi sinh trưởng được lấy từ các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây…………..

Không xử lý giống, làm ảnh hưởng tới sự biểu hiện các tính trạng của giống nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Nếu giống đã được xử lý, đề nghị cung cấp thông tin chi tiết về quá trình đó và chỉ rõ phương pháp theo sự hiểu biết:

a) Vi sinh vật (virus, nấm...)            Có [ ]                Không [ ]

…………………………………………………………………………………………………….

b) Hóa chất xử lý (chất kích thích, kìm hãm sinh trưng, thuốc BVTV)

Có [ ]                                Không [ ]

…………………………………………………………………………………………………..

c) Nuôi cấy mô

[ ]

Không [ ]

…………………………………………………………………………………………………………….

d) Phương pháp khác

[ ]

Không [ ]

…………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị cung cấp thông tin chi tiết đối với trường hợp “có”

Vật liệu giống cây trồng để thẩm định đã được kiểm tra nấm bệnh hoặc virus chưa?

  [ ]   (Đề nghị cung cấp chi tiết cơ quan thẩm quyền đã kiểm tra)

Không [ ]

12. (Tổ chức, cá nhân) ………………………… xin cam đoan thông tin cung cấp trong Tờ khai này là chính xác, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại………… ngày….. tháng……. năm……….
Người đăng ký/Đại diện
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Tổ chức dịch vụ đại diện quyền hoặc đại diện chủ sở hữu được ủy quyền trưng hợp Đơn đăng ký có nhiều chủ sở hữu.

Mẫu số 03

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN
-------
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/TB

...., ngày... tháng... năm...

THÔNG BÁO

Về việc chấp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Kính gửi: ……………………………..

Căn cứ...

Căn cứ Điều ……….. Luật Sở hữu trí tuệ; Luật sa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ;

Căn cứ kết quả thẩm định hình thức Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

Theo đề nghị của ……………….

…………… thông báo:

1. Chấp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng sau:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Tên ging:

Số đơn:

Ngày nộp:

Người có quyền đăng ký đối với giống cây trồng, địa chỉ:

Tác giả giống cây trồng, địa chỉ:

Đại diện của người đăng ký, địa chỉ:

2. Đơn nói trên được chấp nhận là đơn hợp lệ từ ngày:

3. Ghi nhận tạm thời với tên giống đăng ký bảo hộ là:

4. Được hưởng quyền ưu tiên theo đơn đầu tiên số: ….. Nộp tại: …… Ngày ……

5. Hình thức khảo nghiệm DUS:

6. Thông báo này được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

Cơ quan có thẩm quyền
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 04

TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: …………………………..

1. Người đăng ký:

Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………….

Địa ch: ………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

……………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………… E-mail: …………………………………

2. Đại diện2 (Trường hợp người đăng ký nộp Đơn qua đại diện):

Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………… E-mail:…………………………………

3. Thông tin đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung

Tên giống:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Số bằng:

4. Nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung:

………………………………………………………………………………………………………

5. Lý do sửa đổi, bổ sung:

………………………………………………………………………………………………………

6. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)…………………………………………………………………… cam đoan mọi thông tin trong đơn trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại…….. ngày... tháng….. năm…..
Người đăng ký/Đại diện
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng.

2 Tổ chức dịch vụ đại diện quyền hoặc đại diện chủ s hữu được ủy quyền trường hợp Đơn đăng ký có nhiều chủ sở hữu.

Mẫu số 05

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../TB

..., ngày... tháng... năm...

THÔNG BÁO

Về việc chấp nhận sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Kính gửi: ………….………………………….

Căn cứ....

Căn cứ Điều……….. Luật Sở hữu trí tuệ; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ;

Xét đề nghị sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng của…………..;

……………..thông báo:

1. Ghi nhận thay đổi thông tin Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng sau:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Tên giống:

Số đơn:

Ngày nộp:

2. Thông tin đề nghị sửa đổi:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

3. Thông tin được chấp nhận sửa đổi như sau:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

4. Thông báo này được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

Cơ quan có thẩm quyền
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 06

NỘI DUNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHẢO NGHIỆM DUS ĐỐI VỚI LOÀI CÂY TRỒNG CHƯA CÓ TÀI LIỆU KHẢO NGHIỆM DUS

1. Tên tài liệu.

2. Phạm vi áp dụng.

3. Tài liệu viện dẫn (nếu có).

4. Giải thích từ ngữ.

5. Các từ viết tắt (nếu có).

6. Yêu cầu về khảo nghiệm:

- Các tính trạng đặc trưng;

- Bảng tính trạng đặc trưng;

- Yêu cầu về vật liệu khảo nghiệm;

- Các tính trạng phân nhóm;

- Phương pháp khảo nghiệm;

- Phương pháp đánh giá.

7. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khảo nghiệm.

8. Giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi một số tính trạng (nếu có).

9. Mẫu tờ khai kỹ thuật.

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày ... tháng... năm...

BIÊN BẢN KIỂM TRA KHẢO NGHIỆM DUS
DO NGƯỜI ĐĂNG KÝ TỰ THỰC HIỆN

1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm: ……………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Địa điểm khảo nghiệm: ……………………………….……………………………….

2. Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học): ……………………………….

3. Tên giống đăng ký: ……………………………….……………………………….

4. Thành viên đoàn kiểm tra:

……………………………….……………………………….……………………………….

……………………………….……………………………….……………………………….

……………………………….……………………………….……………………………….

5. Nội dung kiểm tra

a) Việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm;

b) Việc thực hiện khảo nghiệm DUS;

c) Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống đăng ký bảo hộ với giống đối chứng.

d) Thông tin khác (nếu có)

6. Kết quả kiểm tra: ……………………………….……………………………….

7. Các lỗi yêu cầu khắc phục: ……………………………….……………………………….

8. Các hoạt động phải thực hiện để khắc phục: ……………………………….

9. Kết luận (nêu rõ thời gian phải gửi báo cáo khắc phục nếu có): ……………………

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 08

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KHẢO NGHIỆM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..

…., ngày tháng năm ….

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS

1. Số đơn

……………………………………………….

2. Tên loài tiếng Việt

……………………………………………….

3. Tên khoa học

……………………………………………….

4. Tên giống

……………………………………………….

5. Người đăng ký (Chủ sở hữu) (tên, địa chỉ, điện thoại, email)

……………………………………………….

6. Đại diện (nếu có) (tên, địa chỉ, điện thoại, email)

……………………………………………….

7. Tác giả giống cây trồng (tên, địa chỉ, điện thoại, email) (nếu khác mục 5)

……………………………………………….

8. Tổ chức/cá nhân thực hiện khảo nghiệm (tên, địa chỉ, điện thoại, email)

……………………………………………….

9. Địa điểm khảo nghiệm (địa chỉ cụ thể)

……………………………………………….

10. Thời gian khảo nghiệm

……………………………………………….

11. Quy trình khảo nghiệm

……………………………………………….

12. Kết quả khảo nghiệm

a) Đánh giá tính khác biệt

Khác biệt rõ ràng và chắc chắn □

(bổ sung bảng biểu thể hiện sự khác biệt giữa ging đăng ký và giống tương tự)

Không khác biệt rõ ràng và chắc chắn □

(bổ sung bảng biểu thể hiện sự không khác biệt giữa giống đăng ký và giống tương tự)

b) Đánh giá tính đồng nhất

Đồng nhất □

Không đồng nhất □

c) Đánh giá tính ổn định

Ổn định □

Không ổn định □

Cán bộ khảo nghiệm
(Họ tên, chữ ký)

Người kiểm tra
(Họ tên, chữ ký)


Nơi nhận:
- Văn phòng BHGCT;
- Tổ chức, cá nhân có gi
ng khảo nghiệm;
- Lưu:

Tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ h tên, đóng dấu)

Mẫu số 09

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../QĐ

Hà Nội, ngày.... tháng... năm...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng

……………….

Căn cứ…………..

Căn cứ Điều…… Luật Sở hữu trí tuệ; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ;

Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

Theo đề nghị của ………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng sau:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Tên giống:

Số đơn:

Số bằng:

Chủ sở hữu giống cây trồng, địa chỉ:

Tác giả giống cây trồng, địa chỉ:

Điều 2. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng

Điều 3. Nghĩa vụ nộp phí duy trì hiệu lực bằng

Điều 4. Quyết định này được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, VPBH.

Cơ quan có thẩm quyền
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 10

BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Mẫu số 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, CẤP LẠI
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ……………………………….

1. Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng:

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………… E-mail: …………………………………

2. Đại diện (Trường hợp người đăng ký nộp đơn qua đại diện):

Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

…………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………E-mail: ……………………………………

3. Thông tin Bằng bảo hộ giống cây trồng yêu cầu sửa đổi, cấp lại

Tên giống:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Số bằng:

4. Lý do sửa đổi, cấp lại:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

5. Thông tin cần thay đổi (nếu có):

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

6. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)…………………………………………… cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng ...năm ...
Người đăng ký/Đại diện
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bo hộ giống cây trồng.

Mẫu số 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN YÊU CẦU ĐÌNH CHỈ HIỆU LỰC
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: …………………………………..

1. Người làm đơn:

Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Mã s doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các t chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………… E-mail: ………………………………

2. Thông tin về Bằng bảo hộ giống cây trồng yêu cầu đình chỉ

Tên giống:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Số bằng:

3. Lý do yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng:

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)……………………………… cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng.

Mẫu số 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHỤC HỒI HIỆU LỰC
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ...................................

1. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ:

Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Mã s doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các t chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………… E-mail: ………………………………

2. Đại diện2 (Trường hợp người đăng ký nộp đơn qua đại diện):

Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………… E-mail: ………………………………

3. Thông tin về Bằng bảo hộ giống cây trng bị đình chỉ

Tên giống:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Số bằng:

4. Lý do đề nghị phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng:

5. Chứng cứ đã khắc phục lý do bị đình chỉ Bằng bảo hộ giống cây trồng

6. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)……………………….. cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Người đăng ký/Đại diện
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan qun lý nhà nước về bo hộ giống cây trồng.

2 T chức dch vụ đại diện quyền hoặc đại diện chủ sở hữu được ủy quyn trường hp Đơn đăng ký có nhiều chủ s hữu.

Mẫu số 14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU HỦY BỎ HIỆU LỰC
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ………..……………………….

1. Người làm đơn:

Tên tổ chức/cá nhân: …………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

…………………………………………………………..……………………………………………

Điện thoại:………………………………………… E-mail: ………………………………………

2. Thông tin về Bằng bảo hộ giống cây trồng yêu cầu hủy bỏ

Tên giống:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học):

Số bng:

3. Lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng:

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)……………………. cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày... tháng ... năm ...
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng.

Mẫu số 15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO QUYỀN ĐĂNG KÝ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ………..………………………….

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:

Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

2. Thông tin giống cây trồng:

Tên loài (tên tiếng Việt và tên khoa học): …………………………………………

Tên giống: ………………………………………………………………

Số Bằng: ………………………………………………………………

Chủ sở hữu: ………………………………………………………………

3. Nội dung đề nghị:

4. Căn cứ đề nghị:

5. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)………………………………………… cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Mẫu số 16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ……………………………………

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: ……………………………………

2. Thông tin giống cây trồng:

Tên loài: ………………………………………………………………………………

Tên giống: ………………………………………………………………………………

Số Bằng: ………………………………………………………………………………

Chủ sở hữu: ………………………………………………………………………………

3. Nội dung đề nghị:

………………………………………………………………………………………………………

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân) …………………………………………………… cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chuyển giao, chuyển nhượng, chấm dứt sử dụng khi có yêu cầu xác đáng đi với giống cây trồng trên.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Mẫu số 17

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU CHẤM DỨT SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ………….………………….

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

2. Thông tin giống cây trồng:

Tên loài: ………………………………………………………………………………………

Tên giống: ………………………………………………………………………………………

Số Bằng: ………………………………………………………………………………………

Chủ sở hữu: ………………………………………………………………………………………

3. Nội dung đề nghị:

………………………………………………………………………………………

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)………………………………………………………… cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chuyển giao, chuyển nhượng, chm dứt sử dụng khi có yêu cầu xác đáng đối với giống cây trồng trên.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Mẫu số 18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ……………………….

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

2. Đại diện3 (Trường hợp người đăng ký chuyển nhượng nộp đơn qua đại diện):

Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

3. Thông tin bên chuyển nhượng

Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

……………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: ……………………………………..

4. Thông tin bên nhận chuyển nhượng

Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

5. Thông tin giống cây trồng được chuyển nhượng:

Tên loài: ………………………………………………………………………………

Tên giống: ………………………………………………………………………………

Số Bằng: ………………………………………………………………………………

Chủ sở hữu: ………………………………………………………………………………

6. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)…………………………………………………… cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng... năm ...
Tổ chức/Cá nhân đăng ký/Đại diện
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trng.

3 T chức dịch vụ đại diện quyền hoặc đại diện chủ sở hữu được ủy quyền trưng hợp Đơn đăng ký có nhiều chủ s hữu.

Mẫu số 19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO
QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Tổ chức/cá nhân yêu cầu:

Địa ch: ……………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: ………………………………………

2. Đại diện4 (trường hp nộp đơn qua đại diện)

Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

……………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

3. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ hoặc người được chuyn giao độc quyền

Tên tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

4. Thông tin giống cây trồng:

- Tên giống:

- Số đơn/bằng:

5. Phạm vi và thời gian nhận chuyển giao

- Phạm vi chuyển giao:

- Thời gian nhận chuyển giao:

6. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân).......................................... cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân yêu cầu/Đại diện
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

4 Tổ chức dịch vụ đại diện quyền hoặc đại diện chủ sở hữu được ủy quyền trưng hợp Đơn đăng ký có nhiều chủ sở hữu.

Mẫu số 20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Tên tổ chức/cá nhân báo cáo:

Địa ch: ……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

2. Sơ bộ về năng lc:

- Nguồn vốn, trong đó số vốn dự kiến đầu tư để sản xuất, kinh doanh đối với giống cây trồng...

- Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất.

- Bảo lãnh về năng lực tài chính (nếu có).

- Các tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính.

3. Các thông tin khác (nếu có)

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)…………………………….. cam kết có đủ năng lực tài chính để sản xuất, kinh doanh đối với giống cây trồng... và chịu trách nhiệm trước pháp luật với cam kết của mình.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

Mẫu số 21

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, ĐÌNH CHỈ HIỆU LỰC, HỦY BỎ HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị:

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ hoặc người được chuyn giao độc quyền:

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/H chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………… E-mail: …………………………………….

3. Thông tin về giống cây trồng

- Tên giống: ………………………………………………………………

- S đơn/bng: ………………………………………………………………

4. Nội dung đề nghị:

- Sửa đổi Quyết định chuyển giao

- Đình ch Quyết định chuyển giao

- Hủy bỏ Quyết định chuyển giao

5. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)………………………………………… cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

Mẫu số 22

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Thời gian đào tạo:

05 ngày trong đó có 02 ngày lý thuyết, 01 ngày thảo luận, 01 ngày thực hành, 01 ngày kiểm tra, tổng kết.

2. Nội dung đào tạo

a) Pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, gồm quy định pháp luật của Việt Nam và quy định của Điều ước quốc tế, thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia là thành viên.

b) Các quy định quản lý về giống cây trồng: Luật Trồng trọt và các văn bản hướng dẫn luật, xử lý vi phạm đối với giống cây trồng.

c) Nội dung thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng: thực hiện đăng ký bo hộ, tra cứu, khai thác thông tin bảo hộ giống cây trồng...

d) Các quy định về khảo nghiệm DUS: Tài liệu khảo nghiệm DUS, thực hiện khảo nghiệm DUS.

3. Yêu cầu giảng viên:

a) Giảng viên dạy nội dung văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ giống cây trồng: Có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về bảo hộ giống cây trồng và nm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ giống cây trồng.

b) Giảng viên dạy nội dung khảo nghiệm DUS: Có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện khảo nghiệm DUS và được cấp chứng chỉ/chứng nhận về khảo nghiệm DUS.

4. Số lượng học viên trong lớp:

Không quá 40 người.

Mẫu số 23

MẪU CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ảnh

CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG C
ÂY TRỒNG

S: …../

Họ và tên: ……………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………

S định danh cá nhân/CCCD/: …………………………….

  Do Công an……………… cấp ngày…………………………

Chữ ký
của người được cấp

CƠ QUAN CÓ THM QUYN

Mẫu số 24

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ……………………………..

1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………

2. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………

3. Quốc tịch: ……………………………………………………………………

4. Số Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/CCCD: …………………………………

Ngày cấp: ………………………………… Nơi cấp …………………………………

5. Địa ch thường trú: ……………………………………………………………………

6. Số điện thoại: ……………………………………………………………………

7. Địa chỉ…………………………………Email: …………………………………

8. Đơn vị công tác (Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở): …………………………………

9. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành, hệ đào tạo): …………………………………

10. Giấy chứng nhận đào tạo đại diện quyền đối với giống cây trồng đã được cấp (nếu có):

Số:…………………… Ngày cấp…………………… Nơi cấp: …………………………………

11. Thời gian trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng hoặc thẩm định đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng …………………………………

Cơ quan, đơn vị đã công tác: ……………………………………………………………………

Tôi làm đơn này xin đăng ký tham gia kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với ging cây trồng do cơ quan tổ chức.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung kê khai nêu trên.

Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước v bảo hộ giống cây trồng.

Mẫu số 25

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA NGHIỆP VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ảnh

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA NGHIỆP VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN Đ
I VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

S: …../

Họ và tên: ……………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………

S định danh cá nhân/CCCD/: …………………………….

Do ….………………. cấp ngày…………………………

Chữ ký
của người được cấp

CƠ QUAN CÓ THM QUYN

Mẫu số 26

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ………………………………..

1. Họ và tên: ………………………………..………………………………..

2. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………..………………………………..

3. Quốc tịch: ………………………………..………………………………..……………………

4. Số Chứng minh thư nhân dân/H chiếu/CCCD: ……………………………

Ngày cấp:…………………………… Nơi cấp ……………………………

5. Địa chỉ thường trú: ...…………………………………………………………

6. Số điện thoại:…………………………… Địa chỉ…………….. Email: ……………………..

7. Đơn vị công tác (Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở): ……………………………

8. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành, hệ đào tạo): ……………………………

9. Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng ngày…….. tháng.... năm………. do…………………………… tổ chức.

Tôi làm đơn này đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai nêu trên.

Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bo hộ giống cây trồng.

Mẫu số 27

MẪU CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Mẫu số 28

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN YÊU CẦU CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ………………………..

1. Họ và tên: ………………………..………………………..………………………..

2. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………..………………………..

3. Quốc tịch: ………………………..………………………..………………………..

4. Số Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/CCCD: ………………………..…………………

Ngày cấp:……………………….……….. Nơi cấp: ………………………..

5. Địa chỉ thường trú: ………………………..………………………..…………………………

6. Số điện thoại:……………………….. Địa chỉ:……………………….. Email: ……………..

7. Đơn vị công tác (Tên tổ chức, địa ch trụ sở): ………………………..……………………

8. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành, hệ đào tạo): ………………………..

9. Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng ngày …… tháng …… năm…….. do……………………….. tổ chức.

10. Lý do yêu cu cấp lại: ………………………..………………………..

Tôi làm đơn này đề nghị được cấp lại chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai nêu trên.

Khai tại: ... ngày ...tháng... năm...
Người nộp đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bo hộ giống cây trồng.

Mẫu số 29

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU GHI NHẬN TỔ CHỨC DỊCH VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ………………………..

1. Tên tổ chức:

Địa chỉ: ………………………..………………………..………………………..

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác):

………………………..………………………..………………………..………………………..

Điện thoại: ………………………..………… E-mail: ………………………..……………

2. Nội dung yêu cầu:

3. Danh sách thành viên được ghi nhận đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối vi giống cây trồng.

Lập danh sách thành viên với các thông tin như sau:

- Họ và tên: ………………………..………………………..………………………..

- Ngày tháng năm sinh:……………………….. Giới tính: ………………………..

- Địa chỉ: ………………………..………………………..………………………..

- Số chứng chỉ: ………………………..Ngày cấp: ………………………..

4. Cam kết

(Tổ chức)………………………..……………………….. cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bo hộ giống cây trồng.

Mẫu số 30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN YÊU CẦU GHI NHẬN LẠI TỔ CHỨC DỊCH VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi1: ………………………..

1. Tên tổ chức:

Địa chỉ: ………………………..………………………..………………………..

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác):

………………………..………………………..………………………..………………………..

Điện thoại: ………………………..……………………….. E-mail: ………………………..

2. Lý do yêu cầu ghi nhận lại:

3. Danh sách thành viên được ghi nhận đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Lập danh sách thành viên với các thông tin như sau:

- Họ và tên: ………………………..………………………..………………………..

- Ngày tháng năm sinh:……………………….. Giới tính: ………………………..

- Địa chỉ: ………………………..………………………..………………………..

- Số chứng chỉ: ………………………..Ngày cấp: ………………………..

4. Cam kết

(Tổ chức)………………………..……………………….. cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: ……ngày ….. tháng ... năm ...
Tổ chức yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

____________________

1 Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng.

GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 79/2023/ND-CP

Hanoi, November 15, 2023

 

DECREE

ELABORATING ON SEVERAL ARTICLES AND IMPLEMENTATION MEASURES OF THE LAW ON INTELLECTUAL PROPERTY REGARDING RIGHTS TO PLANT VARIETIES

Pursuant to the Law on Organization of the Government of Vietnam dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Organization of the Government of Vietnam and the Law on Organization of the Local Government of Vietnam dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Intellectual Property dated November 29, 2005; the Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 19, 2009; the Law on amendments to the Law on Insurance Business and the Law on Intellectual Property dated June 14, 2019, and the Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 16, 2022;

Pursuant to the Law on Crop Production dated November 19, 2018;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam;

The Government of Vietnam hereby promulgates a Decree elaborating on several articles and implementation measures of the Law on Intellectual Property regarding rights to plant varieties.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Article elaborates on several articles and implementation measures of the Law on Intellectual Property regarding rights to plant varieties, including procedures for establishing rights to plant varieties; rights to plant varieties that are results of information and science tasks funded by the state budget; rights and obligations of holders of protection titles and plant variety breeders; transfer of rights to protected plant varieties; representation of rights to plant varieties.

Article 2. Regulated entities

1. Vietnamese organizations and individuals.

2. Foreign individuals and organizations that are citizens of member nations of the International Union for the Protection of New Varieties of Plants (hereinafter referred to as “UPOV”) or countries with international agreements with the Socialist Republic of Vietnam on the protection of plant varieties; foreign individuals residing in Vietnam or having facilities of production and business of plant varieties in Vietnam; foreign organizations with facilities of production and business of plant varieties in Vietnam; individuals residing or having facilities of production and business of plant varieties in the territories of member nations of UPOV.

3. Organizations and individuals with operations concerning the protection of plant varieties.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. “Applicants” mean organizations and individuals that may register protection of plant varieties according to Clause 2 Article 164 of the Law on Intellectual Property 2005, amended by Clause 66 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “Plant variety breeders” are organizations and individuals that directly create or directly discover and develop new plant varieties; if two or more organizations or individuals co-creating or co-discovering and co-developing new plant varieties, concerned parties shall be considered co-breeders.

4. “Discovery and development of new plant varieties” means activities of sorting for natural variations existing in a group of plant varieties or searching for new genetic resources existing in nature, multiplying, and assessing such natural variations.

5. “Testing” (hereinafter referred to as DUS testing) means distinctness, uniformity, and stability testing of plant varieties.

6. “DUS testing documents” include the National Standards of Vietnam, documents guiding DUS testing disclosed by member nations of UPOV, countries cooperating with Vietnam in the protection of plant varieties, or the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

Article 4. General regulations on administrative procedures in this Decree

1. Submission of applications for the performance administrative procedures: An organization or individual shall submit an application in person or through postal services or electronic means to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

2. Answers to the sufficiency of the components of the application:

a) If the application is submitted in person: the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall inspect and immediately provide answers to the sufficiency of the components of the application for the applicant;

b) If the application is submitted through a postal service: within 3 working days from the receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess the sufficiency of the components of the application and provide a written notification for the applicant in case the application is insufficient as per regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Online submission of applications shall comply with Decree No. 45/2020/ND-CP dated April 8, 2020 of the Government of Vietnam.

4. Result return methods: the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall return the results of the settlement of administrative procedures in person at the one-stop-shop department or through postal services or electronic means.

Article 5. List of plant varieties

The list of plant varieties prescribed in Point b Clause 2 Article 160 of the Law on Intellectual Property 2005, amended by Clause 19 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2009, includes plant varieties included in the list of plant varieties permitted to be in production and business promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam; plants varieties that are recognized for circulation, special circulation, subject to self-declaration of circulation, and officially recognized; the list of plant varieties in forestry in Vietnam promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam and lists of plant varieties of other nations.

Chapter II

PROCEDURES FOR ESTABLISHING RIGHTS TO PLANT VARIETIES

Article 6. Plant variety protection registration

1. An application for registration of plant variety protection includes:

a) Statement on registration of plant variety protection following Form No. 01 enclosed herewith. Each page shall bear the signatures of concerned parties or an affixed seal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the registered variety is subject to a plant variety included in the DUS testing documents: use the form of technical statement prescribed in such DUS testing documents;

If the registered variety is subject to a plant variety not included in the DUS testing documents or the DUS testing documents do not have any information on the technical statement: use the technical statement following Form No. 02 enclosed herewith;

c) Original or certified copies of the authorizing document in case of submitting the application through a provider of right representation services; the content of the authorizing document includes: the authorizing party, the authorized party, authorization scope, and authorization period;

d) Photos displaying 3 characteristics of the registered variety: at least 3 colored photos with a minimum size of 9 x 15 cm;

dd) Certified copies of documents proving registration rights if the applicant is subject to a transfer of registration rights or inherits the registration rights (contract of transfer of registration rights, documents on inheritance or equivalent documents), documents proving nationality or permanent residence or facilities of production and business in one of the member nations of UPOV;

e) Documents proving priority rights if the application requests for priority rights according to Clause 1 Article 167 of the Law on Intellectual Property 2005 include: copies of documents on the first-time application confirmed by the plant variety protection authority at a nation where the first-time submission takes place, samples or evidence confirming that the plant variety in two applications is the same and certified copies of the transfer contract or inheritance of priority rights (if any). Documents proving priority rights shall be provided within 90 days from the submission of the application for protection registration.

2. Form assessment means the inspection of the validity of the applications for plant variety protection. An application is invalid when:

a) The information in documents prescribed in Clause 1 of this Article is insufficient or inappropriate to Articles 159, 163, and 164 of the Law on Intellectual Property, amended by Clauses 65, 66, and 82 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022;

b) Documents prescribed in Points c, dd, and e Clause 1 of this Article are not translated into Vietnamese at the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Valid copies of related documents are missing;

dd) The application is submitted by an incompetent person; the registration rights belong to many organizations and individuals, but mutual consent is unavailable.

3. Within 15 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

a) If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a notification of acceptance of the application according to Form No. 03 enclosed herewith, return the results to the applicant, and disclose the notification in the Agriculture and Rural Development Magazine and on its web portal within 90 days from the notification date.

b) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide a notification and specific reasons for the applicant to complete the application. Within 30 days after receiving the mentioned notification, the applicant shall rectify the deficiencies of the application and submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. Within 7 working days after receiving the amended application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess and issue a notification of acceptance of the application according to Point a Clause 2 of this Article or refuse to accept the application and provide specific reasons.

c) If the application is invalid or the applicant fails to rectify the deficiencies within the time lime and is determined to no longer wish to continue applying, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a notification of refusing the application with specific reasons.

4. If documents prescribed in Points c, dd, and e Clause 1 of this Article must be translated into Vietnamese as requested by the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, the translation shall be certified or confirmed by the service provider representing the representation rights for the applicant regarding the plant variety.

Article 7. Amendments to applications for plant variety protection

1. Before the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam issues notifications of refusing to issue protection titles or decides on the issuance of protection titles of plant varieties, organizations and individuals may supplement their applications for plant variety protection in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Changes to the names and/or addresses of applicants, providers of right representation services, and plant variety breeders based on valid legal papers;

c) Changes to names of plant varieties according to requests from applicants.

2. Organizations and individuals shall submit applications to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

a) Statement on the request for amendments following Form No. 04 enclosed herewith;

b) Certified copies of the contract of transfer of registration rights in case of changing the applicant due to transfer of registration rights; or documents proving changes to the name and/or address of the applicant, provider of right representation services, or plant variety breeder;

c) Certified copies of documents proving the inheritance with confirmation of the applicant, documents proving moral rights between the applicant and the receiver of the inheritance; death certificate, or excerpt of the death certificate of the applicant (if any) in case of changes to the applicant due to inheritance.

3. Implementation procedures

Within 15 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a notification of acceptance of amendments to the application according to Form No. 05 enclosed herewith, return the results to the applicant, and disclose the notification on its web portal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. DUS testing

1. After the application for plant variety protection is accepted as valid, DUS testing shall be carried out according to DUS testing documents. If the registered variety is not included in any DUS testing document, within 30 days from the date of the notification of valid application acceptance, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall develop guidelines for DUS testing documents within 6 months following Form No. 06 enclosed herewith.

2. DUS testing methods

a) DUS testing performed at a testing organization recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam under Article 21 of the Law on Crop Production regarding agricultural plant varieties or an agricultural plant variety testing facility prescribed in Article 12 of Decree No. 27/2021/ND-CP dated March 25, 2021 of the Government of Vietnam (hereinafter referred to as “plant variety testing organizations”).

b) DUS testing performed by the applicant.

c) DUS testing results used based on an international agreement on exchanging DUS testing results with a member nation of UPOV or a nation cooperating with Vietnam in plant variety protection.

3. Regarding the DUS testing method prescribed in Point a Clause 2 of this Article

An applicant shall send the related variety to the concerned plant variety to carry out DUS testing within 30 days before the first planting season from the date of the application acceptance notification.

In case of disagreement with the DUS testing results, the applicant may request the plant variety testing organization that performed the previous DUS testing or any other plant variety testing organization to re-do it. A request for a re-testing shall be made in writing, specifying the reason and evidence proving its necessity while notifying such event to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Have a rental contract of the location and the land area appropriate for DUS testing for the registered variety;

b) Have a contract for hiring devices and equipment for analyzing and assessing targets according to the request for plant variety testing;

c) Have a rental contract of a laboratory with an issued certificate of operation registration and is recognized or designated for the case of testing with the inclusion of analysis targets;

d) Have a rental contract of a check variety appropriate for the variety registered for testing;

dd) Have a labor contract with at least 1 technical officer with at least a bachelor’s degree in one of the majors of crop production, plant protection, biology, or equivalences and a certificate of training in DUS testing issued by a plant protection variety authority.

5. Regarding DUS testing performed by the applicant, within 30 days from the date the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam promulgates the guidelines for DUS testing documents, the applicant shall submit the plan for DUS testing with the following expected contents: check variety, location, and time of testing. After submitting the plan for DUS testing, the applicant shall carry out the testing.

Article 9. Inspection of conditions and implementation of DUS testing performed by applicants

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall establish an inspection delegation including officials assigned with tasks of plant variety protection; DUS testing specialists, or plant variety specialists in the application for protection.

2. Inspection contents: conditions for implementing testing; testing implementation; assessment of distinctness, uniformity, and stability of the variety registered by the applicant according to DUS testing documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Inspection minutes shall be made following Form No. 07 enclosed herewith and archived in the application for registration of plant variety protection. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall, based on the inspection minutes made during the content assessment of the application for registration of plant variety protection, carry out the assessment of the report on DUS testing results.

Article 10. Submission of samples of varieties and management and use of varieties registered for protection

1. Regarding the plant variety subject to testing according to Point a Clause 2 Article 8 of this Decree, the applicant shall submit a sample for DUS testing and a sample for storage to the plant variety testing organization within 30 days before the first planting season from the date of the notification of the acceptance of the application for protection of such a plant variety.

2. Regarding the plant variety subject to testing according to Point a Clause 2 Article 8 of this Decree, the applicant shall submit a sample for DUS testing and a sample for storage to the plant variety testing organization within 30 days before the first planting season from the date of the notification of the acceptance of the application for protection of such a plant variety.

3. The weight (or quantity) and quality of the sample of the variety sent for testing and storage shall comply with DUS testing documents applicable to the related plant variety.

4. The applicant or owner of the plant variety shall submit the sample of the protected plant variety when requested by the competent authority during the period of temporary rights or the effective period of a protection title. The sample shall be ensured of its quality according to Clause 3 of this Article and identical to the sample of the variety prescribed in the registration application with the expression levels of traits matching the description prescribed in the protection title (if any).

5. The applicant or owner of the plant variety shall store the sample of the variety during the period when the variety is entitled to temporary rights until the expiry date of the protection title.

6. The use of the stored sample shall be approved by written consent of the applicant or the owner of the plant variety except for cases of implementing DUS testing, testing, or post-testing to identify the correct variety or settle any dispute, petition, complaint, denunciation, or lawsuit.

Article 11. Issuance of protection titles of plant varieties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case of using DUS testing results according to Point c Clause 2 Article 8 of this Decree, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall receive a report on DUS testing directly from the plant variety protection authority of a member nation of UPOV or the nation cooperating with Vietnam in plant variety protection.

The report on the DUS testing results used for the issuance of a decision to recognize the circulation of the plant variety shall be used in the issuance of the protection title of the plant variety if the distinctness of the registered variety is ensured compared to the distinctness of the commonly known variety at the time of submission of the registration application.

2. Within 90 days after receiving the report on the DUS testing results, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall carry out the content assessment according to Clause 1 Article 178 of the Law on Intellectual Property 2005.

a) In case the registered variety ensures its distinctness, uniformity, and stability and the application for protection meets the requirements prescribed in Article 176 and Point a Clause 1 Article 178 of the Law on Intellectual Property 2005, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision on the issuance of the protection title of the plant variety following Form No. 09 and Form No. 10 enclosed herewith; return the results to the applicant; disclose the information in the Agriculture and Rural Development Magazine and on its web portal within 60 days from the date of decision issuance.

b) In case the registered variety fails to ensure distinctness, uniformity, or stability or the application fails to meet one of the requirements prescribed in Clause 2 Article 176 and Point a Clause 1 Article 178 of the Law on Intellectual Property 2005, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a written notification of the intended refusal of the issuance of the protection title of the plant variety to the applicant with specified reasons and impose a 30-day time limit for the applicant to rectify any deficiency or object to the indented refusal.

If the applicant does not have any reasonable objection to the intended refusal or fails to rectify deficiencies after the imposed time limit, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a notification refusing the issuance of the protection title of the plant variety. In case the applicant rectifies deficiencies or has a reasonable objection, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue the protection title of the plant variety under Clause 1 of this Article.

3. A plant variety protection title shall only be issued in 1 copy.

Article 12. Amendments to and re-issuance of plant variety protection titles

1. A holder of a protection title requesting amendments to or re-issuance of the plant variety protection title shall submit an application to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Certified copies of legal documents proving changes to or deficiencies concerning the name and/or address of the holder of the plant variety protection title.

c) Original copy of the plant variety protection title (except for the case where the protection title is lost).

2. Within 12 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

a) If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision on amendments to or re-issuance of the protection title to the applicant and disclose the information in the Agriculture and Rural Development Magazine and on its web portal within 60 days from the date of decision issuance. The amended or re-issued plant variety protection title shall maintain its original or previous number and be labeled “cấp lại” (re-issued) at its lower left corner.

b) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide written answers and explanations for the holder of the protection title.

Article 13. Suspension, restoration, and termination of the validity of plant variety protection titles

1. Suspension of the validity of a plant variety protection title

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to suspend the validity of the plant variety protection title when there are grounds proving that the protected plant variety no longer meets the requirements for distinctness or stability compared to its state at the time of issuance of the protection title.

b) In case an organization or individual requests the suspension of the validity of a plant variety protection title under Point a Clause 1 Article 170 of the Law on Intellectual Property, an application shall be submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Evidence proving that the protected plant variety no longer meets the requirements for distinctness or stability compared to its state at the time of issuance of the protection title.

Within 30 days from the receipt of the sufficient application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess and provide written notification for the holder of the plant variety protection title while organizing the re-assessment of the distinctness and/or stability of the related plant variety.

Within 12 days after receiving the results of the re-assessment of distinctness and/or stability, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall begin the assessment. If the objection of the third party has sufficient legal grounds, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to suspend the validity of the plant variety protection title. If the objection of the third party has insufficient legal grounds, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall answer and explain in writing.

c) In case of suspension of the validity of the plant variety protection title under Point c and Point d Clause 1 Article 170 of the Law on Intellectual Property.

Within 30 days from the date the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam provides written notification requesting changes to the name of the plant variety or provides the necessary documents and materials for plant variety reproduction to maintain and store the plant variety as per regulation for the holder of the plant variety protection title but the holder fails to comply with, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to suspend the validity of the plant variety protection title.

d) A decision to suspend the validity of the plant variety protection title shall be disclosed in the Agriculture and Rural Development Magazine and on the web portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam within 60 days from its issuance date.

2. Restoration of the validity of a plant variety protection title

a) The holder of the plant variety protection title may rectify the reason for the suspension according to Clause 5 Article 170 of the Law on Intellectual Property.

b) The holder of the plant variety protection title shall submit an application to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Evidence proving the rectification of the suspension reason.

c) Within 12 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to restore the validity of the plant variety protection title, return the results to the holder of the plant variety protection title, and disclose the information on its web portal.

If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide written answers and explanations for the holder of the plant variety protection title.

3. Termination of the validity of a plant variety protection title

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to terminate the validity of the plant variety protection title when there are grounds proving that it is subject to one of the cases prescribed in Clause 1 Article 171 of the Law on Intellectual Property 2005, amended by Clause 69 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022.

b) An organization or individual that has objections to one of the cases prescribed in Clause 1 Article 171 of the Law on Intellectual Property 2005, amended by Clause 68 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022 shall submit an application to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

Application for termination of the validity of the plant variety protection title following Form No. 14 enclosed herewith;

Evidence proving the reasons for requesting the termination of the validity of the plant variety protection title.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case the reason specified in the request for the termination of the validity of the protection title is that the application for registration of the protection of plant varieties is carried out by a person incompetent to register or the protected plant variety fails to meet the novel requirements at the time of issuance of the protection title, or if the objection of a third party has sufficient legal grounds, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to terminate the validity of the plant variety protection title. If the objection of the third party does not have sufficient legal grounds, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall answer and explain in writing.

In case the reason for the request for the termination of the validity of the protection title is that the protected plant variety fails to meet the requirements for distinctness at the time of issuance of the protection title or the plant variety fails to meet the requirements for uniformity or stability at the time of issuance of the protection title based on the testing results performed by the by applicant, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall organize testing for the re-assessment of distinctness, uniformity, or stability of the plant variety.

Within 12 days after receiving the testing results, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall begin the assessment. If the objection of the third party has sufficient legal grounds, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to terminate the validity of the plant variety protection title. If the objection of the third party has insufficient legal grounds, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall answer and explain in writing.

c) A decision to terminate the validity of the plant variety protection title shall be disclosed in the Agriculture and Rural Development Magazine and on the web portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam within 60 days from its issuance date.

Article 14. National Register

1. Protected plant varieties shall be recorded in the National Register.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall establish and store a National Register for protected plant varieties.

The National Register for protected plant varieties shall record and archive information on plant variety protection titles and changes during the effective period of plant variety protection titles.

Article 15. Plant varieties originating mostly from protected plant varieties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

RIGHTS TO PLANT VARIETIES THAT ARE THE RESULTS OF SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL TASKS FUNDED BY THE STATE BUDGET

Article 16. Assignment of rights to register plant varieties that are the results of scientific and technological tasks funded by the state budget

1. After 12 months from the time of testing of scientific and technological tasks, if the organization in charge of scientific and technological tasks does not submit an application for registration of rights to the related plant variety or a report on not needing to exercise the rights to registration to the state ownership representative, the state ownership representative shall assign the rights to register the mentioned plant variety to another organization established under the laws of Vietnam or an individual who are a Vietnamese citizen with permanent residence in Vietnam. Procedures for assigning rights are as follows:

a) The state ownership representative shall disclose notification of the submission of the application for the assignment of rights to register the plant variety on the web portal or website of the authority managing scientific and technological tasks within 90 days. Contents of the notification: names of the scientific and technological tasks; brief information on the plant variety such as the name of the variety, name of the plant type, several main agronomic and biological traits; requests and conditions for the organization or individual assigned with the registration rights; name of the receiving unit, methods of receiving the application for assignment of rights to the plant variety.

d) Within the time limit prescribed in Point a Clause 1 of this Article, any concerned organization or individual shall submit an application for assignment of registration rights following Form No. 15 enclosed herewith to the receiving unit.

Within 12 days from the end date of the application receipt, the state ownership representative shall disclose a list of organizations and individuals with valid applications and the intention to assign such organizations and individuals to exercise rights to registration or become the joint applicants of applications for plant variety protection with assigned rights on the website of the authority managing scientific and technological tasks and impose a 7-working-day time limit from the disclosure date for the applicants to have any suggestions on the mentioned contents. After the above time limit, if concerned organizations and individuals agree to become the joint applicant in writing or do not have any written response, within 5 working days after the end date of the above time limit, the state ownership representative shall issue a decision to assign the rights to register plant variety protection to the organizations and individuals such organizations and individuals.

2. In case the rights to registration cannot be assigned to the concerned organization or individual according to Clause 1 of this Article or in the case prescribed in Point a Clause 3 Article 191b of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022 or the related application for plant variety registration is a result of certain scientific and technological task funded by the state budget is not accepted, declined from the issuance of a plant variety protection title, or withdrew before being disclosed, the state ownership representative shall disclose on the web portal or website of the authority managing scientific and technological tasks the brief information on the name of the related variety, name of the plant type, several main agronomic and biological traits for other permitted organizations or individuals to utilize and use according to the law on production and trading of plant varieties.

Article 17. Responsibilities of organizations in charge of scientific and technological tasks; organizations and individuals assigned with rights to register plant varieties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Ensure the novel requirements for plant varieties up to the time of assigning registration rights to other organizations or individuals if such plant varieties are not registered for protection, except for cases of failure to assign registration rights.

b) Store and maintain the plant varieties to ensure their stability according to the description at the time of the thematic testing during the time such plant varieties are used until the handover to other organizations or individuals in case of transfer of registration rights or ownership, except cases where other agreements are made.

2. Organizations and individuals assigned with registration rights shall:

a) Register plant variety protection or continue to carry out procedures for the issuance of plant variety protection titles.

b) Store and maintain plant varieties, provide information, materials, and materials for plant variety reproduction of the protected plant varieties upon requests from the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, and maintain the stability of the protected plant varieties according to the described traits at the time of issuance of plant variety protection titles.

3. Annually, plant variety protection title holders shall submit reports to the authority managing scientific and technological tasks with the following contents:

a) Situation of the commercial utilization and assessment of the efficiency of the utilization of plant varieties;

b) The total profit that the plant variety protection title holders have received from the use and transfer of use rights, transfer of ownership, and the settlement of remuneration for breeders, and profit distribution enclosed with the financial statements;

c) Measures to protect rights currently in implementation concerning plant varieties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The appropriate time, according to Point a Clause 3 Article 191b of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022, is determined as after 3 years for annual plants, ephemeral plants, medicinal plants, aquatic plants, and mushroom varieties or 5 years for perennial plants, forestry plants, and long-day plants from the issuance date of plant variety protection titles that the concerned holders fail to recognize the circulation or disclose the circulation or recognize the varieties as per regulation.

2. Regarding the prescribed in Point b Clause 3 Article 191b of the Law on Amendment to the Law on Intellectual Property 2022, other organizations and individuals may request the utilization and use of plant varieties that are the results of scientific and technological tasks funded by state budget shall submit applications to authorities competent to approve scientific and technological tasks. An application includes:

a) Application for the use of the plant variety following Form No. 16 enclosed herewith;

b) Documents proving legitimate grounds to utilize and use the plant variety

3. Within 7 working days from the receipt of an adequate application, the authority competent to approve scientific and technological tasks shall assess it.

a) If the application is valid, the authority competent to approve scientific and technological tasks shall issue a decision to permit the utilization and use of the plant variety while providing notifications for the plant variety protection title holder and the applicant for implementation.

b) If the application is invalid, the authority competent to approve scientific and technological tasks shall answer and explain in writing.

4. A decision to permit an organization or individual that is not the plant variety protection title holder to utilize and use the plant variety prescribed in Clause 3 of this Article shall specify the scope and requirements for such an entity entitled to the permission, including the following contents:

a) Rights to utilization and use of the plant variety shall not be exclusive;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The organization or individual permitted by the competent authority shall not transfer the rights to other entities.

5. The plant variety protection title holder may request the termination of the permission for the concerned organization or individual to utilize and use the related plant variety when the grounds prescribed in Point b Clause 3 Article 191b of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022 no longer exist. Specifically:

a) The plant variety protection title holder shall submit an application to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam requesting the termination of the utilization and use of the related plant variety. The application includes:

Application requesting the termination of the use of the related plant variety following Form No. 17 enclosed herewith;

Documents proving the grounds to permit the utilization and use of the related plant variety no longer exist.

b) Within 7 working days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it;

If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to terminate the utilization and use of the related plant variety.

If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall answer and explain in writing.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Registration of transfer of rights to protected plant varieties

1. After the conclusion of a transfer contract of rights to the related plant variety according to laws, an application for transfer registration shall be submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. The application includes:

a) Statement on transfer registration following Form No. 18 enclosed herewith;

b) Certified copies of the transfer contract of rights to the related plant variety. The contents of the contract shall be written in Vietnamese or translated to Vietnamese, and each page must bear the confirmation signatures of concerned parties or an affixed seal;

c) Original copy of the protection title of the transferred plant variety;

d) Original copies of the written consents of co-owners of the related plant variety in case of co-ownership.

2. Within 30 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

a) If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a written notification of the transfer of the ownership of the plant variety protection title, recognize the receiving party as the new plant variety protection title holder, update the information to the National Register, issue the plant variety protection title according to the recorded information on the transfer, and disclose such information on its web portal.

b) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide answers and explanations for the applicant in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision on the compulsory transfer of rights to use a protected plant variety that is subject to types of agricultural, forestry, and aquatic plants.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall take charge and cooperate with the Ministry of Health of Vietnam in issuing decisions on the compulsory transfer of rights to use protected plant varieties for medicine production.

Article 21. Cases of compulsory transfer of rights to use protected plant varieties

1. Cases of compulsory transfer of rights to use protected plant varieties:

a) Plant varieties are used for public purposes, non-commercial purposes, national defense and security, food and nutrition security for the people, or necessary needs of society in case of natural disasters, epidemics, wars, and widespread environmental pollution;

b) The person who has the capacity and wishes to use the related plant variety fails to reach an agreement with the plant variety right holder regarding the conclusion of a contract to use it after 12 months of negotiations (excluding cases of force majeure) over the reasonable price and commercial conditions;

c) The plant variety right holder is considered to have committed anti-competitive acts banned by competition laws.

2. In case of using plant varieties according to Point a Clause 1 of this Article, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall disclose the requirements for the plant varieties, including the names, purposes, amount of varieties to be used, scope, and time for meeting the requirements for transfer purposes, and the time limit for application submission for organizations and individuals wishing to use such plant varieties to carry out the registration.

Article 22. Schedule for compensatory prices for compulsory transfer of rights to use plant varieties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case a valuation enterprise cannot be hired, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall establish a Valuation Council to determine the schedule for compensatory prices for plant varieties subject to compulsory transfer of use rights.

Article 23. Procedures for transferring rights to use protected plant varieties under compulsory decisions

1. The receiving party of a transfer of rights to use a protected plant variety under a compulsory decision:

a) An organization or individual wishing to use the related plant variety according to Point b Clause 1 Article 21 of this Decree;

a) An organization or individual failing to reach an agreement on the use of the related plant variety or being hindered from competition according to Point b and Point c Clause 1 Article 21 of this Decree.

2. Organizations and individuals shall submit applications to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

a) Application requesting the compulsory transfer of rights to use the related plant variety following Form No. 19 enclosed herewith, specifying the scope and time limit for receiving the compulsory transfer;

b) Original copy of the report on financial capacity following Form No. 20 enclosed herewith;

c) Certified copies of documents proving that the request for the compulsory transfer of rights to use the related plant variety is legitimate under laws regarding cases prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 21 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The procedure for compulsory transfer of rights to use the protected plant variety according to Point a Clause 1 Article 21 of this Decree:

a) Within 15 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision on the compulsory transfer of rights to use the related plant variety while providing notifications for the transferring and receiving parties for implementation.

c) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide answers and explanations for the applicant in writing.

4. The procedure for compulsory transfer of rights to use the protected plant variety according to Point b and Point C Clause 1 Article 21 of this Decree:

a) Within 12 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it and notify the plant variety right holder of the request for compulsory transfer of rights to use the related plant variety.

b) Within 30 days from the date of notification, the plant variety right holder shall provide a written answer.

c) In case the plant variety right holder does not provide any answer or has written consent to the request for compulsory transfer of rights to use the related plant variety, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision on the compulsory transfer of rights to use the related plant variety.

d) In case the plant variety right holder objects to the request for the compulsory transfer of the rights to use the related plant variety, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess the objection within 12 days from its receipt:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the request for the compulsory transfer of rights to use the related plant varieties does not have sufficient grounds according to Point b and Point c Clause 1 Article 21 of this Decree, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a refusal notification and provide specific reasons.

Article 24. Amendment, suspension, and termination of the validity of decisions on compulsory transfer of

1. A decision on the compulsory transfer of rights to use a plant variety shall be:

a) Amended when the conditions for issuing the decision on compulsory transfer have been changed;

b) Suspended when the conditions for issuing the decision on compulsory no longer exist;

c) Terminated when there are grounds proving that the decision on compulsory transfer is contrary to laws.

2. A plant variety protection title holder wishing to amend, suspend, or terminate the validity of a decision on the compulsory transfer of rights to use the related plant variety shall submit an application to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. The application includes:

a) Application requesting amendment, suspension, or termination of the validity of the decision on the compulsory transfer of rights to use the related plant variety following Form No. 21 enclosed herewith;

b) Certified copies of documents proving that the amendment, suspension, or termination of the validity of the decision on the compulsory transfer is well-grounded and does not cause damage to the person receiving the compulsory transfer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Within 12 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

a) If the request for the amendment, suspension, or termination of the validity of the decision on the compulsory transfer of rights to use the related plant variety has legitimate grounds, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to amend, suspend, or terminate the validity of the related decision and provide notifications for the transferring and receiving parties for implementation.

b) If the request for the amendment, suspension, or termination of the validity of the decision on the compulsory transfer of rights to use the related plant variety does not have legitimate grounds according to Article 195 of the Law on Intellectual Property 2005, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a refusal notification and provide specific reasons.

Chapter V

PLANT VARIETY RIGHT REPRESENTATION

Article 25. Scope of rights of plant variety right representatives

1. A plant variety right representation service provider shall only carry out its services within the authorized scope and may authorize another plant variety right representation service provider with the written consent of the authorizing person.

2. A plant variety right representation service provider shall:

a) Not simultaneously represent parties in dispute over the rights to a plant variety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Not deceive or force its clients in the conclusion and implementation of contracts of plant variety right representation services;

d) Not use or disclose information on protection registration applications undisclosed by the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Article 26. Law training in rights to plant varieties

1. Contents of law training in rights to plant varieties include:

a) Laws on rights to plant varieties, including laws of Vietnam, regulations of international treaties, guiding documents, and cooperation agreements that Vietnam is a signatory;

b) Legislative documents on the state management of plant varieties;

c) Procedures for establishing rights to plant varieties and searching and utilizing information on plant variety protection;

d) DUS testing regulations: DUS testing documents and DUS testing implementation.

2. Facilities providing training and issuing certificates of law training in rights to plant varieties shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Compile and approve textbooks or select appropriate textbooks to use as official teaching and learning materials; print blanks and issue certificates of law training in rights to plant varieties following Form No. 23 enclosed herewith to individuals adequately participating in training in plant variety right representation;

c) Send lists of individuals with issued certificates of law training in rights to plant varieties to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam within 30 days from the certificate issuance date.

Article 27. Professional plant variety right representation exam

1. Contents of the professional plant variety right representation exam

a) Laws on rights to plant varieties, including laws of Vietnam, regulations of international treaties, guiding documents, and cooperation agreements that Vietnam is a signatory;

b) Skills in applying laws to the procedure for establishing rights to plant varieties, searching and utilizing information on plant variety protection, and implementing DUS testing.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall disclose the organization of the professional plant variety right representation exam on its web portal, specifying the conditions for participation, application procedure, exam contents, time, and location.

3. Individuals meeting the following requirements shall be eligible for registering for participation in the exam according to this Article, specifically:

a) Being Vietnamese citizens with sufficient legal capacity;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Having at least a bachelor’s degree in crop production, plant protection, biology, silviculture, or law;

d) Having engaged in operations concerning plant variety right laws for 5 years or more or engaged in operations of assessing applications for registering rights to plant varieties at national or international authorities of rights to plant varieties for 5 years or more or graduated from training courses in plant variety right laws recognized by competent authorities.

4. Individuals registering for participation in the exam for certificates of professional plant variety right representation shall submit applications to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

a) Statement on exam registration following Form No. 24 enclosed herewith;

b) Copies of the bachelor’s degree or post-university degree (the original shall be presented for comparison, excluding cases of certified copies);

c) Copies of the certificate of training in plant variety right laws (the original shall be presented for comparison, excluding cases of certified copies) or copies of the recruitment decision or labor contract, and other documents proving the actual professional operations (the original shall be presented for comparison, excluding cases of certified copies);

d) 2 photos sized 3 x 4 (cm).

The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess applications and provide written notification for individuals with valid applications 15 days before the exam date, specifying the exam plan.

5. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to establish a Council for Professional Plant Variety Right Representation Exam (hereinafter referred to as “Exam Council”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Exam Council shall develop a question paper bank (including answer keys and score scales).

6. Organization of the exam

a) The question paper shall be randomly selected by the President of the Exam Council from the question paper bank.

b) The Exam Council shall mark exam papers following the answer keys and score scales of the selected question paper.

c) A candidate achieving a score of 5,0 or more based on the 10-point scale for his/her exam paper is considered qualified.

7. Within 20 days from the date of the exam, the President of the Exam Council shall disclose the exam results on the web portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam and issue certificates following Form No. 25 enclosed herewith for qualified people.

Article 28. Issuance of practicing certificates of plant variety right representation services

1. Individuals meeting conditions for issuance of practicing certificates of right representation prescribed in Clause 66 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022 shall submit applications to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

a) Application requesting the issuance of the practicing certificate of plant variety right representation following Form No. 26 enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) 2 photos sized 3 x 4 (cm).

2. Within 12 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

a) If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision, issue the practicing certificate of plant variety right representation services following Form No. 27 enclosed herewith, return the results, and disclose the information on its web portal.

b) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide answers and explanations for the applicant in writing.

Article 29. Re-issuance of practicing certificates of plant variety right representation services

1. Individuals with practicing certificates of plant variety right representation services that are lost, torn, dirty, or faded to the point of being unusable requesting for re-issuance of such certificates shall submit applications to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

a) Application requesting the re-issuance of the practicing certificate of plant variety right representation following Form No. 28 enclosed herewith;

b) Original copy of the practicing certificate of representation services in case it is torn, dirty, or faded to the point of being unusable;

c) 1 photo sized 3 x 4 (cm).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision, re-issue the practicing certificate of plant variety right representation services, return the results, and disclose the information on its web portal.

b) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide answers and explanations for the applicant in writing.

Article 30. Revocation of practicing certificates of plant variety right representation services

1. A person with an issued practicing certificate of plant variety right representation services shall have his/her certificate revoked in the following cases:

a) He/she terminates the operation of plant variety right representation;

b) He/she no longer meets the conditions for the issuance of the practicing certificate of plant variety right representation services prescribed in Clause 66 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022;

c) He/she fails to perform the responsibility for right representation prescribed in Clause 66 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022 or Clause 2 Article 25 of this Decree;

d) He/she commits a severe violation during plant variety right representation;

dd) He/she takes advantage of plant variety right representation to engage in operations outside of the scope of plant variety right representation services prescribed in Clause 1 Article 25 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When there are grounds backing for the revocation of the practicing certificate according to Clause 1 of this Article, within 15 days, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a decision to revoke the practicing certificate of plant variety right representation services and disclose the information on its web portal.

Article 31. Recognition of plant variety right representation service providers

1. Organizations meeting the conditions prescribed in Point 2 Clause 66 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022 requesting recognition as plant variety right representation service providers shall submit applications to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. An application includes:

a) Application requesting recognition as a plant variety right representation service provider following Form No. 29 enclosed herewith;

b) List of members with practicing certificates of plant variety right representation services and certified copies of recruitment decisions or labor contracts with such members.

2. Within 15 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assess it.

a) If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a notification of recognition of the plant variety right representation service provider, return the results to the applicant, and disclose the information on its web portal.

b) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide answers and explanations for the applicant in writing.

Article 32. Re-recognition of plant variety right representation service providers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Application requesting re-recognition as a plant variety right representation service provider following Form No. 30 enclosed herewith;

b) List of members with practicing certificates of plant variety right representation services and certified copies of recruitment decisions or labor contracts with such members.

2. Within 10 days after receiving the adequate application, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall assess it.

a) If the application is valid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall issue a notification of re-recognition of the plant variety right representation service provider, return the results to the applicant, and disclose the information on its web portal.

b) If the application is invalid, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall provide answers and explanations for the applicant in writing.

Article 33. Removal of names of plant variety right representation service providers

1. A plant variety right representation service provider shall have its name removed in the following cases:

a) It terminates its plant variety right representation service business;

b) It no longer meets one of the conditions for eligibility for the right representation service business prescribed in Clause 66 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Intellectual Property 2022;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) It commits a severe violation during plant variety right representation services;

dd) It takes advantage of plant variety right representation to engage in operations outside of the scope of plant variety right representation services prescribed in Clause 1 Article 25 of this Decree.

2. If a plant variety right representation service provider violates the regulations prescribed in Clause 1 hereof, the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall consider issuing a decision to remove the name of such provider and disclose the information on its web portal.

Article 34. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam and concerned ministries and central authorities

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall perform the state management of rights to plant varieties nationwide, implement this Decree, and shall:

a) Issue, re-issue, suspend, and terminate the validity of plant variety protection titles;

b) Develop and promulgate guiding documents or National Standards on DUS testing for new plant varieties;

c) Disseminate and universalize laws, provide training and advanced training in knowledge and skills in plant variety right protection;

d) Inspect and handle administrative violations during the implementation of plant variety right protection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Manage plant variety right representation operations; recognize, re-recognize, remove names, and record amendments to the information of plant variety right representation service providers; issue, re-issue, and revoke practicing certificates of plant variety right representation services;

g) Inspect activities of training in plant variety right laws and operations of right representation service providers;

h) Organize operations of information and statistics concerning plant variety right protection;

i) Update the database on plant variety protection at its web portal and the web portals of competent authorities of UPOV.

2. Ministries, ministerial agencies, and governmental agencies shall, within their assigned tasks and entitlements, carry out tasks of state management of rights to plant varieties as prescribed by laws.

Article 35. Responsibilities of People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities

1. Disseminate, universalize, and implement plant variety right protection policies and laws.

2. Inspect and handle administrative violations during the implementation of plant variety right protection.

3. Direct People’s Committees of district-level cities, districts, and district-level towns to implement state management measures concerning local plant variety right protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36. Entry into force

1. This Decree comes into force as of November 15, 2023.

2. The following documents cease to have effect from the effective date of this Decree:

a) Decree No. 88/2010/ND-CP dated August 16, 2010 of the Government of Vietnam;

b) Circular No. 16/2013/TT-BNNPTNT dated February 28, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam;

c) Circular No. 03/2021/TT-BNNPTNT dated June 22, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

Article 37. Transitional provision

Applications for plant variety registration submitted to competent authorities before the effective date of this Decree shall continue to comply with legislative documents effective at the time of submission. However, regarding regulations on amendments to protection registration applications and DUS testing, comply with this Decree if any procedure arises after the effective date of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.674

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.140.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!