Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 04/2003/TTLT/BVHTT-BXD Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Hồng Quân, Phạm Quang Nghị
Ngày ban hành: 24/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN-BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD

Hà Nội , ngày 24 tháng 1 năm 2003

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN, BỘ XÂY DỰNG SỐ 04/2003/TTLT/BVHTT-BXD NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ HƯỚNG DẪN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KIẾN TRÚC

Căn cứ Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự (dưới đây viết tắt là Nghị định 76/CP);
Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (dưới đây viết tắt là Nghị định 60/CP);
Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Xây dựng hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc như sau:

I. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

Một số thuật ngữ được hiểu như sau:

1. "Tác phẩm kiến trúc" theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị định 76/CP là các bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng.

Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.

Mô hình, sa bàn và bản thuyết minh (nếu có) về ngôi nhà cụ thể, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là bộ phận không tách rời của tác phẩm kiến trúc, nhưng không thay thế bản vẽ thiết kế để được coi là tác phẩm độc lập.

2. "Sáng tạo tác phẩm kiến trúc" được hiểu là hoạt động tư duy của tác giả trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm thể hiện dưới dạng bản vẽ thiết kế.

3. "Sao chép tác phẩm kiến trúc" là hành vi vẽ lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc.

4. "Sao chụp tác phẩm kiến trúc" là hành vi làm ra các bản sao giống hệt như tác phẩm kiến trúc hoặc một phần tác phẩm kiến trúc bằng cách chụp ảnh, photocopy hoặc bằng các phương pháp tương tự khác.

5. "Bản sao tác phẩm kiến trúc" là bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc.

6. "Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc" là cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

7. "Tác phẩm kiến trúc đồng tác giả" là tác phẩm do từ hai tác giả trở lên cùng sáng tạo ra.

8. "Tác phẩm kiến trúc khuyết danh" là tác phẩm kiến trúc không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố, phổ biến.

9. "Tác phẩm kiến trúc không rõ tác giả" là tác phẩm kiến trúc khi công bố, phổ biến chưa xác định được tác giả.

10. "Tác phẩm kiến trúc di cảo" là tác phẩm kiến trúc được công bố, phổ biến lần đầu tiên sau khi tác giả đã qua đời.

11. "Công bố, phổ biến tác phẩm kiến trúc" là việc thể hiện cho công chúng biết về tác phẩm thông qua xuất bản, thuyết trình, trưng bày hoặc giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

II.TÁC PHẨM KIẾN TRÚC ĐƯỢC BẢO HỘ:

1. Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ tại Việt Nam:

1.1. Tác phẩm kiến trúc của tác giả là công dân Việt Nam;

1.2. Tác phẩm kiến trúc thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam;

1.3. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể hiện như quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này ở Việt Nam;

1.4. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam;

1.5. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

2. Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này và không là đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp, không có nội dung như quy định tại khoản 1 Điều 749 Bộ Luật Dân sự.

III. TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Tác giả của tác phẩm kiến trúc:

Tác giả của tác phẩm kiến trúc là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm kiến trúc.

2. Đồng tác giả tác phẩm kiến trúc:

Những người cùng trực tiếp sáng tạo ra một tác phẩm kiến trúc là đồng tác giả của tác phẩm kiến trúc đó.

3. Người hỗ trợ, góp ý kiến, cung cấp tư liệu, thực hiện công việc thiết kế theo chỉ dẫn, quản lý thiết kế, tư vấn cho người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc không phải là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm kiến trúc.

IV. CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc đồng thời là tác giả:

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc trong trường hợp tác giả sử dụng thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình để thực hiện công việc sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc, bao gồm các trường hợp sau:

1.1. Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng;

1.2. Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng.

2. Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc không đồng thời là tác giả:

Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp tài chính hoặc các điều kiện có tính chất quyết định đối với công việc sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc cho tác giả là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bao gồm các trường hợp sau:

2.1. Tác phẩm kiến trúc do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ được giao thì cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc;

2.2. Tác phẩm kiến trúc do tác giả sáng tạo theo hợp đồng ký kết giữa một bên là tác giả hoặc tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân, nơi tác giả làm việc, với một bên là cá nhân, tổ chức thuê thiết kế và đã trả trọn gói để được sở hữu tác phẩm kiến trúc;

2.3. Tác phẩm kiến trúc được sáng tạo trong các cuộc thi mà điều lệ cuộc thi đã xác định quyền sở hữu tác phẩm kiến trúc không thuộc về tác giả;

2.4. Tác phẩm kiến trúc được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao cho người khác theo hợp đồng hoặc cho, biếu, tặng hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

V. QUYỀN CỦA TÁC GIẢ, QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Thời điểm phát sinh quyền tác giả:

Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc phát sinh ngay sau khi ý tưởng sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới dạng bản vẽ thiết kế, không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố; đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

2. Quyền của tác giả tác phẩm kiến trúc:

Theo quy định tại các Điều 750, 751, 752, 755 Bộ Luật Dân sự, các Điều 8, 10 Nghị định 76/CPMục III, Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT ngày 10/5/2001 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP ngày 26/11/1996, Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự (dưới đây viết tắt là Thông tư 27/2001/TT-BVHTT), quyền của tác giả tác phẩm kiến trúc bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản.

2.1. Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

2.1.1. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân không được chuyển giao cho người khác, bao gồm:

a. Đặt tên cho tác phẩm;

b. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;

c. Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

2.1.2. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình dưới các hình thức như: xuất bản, tái bản, sao chép tác phẩm; trưng bày tác phẩm trước công chúng; truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng bất kỳ phương tiện hoặc cách thức nào; phân phối tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm bằng cách bán, cho thuê hoặc bằng cách khác; nhập khẩu các bản sao tác phẩm của mình từ nước ngoài vào Việt Nam;

b. Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình dưới các hình thức như: xây dựng, sao chép, sao chụp lại tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

2.1.3. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền tài sản được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Được hưởng nhuận bút;

b. Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;

c. Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như: xây dựng, xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm; cho thuê;

d. Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.

2.2. Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

2.2.1. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân không được chuyển giao cho người khác, bao gồm:

a. Đặt tên cho tác phẩm;

b. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;

c. Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

2.2.2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền tài sản được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Được hưởng nhuận bút;

b. Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;

c. Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.

Việc hưởng các quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm này, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc.

2.3. Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung đối với tác phẩm kiến trúc và được hưởng các quyền của tác giả theo quy định tại Điểm 2 Mục V của Thông tư này. Việc sử dụng, định đoạt tác phẩm kiến trúc phải được sự thoả thuận của tất cả các đồng tác giả, nếu có đồng tác giả đã chết thì phải được sự thoả thuận của người thừa kế hợp pháp của đồng tác giả đó.

Trong trường hợp tác phẩm kiến trúc do các đồng tác giả sáng tạo gồm các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì mỗi tác giả có quyền sử dụng riêng biệt phần của mình và được hưởng quyền tác giả đối với phần đó theo quy định tại Điểm 2 Mục V của Thông tư này, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.

3. Quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

Theo quy định tại các Điều 753, 756 của Bộ Luật Dân sựĐiều 9 của Nghị định 76/CP, và Mục III Thông tư 27/2001/TT-BVHTT quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc không đồng thời là tác giả bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản sau:

3.1. Các quyền nhân thân có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

3.1.1. Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm kiến trúc thuộc quyền sở hữu của mình dưới các hình thức như: xuất bản, tái bản, sao chép tác phẩm; trưng bày tác phẩm trước công chúng; truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng bất kỳ phương tiện hoặc cách thức nào; phân phối tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm bằng cách bán, cho thuê hoặc bằng cách khác; nhập khẩu các bản sao tác phẩm của mình từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác;

3.1.2. Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm kiến trúc thuộc quyền sở hữu của mình dưới các hình thức như: xây dựng, sao chép, sao chụp lại tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác.

3.2. Các quyền tài sản được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

3.2.1. Xây dựng, xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm;

3.2.2. Cho thuê.

Việc hưởng các quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc không đồng thời là tác giả quy định tại điểm này, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.

4. Quyền yêu cầu bảo hộ các quyền của tác giả và quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

Theo quy định tại Điều 759 của Bộ Luật Dân sựĐiều 7 Nghị định 76/CP thì khi quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm bị xâm hại, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, được thực hiện theo trình tự và thủ tục quy định hiện hành về khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tại toà hành chính, dân sự hoặc hình sự.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, quy định chi tiết tại Mục VIII Thông tư này.

5. Giới hạn quyền tác giả:

5.1. Quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc được bảo hộ trên cơ sở thoả thuận giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc và bên sử dụng tác phẩm kiến trúc theo hợp đồng sử dụng tác phẩm kiến trúc quy định tại Mục VI Thông tư này và các quy định của pháp luật về xây dựng.

5.2. Các bản vẽ thiết kế cấu thành tác phẩm kiến trúc khi đưa vào xây dựng phải tuân theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:

Theo quy định tại Điều 766 Bộ Luật Dân sự Điều 14 Nghị định 76/CP, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Đối với tác phẩm kiến trúc đồng tác giả thì, thời hạn 50 năm được tính từ khi đồng tác giả cuối cùng chết.

7. Chuyển giao, thừa kế quyền tác giả:

7.1. Theo quy định tại Điều 763 Bộ Luật Dân sự Khoản 1, Điều 8 Nghị định 76/CP thì các quyền nhân thân và tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm 2.1.2.(a) và 2.1.2.(b) và điểm 2.1.3.(a) đến 2.1.3.(d) Mục này; các quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm 2.2.2.(a) đến 2.2.2.(c) Mục này; các quyền nhân thân và tài sản của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm 3 Mục này được quyền chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật.

7.2. Theo quy định tại Điều 764, 765 Bộ Luật Dân sự Điều 13 Nghị định 76/CP thì, người thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc được hưởng các quyền nhân thân quy định tại điểm 2.1.2.(a) và 2.1.2.(b), các quyền tài sản quy định tại các điểm 2.1.3.(a) đến 2.1.3.(d) Mục này; người thừa kế của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được hưởng các quyền tài sản quy định tại điểm 2.2.2.(a) đến 2.2.2.(c) Mục này; người thừa kế của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả được hưởng các quyền nhân thân và tài sản quy định tại điểm 3 của Mục này.

Trong trường hợp không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản, thì các quyền đó thuộc Nhà nước.

Trong trường hợp người thừa kế của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chết trước khi hết thời hạn bảo hộ thì người thừa kế của người đó được hưởng các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm quy định tại điểm này cho đến hết thời hạn bảo hộ. Người hưởng thừa kế các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền đó cho người khác.

Đối với tác phẩm kiến trúc đồng tác giả mà các đồng tác giả là chủ sở hữu chung hợp nhất đối với tác phẩm kiến trúc, nếu có đồng tác giả chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thì các quyền về tài sản của đồng tác giả đó thuộc Nhà nước.

VI. SỬ DỤNG TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

Việc sử dụng tác phẩm kiến trúc phải được thực hiện bằng hợp đồng sử dụng tác phẩm kiến trúc giữa một bên là tác giả hoặc tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân, nơi tác giả làm việc, với một bên là cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm kiến trúc.

Theo các quy định từ Điều 767 đến Điều 772 Bộ Luật Dân sự, từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định 76/CP thì nội dung hợp đồng sử dụng tác phẩm kiến trúc gồm các điều khoản chủ yếu về hình thức sử dụng tác phẩm; phạm vi, thời hạn sử dụng tác phẩm; mức nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác; phương thức thanh toán; trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; các nội dung khác do các bên thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng.

Việc ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm đồng tác giả phải có sự thoả thuận của các đồng tác giả, hoặc người được chuyển giao quyền của đồng tác giả với bên sử dụng tác phẩm về các nội dung quy định tại điểm này. Các đồng tác giả hoặc người được chuyển giao quyền của đồng tác giả và bên sử dụng tác phẩm đều phải ký tên trên hợp đồng.

VII. ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN SỞ HỮU TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Đăng ký:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 762 Bộ Luật Dân sự, các quy định tại Chương V Nghị định 76/CPMục V Thông tư 27/2001/TT-BVHTT thì các cá nhân, tổ chức là tác giả, đồng tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền trực tiếp, hoặc uỷ quyền cho cá nhân hoặc Tổ chức dịch vụ bản quyền, Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cư trú.

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:

2.1. Đơn xin đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm;

Đơn xin đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm phải được viết bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc người được uỷ quyền nộp đơn ký tên. Đơn của pháp nhân phải được ký tên, đóng dấu theo quy định;

2.2. Tác phẩm kiến trúc đăng ký bản quyền tác giả, được lập thành hai bản, trong đó thể hiện đủ và rõ ý tưởng sáng tạo của tác phẩm kiến trúc bằng bản vẽ thiết kế và hai bộ ảnh đen trắng đối với sa bàn và mô hình (nếu có);

2.3. Bản sao hợp pháp của các tài liệu, giấy tờ có liên quan. Các tài liệu, giấy tờ này nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng hợp lệ;

3. Trách nhiệm cấp đăng ký bản quyền tác giả:

3.1. Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xem xét hồ sơ xin đăng ký bản quyền tác giả và trả kết quả tại nơi thụ lý hồ sơ ban đầu trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như quy định tại điểm này. Trường hợp không cấp đăng ký bản quyền tác giả thì Cục Bản quyền Tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

3.2. Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn người đến đăng ký làm các thủ tục xin đăng ký, tiếp nhận và gửi hồ sơ xin đăng ký bản quyền tác giả đến Cục Bản quyền tác giả ngay sau khi thụ lý hồ sơ hợp lệ như quy định tại điểm này; thu lệ phí đăng ký quyền tác giả theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những chi phí phát sinh do chuyển hồ sơ; trả kết quả cho người đến nộp hồ sơ ngay sau khi nhận được kết quả từ Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin.

4. Cá nhân, tổ chức được đăng ký bản quyền tác giả phải nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước.

5. Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin có quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận bản quyền tác giả trong trường hợp xác định người được đăng ký bản quyền tác giả không phải là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những trường hợp tác phẩm không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả.

6. Các loại giấy chứng nhận bản quyền tác giả tác phẩm kiến trúc do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin cấp trước ngày Bộ Luật Dân sự có hiệu lực thi hành vẫn có hiệu lực. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc được hưởng các quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả, phải có đơn nêu rõ lý do và nộp hồ sơ theo quy định tại Mục VII - 2 Thông tư này.

VIII. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP VI PHẠM:

1. Theo quy định tại Điều 33 và Điều 36 Nghị định số 76/CP:

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc khi bị người khác xâm hại quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu hoặc khiếu nại Thanh tra Nhà nước về Văn hoá - Thông tin (Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin) hoặc Toà án Nhân dân để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Cá nhân, tổ chức khi phát hiện hành vi xâm hại quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc, có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Bộ Văn hoá - Thông tin (Cục Bản quyền tác giả), Sở Văn hoá - Thông tin hoặc các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin, Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với Vụ Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch Bộ Xây Dựng, Thanh tra chuyên ngành xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc xử lý theo thẩm quyền.

2. Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện quyền quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả trong cả nước, có trách nhiệm:

2.1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả trên phạm vi cả nước;

2.2. Trả lời các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả hoặc chuyển cho cơ quan Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

2.3. Phối hợp với các Sở Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan hữu quan để xử lý kịp thời hành vi vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả.

3. Sở Văn hoá - Thông tin hoặc Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao là cơ quan giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyền quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả ở địa phương, có trách nhiệm:

3.1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về quyền tác giả tại địa phương;

3.2. Trả lời các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả hoặc yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

3.3. Phối hợp với Cục Bản quyền tác giả, Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin Thanh tra chuyên ngành xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc và các cơ quan hữu quan để xử lý kịp thời những hành vi vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả.

4. Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 76/CP.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin, Vụ Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo quy định tại Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc hoặc có nội dung chưa rõ thì các cá nhân, tổ chức liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Xây dựng để hướng dẫn bổ sung.

Nguyễn Hồng Quân

(Đã ký)

Phạm Quang Nghị

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 04/2003/TTLT/BVHTT-BXD

Hanoi, January 24, 2003

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE COPYRIGHT OVER ARCHITECTURAL WORKS

Pursuant to the Government's Decree No. 76/CP of November 29, 1996 guiding the implementation of a number of provisions on copyright in the Civil Code (hereinafter referred to as Decree No. 76/CP for short);
Pursuant to the Government's Decree No. 60/CP of June 6, 1997 guiding the implementation of the Civil Code's provisions on civil relations involving foreign elements (hereinafter referred to as Decree No. 60/CP for short);
The Culture and Information Ministry and the Construction Ministry hereby jointly guide the copyright over architectural works as follows:

I. INTERPRETATION OF TERMS:

The following terms shall be understood as follows:

1. "Architectural works" defined in Clause 8, Article 4 of Decree No. 76/CP are design drawings which express creative ideas about houses, construction works, spatial planning (construction planning), whether materialized or not.

Architectural works include design drawings of ground planes, elevation, cross-section, perspective, expressing the creative ideas about houses, works, complex of architectural works, spatial arrangement, landscape architecture of an area or

Models, clay layouts and descriptions (if any) of specific houses, construction works or spatial planning are considered inseparable parts of architectural works, but cannot substitute for design

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. "Reproduction of architectural works" means acts of re-drawing part or the whole of architectural works.

4. "Copying of architectural works" means acts of making duplicates of architectural works or parts thereof by photographing, photocopying or similar methods.

5. "Duplicates of architectural works" are reproduced or copied versions of part or the whole of such architectural works.

6. "Owners of architectural works" are individuals or legal persons that own the copyright over such works as prescribed by law.

7. "Co-authored architectural works" are works created jointly by two or more authors.

8. "Anonymous architectural works" are architectural works without the authors' names (real names or pen names) inscribed on such works when they are published or popularized.

9. "Architectural works with unidentified authors" are architectural works whose authors are unidentified when they are published or popularized.

10. "Posthumous architectural works" are architectural works published or popularized for the first time after their authors' death.

11. "Announcement and popularization of architectural works" mean the publicization of such works via publication, description, display or advertisement on the mass media.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The following architectural works shall be protected in Vietnam:

1.1. Architectural works whose authors are Vietnamese citizens;

1.2. Architectural works under the ownership of Vietnamese citizens, legal persons or organizations;

1.3. Architectural works of foreigners and foreign legal persons, which are created and expressed in Vietnam according to the provisions at Point 1, Section I of this Circular;

1.4. Architectural works of foreigners and foreign legal persons, which are announced or popularized for the first time in Vietnam;

1.5. Architectural works of foreigners and foreign legal persons, which are protected in Vietnam under the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

2. Architectural works, which are protected in Vietnam according to the provisions in Article 1, Section I of this Circular, other than industrial property protection objects, and have no contents specified in Clause 1, Article 749 of the Civil Code.

III. AUTHORS OF ARCHITECTURAL WORKS:

1. Authors of architectural works:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Co-authors of architectural works:

Persons who join in directly creating an architectural work are co-authors of such architectural work.

3. Persons who support, give comments, supply materials, conduct the designing work under guidance, manage the designing, give advice to persons directly creating architectural works are not authors or co-authors of such architectural works.

IV. OWNERS OF ARCHITECTURAL WORKS:

1. Owners-cum-authors of architectural works:

Authors of architectural works shall be concurrently their owners in cases where the authors use their time, finance and other material conditions for creating their architectural works, including the following cases:

1.1. Authors are concurrently owners of part or the whole of works they have created, except for works created under assigned tasks or under contracts;

1.2. Co-authors are co-owners of works they have jointly created, except for works created under assigned tasks or under contracts;

2. Owners of architectural works who are not concurrently their authors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Where architectural works are created by authors under assigned tasks, the agencies or organizations which assign the tasks shall be owners of such architectural works;

2.2. Where architectural works are created by authors under contracts signed between one party being the authors or designing organizations having the legal person status where the authors work, and the other party being individuals or organizations that hire the designing and have made package payments therefore in order to own such architectural works;

2.3. Where architectural works are created in competitions with their rules determining that the ownership over such architectural works does not belong to authors;

2.4. Where architectural works are transferred by their authors or owners to other persons under contracts, donated, presented as gifts, or inherited according to the provisions of law.

V. RIGHTS OF AUTHORS, RIGHTS OF OWNERS OF ARCHITECTURAL WORKS

1. Time when author's rights arise:

The author's rights over architectural works shall arise right after the authors' creative ideas are expressed in form of design drawings, regardless of whether such works have been made public or not; registered for protection or not.

2. Rights of authors of architectural works:

According to the provisions of Articles 750, 751, 752 and 755 of the Civil Code, Articles 8 and 10 of the Government's Decree No. 76/CP and Section III of the Culture and Information Ministry's Circular No. 27/2001/TT-BVHTT of May 10, 2001 guiding the implementation of Decree No. 76/CP of January 26, 1996, the Government's Decree No. 60/CP of June 6, 1997 guiding the implementation of a number of the Civil Code's provisions on copyright (hereinafter referred to as Circular No. 27/2001/TT-BVHTT for short), rights of authors of architectural works include personal rights and property rights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.1. Authors-cum-owners of architectural works shall have the non-transferable personal rights, including:

b/ Right to have their real names or pen names inscribed on their works; or state their real names or pen names when their works are made public, popularized or used;

2.1.2. Authors-cum-owners of architectural works shall have the personal rights, which can be wholly or partially transferred to other persons under written contracts, donated, presented as gifts, or inherited according to the provisions of law, including:

a/ Right to announce, popularize or let other persons announce or popularize their works in such forms as: publication, re-publication, reproduction of works; display of works to the public; communication of works to the public by any means or in any form; distribution of works or duplicates thereof by selling, leasing or other modes; import of duplicates of their works into Vietnam from foreign countries;

2.1.3. Authors-cum-owners of architectural works shall have the property rights, which can be wholly or partially transferred to other persons under written contracts, donated, presented as gifts, or inherited according to the provisions of law, including:

2.2. For authors who are not concurrently owners of architectural works:

2.2.1. Authors who are not concurrently owners of architectural works shall have the non-transferable personal rights, including:

b/ Right to have their real names or pen names inscribed on their works; or state their real names or pen names when their works are made public, popularized or used;

2.2.2. Authors who are not concurrently owners of architectural works shall have the personal rights which can be wholly or partially transferred to other persons under written contracts, donated, presented as gifts, or inherited according to the provisions of law, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. Co-authors who are co-owners of architectural works shall be entitled to enjoy the author's rights provided for at Point 2, Section V of this Circular. The use and disposal of architectural works must be agreed upon by all co-authors. If any co-author dies, the consent of his/her lawful heir is required.

In cases where an architectural work created by co-authors consists of separable parts for independent use, each author shall have the right to use their own separate part and enjoy the author's rights over such part according to the provisions at Point 2, Section V of this Circular, provided that the co-authors do not otherwise agree.

3. Rights of owners of architectural works:

According to the provisions in Articles 753 and 756 of the Civil Code, Article 9 of Decree No. 76/CP and Section III of Circular No. 27/2001/TT-BVHTT, rights of owners of architectural works, who are not concurrently authors thereof, include the following personal and property rights:

3.1. Personal rights which can be wholly or partially transferred to other persons under written contracts, donated, presented as gifts, or inherited according to the provisions of law, including:

3.1.1. Right to announce, popularize or let other persons announce or popularize their works in such forms as: publication, re-publication, reproduction of works; display of works to the public; communication of works to the public by any means or in any form; distribution of works or duplicates thereof by selling, leasing or other modes; import of duplicates of their works into Vietnam from abroad, except otherwise agreed upon by authors and owners of such works;

3.1.2. Right to permit or not permit other persons to use their works in such forms as: materialization into construction, reproduction or copying of works in any forms, except otherwise agreed upon by authors and owners of such works.

3.2. Property rights which can be wholly or partially transferred to other persons under written contracts, donated, presented as gifts, or inherited according to the provisions of law, including:

3.2.1. Right to materialize into construction, publish, re-publish, display or exhibit works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The enjoyment of the property rights by owners who are not concurrently authors of architectural works as defined at this Point shall be effected on the basis of contracts between authors and owners of such architectural works.

4. Right to request the protection of rights of authors and owners of architectural works:

According to the provisions in Article 759 of the Civil Code and Article 7 of Decree No. 76/CP, when the rights of authors or owners of works are infringed upon, the work authors or owners have the right to request persons committing infringing acts or competent State agencies to compel persons committing infringing acts to stop their acts, make apologies, public corrections or compensations for damage.

The right to request the competent State agencies to effect the protection of the rights and legitimate interests of work authors and owners shall be exercised according to the current regulations on order and procedures for lodging complaints or denunciations or initiating lawsuits at administrative, civil or criminal court.

The competence to settle complaints and denunciations of work authors and owners are specified in Section VIII of this Circular.

5. Limitations of the author's rights:

5.1. Rights of authors, rights of owners of architectural works shall be protected on the basis of agreement between authors as well as owners of such architectural works and users thereof under contracts for use of architectural works prescribed in Section VI of this Circular and the provisions of the construction legislation.

5.2. Design drawings as constituents of architectural works, when being materialized into construction, must comply with the provisions of the construction legislation.

6. The duration for protection of the author's rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Transfer and inheritance of the author's rights:

7.1. According to the provisions in Article 763 of the Civil Code and Clause 1, Article 8 of Decree No. 76/CP, the personal and property rights of authors-cum-owners of architectural works as defined at Points 2.1.2 (a), 2.1.2. (b), 2.1.3 (a) thru 2.1.3. (d) of this Section; the property rights of authors who are not concurrently owners of architectural works defined at Points 2.2.2 (a) thru 2.2.2 (c) of this Section; the personal and property rights of owners of architectural works defined at Point 3 of this Section can be wholly or partially transferred to other persons under written contracts, donated, presented as gifts, or inherited according to the provisions of law.

7.2. According to the provisions in Articles 764 and 765 of the Civil Code and Article 13 of Decree No. 76/CP, heirs of authors-cum-owners of architectural works shall be entitled to enjoy the personal rights defined at Points 2.1.2 (a) and 2.1.2. defined at Points 2.1.3 (a) thru 2.1.3. (d)

In cases where there is no heir, heirs disclaim the inheritance or heirs are not entitled to inheritance, such rights shall belong to the State.

In cases where heirs of work authors or owners die before the expiry of the protection duration, the former's heirs shall enjoy the rights of work authors or owners defined at this Point till the expiry of the protection duration. Persons inheriting the rights of work authors or owners can partially or wholly transfer such rights to other persons.

For co-authored architectural works where co-authors are composite co-owners of such architectural works, when a co-author dies without any heir or his/her heir renounces the inheritance or is not entitled to the inheritance, the property rights of such co-author shall belong to the State.

VI. USE OF ARCHITECTURAL WORKS

The use of architectural works must be effected by mode of contracts for use of architectural works between one party being their authors or designing organizations with the legal person status where the authors work, and the other party being individuals or organizations that use such architectural works.

According to the provisions in Articles 767 thru 772 of the Civil Code, Articles 15 thru 18 of Decree No. 76/CP, the contents of the contracts for use of architectural works include clauses principally on the forms of work use; scope and duration of work use; royalties, remunerations and other material benefits; payment modes; liabilities of each party for breaching contracts; and other contents agreed upon by the parties in compliance with the current law provisions on contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII. REGISTRATION OF AUTHOR'S RIGHT AND OWNERSHIP RIGHT OVER ARCHITECTURAL WORKS

1. Registration:

According to the provisions at Point a, Clause 1, Article 762 of the Civil Code, the provisions in Chapter V of Decree No. 76/CP and Section V of Circular No. 27/2001/TT-BVHTT, individuals and/or organizations being authors or co-authors of architectural works can directly register, or authorize copyright service-providing individuals or organization, or organizations collectively managing the copyright to register the copyright thereof at the Copyright Department of the Ministry of Culture and Information or the Culture and Information Services of the provinces or centrally-run cities where authors or owners of works reside.

2. A copyright registration dossier includes:

2.1. An application for registration of author's right or ownership right;

The application for registration of author's right or ownership right must be written in Vietnamese and signed by the work author or owner or the person authorized to submit the application. Applications of legal persons must be signed and sealed according to the regulations;

2.2. Architectural works to be registered for copyright shall be made in two copies, which fully and clearly express the creative ideas of the architectural works in design drawings, and two sets of black and white photos of clay layouts and models (if any);

2.3. Lawful copies of relevant documents and papers. Those documents and papers, if in foreign languages, must be enclosed with their lawfully notarized Vietnamese translations.

3. Responsibility to grant copyright registrations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. The Culture and Information Services of the provinces and centrally-run cities shall have to guide registration applicants to carry out the procedures for registration, receive and transfer dossiers of application for copyright registration to the Copyright Department right after accepting valid dossiers as prescribed at this Point; collect copyright registration fee as prescribed by the competent State agencies and expenses incurred due to dossier transfer; and notify results to the dossier applicants right after receiving them from the Culture and Information Ministry's Copyright Department.

4. Individuals and organizations that are granted copyright registration shall have to pay the fee therefore as prescribed by the State.

5. The director of the Culture and Information Ministry's Copyright Department can grant and withdraw copyright certificates in cases where he/she identifies that copyright registration grantees are neither authors nor owners of registered works and where works are not protectable objects according to the provisions of the copyright legislation.

6. Assorted certificates of copyright of architectural works granted by Vietnam Copyright Protection Firm, Vietnam Copyright Protection Agency or the Copyright Department of the Ministry of Culture and Information before the effective date of the Civil Code shall continue to be valid. Authors and owners of architectural works shall enjoy the rights provided for by the Civil Code.

Authors and owners of architectural works who wish to apply for re-granting or renewal of certificates of copyright certificates shall have to submit applications clearly stating the reasons therefore and file dossiers according to the provisions in Section VII - 2 of this Circular.

VIII. INSPECTION, EXAMINATION AND HANDLING OF DISPUTES AND VIOLATIONS:

1. According to the provisions in Articles 33 and 36 of Decree No. 76/CP:

Authors and/or owners of architectural works, when having their rights infringed upon by other persons, shall have the right to request the infringers to stop their infringing acts, make apologies or public corrections, and pay damage compensations; request or lodge complaints to the Culture and Information State Inspectorates (the Inspectorate of the Culture and Information Ministry or inspectorates of the provincial/municipal Culture and Information Services) or the People's Courts to consider and handle such infringements according to their competence.

Individuals and organizations, upon detecting acts of infringing upon the rights of authors or owners of architectural works, shall have the right to lodge complaints or denunciations to the Culture and Information Ministry (the Copyright Department), the provincial-municipal Culture and Information Services or other State agencies competent to handle them according to their respective competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Culture and Information Ministry's Copyright Department shall exercise the State management over the copyright protection throughout the country, having the following responsibilities:

2.1. To guide and inspect the observance of the provisions of the copyright legislation throughout the country;

2.2. To reply to complaints and denunciations related to the copyright protection or forward them to the Inspectorate of the Culture and Information Ministry, the inspectorates of the provincial/municipal Culture and Information Services or the competent State agencies for handling according to the provisions of law;

2.3. To coordinate with the provincial/municipal Culture and Information Services, the Inspectorate of the Culture and Information Ministry and the concerned agencies for timely handling of acts of violating the provisions of the copyright legislation.

3. The provincial/municipal Culture and Information Services or the provincial/municipal Culture, Information and Sport Services shall assist the People's Committees of the provinces or centrally-run cities in exercising the State management over the copyright protection in their respective localities, having the following responsibilities:

3.1. To guide and inspect the observance of the provisions of the copyright legislation in their respective localities;

3.2. To reply to complaints and denunciations related to the copyright protection or request the competent State agencies to handle them according to the provisions of law;

3.3. To coordinate with the Culture and Information Ministry's Copyright Department and Inspectorate, the specialized Construction Inspectorate, the provincial/municipal Construction Services or the provincial/municipal Planning and Architecture Services and the concerned agencies in promptly handling acts of violating the provisions of the copyright legislation.

4. The Inspectorate of the Culture and Information Ministry and the inspectorates of the provincial/municipal Culture and Information Services shall perform the function of specialized culture and information inspection according to the provisions in Article 34 of Decree No. 76/CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Culture and Information Ministry's Copyright Department and the Construction Ministry's Architecture and Planning Management Department shall have to guide the protection of copyright over architectural works according to the provisions of this Circular.

2. This Circular takes effect 15 days after its signing.

Any problems arising in the course of implementation of this Circular or unclear contents should be promptly reported by the concerned individuals and organizations to the Culture and Information Ministry and the Construction Ministry for additional guidance.

 

MINISTER OF CULTURE AND INFORMATION




Pham Quang Nghi

MINISTER OF CONSTRUCTION




Nguyen Hong Quan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint circular No. 04/2003/TTLT/BVHTT-BXD of January 24, 2003, guiding the copyright over architectural works

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.802

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.159.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!