VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/HD-VKSTC
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 7 năm 2021
|
HƯỚNG DẪN
MỘT
SỐ NỘI DUNG VỀ XÉT, ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Căn cứ Quy chế xét, đề nghị công nhận sáng kiến
trong ngành Kiểm sát nhân dân, ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-VKSTC
19/12/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 619);
trên cơ sở thực tiễn áp dụng Quy chế; Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn
về hình thức, nội dung, tiêu chí và hồ sơ xét, đề nghị công nhận sáng kiến
trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
I. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ XÉT, ĐỀ
NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Hình thức sáng kiến
Sáng kiến phải được thể hiện dưới 1 trong 3 hình thức
dưới đây:
- Giải pháp;
- Đề án, đề tài;
- Chuyên đề.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Nội dung sáng kiến phải liên quan đến
hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm giải pháp, đề án, đề tài, chuyên
đề về:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng
Ngành;
- Công tác phối hợp nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở các quy định của pháp luật;
- Các hoạt động khác của ngành Kiểm sát nhân dân.
2.2. Đối với tác giả của sáng kiến (Giải pháp, đề
án, đề tài, chuyên đề) được cơ quan có thẩm quyền (Sở Khoa học và công nghệ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh,...) giao, nghiệm thu, công nhận thì có thể đề nghị công
nhận sáng kiến trong ngành Kiểm sát nhân dân nếu nội dung sáng kiến có liên
quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân nêu trên, đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn này.
3. Thời hiệu thực hiện quyền
yêu cầu công nhận sáng kiến
Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực
hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm, kể từ ngày sáng kiến được đưa
vào áp dụng lần đầu.
4. Tiêu chí xét, đề nghị công
nhận sáng kiến
4.1. Tính mới
4.1.1. Đánh giá tính mới
Sáng kiến phải có tính mới; không trùng tên, nội
dung với sáng kiến, giải pháp của tác giả khác đã được công bố, áp dụng, công
nhận hoặc chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải
thực hiện.
Hội đồng xét, đề nghị công nhận sáng kiến (Hội đồng
sáng kiến) phải căn cứ vào công tác quản lý sáng kiến tại cấp mình, kết quả
công nhận sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân để xác định tính mới của sáng kiến.
4.1.2. Chấm điểm tính mới (Phụ
lục 3)
Hội đồng sáng kiến chấm điểm tính mới của sáng kiến
như sau:
- Sáng kiến có tính mới, giải quyết được khó khăn,
vướng mắc thuộc lĩnh vực công tác cụ thể, áp dụng lần đầu tại đơn vị. Nếu đạt,
chấm tối đa 20 điểm;
- Sáng kiến có tính mới, giải quyết được khó khăn,
vướng mắc thuộc lĩnh vực công tác cụ thể, áp dụng lần đầu tại đơn vị, đã áp dụng
hoặc có thể áp dụng tại một số đơn vị. Nếu đạt, chấm tối đa 30 điểm;
- Sáng kiến có tính mới, giải quyết được khó khăn,
vướng mắc thuộc lĩnh vực công tác cụ thể, áp dụng lần đầu tại đơn vị, đã áp dụng
hoặc có thể áp dụng tại tất cả các đơn vị. Nếu đạt, chấm tối đa 40 điểm.
4.2. Tính hiệu quả
4.2.1. Đánh giá tính hiệu quả
Hội đồng sáng kiến phải đánh giá tính hiệu quả của
sáng kiến, trong đó nêu rõ các tiêu chí sau đây:
- Cách thức triển khai áp dụng sáng kiến trên thực
tế;
- Phạm vi triển khai áp dụng sáng kiến;
- Thời gian áp dụng;
- Kết quả sau khi triển khai áp dụng, có số liệu cụ
thể so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp.
- Đánh giá khả năng áp dụng của sáng kiến trong phạm
vi (nội bộ đơn vị, một số đơn vị, tất cả các đơn vị trong, ngoài tỉnh hoặc toàn
Ngành).
4.2.2. Chấm điểm tính hiệu quả (Phụ lục 3)
Hội đồng sáng kiến chấm điểm tính hiệu quả như sau:
- Sáng kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao và điều kiện thực tế của đơn vị; mang lại hiệu quả trong công tác của đơn
vị. Nếu đạt, chấm tối đa 40 điểm;
- Sáng kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao và điều kiện thực tế của đơn vị; mang lại hiệu quả cao trong công tác và
đã áp dụng hoặc có thể áp dụng tại một số đơn vị. Nếu đạt, chấm tối đa 50 điểm;
- Sáng kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao và điều kiện thực tế của đơn vị; mang lại hiệu quả cao trong công tác và
đã áp dụng hoặc có thể áp dụng tại tất cả các đơn vị. Nếu đạt, chấm tối đa 60
điểm.
5. Sáng kiến được công nhận
5.1. Sáng kiến được công nhận cấp cơ sở phải
đạt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở chấm đạt từ 60
điểm trở lên, trong đó tính mới đạt từ 20 điểm trở lên, tính hiệu quả đạt từ 40
điểm trở lên và đề nghị công nhận.
Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở trình Hội đồng sáng kiến
ngành Kiểm sát nhân dân nếu tác giả có đơn đề nghị, sáng kiến được công nhận cấp
cơ sở và đạt tiêu chí theo tiểu mục 5.2 Hướng dẫn này.
5.2. Sáng kiến được công nhận ngành Kiểm sát nhân
dân phải đạt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng sáng kiến chấm đạt từ 80 điểm
trở lên, trong đó tính mới đạt từ 30 điểm trở lên, tính hiệu quả đạt từ 50 điểm
trở lên và đồng ý đề nghị công nhận sáng kiến cấp Ngành.
6. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận
sáng kiến
6.1. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến
cấp cơ sở áp dụng theo khoản 1 Điều 14 của Quy chế số 619.
6.2. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến
ngành Kiểm sát nhân dân được đóng thành 01 tập, gồm 02 phần như sau:
Phần 1: Các thủ tục đề nghị xét, công nhận sáng
kiến
- Đơn đề nghị công nhận sáng kiến (Phụ lục 1);
- Tờ trình của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở về việc
đề nghị công nhận sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân, kèm theo Biên bản họp hội
đồng;
- Tổng hợp phiếu chấm điểm sáng kiến (Phụ lục 4);
- Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở (Phụ lục 5);
- Hồ sơ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về
sáng kiến (nếu có).
Phần 2: Báo cáo sáng kiến
- Trang bìa ghi: Tên đơn vị, hình thức sáng kiến,
tên sáng kiến, tên tác giả, đồng tác giả, năm sáng kiến được nghiệm thu (Phụ lục 2);
- Trang tiếp theo: Văn bản liên quan đến việc giao
nghiên cứu sáng kiến, người chủ trì, người tham gia nghiên cứu, quyết định nghiệm
thu (nếu có) và nội dung của sáng kiến.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Hướng dẫn này.
Vụ Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, giải đáp những
vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2. Thủ trưởng đơn vị, Hội đồng xét, đề nghị công nhận
sáng kiến chịu trách nhiệm về các nhận xét, đánh giá và điểm chấm sáng kiến./.
Nơi nhận:
- Đ/c Viện trưởng VKSND tối cao (để
b/c);
- Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- VKSND cấp cao 1, 2, 3;
- VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trang tin điện tử VKSTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ 16.
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Hải Trâm
|
PHỤ
LỤC 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Mã số: ……..
(do Thường trực Hội đồng sáng kiến ghi)
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng
sáng kiến ………………
Tôi (chúng tôi) đứng tên dưới đây:
1. .…. (tự ghi tỷ lệ đóng góp của từng đồng
tác giả)
2. …... (tự ghi tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác
giả)
Là tác giả[1]
của (ghi rõ hình thức: giải pháp, đề án, đề tài hoặc chuyên đề):
- Tên sáng kiến: “………………………. ”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (Ghi theo nội dung
mục 2 của Hướng dẫn)
Nay, tôi (chúng tôi) đề nghị Hội đồng sáng kiến
xét, đề nghị công nhận sáng kiến nêu trên, cụ thể:
1. Mô tả cơ bản về sáng kiến:
1.1. Thực trạng vấn đề tồn tại, giải pháp đã
biết:
(Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, nhược điểm của
các giải pháp cũ dẫn đến phải có giải pháp mới để khắc phục)
1.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là
sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
- Nội dung giải pháp: (Nêu rõ giải pháp khắc phục
vấn đề đang tồn tại hoặc tính mới, ưu điểm so với giải pháp cũ là gì).
1.3. Sáng kiến đã được nghiệm thu (nếu
có, ghi Quyết định số ….. ngày/tháng/năm).
2. Tính hiệu quả của sáng kiến:
- Cách thức triển khai áp dụng sáng kiến trên thực
tế;
- Phạm vi triển khai áp dụng sáng kiến;
- Thời gian áp dụng;
- Kết quả sau khi triển khai áp dụng (có số liệu
cụ thể so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp).
- Đánh giá khả năng áp dụng của sáng kiến trong phạm
vi (nội bộ đơn vị, một số đơn vị, hoặc tất cả các đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh,
hoặc toàn ngành).
3. Các thông tin cần bảo mật:
4. Các tài liệu kèm theo:
5. Cam kết về tính trung thực của thông tin và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:
|
……., ngày ….
tháng …. năm…..
Tác giả (đồng tác giả) sáng kiến
(ký, ghi rõ họ tên người đề nghị)
|
XÁC NHẬN CỦA HỘI
ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ghi sau khi Hội
đồng sáng kiến cấp cơ sở xét)
1. Tên sáng kiến (ghi hình thức và tên sáng kiến)
……………………………………………
2. Tên tác giả, tỷ lệ % đóng góp của đồng tác giả
…………………………………………..
3. Tính mới: ……………………………………………………………………………………….
4. Tính hiệu quả: …………………………………………………………………………………
5. Khả năng áp dụng trong phạm vi: ……………………………………………………………
6. Đề nghị: (công nhận sáng kiến cấp cơ sở hay cấp
Ngành) ………………………………
|
Ngày …..tháng
……..năm …….
TM. HỘI ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
|
PHỤ
LỤC 2
PHỤ
LỤC 3
(dùng cho các thành
viên của Hội đồng)
TÊN ĐƠN VỊ
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
|
……….., ngày …..
tháng ….. năm……
|
PHIẾU CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
Họ và tên thành viên Hội đồng sáng kiến:
………………………………………………………..
STT
|
Tên sáng kiến
|
Tác giả
|
Chức vụ, chức
danh, đơn vị công tác
|
Tỷ lệ đóng góp
của tác giả
|
Hình thức sáng
kiến (ghi rõ: giải pháp, đề án, đề tài hay chuyên đề)
|
Điểm
|
Đề nghị
|
Ghi chú
|
STT
|
Họ và tên
|
Tính mới
|
Tính hiệu quả
|
Tổng điểm
|
Công nhận
|
Không công nhận
|
1
|
|
1
|
………….
|
|
%
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
………….
|
|
%
|
3
|
………….
|
|
%
|
2
|
|
1
|
………….
|
|
%
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
………….
|
|
%
|
|
THÀNH VIÊN HỘI
ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ
LỤC 4
(Dùng cho hồ sơ đề
nghị công nhận sáng kiến cấp Ngành)
TÊN ĐƠN VỊ
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/HĐSK
|
…………., ngày ……
tháng ….. năm…..
|
TỔNG HỢP
Phiếu chấm điểm sáng kiến
(lập trên phần mềm
excel)
STT
|
Tên sáng kiến
|
Tác giả
|
Chức vụ, chức
danh, đơn vị công tác
|
Tỷ lệ đóng góp
của tác giả
|
Hình thức sáng
kiến (ghi rõ: giải pháp, đề án, đề tài hay chuyên đề)
|
Tổng hợp kết quả
chấm điểm và đề nghị của Hội đồng*
|
Ghi chú
|
STT
|
Họ và tên
|
1
|
Ví dụ: Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi
hành án hình sự ngoài phạt tù tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
|
1
|
|
|
%
|
Ví dụ: Đề án
|
Ví dụ: 7/9
|
|
2
|
|
|
%
|
3
|
|
|
%
|
2
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP
(ký, ghi rõ họ tên)
|
TM. HỘI ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
|
______________________
* Chỉ ghi tỷ lệ số phiếu của thành viên Hội đồng
sáng kiến chấm đạt từ 80 điểm trở lên, trong đó tính mới đạt từ 30 điểm trở
lên, tính hiệu quả đạt từ 50 điểm trở lên và đồng ý đề nghị công nhận sáng kiến
cấp Ngành.
PHỤ
LỤC 5
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN
TỐI CAO
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ- ...
|
Hà Nội, ngày ...
tháng .... năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH
Công nhận sáng kiến cấp ……….năm…………..
VIỆN TRƯỞNG (THỦ
TRƯỞNG) ………………………
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, được
sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013;
Căn cứ Quy chế xét, đề nghị công nhận sáng kiến
trong ngành Kiểm sát nhân dân, ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-VKSTC
ngày 19/12/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Xét đề nghị của Hội đồng sáng kiến ………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận ....(ghi số lượng)
sáng kiến cấp ……. năm ... đối với .... (ghi số lượng) tác giả (có
danh sách kèm theo).
Điều 2. Các thành viên Hội đồng sáng kiến
.... và cá nhân có tên tại Điều 1 thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: ...
|
VIỆN TRƯỞNG (THỦ
TRƯỞNG)
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
|
DANH SÁCH SÁNG KIẾN
CẤP.... NĂM…..
(Ban hành kèm
theo Quyết định số …… ngày …/…/…. của ……………..)
STT
|
Tên sáng kiến
|
Tác giả
|
Chức vụ, chức
danh, đơn vị công tác
|
STT
|
Họ và tên
|
1
|
|
1
|
|
|
2
|
|
|
2
|
|
1
|
|
|
PHỤ
LỤC 6
TÊN ĐƠN VỊ
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TB-HĐSK
|
………., ngày …….
tháng …… năm……..
|
THÔNG BÁO
Hội đồng sáng kiến
…………. thông báo về việc đồng ý tiếp nhận/không đồng ý tiếp nhận hồ sơ đề nghị
công nhận sáng kiến của các ông (bà) như sau:
STT
|
Tên sáng kiến
|
Tác giả
|
Chức vụ, chức
danh, đơn vị công tác
|
Tỷ lệ đóng góp
của tác giả
|
Hình thức sáng
kiến
|
Đồng ý tiếp nhận
|
Không đồng ý tiếp
nhận
|
Lý do không đồng
ý tiếp nhận
|
STT
|
Họ và tên
|
1
|
|
1
|
|
|
%
|
Đề tài
|
Đồng ý
|
|
|
2
|
|
|
%
|
2
|
|
1
|
|
|
|
|
|
Không đồng ý
|
|
3
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TM. HỘI ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
|
[1]
Tác giả sáng kiến là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng
tạo của mình. Đồng tác giả sáng kiến là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến.
Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác
phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.