Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 46/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2013/NĐ-CP, Nghị định 126/2021/NĐ-CP

Số hiệu: 46/2024/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 04/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2013/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2021/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:

“1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền nhận đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh; thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1a như sau:

“4. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:

“c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a, b và c khoản 3 như sau:

“a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc trả lại tên miền; buộc thu hồi tên miền; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;

b) Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên tang vật, phương tiện vi phạm;”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 như sau:

“đ) Buộc bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;”.

d) Sửa đổi, bổ sung điểm g và h khoản 3 như sau:

“g) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp có căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật trong trường hợp có căn cứ xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; buộc trả tiền đền bù trong trường hợp có căn cứ xác định giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng;”.

đ) Bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Việc buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý quy định tại điểm b khoản 3 Điều này phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.”.

4. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:

“Điều 3a. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

1. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Phần thứ tư Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.

2. Tạm giữ tên miền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có thể đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam), Nhà đăng ký tên miền phối hợp, cung cấp ý kiến chuyên môn, giữ nguyên hiện trạng tên miền trước khi tiến hành biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam), Nhà đăng ký tên miền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tạm giữ tên miền, cung cấp ý kiến chuyên môn, thực hiện giữ nguyên hiện trạng tên miền.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

1. Căn cứ xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường hợp không thể áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này để xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Nguyên tắc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.”.

6. Sửa đổi, bổ sung tên Điều và một số điểm của Điều 6 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 6. Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:

“c) Nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản trong trường hợp sử dụng nhãn hiệu được chuyển quyền trên hàng hóa, bao bì hàng hóa; chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:

“a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này và hành vi chỉ dẫn sai về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;”.

d) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:

“c) Buộc bổ sung chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đối với hành vi không ghi chỉ dẫn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”.

7. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 7 như sau:

a) Bổ sung điểm đ và e vào sau điểm d khoản 1 như sau:

“đ) Không thông báo các khoản, mức phí, lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho khách hàng;

e) Lừa dối khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:

“c) Không thông tin hoặc thông tin không trung thực, đầy đủ các thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp trong thời hạn được yêu cầu cho bên được đại diện, trừ trường hợp trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:

“a) Kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi không đáp ứng điều kiện kinh doanh, hành nghề theo quy định tại Điều 154, Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ;”.

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 02 tháng đối với cá nhân vi phạm hoặc đình chỉ từ 01 tháng đến 02 tháng một phần hoạt động kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với tổ chức vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và i khoản 2 Điều này kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 02 tháng đến 03 tháng đối với cá nhân vi phạm hoặc đình chỉ từ 02 tháng đến 03 tháng toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với tổ chức vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm khoản 4 Điều này kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo nguyên trạng, tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi nhưng chưa tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện đang được xem xét trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị niêm phong, tạm giữ.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện đang được xem xét trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị niêm phong, tạm giữ.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu tang vật, phương tiện vi phạm đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.

9. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

“a) Buôn bán; chào hàng; tàng trữ để bán; trưng bày để bán; vận chuyển không bao gồm quá cảnh sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;”.

b) Bổ sung khoản 13a vào sau khoản 13 như sau:

“13a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ.”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a và b khoản 15 như sau:

“a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;”.

d) Bổ sung điểm đ khoản 15 như sau:

“đ) Buộc trả tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí bị xâm phạm trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 13a Điều này.”.

10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 11 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

“a) Buôn bán; chào hàng; tàng trữ để bán; trưng bày để bán; vận chuyển không bao gồm quá cảnh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;”.

b) Bổ sung khoản 14a vào sau khoản 14 như sau:

“14a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ.”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 17 như sau:

“d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 14, khoản 15 Điều này;”.

d) Bổ sung điểm e khoản 17 như sau:

“e) Buộc trả tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp bị xâm phạm trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 14a Điều này.”.

11. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số điểm, khoản của Điều 12 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, chào hàng, tàng trữ để bán, trưng bày để bán, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

“a) Buôn bán; chào hàng; tàng trữ để bán; trưng bày để bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 như sau:

“a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b, c khoản 13 Điều này;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu hoặc hành vi đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi sản xuất, nhập khẩu quy định tại Điều này.”.

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 13 như sau:

“a) Buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản này;

b) Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh hoặc hành vi đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi nhập khẩu, quá cảnh quy định tại Điều này;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.”.

12. Sửa đổi, bổ sung tên Điều và một số điểm Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, cung cấp, tàng trữ để bán, trưng bày để bán, vận chuyển tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

“a) Buôn bán; cung cấp; tàng trữ để bán; trưng bày để bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;”.

13. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 14 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

“a) Buôn bán; tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;”.

b) Bổ sung khoản 15a vào sau khoản 15 như sau:

“15a. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh theo quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ.”.

c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 16 như sau:

“a) Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu hoặc lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính;”.

14. Sửa đổi, bổ sung tên Điều và một số khoản của Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 15. Phân định thẩm quyền xử phạt”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 và 5 như sau:

“3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong hoạt động sản xuất, buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày hàng hóa tại thị trường trong nước;

b) Hành vi vi phạm quy định tại các điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày hàng hóa, tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.

4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các điều 6, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh, hoạt động vận chuyển hàng hoá trong địa bàn hoạt động hải quan.

5. Công an có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 8, các điều 9, 12 và 13 của Nghị định này.”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21a như sau:

“2. Người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; công chức, viên chức trong các cơ quan quy định từ Điều 16 đến Điều 21 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.”.

16. Sửa đổi, bổ sung tên Chương IV như sau:

“Chương IV THỦ TỤC XỬ PHẠT HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Căn cứ để tiến hành xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Việc xác minh để xác định hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

b) Kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;

c) Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra;

d) Thông tin được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.

2. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam;

b) Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý xâm phạm.

3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm nêu tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh hành vi vi phạm hành chính liên quan đến các đối tượng sau đây:

a) Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo;

b) Hàng hóa, dịch vụ vi phạm liên quan đến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, hóa chất dùng trong y tế, nông nghiệp, môi trường và những mặt hàng khác do người có thẩm quyền xác định theo nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất.”.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:

“Điều 23. Ủy quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam nộp đơn.

2. Việc ủy quyền phải được làm bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền; Phạm vi ủy quyền; Thời hạn ủy quyền; Ngày lập văn bản ủy quyền; Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên ủy quyền; Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận ủy quyền trong trường hợp là hợp đồng ủy quyền.

Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và con dấu xác nhận của bên ủy quyền, nếu có con dấu đăng ký hợp pháp.

Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương hoặc lãnh sự quán, hoặc hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật tại nơi lập văn bản ủy quyền.

3. Văn bản ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải là bản chính. Văn bản ủy quyền làm bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc có cam kết và xác nhận của đại diện sở hữu công nghiệp là bên nhận ủy quyền.

Trường hợp văn bản ủy quyền là bản sao của bản chính văn bản ủy quyền đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý xâm phạm thì cũng được coi là hợp lệ, với điều kiện người nộp đơn phải chỉ rõ số hồ sơ đã nộp và bản gốc văn bản ủy quyền được chỉ dẫn vẫn đang có hiệu lực và đúng nội dung ủy quyền.

4. Giấy ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý trong thủ tục yêu cầu xử lý xâm phạm quyền theo quy định tại Nghị định này.

5. Thời hạn ủy quyền được xác định theo thời hạn ghi trong văn bản ủy quyền. Trong trường hợp giấy ủy quyền không ghi rõ thời hạn thì thời hạn ủy quyền được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ.”.

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:

“Điều 25. Tiếp nhận và xem xét Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm thực hiện theo quy định tại các điều 89, 90, 91, 92 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Đối với trường hợp gửi đơn yêu cầu đến nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền, đơn yêu cầu phải nêu rõ tên các cơ quan nhận đơn.

Khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu xử lý xâm phạm phải nêu rõ tính chất, mức độ vi phạm trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm và cung cấp các tài liệu, chứng cứ.

2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền quy định tại khoản 3 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, cơ quan nhận đơn có trách nhiệm xác định thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền, nếu yêu cầu xử lý xâm phạm quyền thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan khác thì hướng dẫn người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tiến hành xem xét đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định sau đây:

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, cơ quan giải quyết đơn có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo;

b) Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ, thì cơ quan giải quyết đơn yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu;

c) Cơ quan giải quyết đơn có thể yêu cầu người bị yêu cầu xử lý xâm phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu, đối với trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính thì bên bị yêu cầu xử lý thực hiện quyền giải trình theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc;

d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, cơ quan giải quyết đơn ra văn bản thụ lý vụ việc và thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý xâm phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý xâm phạm quyền.

4. Trường hợp có phát sinh khiếu nại, tranh chấp về quyền đăng ký, quyền sở hữu, quyền yêu cầu xử lý xâm phạm, điều kiện bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan sau khi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được thụ lý thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc thực hiện các biện pháp xử lý sau đây:

a) Yêu cầu các bên liên quan thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi nhận việc phát sinh tranh chấp;

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp làm rõ về tình trạng pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp đang có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp. Cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp cung cấp văn bản làm rõ về tình trạng pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp đang có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản trả lời của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có trách nhiệm trả lời người yêu cầu xử phạt về việc tiến hành thủ tục xử lý xâm phạm hoặc từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

5. Quyền và trách nhiệm của người bị yêu cầu xử lý xâm phạm quyền:

a) Trong quá trình xử lý vụ việc, bên bị yêu cầu xử lý có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, giải trình, làm việc với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc trong trường hợp không đồng ý với bên yêu cầu xử lý xâm phạm quyền;

b) Bên bị yêu cầu xử lý có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này đại diện cho mình thực hiện các công việc nêu tại điểm a khoản này;

c) Để chứng minh hành vi không xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích là quy trình, người bị yêu cầu xử lý có thể chứng minh sản phẩm bị cho là được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích trong thực tế không được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, tuân theo các điều kiện tương ứng quy định tại khoản 4 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ;

6. Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.”.

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:

“Điều 28. Từ chối, dừng xử lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Cơ quan giải quyết đơn từ chối thụ lý đơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp khi đang có phát sinh khiếu nại, tranh chấp về quyền đăng ký, quyền sở hữu, quyền yêu cầu xử lý xâm phạm, điều kiện bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

b) Người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan giải quyết đơn về giải trình, bổ sung chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và chứng minh xâm phạm trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 của Nghị định này;

c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp đủ điều kiện áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Kết quả xác minh của cơ quan giải quyết đơn cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;

đ) Có kết luận, quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ để tiến hành thủ tục xử lý xâm phạm;

e) Hành vi bị đề nghị xử lý trong đơn yêu cầu không phải là hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này;

g) Đơn yêu cầu đã được cơ quan khác thụ lý giải quyết trong trường hợp đơn được gửi tới nhiều cơ quan cùng thẩm quyền xử lý.

2. Người thụ lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải dừng xử lý đơn trong các trường hợp sau đây:

a) Có phát sinh khiếu nại, tranh chấp sau khi đã thụ lý đơn và phải chờ kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 25 của Nghị định này;

b) Chưa có đủ căn cứ xác định hành vi xâm phạm sau khi đã thụ lý đơn;

c) Người nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm có văn bản rút yêu cầu xử lý xâm phạm hoặc đề nghị dừng xử lý vụ việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp có căn cứ xác định hành vi xâm phạm là vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm đó, mặc dù nhận được thông báo rút yêu cầu xử lý xâm phạm hoặc đề nghị dừng xử lý vụ việc quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”.

21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 31 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp

a) Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi quyết định cho các bên liên quan và Cơ quan đăng ký kinh doanh để biết. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp vi phạm có trách nhiệm tiến hành thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;

b) Trường hợp doanh nghiệp vi phạm không tiến hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì bị cưỡng chế thi hành. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định nêu tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để phối hợp xử lý.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm, Cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giải trình và xử lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp;

c) Trách nhiệm, phối hợp xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo quy định và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý yêu cầu thay đổi tên doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giải trình theo quy định của Luật Doanh nghiệp khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả lại tên miền

a) Trong trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại tên miền thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiến hành thủ tục trả lại tên miền tại cơ quan quản lý tên miền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có hiệu lực thi hành;

b) Sau thời hạn nêu trên nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tiến hành thủ tục trả lại tên miền thì bị cưỡng chế buộc thu hồi tên miền;

c) Cơ quan quản lý tên miền, Nhà đăng ký tên miền có trách nhiệm thu hồi tên miền để thi hành quyết định cưỡng chế nêu tại điểm b khoản này.

Nhà đăng ký tên miền có trách nhiệm thông báo việc thu hồi tên miền cho chủ thể đăng ký sử dụng tên miền, thực hiện nghiệp vụ thu hồi tên miền và gửi văn bản báo cáo cho cơ quan quản lý tên miền sau khi hoàn tất việc thu hồi tên miền.”.

c) Bổ sung các khoản 5, 6, 7, 8, 9 như sau:

“5. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý thực hiện như sau:

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật; nêu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp thực hiện như sau:

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp trên hàng hóa, bao bì, tem nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy tờ, tài liệu đó thực hiện như sau:

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải nộp lại giấy tờ, tài liệu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy tờ, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; nêu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả tiền đền bù tương đương giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng thực hiện như sau:

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải trả tiền đền bù tương đương giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm cho chủ sở hữu sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”.

Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ cụm từ, điểm, khoản, điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ

1. Bổ sung cụm từ “và các hoạt động khác làm ra” vào sau cụm từ “đóng gói” tại điểm a khoản 13 Điều 10, điểm a khoản 13 Điều 11, điểm a khoản 10 Điều 12.

2. Thay thế cụm từ “buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền” thành cụm từ “buộc trả lại tên miền” tại điểm c khoản 18 Điều 14; cụm từ “Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Công an cấp tỉnh” thành cụm từ “Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường thuộc Công an cấp tỉnh” tại khoản 2 Điều 20.

3. Bãi bỏ quy định tại điểm e khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 2 Điều 6; điểm h khoản 2 Điều 7; điểm c khoản 15 Điều 10; khoản 16, điểm c khoản 17 Điều 11; điểm a khoản 15, khoản 17 Điều 14; khoản 5 Điều 20; Điều 24; Điều 26; Điều 27; điểm d khoản 2 Điều 28.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Điều khoản chuyển tiếp:

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý, trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ để xem xét, giải quyết.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 46/2024/ND-CP

Hanoi, May 4, 2024

 

DECREE

AMENDMENTS TO DECREE NO. 99/2013/ND-CP DATED AUGUST 29, 2013 OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON ADMINISTRATIVE SANCTIONS IN INDUSTRIAL PROPERTY, AMENDED BY DECREE NO. 126/2021/ND-CP DATED DECEMBER 30, 2021 OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Organization of the Government of Vietnam dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Organization of the Government of Vietnam and the Law on Organization of the Local Government of Vietnam dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Penalties for Administrative Violations dated June 20, 2012; Law on Amendments to the Law on Penalties for Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on Intellectual Property dated November 29, 2005; the Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 19, 2009; the Law on  amendments to the Law on  Insurance Business and the Law on Intellectual Property dated June 14, 2019, and the Law on amendments to the Law on Intellectual Property dated June 16, 2022;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006; 

Pursuant to the Competition Law dated June 12, 2018;

Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Government of Vietnam hereby promulgates a Decree on amendments to Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government of Vietnam on administrative sanctions in industrial property, amended by Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government of Vietnam.

Article 1. Amendments to Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government of Vietnam on administrative sanctions in industrial property, amended by Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government of Vietnam

1. Amendments to Clause 1 Article 1:

“1. This Decree provides for acts of administrative violations; sanctioning forms and levels, remedial measures; entities subject to sanctions; competence to formulate administrative violation reports, competence to impose sanctions against administrative violations, competence to apply remedial measures, competence to accept written requests for acts of infringing on industrial property rights, specific fines by each position; procedures for handling acts of infringing on industrial property rights; enforcement of decisions on sanctions for administrative violations and remedial measures in industrial property.”.

2. Amendments to Clause 4 Article 1a:

“4. Entities subject to administrative sanctions being branches, representative offices, business locations of juridical persons and organizations shall comply with the Decree of the Government of Vietnam on elaboration on several articles and implementation measures of the Law on Administrative Violation Handling.”.

3. Amendments to Article 3:

a) Amendments to Point c Clause 2:

“c) Partial or whole suspension of production, trading, or services for 1 to 3 months from the effective date of the sanctioning decision.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“a) Compulsory removal of violating elements on goods or means of trading; compulsory return of domain names; compulsory recovery of domain names; compulsory change of enterprise names and removal of violating elements in enterprise names;

b) Compulsory distribution or use for non-commercial purposes of goods bearing counterfeit marks or geographical indications;

c) Compulsory expulsion from Vietnamese territory or re-export of goods subject to import or transit bearing counterfeit marks or geographical indications; means, materials, and ingredients imported for production and trading of goods bearing counterfeit marks or geographical indications after the removal of violating elements on violating goods;”.

c) Amendments to Point dd Clause 3:

“dd) Compulsory additions of industrial property indications;”.

d) Amendments to Points g and h Clause 3:

“g) Compulsory restoration of the initial state;

h) Compulsory remittance of illegal earnings from administrative violations if such illegal earnings are justifiably determined; compulsory remittance of an amount equal to the value of the exhibit or mean of administrative violation which has been sold, dispersed, or destroyed contrary to the law if such sale, dispersion, or destruction is justifiably determined; compulsory provision of compensations if there are grounds to determine that the prices of the transfer of rights to use inventions, utility solutions, industrial designs, or layout designs are infringed within the respective use scope and duration;”.

dd) Clause 4 is added: 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Article 3a is added after Article 3:

“Article 3a. Application of measures to prevent and ensure the handling of administrative violations

1. The application of measures to prevent and ensure the handling of administrative violations shall comply with the Fourth Part of the Law on Administrative Violation Handling and this Decree.

2. The confiscation of domain names shall comply with Clause 1 Article 125 of the Law on Administrative Violation Handling to handle administrative violations prescribed in Point a Clause 16 Article 14 of this Decree.

3. Competent authorities and persons may request the Ministry of Information and Communications of Vietnam (Vietnam Internet Network Information Center) and the Domain Name Registrars to cooperate, provide specialized feedback, and maintain the states of concerned domain names before implementing measures to confiscate exhibits and means used for administrative violations.

4. The Ministry of Information and Communications of Vietnam (Vietnam Internet Network Information Center) and Domain Name Registrars shall cooperate with competent authorities and persons in confiscating domain names, providing specialized feedback, and maintaining the states of domain names.”.

5. Amendments to Article 4: 

“Article 4. Valuation of exhibits and means used for violations used for determination of fines and competence to impose sanctions

1. Grounds to evaluate exhibits and means of administrative violations prescribed in this Decree shall be applied based on one of the grounds prescribed in Points a, b, and c Clause 2 Article 60 of the Law on Administrative Violation Handling by order of priority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The principle of the valuation of infringing goods shall comply with the principle prescribed in the Decree on elaboration on several articles and implementation measures of the Law on Intellectual Property regarding industrial property, protection of industrial property rights and rights to plant varieties, and state management of intellectual property.”.

6. Amendments to the title and several Points of Article 6:

a) Amendments to the title of the Article: 

“Article 6. Violations against regulations on indications on protection of industrial property rights and transfer of rights to use industrial property subject matters”.

b) Amendments to Point c Clause 1:

“c) Failing to formulate a written contract after receiving transferred rights to use marks in case of using transferred marks on goods or packaging of goods; providing wrongful indications or no indication on goods produced under contracts to use industrial property subject matters.”.

c) Amendments to Point a Clause 2:

“a) Compulsory removal of violating elements on goods and means of trading regarding acts of violations prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article and acts of providing wrongful indications on goods produced under contracts to use industrial property subject matters prescribed in Point c Clause 1 of this Article;”.

d) Amendments to Point c Clause 2:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Amendments to a number of Points and Clauses of Article 7 are as follows:

c) Points dd and e are added after Point d Clause 1:

“dd) Failing to notify amounts and fees relevant to procedures for establishing and protecting industrial property rights for clients;

e) Deceiving clients in the conclusion and implementation of contracts of services of industrial property representatives but not liable to criminal prosecutions or forcing clients in the conclusion and implementation of contracts of industrial property representation services.”.

b) Amendments to Point c Clause 2:

“c) Failing to provide or inaccurately and insufficiently providing notifications and requests of state competent authorities of the establishment, dispute settlement, and handling of violations concerning industrial property within the requested time limit for the represented party, excluding cases of objective obstacles and force majeure;”.

c) Amendments to Point a Clause 3:

“a) Trading or practicing industrial property representation services without meeting the conditions for trading and practice prescribed in Article 154 and Article 155 of the Law on Intellectual Property;”.

d) Amendments to Clause 5:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Stripping off rights to use industrial property representation service practicing certificates for 1 to 2 months regarding violating individuals or partially suspending the trading of industrial property representation services for 1 to 2 months regarding violating organizations for violations prescribed in Points a, b, c, d, dd, g, and i Clause 2 of this Article from the effective date of the sanctioning decisions;

b) Confiscating rights to use industrial property representation service practicing certificates for 2 to 3 months regarding violating individuals or wholly suspending the trading of industrial property representation services for 2 to 3 months regarding violating organizations for violations prescribed in Clause 4 of this Article from the effective date of the sanctioning decisions;

8. Amendments to Article 9: 

“Article 9. Violations against regulations on sealing and confiscation of exhibits and means used for violations during investigation and inspection

1. A fine ranging from 2.000.000 VND to 5.000.000 VND for acts of failing to ensure the initial state or unsealing exhibits or means used for violations subject to sealing or confiscation.

2. A fine ranging from 5.000.000 VND to 10.000.000 VND for acts of altering exhibits or means subject to investigation, inspection, confiscation, or sealing but have yet to sell, disperse, or destroy them.

3. A fine ranging from 15.000.000 VND to 30.000.000 VND for acts of selling, dispersing, or destroying exhibits or means subject to investigation, inspection, sealing, or confiscation.

4. Remedial measures:

a) Compulsory restoration of the initial state of exhibits or means used for violations that have been altered regarding violations prescribed in Clause 2 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Amendments to Article 10:

a) Amendments to Point a Clause 1:

“a) Selling; providing quotations; storing for sale; transporting (excluding transit) goods infringing on rights to inventions, utility solutions, and layout designs or products produced from infringement on rights to inventions and utility solutions;”.

b) Clause 13a is added after Clause 13:

“13a. A fine ranging from 20.000.000 VND to 30.000.000 VND for acts of using inventions, utility solutions, or layout designs without paying compensations according to regulations on provisional rights prescribed in Article 131 of the Law on Intellectual Property.”.

c) Amendments to Points a and b Clause 15:

“a) Compulsory removal of violating elements and destruction of violating elements regarding violations prescribed in this Article;

b) Compulsory destruction of exhibits and means used for violations in case of failure to remove violating elements regarding violations prescribed in this Article;”.

d) Point dd is added to Clause 15:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Amendments to Clause 11:

a) Amendments to Point a Clause 1:

“a) Selling; providing quotations; storing for sale; transporting (excluding transit) goods and services infringing on rights to marks, trade names, geographical indications, or industrial designs;”.

b) Clause 14a is added after Clause 14:

“14a. A fine ranging from 20.000.000 VND to 30.000.000 VND for acts of using industrial designs without paying compensations according to regulations on provisional rights prescribed in Article 131 of the Law on Industrial Property.”.

c) Amendments to Point d Clause 17:

“d) Compulsory change of enterprise names and removal of violating elements in enterprise names regarding violations prescribed in Clauses 1 through Clause 15 of this Article;”.

d) Point e is added to Clause 17:

“e) Compulsory compensations equivalent to the price of the transfer of rights to infringed industrial designs within the respective use scope and duration for violations prescribed in Clause 14a of this Article.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Amendments to the title of the Article: 

“Article 12. Production, import, trading, quotation provision, storage for sale, display for sale, and transportation of goods bearing counterfeit marks or geographical indications not liable for criminal prosecutions”.

b) Amendments to Point a Clause 1:

“a) Selling; providing quotations; storing for sale; transporting (including transit) goods bearing counterfeit marks or geographical indications;”.

c) Amendments to Clause 12:

“a) Confiscation of exhibits and means used for violations prescribed in this Article, excluding cases of applying remedial measures prescribed in Points a, b, or c Clause 13 of this Article;

b) Partial or whole suspension of production, trading, or services from 1 to 3 months for acts of producing, importing, or ordering, assigning, or hiring others to conduct the production or import prescribed in this Article.”. 

d) Amendments to Clause 13:

“a) Compulsory destruction of goods bearing counterfeit marks or geographical indications; materials, ingredients, and means used mainly for producing and trading goods bearing counterfeit marks or geographical indications regarding violations prescribed in this Article, excluding cases of applying remedial measures prescribed in Point b or Point c of this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Compulsory expulsion from Vietnamese territory or re-export of goods subject to import or transit bearing counterfeit marks or geographical indications; imported means, materials, and ingredients used mainly for producing and trading goods bearing counterfeit marks or geographical indications after the removal of violating elements regarding acts of importing, transiting, or ordering, assigning, or hiring others to conduct the import and transit prescribed in this Article;

d) Compulsory remittance of illegal earnings from violations prescribed in Clauses 1 through 10 of this Article.”.

12. Amendments to the title and Points of Article 13:

a) Amendments to the title of the Article: 

“Article 13. Production, import, trading, provision, storage for sale, display for sale, and transportation of stamps, labels, and goods bearing counterfeit marks or geographical indications”.

b) Amendments to Point a Clause 1:

“a) Selling; providing; storing for sale; displaying for sale; transporting (including transit) stamps, labels, packaging, and goods bearing counterfeit marks or geographical indications;”.

13. Amendments to Clause 14:

a) Amendments to Point a Clause 1:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Clause 15a is added after Clause 15:

“15a. A fine ranging from 50.000.000 VND to 100.000.000 VND for acts of infringing on rights to business secrets according to Article 127 of the Law on Intellectual Property.”.

c) Amendments to Point a Clause 16:

“a) Appropriating or using identical or similar domain names causing confusion over the protected marks or trade names of others or geographical indications not entitled to use for malicious purposes or taking advantage of the reputation and prestige of the mentioned marks, trade names, or geographical indications for illegal earnings;”.

14. Amendments to the title and Clauses of Article 15:

a) Amendments to the title of the Article: 

“Article 15. Determination of sanctioning competence”.

b) Amendments to Clauses 3, 4, and 5:

“3. Market Surveillance Authorities are competent to impose sanctions on the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Violations prescribed in Articles 6, 9, 11, and 14 of this Decree in trading, quotation provision, transportation, storage, and display of goods in domestic markets.  During the handling of violations prescribed in Point b Clause 3 of this Article, if the facilities producing those goods are identified, Market Surveillance Authorities may continue to handle such violations at the production facilities.

4. Customs Authorities are competent to impose sanctions on violations prescribed in Articles 6, 9, 10, 11, 12, 13, and 14 of this Decree in goods import, transit, and transportation in areas of customs operations.

5. Public Security Authorities are competent to impose sanctions on violations prescribed in Clause 4 Article 8 and Articles 9, 12, and 13 of this Decree.”.

15. Amendments to Clause 2 Article 21a:

“2. Persons in People’s Public Security Forces performing official work and tasks; officials and public employees in authorities prescribed in Articles 16 through 21 of this Decree performing official work and tasks.”.

16. Amendments to the title of Chapter IV:

“Chapter IV. PROCEDURES FOR HANDLING OF INFRINGEMENT ON INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS”

17. Amendments to Article 22:

“Article 22. Grounds to verify administrative violations of infringement on industrial property rights

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Requests for handling of infringement on rights of holders of industrial property rights;

b) Results of the inspection or examination of authorities competent to impose administrative sanctions;

c) Requests from organizations and individuals that suffer damage or are likely to be damaged due to unfair competition activities in industrial property

d) Information provided by organizations and individuals detecting infringement on industrial property rights that causes damage to consumers or society or violations concerning goods, stamps, labels, and items bearing counterfeit marks or geographical indications.

2. Holders of industrial property rights prescribed in Point a Clause 1 of this Article include:

a) Holders of industrial property rights that suffer damage caused by infringement, including organizations authorized to manage protected geographical indications in Vietnam;

b) Persons entitled to use industrial property subject matters that suffer damage caused by infringement if holders of industrial property rights do not restrict their rights to request handling of violations.

3. Authorities competent to impose sanctions prescribed in Point b Clause 1 of this Article shall proactively inspect, examine, detect, and cooperate with holders of industrial property rights in verifying administrative violations concerning:

a) Goods, stamps, labels, packaging, and other items bearing counterfeit marks or geographical indications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



18. Amendments to Article 23:

“Article 23. Authorization of requests for handling of infringement on industrial property rights

1. Holders of industrial property rights prescribed in Clause 2 Article 22 of this Decree shall submit applications for handling of infringement on industrial property rights in person or authorize heads of their representative offices, branches, or agents or their industrial property representatives in Vietnam to carry out the submission.

2. The authorization shall be made into letters of attorney or authorization contracts.

A letter of attorney shall contain the full names and addresses of the authorizing party and the authorized party; authorization scope; authorization time limit; formulation date of the letter; signatures and seals (if any) of the authorizing party; signatures and seals (if any) of the authorized party in case of an authorization contract. 

A letter of attorney of a Vietnamese organization or individual shall bear the signature of the legal representative of the authorizing party and the seal of confirmation of the authorizing party (if the seal is legally registered). 

A letter or attorney of a foreign organization or individual shall be certified by a notary, local authority, or consular office or certified by other legal forms according to the law of where it is formulated. 

3. A letter of attorney enclosed with the application for handling of infringement shall be an original copy. A letter of attorney in a foreign language shall be enclosed with a Vietnamese translation certified by the local authority or with a specific declaration and confirmation of the industrial property representative, which is the authorized party.

If a copy of a letter of attorney refers to the original copy of such a letter is included in a previous application submitted to the same infringement handling authority, it shall be considered valid, provided that the applicant specifies the specific number of the submitted application and the original copy of the letter of attorney is valid and consistent with the contents of the authorization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The authorization time limit shall be determined according to the time limit prescribed in the letter of attorney.   If a letter of attorney does not specify the time limit, the authorization time limit shall be determined according to Clause 3 Article 107 of the Law on Intellectual Property.”.

19. Amendments to Article 25:

“Article 25. Receipt and assessment of applications for infringement handling in administrative violation handling

1. Applications for infringement handling and documents and proof enclosed with such applications shall comply with Articles 89, 90, 91, and 92 of the Decree on elaboration on several articles and implementation measures of the Law on Intellectual Property regarding industrial property, protection of industrial property rights and rights to plant varieties, and state management of intellectual property.  Regarding cases of submitting applications to many same-level authorities, such applications shall specify the receiving authorities.

When applying for the handling of infringement on industrial property rights according to Point a Clause 1 Article 211 of the Law on Intellectual Property, the applicant shall specify the nature and severity of the violation in the application for infringement handling and provide relevant documents and proof. 

2. An application for the handling of infringement on industrial property rights shall be submitted to infringement handling authorities prescribed in Clause 3 Article 200 of the Law on Intellectual Property. After receiving the application for infringement handling, the receiving authority shall determine the competence to handle infringement on rights, if the request is within the jurisdiction of another authority, the receiving authority shall instruct the applicant to submit the application to a competent authority or transfer it to such competent authority for settlement within 10 days from the date of receipt of the application.

3. A competent authority shall assess the application for infringement handling in compliance with the following regulations:

a) Within 10 working days from the date of receipt of the application for infringement handling, the processing authority shall assess the validity of the application and its enclosed documents and proof; 

b) If the documents and proof provided by the applicant are inadequate, the processing authority shall request the applicant to provide additional documents and/or proof or explanations within 30 days from the date of the request;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Within 30 days from the date of receipt of the adequate and qualified application, the processing authority shall issue a document on the acceptance of the case and notify the applicant of the intended handling time, procedures, and measures and request the cooperation and support from the holder of the industrial property rights in the inspection, examination, verification, and handling of infringement on rights.

4. In case of any complaint or dispute over registration rights, ownership, rights to request infringement handling, protection conditions, or protection scope of relevant industrial property rights after the application for infringement handling is accepted, the accepting authority shall: 

a) Request concerned parties to carry out the procedure for requesting for the settlement of complaints, denunciations, and disputes at competent authorities within 10 days from the arising date of the dispute;

b) Request industrial property authorities to clarify the legal states of industrial property rights subject to complaints, denunciations, or disputes.  Industrial property authorities shall provide documents on the clarification of the legal states of industrial property rights subject to complaints, denunciations, or disputes within 10 days after being requested.

Within 30 days after the receipt of the written responses from industrial property authorities, the accepting authority shall notify the applicant of the conduct of infringement handling procedures or refusal of the request for the handling of infringement on industrial property rights.

5. Rights and responsibilities of the party requested for infringement handling:

a) During the settlement of a case, the party requested for handling may, proactively or at the request of a competent person, provide information, documents, proof, or presentations and work with the competent authority to settle the case in case of disagreement with the requesting party; 

b) The party requested for handling may authorize another organization or individual meeting the conditions prescribed in Article 23 of this Decree to be its representative for the performance of work prescribed in Point a of this Clause;

c) The party requested for handling may, to prove that its acts - being processes do not infringe on rights to inventions or utility solutions, prove that the products assumed to be produced from the processes infringing on inventions or utility solutions are, in fact, not produced from processes of protected inventions or utility solutions and meet the respective conditions prescribed in Clause 4 Article 203 of the Law on Intellectual Property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20. Amendments to Article 28: 

“Article 28. Refusal and suspension of processing of applications for infringement handling in administrative violation handling

1. A processing authority shall refuse to accept an application in the following cases:

a) The application for infringement handling is submitted during complaints or disputes over registration rights, ownership, rights to request infringement handling, protection conditions, or protection scope of industrial property rights;

b) The applicant fails to meet the requirements of the processing authority regarding presentations and additions of proof to prove the status of the holder of industrial property rights and infringement during the time limit prescribed in Point b Clause 3 Article 25 of this Decree;

c) The prescriptive period for administrative sanctions expires. In case of eligibility for applying remedial measures, comply with the law on administrative violation handling;

d) Verification results of the processing authority deny the infringement described in the application for infringement handling;

dd) There are conclusions, decisions, or notifications of competent authorities of inadequate grounds to conduct infringement handling procedures;

e) Acts requested for handling in the application are not administrative violations according to this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A person accepting an application for infringement handling shall suspend the processing of such an application in the following cases:

a) There are complaints or disputes after the acceptance of the application and settlement results of competent authorities are required according to Clause 4 Article 25 of this Decree;

b) Grounds to identify infringement acts after the acceptance of the application are inadequate;

c) The applicant withdraws the application in writing or requests to stop the case handling in writing, excluding the case prescribed in Clause 3 of this Article. 

3. If there are grounds to identify that infringement acts are administrative violations, the competent person shall continue to conduct the procedure for imposing administrative sanctions on such violations even if he/she receives written requests for application withdrawal or termination of the case handling prescribed in Point c Clause 2 of this Article.”.

21. Amendments to Article 31:

a) Amendments to Clause 2:

“2. Regarding remedial measures of compulsory change of enterprise names or removal of violating elements in enterprise names

a) In case competent persons issue decisions on administrative sanctions or application of remedial measures with the compulsory change of enterprise names or removal of violating elements in enterprise names as remedial measures, the sanctioning authorities shall send such decisions to concerned parties and Business Registration Authorities for acknowledgment.  Within 60 days from the effective date of decisions on administrative sanctions or application of remedial measures, violating enterprises shall change their names or remove violating elements in such names;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 5 working days from the date of receipt of the notifications of sanctioning authorities, Business Registration Authorities shall issue notifications requesting enterprises to provide explanation reports and handle them according to Point c Clause 1 Article 216 of the Law on Enterprises;

c) Responsibilities and cooperation in handling enterprise names infringing on industrial property rights:

Holders of industrial property rights shall adequately provide documents as per regulation and cooperate with competent authorities in handling enterprise names infringing on industrial property rights.

Business Registration Authorities where enterprises are headquartered shall receive and process requests for enterprise name changes according to requests from sanctioning authorities or holders of industrial property rights; request enterprises to provide explanation reports according to the Law on Enterprises when receiving notifications from sanctioning authorities.”.

b) Amendments to Clause 3:

“3. Compulsory return of domain names as remedial measures

a) In case of applying compulsory return of domain names as remedial measures, organizations and individuals shall carry out the procedure for returning domain names at domain name management authorities within 30 days from the effective date of decisions on administrative sanctions or application of remedial measures;

b) After the above time limit, violating organizations and individuals that fail to comply shall be subject to coerced recovery of domain names;

c) Domain name management authorities and Domain Name Registrars shall recover domain names to implement coercive decisions prescribed in Point b of this Clause. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Clauses 5, 6, 7, 8, and 9 are added:

“5. Regarding decisions on administrative sanctions requiring the application of compulsory expulsion from Vietnamese territory or re-export of exhibits and means used for administrative violations as remedial measures, violating organizations or individuals that fail to comply with such decisions shall be coerced into destroying exhibits and means used for administrative violations. 

6. Compulsory distribution or use for non-commercial purposes of goods bearing counterfeit marks or geographical indications as remedial measures shall be implemented as follows:

Violating organizations and individuals shall distribute or use goods bearing counterfeit marks or geographical indications for non-commercial purposes as prescribed by the law; if such organizations and individuals fail to comply, the implementation shall be coerced. 

7. Compulsory additions of industrial property indications as remedial measures shall be implemented as follows:

Violating organizations and individuals shall add industrial property indications to goods, packaging, and labels of goods according to the law; if they fail to comply, the implementation shall be coerced.

8. Compulsory return of altered or falsified documents and papers to competent authorities and persons issuing such documents as remedial measures shall be implemented as follows:

Violating organizations and individuals shall return altered or falsified documents to competent authorities or persons issuing such documents as prescribed by the law; if they fail to comply, the implementation shall be coerced.

9. Compulsory compensations equivalent to the price of the transfer of rights to infringed inventions, utility solutions, industrial designs, or layout designs within the respective use scope and duration as remedial measures shall be implemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Addition, replacement, and annulment of phrases, points, clauses, and articles of Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government of Vietnam on administrative sanctions in industrial property, amended by Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government of Vietnam

1. The “và các hoạt động khác làm ra” phrase is added after the “đóng gói” phrase in Point a Clause 13 Article 10, Point a Clause 13 Article 11, and Point a Clause 10 Article 12.

2. The “buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền” phrase is replaced with “buộc trả lại tên miền” phrase in Point c Clause 18 Article 14; the “Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Công an cấp tỉnh” is replaced with the “Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường thuộc Công an cấp tỉnh” phrase in Clause 2 Article 20. 

3. The following shall be annulled: Point e Clause 3 Article 3, Point b Clause 2 Article 6; Point h Clause 2 Article 7; Point C Clause 15 Article 10; Clause 16, Point c Clause 17 Article 11; Point a Clause 15, Clause 17 Article 14; Clause 4 Article 20; Article 24; Article 26; Article 27; Point d Clause 2 Article 28.

Article 3. Implementation responsibilities

1. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall provide guidelines on the implementation of this Decree.

2. Ministers, Directors of ministerial agencies, Directors of governmental agencies, and Presidents of People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities shall implement this Decree.

Article 4. Implementation provision

1. This Decree comes into force as of July 1, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regarding administrative violations in industrial property that are committed before and detected after the effective date of this Decree or are subject to assessment or settlement, Decrees of the Government of Vietnam on administrative sanctions effective at the time of commission of such violations shall prevail, excluding cases where this Decree does not stipulate liability or provide lighter liability for committed violations, for which this Decree shall prevail for handling.

Regarding sanctioning decisions issued or completed before the effective date of this Decree, if sanctioned organizations and individuals still have complaints, apply Decree No. 99/2013/ND-CP dated August 29, 2013 of the Government of Vietnam, amended by Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government of Vietnam for assessment and settlement.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 46/2024/ND-CP dated May 4, 2024 on amendments to Decree No. 99/2013/ND-CP on administrative sanctions in industrial property, amended by Decree No. 126/2021/ND-CP

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


749

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.221.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!