Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2198/CTHĐ/BKHCN-BVHTTDL-BNNPTNT-BTC-BCT-BCA-BTTTT-TANDTC-VKSNDTC Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Bùi Bá Bổng, Nguyễn Cẩm Tú, Nguyễn Thành Hưng, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Huỳnh Vĩnh Ái, Nguyễn Sơn, Phạm Quý Ngọ, Chu Ngọc Anh, Lê Hữu Thể
Ngày ban hành: 06/08/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG THƯƠNG - BỘ CÔNG AN- BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG- TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO- VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2198/CTHĐ/BKHCN-BVHTTDL-BNNPTNT-BTC-BCT-BCA-BTTTT-TANDTC-VKSNDTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2012

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG PHÒNG VÀ CHỐNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN II (2012-2015)

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ; Bộ Luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Bộ Luật Dân sự năm 2005; Luật Hải quan năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005); Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008);

Thực hiện Chỉ thị số 845/CT-TTg ngày 02/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thực thi quyền SHCN;

Thực hiện Chỉ thị 36/CT-TTg ngày 31/12/2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan;

Thực hiện Chỉ thị số 1762/CT-TTg ngày 04/11/2009 về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 33/2009/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật;

Nhằm mục tiêu phát huy hiệu quả Chương trình 168 về phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2005-2010, tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn 2012-2015 và hướng tới xây dựng một chương trình hợp tác toàn diện về phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến năm 2020;

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (“các thành viên của Chương trình”) cam kết cùng phối hợp hành động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trong các lĩnh vực liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Các thành viên của Chương trình cùng nhất trí thông qua và chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:

1. Cam kết triển khai hoạt động chung trong khuôn khổ Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (sau đây gọi là Chương trình)

1.1. Đẩy mạnh hợp tác pháp lý và trao đổi thông tin

- Các thành viên của Chương trình quán triệt và đẩy mạnh hợp tác trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ, ngành liên quan nhằm đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình, các thành viên của Chương trình phối hợp xây dựng văn bản hướng dẫn pháp luật, nhanh chóng đưa ra ý kiến chuyên môn, làm rõ những vấn đề trong các văn bản hướng dẫn do các bộ, ngành chủ trì xây dựng/ban hành, hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi.

- Các thành viên của Chương trình thống nhất đảm bảo thiết lập sự kết nối và chia sẻ thông tin với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp thực thi; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin và các tài liệu nghiệp vụ liên quan đến giải quyết khiếu nại và tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

- Các thành viên của Chương trình sẽ tạo lập trên cơ sở địa chỉ có sẵn hoặc xây dựng mới và duy trì hoạt động một trang thông tin điện tử (website) chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ với mục đích giáo dục phòng chống xâm phạm quyền; công bố các thông tin liên quan đến các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ điển hình đã bị xử lý, xét xử. Việc đặt tên, thiết kế chi tiết về hình thức và nội dung cũng như duy trì hoạt động website sẽ do Ban thường trực Chương trình chủ trì thực hiện. Các thành viên của Chương trình, thông qua hoạt động của các thành viên Ban Thường trực, có nghĩa vụ truy nhập vào website chung ở phần thông tin thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình để công bố và cập nhật ít nhất 01 bài viết/01 tháng và 02-03 vụ việc điển hình/01 quý về hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực chuyên trách.

- Các thành viên của Chương trình cùng chia sẻ, trao đổi các báo cáo và tổng kết hoạt động cuối năm của bộ, ngành mình cho các bộ, ngành khác về các số liệu, kết quả đạt được, những vấn đề phát sinh cần giải quyết trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ và những sáng kiến, đề xuất phối hợp hoạt động. Ban Thường trực có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động trong năm của các thành viên của Chương trình để gửi cho các thành viên của Chương trình góp ý, hoàn thiện và công bố trên website chung và các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

- Các thành viên của Chương trình tăng cường chỉ đạo, thực hiện, hướng dẫn hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý thường xuyên và đột xuất các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi thẩm quyền và chức năng quản lý của bộ, ngành mình. Các thành viên của Chương trình cùng phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu, ý kiến chuyên môn, tham gia họp bàn đề xuất cách thức xử lý vụ việc vi phạm có tính chất phức tạp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành khác nhau;

- Các thành viên của Chương trình thông qua đại diện của mình tại Ban thường trực Chương trình thống nhất thời gian phối hợp tổ chức hàng năm ít nhất 01 cuộc họp giao ban chung để trao đổi, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, truy tố, xét xử các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn quốc và những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ quan chuyên ngành phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Sau khi có kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát truy tố ra trước Tòa án. Các thành viên của Chương trình cam kết:

+ Phối hợp cung cấp chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho các cơ quan tiến hành tố tụng;

+ Phối hợp trong công tác bổ trợ tư pháp, như công tác giám định, định giá khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;

+ Phối hợp trong công tác trao đổi nghiệp vụ liên quan đến xử lý vi phạm giữa các cơ quan chuyên ngành và cơ quan tiến hành tố tụng.

1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

- Các thành viên của Chương trình xác định việc thiết lập và duy trì liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, đại diện chủ thể quyền và các tổ chức xã hội là hoạt động quan trọng của Chương trình. Bên cạnh các hoạt động khác, các thành viên của Chương trình nhất trí thông qua Ban Thường trực Chương trình tổ chức ít nhất 01 buổi tọa đàm, đối thoại chung giữa các cơ quan thực thi hành chính, đại diện của Tòa án và Viện kiểm sát với các đại diện, chủ thể quyền, hiệp hội, tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tham gia công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

- Các thành viên của Chương trình xác định lấy nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của công chúng làm trung tâm của nhiệm vụ phòng ngừa vi phạm. Thông qua website chung của Chương trình và các hoạt động thông tin truyền thông trong phạm vi hoạt động của bộ, ngành mình. Các thành viên của Chương trình nhất trí cung cấp kịp thời cho tất cả các thành viên khác thông tin về các công văn, văn bản hướng dẫn, giải đáp pháp luật do bộ, ngành mình ban hành hoặc phối hợp ban hành. Các thành viên của Chương trình thông qua hoạt động của Ban Thường trực sẽ công bố kịp thời thông tin kết quả xử lý các vụ việc điển hình cho công chúng để tăng cường tác động phòng ngừa xâm phạm. Ban Thường trực đề xuất các sáng kiến cụ thể để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cộng đồng doanh nghiệp.

- Các thành viên của Chương trình xác định sự tham gia chủ động của chủ thể quyền trong công tác thực thi là điều kiện quan trọng để phòng ngừa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các thành viên của Chương trình nhất trí cung cấp thông tin hỗ trợ việc nâng cao ý thức, khai thác và phát huy tính chủ động của chủ thể quyền trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, các thành viên của Chương trình khuyến khích sự chủ động tham gia và hỗ trợ của các doanh nghiệp, đại diện chủ thể quyền và các tổ chức xã hội trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

1.4. Hợp tác đào tạo và tăng cường năng lực cán bộ thực thi

- Các thành viên của Chương trình nhất trí thành lập và giao cho Ban Thường trực (gồm đại diện các bộ, ngành tham gia Chương trình) là trung tâm kết nối thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình, trong đó có việc làm đầu mối để tìm kiếm và huy động tài trợ cho các hoạt động của Chương trình, triển khai và thực hiện các dự án hợp tác trong nước và quốc tế trong khuôn khổ Chương trình về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.

- Các thành viên của Chương trình khuyến khích sự hỗ trợ của Chương trình 68 về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và các chương trình, dự án do thành viên khác của Chương trình quản lý trong tổ chức thực hiện khóa đào tạo, tập huấn chung cho các thành viên Ban thường trực và hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ chủ chốt của các bộ, ngành.

1.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ

- Trong khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam và các thỏa thuận quốc tế, khu vực và song phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các thành viên của Chương trình xây dựng kế hoạch hành động thống nhất về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích của chủ thể quyền, người tiêu dùng và toàn xã hội.

- Các thành viên của Chương trình xác định việc thực hiện vai trò đầu mối liên lạc và nâng cao tính chủ động là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và khai thác các chương trình hợp tác quốc tế về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, Ban Thường trực Chương trình có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ, bao gồm các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đoàn đàm phán quốc tế liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức học tập, nghiên cứu, phổ biến, tọa đàm về các vấn đề liên quan đến tham gia, ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế có quy định nghĩa vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

- Các thành viên của Chương trình khuyến khích sự hỗ trợ của các dự án hợp tác với các thành viên WTO, dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế của các thành viên khác của Chương trình để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động khảo sát, học tập một số mô hình nước ngoài về phối hợp, liên kết hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đề xuất mô hình, giải pháp phù hợp với Việt Nam và các hoạt động hợp tác quốc tế khác thuộc nội dung của Chương trình.

2. Cơ chế triển khai hoạt động Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II

2.1. Ban Thường trực Chương trình

- Các thành viên của Chương trình thống nhất thành lập Ban Thường trực Chương trình. Mỗi thành viên cử 01 hoặc 02 cán bộ cấp Vụ (hoặc tương đương) và 01 hoặc 02 cán bộ cấp phòng hoặc chuyên viên tham gia Ban Thường trực Chương trình. Các thành viên của Ban Thường trực là đầu mối kết nối, tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình. Văn bản cử đại diện là thành viên Ban Thường trực của mỗi bộ, ngành sẽ được gửi cho Bộ Khoa học và Công nghệ trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký Chương trình phối hợp hành động này. Trên cơ sở văn bản của các bộ, ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ ra Quyết định thành lập Ban Thường trực Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II và chỉ định Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban Thường trực. Các thành viên Ban Thường trực xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chế hoạt động của Ban Thường trực để triển khai thực hiện Chương trình.

- Ban Thường trực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, lập đề án triển khai từng nội dung hoạt động, chủ động đề xuất các sáng kiến, giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

- Ban Thường trực là đầu mối tổng hợp báo cáo, phát huy hiệu quả và kịp thời rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các hoạt động của Chương trình, cụ thể là:

+ Đến ngày 31/01 hàng năm, các bộ, ngành tiến hành sơ kết công tác thực thi do đơn vị phụ trách và gửi thông tin về Ban Thường trực Chương trình để tổng kết hàng năm;

+ Đến 31/3 hàng năm, Ban Thường trực Chương trình tổng hợp số liệu, tổ chức Hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm với sự tham gia của các thành viên của Chương trình và đại diện của các hiệp hội, đại diện chủ thể quyền, đại diện của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan khác.

+ Trên cơ sở tổng kết các nội dung thực hiện, Ban Thường trực sẽ đề xuất phương hướng hoạt động, nội dung cải tiến cách thức tổ chức hoạt động trong năm tiếp theo. Báo cáo tổng hợp hoạt động hàng năm do Ban Thường trực chuẩn bị sẽ được gửi cho các thành viên của Chương trình thông qua trước khi được công bố trên website chung và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Các thành viên Ban Thường trực làm theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng phụ cấp trách nhiệm tăng thêm theo quy định của pháp luật.

- Các thành viên Ban Thường trực được ưu tiên đào tạo trong nước và ngoài nước với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm thực hiện tốt các nội dung của Chương trình.

2.2. Phương án tài chính cho hoạt động của Chương trình:

- Các thành viên của Chương trình có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí thông qua các chương trình, đề án, dự án dành cho những hoạt động cụ thể của Chương trình. Ban thường trực của Chương trình có trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả và báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động, kể cả hoạt động thu chi tài chính cho các thành viên của Chương trình.

- Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò được giao là đầu mối Chương trình có trách nhiệm đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban thường trực trong thời gian hoạt động của Chương trình. Kinh phí được cấp phù hợp với Quy chế hoạt động của Ban Thường trực và trên cơ sở dự toán kinh phí hàng năm cho hoạt động thường xuyên của Ban Thường trực do cơ quan thường trực đề xuất.

- Ban Thường trực Chương trình chú trọng tìm kiếm, khai thác các dự án trong nước và quốc tế tài trợ cho tổng thể hoặc từng nội dung của Chương trình. Chương trình đẩy mạnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ coi trọng sự tham gia và hỗ trợ của chủ thể quyền.

Văn bản về Chương trình phối hợp hành động này có hiệu lực thi hành kể từ ngày đại diện có thẩm quyền của các bộ, ngành ký./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Vĩnh Ái

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Cẩm Tú

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Phạm Quý Ngọ

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Sơn

 

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Lê Hữu Thể

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THỨ TRƯỞNG




Chu Ngọc Anh


Nơi nhận:
- Các Bộ, ngành tham gia ký kết Chương trình;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- UBND các tỉnh/tp trực thuộc Trung ương;
- Các sở: KHCN, VHTTDL, NN&PTNT, TC, CT, CA, TTTT, TAND và VKSND các tỉnh/thành phố;
- Lưu: VT. TTra (Bộ KHCN).

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình 2198/CTHĐ/BKHCN-BVHTTDL-BNNPTNT-BTC-BCT-BCA-BTTTT-TANDTC-VKSNDTC ngày 06/08/2012 năm 2015 phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012-2015) do Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Công Thương - Bộ Thông tin và Truyền thông - Tòa án nhân dân Tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.295

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.213.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!