Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 12/05/1968 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ

VỀ QUYỀN CON NGƯỜI-TEHERAN (22/4-13/5/1968)

Hội nghị quốc tế về quyền con người

Đã họp tại Teheran từ 22/4 đến 13/05/1968 để xem xét các tiến bộ đã đạt được trong vòng 20 năm kể từ khi thông qua Tuyên ngôn về Quyền con người và để xây dựng một chương trình cho tương lai;

Đã xem xét các vấn đề liên quan tới các hoạt động của Liên Hợp Quốc cho việc thi hành và khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người và các tự do cơ bản;

Lưu ý các nghị quyết đã được thông qua tại hội nghị;

Ghi nhận rằng việc kỷ niệm Năm quốc tế cho Nhân quyền diễn ra vào thời điểm khi mà thế giới đang trải qua một quá trình thay đổi chưa từng có;

Sau khi đề cập tới các cơ hội mới được tạo ra bởi các tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ;

Tin tưởng rằng, trong một thời đại khi mà bạo lực và xung đột đang chiếm ưu thế trong nhiều khu vực của thế giới, thực tế của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và nhu cầu cho việc đoàn kết con người là rõ ràng hơn bao giờ hết;

Thừa nhận rằng, hoà bình là khao khát chung của loài người, hoà bình và công lý là không thể thiếu đối với việc thừa nhận các quyền của con người và các tự do cơ bản.

Long trọng tuyên bố rằng:

1. Điều cấp bách là các thành viên của cộng đồng quốc tế hoàn thành các nghĩa vụ chính thức của họ để thúc đẩy và khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không có sự phân biệt về nòi giống, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc các ý kiến khác;

2. Tuyên ngôn về Quyền con người tuyên bố một nhận thức chung của các dân tộc của thế giới liên quan tới các quyền không thể bị xâm phạm và chia cắt của mọi thành viên của gia đình con người và tạo ra một nghĩa vụ cho các thành viên của cộng đồng quốc tế;

3. Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá, Tuyên bố về việc trao trả độc lập cho các quốc gia và các dân tộc thuộc địa, Công ước về Loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc cũng như các công ước và tuyên bố khác trong lĩnh vực nhân quyền được thông qua dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức quốc tế liên chính phủ mang tính khu vực đã tạo ra các tiêu chuẩn và các nghĩa vụ theo đó các quốc gia cần tuân theo.

4. Kể từ khi thông qua Tuyên ngôn về Quyền con người, Liên Hợp Quốc đã tạo ra các tiến bộ thực sự trong việc xác định các tiêu chuẩn cho việc hưởng và bảo vệ các quyền con người và các tự do cơ bản. Trong thời gian này nhiều văn kiện quốc tế quan trọng đã được thông qua nhưng vẫn còn nhiều văn kiện cần được thực hiện liên quan tới việc thi hành những quyền và tự do này.

5. Mục tiêu đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực quyền con người là việc mỗi cá nhân đạt được phẩm giá và tự do cao nhất. Nhằm thừa nhận mục đích này, luật pháp của mỗi quốc gia cần dành cho mỗi cá nhân, không tính đến nòi giống, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc chính kiến, quyền tự do bày tỏ, tự do thông tin, tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo cũng như quyền tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước mình.

6. Các quốc gia cần tái khẳng định sự quyết tâm của mình một cách hữu hiệu nhằm thi hành các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc và trong các văn kiện quốc tế khác có liên quan tới các quyền con người và các tự do cơ bản.

7. Sự phủ nhận toàn bộ quyền con người dưới chính sách a- pac- thai ghê tởm là một mối bận tâm lớn nhất đối với cộng đồng quốc tế. Chính sách a-pac-thai này, cần bị lên án như là một tội ác chống lại loài người, tiếp tục làm ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Bởi vậy, điều rất cấp bách cho cộng đồng quốc tế là sử dụng mọi biện pháp có thể để loại bỏ việc xấu xa này. Cuộc đấu tranh chống lại a- pac-thai được thừa nhận là hợp pháp.

8. Các dân tộc trên thế giới cần tạo ra nhận thức một cách đầy đủ về tác hại của việc phân biệt chủng tộc và cùng tham gia đấu tranh chống lại chúng. Việc thi hành nguyên tắc không phân biệt được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn về Quyền con người và các văn kiện quốc tế khác trong lĩnh vực quyền con người tạo ra một nghĩa vụ cấp bách của loài người ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ quốc tế. Mọi hệ tư tưởng dựa trên tính ưu thế của nòi giống và sự không khoan dung cần bị lên án và chống lại.

9. Tám năm sau Tuyên bố của Đại hội đồng về việc trao trả độc lập cho các dân tộc và quốc gia thuộc địa, các vấn đề của chủ nghĩa thực dân vẫn còn ám ảnh cộng đồng quốc tế. Nó là vấn đề khẩn cấp rằng mọi quốc gia thành viên cần hợp tác với các tổ chức thích hợp của Liên Hợp Quốc để các biện pháp hữu hiệu có thể được thực hiện nhằm đảm bảo tuyên bố đó được thực hiện một cách đầy đủ.

10. Sự phủ nhận to lớn các quyền con người bắt nguồn từ việc xâm lược hoặc bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào với các hậu quả đau thương của nó và đưa đến việc đau khổ của con người không được nói ra gây ra các phản ứng mà có thể nhấn chìm thế giới vào sự thù địch gia tăng chưa từng có. Nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế là hợp tác trong việc loại bỏ các tai họa đó.

11. Sự phủ nhận toàn bộ các quyền con người nảy sinh từ sự phân biệt dựa trên nòi giống, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc việc bày tỏ chính kiến làm tổn thương lương tâm loài người và gây nguy hiểm cho các nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới.

12. Khoảng cách chênh lệnh lớn giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển về mặt kinh tế cản trở sự thừa nhận các quyền con người trong cộng đồng quốc tế. Sự thất bại của thập kỷ phát triển trong việc đạt tới các mục tiêu khiêm tốn của nó tạo ra tính cấp thiết hơn cho các quốc gia, phù hợp với năng lực của mình, tạo ra các nỗ lực lớn nhất có thể để thu hẹp khoảng cách này.

13. Vì các quyền con người và các tự do cơ bản là không thể tách rời, việc thừa nhận đầy đủ các quyền chính trị và dân sự mà không có việc hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là không thể. Việc đạt được tiến bộ bền vững trong việc thi hành các quyền con người phụ thuộc vào các chính sách phát triển kinh tế và xã hội thích hợp và hữu hiệu của quốc gia và quốc tế.

14. Việc trên 700 triệu người trên toàn thế giới mù chữ là một cản trở to lớn đối với mọi nỗ lực trong việc thừa nhận các mục tiêu và mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều khoản của Tuyên ngôn về Quyền con người. Các hành động quốc tế nhằm vào việc xóa bỏ nạn mù chữ trên trái đất và thúc đẩy giáo dục ở mọi cấp đòi hỏi các quan tâm khẩn cấp.

15. Việc phân biệt trong đó phụ nữ vẫn là các nạn nhân trong nhiều khu vực của thế giới cần phải loại bỏ. Một địa vị thấp hơn cho phụ nữ là trái với Hiến chương của Liên Hợp Quốc cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn về Quyền con người. Việc thi hành đầy đủ Tuyên bố về Loại bỏ mọi hình thức phân biệt chống lại phụ nữ là một sự cần thiết vì tiến bộ của loài người.

16. Việc bảo vệ gia đình và trẻ em vẫn còn là mối bận tâm của cộng đồng quốc tế. Cha mẹ có quyền con người cơ bản để quyết định một cách tự do và có trách nhiệm số con và khoảng cách giữa các lần sinh của mình.

17. Cần dành các mức khuyến khích cao nhất cho những khao khát của các thế hệ trẻ hơn hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn trong đó các quyền con người và các tự do cơ bản được thi hành một cách đầy đủ. Việc thanh niên tham gia và việc xây dựng tương lai của loài người là cấp thiết.

18. Trong khi các phát hiện khoa học và các công nghệ tiên tiến đã mở ra nhiều triển vọng cho tiến bộ kinh tế, xã hội và văn hóa, tuy nhiên việc phát triển này có thể gây nguy hại cho các quyền và tự do của các cá nhân và sẽ đòi hỏi phải liên tục quan tâm.

19. Việc giải trừ quân bị sẽ giải phóng các nguồn lực vật chất và nhân lực hiện nay được dùng cho các mục đích quân sự. Những nguồn lực này cần được sử dụng cho việc thúc đẩy các quyền con người và các tự do cơ bản. Việc giải trừ quân bị chung và toàn thể là một khát khao lớn nhất của mọi dân tộc.

Bởi vậy, Hội nghị quốc tế về quyền con người

1. Tái khẳng định các cam kết với những nguyên tắc của Tuyên ngôn về Quyền con người và các văn kiện quốc tế khác trong lĩnh vực này.

2. Kêu gọi tất cả các dân tộc và Chính phủ các nước tự cống hiến cho các nguyên tắc được ghi nhận trong Tuyên ngôn về Quyền con người và để nhân lên các nỗ lực của họ nhằm cung cấp cho tất cả mọi người một cuộc sống phù hợp với tự do và phẩm giá và có lợi cho sự phồn thịnh về mặt vật chất, tinh thần, xã hội và tâm hồn.

(Phiên họp toàn thể lần thứ 27 ngày 12/5/1968)

Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị quốc tế về Quyền con người-Teheran

16. Việc bảo vệ gia đình và trẻ em vẫn còn là mối bận tâm của cộng đồng quốc tế. Cha mẹ có quyền con người cơ bản để quyết định một cách tự do và có trách nhiệm số con và khoảng cách sinh con của mình.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị quốc tế về Quyền con người - Teheran

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


181

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.233.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!