Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2006/TT-BTP hướng dẫn thực hiện quy định nuôi con nuôi yếu tố nước ngoài

Số hiệu: 08/2006/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Uông Chu Lưu
Ngày ban hành: 08/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
*****

Số: 08/2006/TT-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Hà Nội, ngày  08 tháng 12 năm 2006

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Căn cứ các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước;
Để bảo đảm thực hiện thống nhất các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài;
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi hướng dẫn

Thông tư này hướng dẫn thực hiện các điều 35, 36, 37, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 49, 51 và khoản 1 Điều 79 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ (sau đây gọi là “Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung)”) và các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước, nhằm thực hiện thống nhất về đối tượng áp dụng, về trình tự, thủ tục giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Dịch và công chứng, chứng thực hồ sơ

Hồ sơ xin nhận con nuôi bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt; bản dịch do Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực.

Theo thoả thuận với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi, hồ sơ xin nhận con nuôi có thể được dịch tại Việt Nam; bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo pháp luật Việt Nam.

3. Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh, môi giới trục lợi trong lĩnh vực nuôi con nuôi

3.1. Nghiêm cấm tổ chức con nuôi nước ngoài, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh, dịch vụ môi giới con nuôi nhằm mục đích trục lợi hoặc lợi dụng việc hỗ trợ xin nhận con nuôi nhằm mục đích mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.

3.2. Nghiêm cấm việc người xin nhận con nuôi xin đích danh trẻ em qua sự giới thiệu trực tiếp của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc trả tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để môi giới xin trẻ em làm con nuôi.

II. NGƯỜI XIN NHẬN CON NUÔI, TRẺ EM ĐƯỢC CHO LÀM CON NUÔI 

1. Người xin nhận con nuôi

Theo Điều 35 và khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), người xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi bao gồm:

1.1. Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi (danh mục các nước kèm Thông tư này). Người thuộc đối tượng này được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) làm con nuôi.

1.2. Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) làm con nuôi:

a) Người có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên. Thời gian 06 tháng được tính theo một lần nhập - xuất cảnh Việt Nam; nếu hai vợ chồng xin nhận con nuôi thì chỉ cần một người đáp ứng điều kiện này;

b) Người có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam. Người gốc Việt Nam được hiểu theo quy định tại Thông tư số 2461/2001/TT-BNG ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Bộ Ngoại giao, là người hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam; người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam;

c) Người có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.

Quan hệ họ hàng được hiểu là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác với trẻ em là cháu được xin làm con nuôi (theo bên nội hoặc bên ngoại). Trường hợp người có quan hệ họ hàng là ông, bà xin nhận cháu hoặc anh, chị em xin nhận nhau làm con nuôi, thì không giải quyết.

Quan hệ thân thích là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là chồng với con riêng của vợ hoặc vợ với con riêng của chồng.

1.3. Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi và cũng không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), thì chỉ được xin nhận con nuôi là trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại gia đình hoặc tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, hoặc trẻ em mồ côi đang sống tại gia đình.

1.4. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) làm con nuôi, không phụ thuộc vào việc Việt Nam với nước ngoài nơi người đó định cư cùng hoặc không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi.

Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa.

2. Trẻ em được cho làm con nuôi

Theo Điều 36 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), trẻ em được cho làm con nuôi bao gồm: 

2.1. Trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam. Cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp được hiểu là cơ sở bảo trợ xã hội  được thành lập theo Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31/5/2001 của Chính phủ (sau đây gọi là cơ sở nuôi dưỡng). Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho Cục Con nuôi quốc tế danh sách các cơ sở nuôi dưỡng này và danh sách trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng đó có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi.

Việc giới thiệu trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi phải tuân thủ các quy định sau:

a) Ưu tiên giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở trong nước; việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được coi là biện pháp cuối cùng, khi không thể tìm được mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước;

b) Chỉ được giới thiệu trẻ em làm con nuôi sau 30 ngày, kể từ ngày trẻ em được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng; đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi thì chỉ được giới thiệu làm con nuôi sau 60 ngày, kể từ ngày phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;

c) Trẻ em bị bỏ rơi đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng chỉ được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh trở lên mà không có thân nhân đến nhận và cũng không được người trong nước nhận làm con nuôi (nội dung thông báo theo mẫu kèm Thông tư này).

2.2. Trẻ em đang sống tại gia đình được cho làm con nuôi người nước ngoài nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).

Đối với trẻ em có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi, thì chỉ được giải quyết cho làm con nuôi của cô, cậu, dì, chú, bác (bên nội hoặc bên ngoại) ở nước ngoài, nếu trẻ em đó bị mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị mồ côi mẹ hoặc cha, còn người kia không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó; trường hợp trẻ em còn cha, mẹ nhưng cả cha và mẹ đều không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó, thì trẻ em cũng được giải quyết cho làm con nuôi.

Trong trường hợp trẻ em tuy có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi, nhưng trẻ em đó còn cả cha và mẹ, sức khoẻ của trẻ em và của cha mẹ bình thường, cha mẹ vẫn có khả năng lao động và có điều kiện để bảo đảm chăm sóc con mình tại Việt Nam, thì không giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài.

2.3. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác (trước đây sống tại cơ sở nuôi dưỡng hoặc sống tại gia đình) đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin nhận làm con nuôi, thì được xem xét giải quyết tại Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như đối với trẻ em không còn hộ khẩu thường trú ở trong nước.

III. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI

1. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi

Hồ sơ của người xin nhận con nuôi gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó cần chú ý một số điểm sau:

a) Đơn xin nhận trẻ em làm con nuôi phải ghi đầy đủ theo mẫu quy định, trong đó nguyện vọng của người xin nhận con nuôi về trẻ em cần xin làm con nuôi (như số lượng trẻ, độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ) phải phù hợp với giấy phép hoặc bản điều tra về hoàn cảnh gia đình, xã hội do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Trong trường hợp khi nộp hồ sơ mà người xin nhận con nuôi chưa có hộ chiếu, chỉ có bản sao có công chứng giấy chứng minh nhân dân, giấy thông hành hoặc thẻ cư trú và trên các giấy tờ của Việt Nam đều ghi họ tên, ngày tháng năm sinh của người đó theo loại giấy tờ này, thì khi đến Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi, người xin nhận con nuôi không phải nộp bản sao hộ chiếu;

c) Đối với người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 35 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung):

- Nếu thuộc điểm a thì phải có bản chụp thị thực nhập - xuất cảnh Việt Nam (01 lần) hoặc giấy tờ khác để chứng minh việc đã ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên.

- Nếu thuộc điểm b thì phải có giấy tờ phù hợp để chứng minh (có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam).

- Nếu thuộc điểm c thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của trẻ em xác nhận người đó có quan hệ họ hàng với trẻ em được xin làm con nuôi; bản chụp giấy chứng nhận kết hôn của người xin con nuôi với cha hoặc mẹ của trẻ em được xin làm con nuôi và giấy khai sinh của trẻ em đó để chứng minh quan hệ thân thích; bản chụp quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho nhận con nuôi, giấy khai sinh của con nuôi và của trẻ em được xin làm con nuôi để chứng minh người đó đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin làm con nuôi;

d) Đối với trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng, nhưng trong quá trình giải quyết hồ sơ, một trong hai bên vợ hoặc chồng chết, nếu người kia muốn tiếp tục xin nhận con nuôi, thì phải làm lại những giấy tờ nói tại các điểm a, c, và d khoản 1 Điều 41 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).

2. Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người xin nhận con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó cần lưu ý một số điểm như sau:

2.1. Trước khi tiếp nhận hồ sơ, Cục Con nuôi quốc tế phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc người xin nhận con nuôi thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35, khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn tại điểm 1 mục II Thông tư này.

2.2. Việc nộp hồ sơ được thực hiện như sau:

a) Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) nộp hồ sơ xin nhận con nuôi thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan.

Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài, nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài được uỷ quyền hợp lệ hoặc người đại diện của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phải trực tiếp nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi quốc tế;

b) Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) trực tiếp nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi quốc tế, nếu xin nhận trẻ em tại Việt Nam làm con nuôi hoặc tại Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, nếu xin nhận trẻ em Việt Nam ở nước ngoài làm con nuôi. 

2.3. Sau khi kiểm tra thấy hồ sơ của người xin nhận con nuôi đầy đủ và hợp lệ, Cục Con nuôi quốc tế cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ (theo mẫu kèm Thông tư này) cho người nộp hồ sơ; thời gian thụ lý hồ sơ được tính kể từ ngày cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

3. Trường hợp xin đích danh

Việc xin đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi chỉ được áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Người xin nhận con nuôi thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung); 

b) Người xin nhận con nuôi quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) mà thuộc một trong các trường hợp:

- Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên;

- Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;

- Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.

4. Hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi

Hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài gồm các giấy tờ quy định tại Điều 44 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó cần lưu ý một số giấy tờ sau:

4.1. Đối với Giấy khai sinh của trẻ em, có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao công chứng, chứng thực từ bản chính. 

4.2. Đối với giấy xác nhận sức khoẻ, có thể nộp giấy do tổ chức y tế cấp huyện trở lên của Việt Nam cấp; khuyến khích nộp giấy xác nhận sức khoẻ của trẻ em do tổ chức y tế chất lượng cao hoặc tổ chức y tế cấp tỉnh trở lên cấp.

4.3. Đối với trẻ em có cha, mẹ thuộc diện không còn khả năng lao động hoặc không có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con, thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha, mẹ trẻ em.

4.4. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, để bảo đảm nguồn gốc rõ ràng của trẻ em, cần phải có:

a) Bản tường trình của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, trong đó thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin về người phát hiện (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ liên lạc, nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân) và chữ ký của người đó; nếu người đó không biết chữ thì phải điểm chỉ nhưng phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số chứng minh nhân dân và chữ ký của người viết hộ;

b) Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi, trong đó ghi rõ ngày tháng năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi, giới tính, đặc điểm nhận dạng, tài sản và các đồ vật khác của trẻ em (nếu có), có đủ chữ ký của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người lập biên bản và những người khác có liên quan, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Công an nơi trẻ em bị bỏ rơi.

c) Giấy tờ chứng minh việc cơ sở nuôi dưỡng đã thông báo trước đó ít nhất 30 ngày trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên về việc trẻ em bị bỏ rơi;

d) Văn bản cam đoan của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng về việc sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên mà trẻ em không có thân nhân đến nhận và đồng thời cũng không được người trong nước nhận làm con nuôi.

4.5. Đối với giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, phải bảo đảm rằng:

a) Việc đồng ý của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng, cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài phải hoàn toàn tự nguyện, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; tuyệt đối nghiêm cấm việc người xin nhận con nuôi gặp gỡ, tiếp xúc với người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng, cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em để đưa ra những thoả thuận về tài chính, lợi ích vật chất khác hoặc bất kỳ mục đích vụ lợi nào để có được sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;

b) Trước khi tự nguyện đồng ý cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng, cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em phải nhận thức một cách rõ ràng và đầy đủ về những hệ quả pháp lý của việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi theo hình thức trọn vẹn/vĩnh viễn và có thể dẫn đến việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha, mẹ đẻ theo pháp luật nước ngoài; sự đồng ý này không thể bị rút lại;

c) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà không xác định được cha, mẹ đẻ do cha, mẹ cố tình giấu địa chỉ, cung cấp địa chỉ giả hoặc tuy có địa chỉ của cha, mẹ nhưng vào thời điểm xác minh, cha, mẹ có lý do chính đáng yêu cầu giữ kín thông tin hoặc cha, mẹ đã chuyển đi nơi khác không rõ địa chỉ, thì chỉ cần sự tự nguyện đồng ý của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó;

d) Trong trường hợp trẻ em được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng mà cha, mẹ đẻ chưa thể hiện rõ nguyện vọng cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, nhưng xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì còn phải có văn bản tự nguyện đồng ý của cha, mẹ đẻ cho con làm con nuôi người nước ngoài; nếu cha, mẹ đẻ chưa đủ 18 tuổi, thì còn phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ của cha, mẹ trẻ em đó; nếu những người này không biết chữ, thì phải điểm chỉ vào văn bản tự nguyện đồng ý cho trẻ em làm con nuôi và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số chứng minh nhân dân và chữ ký của người viết hộ.

5. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi trong trường hợp xin không đích danh

Mọi trường hợp xin nhận trẻ em làm con nuôi thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (không thuộc diện quy định tại điểm 3.1, tiểu mục 3 mục III Thông tư này) được áp dụng như trường hợp xin không đích danh theo quy định tại Điều 51 Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:  

5.1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhận con nuôi, căn cứ vào danh sách trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng, đặc điểm và các điều kiện của trẻ em, nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, Cục Con nuôi quốc tế có công văn kèm theo bản chụp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và đơn của người xin nhận con nuôi gửi Sở Tư pháp để Sở hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng xem xét giới thiệu trẻ em.

5.2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Cục Con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có công văn đề nghị cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện (thuộc danh sách trẻ em đã báo cáo), phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi để giới thiệu làm con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Cục Con nuôi quốc tế, kèm theo các giấy tờ nói tại điểm 5.3, tiểu mục 3, mục III Thông tư này.

5.3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi và có công văn (theo mẫu kèm Thông tư này) trả lời cho Sở Tư pháp, kèm theo các giấy tờ sau:

a) Bản chụp Giấy khai sinh (kèm 02 ảnh 9x12 hoặc 10x15) của trẻ em;

b) Bản chụp Biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng; trường hợp trẻ em bị bỏ rơi tại cơ sở nuôi dưỡng thì chỉ cần bản tường trình của người phát hiện;

c) Bản chụp quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

d) Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có:

- Giấy tờ chứng minh việc cơ sở nuôi dưỡng đã thông báo trước đó ít nhất 30 ngày trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên về việc trẻ em bị bỏ rơi (như báo tỉnh hoặc giấy xác nhận về việc đã đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh).

- Văn bản của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng (theo mẫu kèm Thông tư này) khẳng định về việc sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên mà trẻ em không có thân nhân đến nhận và đồng thời cũng không được người trong nước nhận làm con nuôi.

5.4. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Cục Con nuôi quốc tế thông báo cho người xin nhận con nuôi về kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi (thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam).

5.5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Con nuôi quốc tế, người xin nhận con nuôi phải trả lời bằng văn bản cho Cục Con nuôi quốc tế về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi (thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam).

5.6. Chỉ sau khi nhận được văn bản đồng ý của người xin nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu theo thủ tục trên đây, Cục Con nuôi quốc tế mới có Công văn gửi Sở Tư pháp để hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ cho trẻ em được giới thiệu làm con nuôi (Công văn 1); lúc này cơ sở nuôi dưỡng mới chính thức lập hồ sơ cho trẻ em. 

Trong trường hợp người xin nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu, Cục Con nuôi quốc tế có công văn gửi Sở Tư pháp để Sở thông báo cho cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu cho người khác; người xin nhận con nuôi chỉ được giới thiệu trẻ em khác sau 12 tháng, kể từ ngày có văn bản từ chối.

6. Thủ tục kiểm tra hồ sơ của trẻ em

6.1. Sau khi nhận đủ 04 bộ hồ sơ của trẻ em do cơ sở nuôi dưỡng chuyển đến, Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra toàn bộ các giấy trong hồ sơ, thẩm tra tính hợp pháp của các giấy tờ và xác minh làm rõ về nguồn gốc của trẻ em theo quy định tại Điều 45 Nghị định 68/2002/NĐ-CP, đặc biệt lưu ý đối với những giấy tờ như đã nêu tại điểm 4 mục III Thông tư này.

Trong trường hợp yêu cầu cơ quan Công an xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 68/2002/NĐ-CP, thì Sở Tư pháp phải gửi bản chụp kết quả xác minh của cơ quan Công an kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi quốc tế.

6.2. Cục Con nuôi quốc tế kiểm tra toàn bộ hồ sơ của trẻ em theo quy định tại Điều 46 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và chỉ gửi công văn cho ý kiến đồng ý giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em làm con nuôi (Công văn 2), kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi gửi Sở Tư pháp để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em đã bảo đảm đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định của Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn tại Thông tư này.

7. Hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi

Việc hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó cần chú ý một số điểm sau:

Trường hợp có lý do chính đáng mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi, thì người đó phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn. Nếu đồng ý cho gia hạn, Sở Tư pháp thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam để Văn phòng báo cho người xin nhận con nuôi; thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có văn bản của Sở Tư pháp cho phép gia hạn.

Trường hợp có lý do chính đáng mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam trong thời hạn trên, thì người đó phải uỷ quyền bằng văn bản cho Văn phòng con nuôi nước ngoài đến Sở Tư pháp nộp lệ phí và bản cam kết (theo mẫu quy định) về việc thông báo định kỳ 06 tháng một lần cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 03 năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo, thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi; trong văn bản uỷ quyền người xin nhận con nuôi phải cam đoan không được từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu; văn bản uỷ quyền phải có chữ ký của người xin nhận con nuôi, không cần công chứng hay chứng thực.

8. Hoàn tất thủ tục xuất cảnh Việt Nam cho trẻ em

8.1. Sau khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi và việc giao nhận con nuôi đã được tiến hành tại Sở Tư pháp, các cơ quan chức năng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để hoàn tất thủ tục cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam, nhập cảnh và cư trú tại nước tiếp nhận.

8.2. Trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi là trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng, thì tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho trẻ em phải do Giám đốc Sở Tư pháp  ký xác nhận; trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi là trẻ em sống tại gia đình, thì tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho trẻ em phải do Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ em có hộ khẩu thường trú, ký xác nhận.

9. Cha, mẹ nuôi xin huỷ quyết định cho nhận con nuôi

Trường hợp đã có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi và việc giao nhận con nuôi đã được tiến hành tại Sở Tư pháp nhưng trẻ em chưa xuất cảnh Việt Nam, cha mẹ nuôi có đơn xin huỷ quyết định nuôi con nuôi vì lý do chính đáng (như việc cha, mẹ nuôi đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo, không đủ sức khoẻ để chăm sóc con nuôi; con nuôi mắc bệnh hiểm nghèo không thể xuất cảnh Việt Nam vì nguy hiểm đến tính mạng; con nuôi không thể hoà nhập được với cha, mẹ nuôi và đòi ở lại Việt Nam hoặc vì lý do chính đáng khác), Cục Con nuôi quốc tế có trách nhiệm báo cáo trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp để phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải quyết.

Nếu xét thấy lý do xin huỷ quyết định cho nhận con nuôi là chính đáng, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành huỷ/thu hồi quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và chỉ đạo việc nhận lại trẻ em về cơ sở nuôi dưỡng hoặc về gia đình để tiếp tục nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trong trường hợp điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Thông tư này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

3. Bãi bỏ quy định hướng dẫn tại các điểm 3.1, 3.2 và 3.3 tiểu mục 3 mục II của Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những việc mới, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp gửi công văn về Bộ Tư pháp để kịp thời hướng dẫn./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án NDTC;
- Viện KSNDTC;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, Cục CNQT .

BỘ TRƯỞNG




Uông Chu Lưu

 

PHẦN PHỤ LỤC

(kèm theo Thông tư số 08/TT-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tư pháp

Hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài)

________

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÃ KÝ 

HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI VỚI VIỆT NAM

1. Cộng hoà Pháp (ký ngày 01/02/2000).

2. Vương quốc Đan Mạch (ký ngày 26/05/2003).

3. Cộng hoà Italia (ký ngày 13/06/2003).

4. Ailen (ký ngày 23/09/2003).

5. Vương quốc Thuỵ Điển (ký ngày 04/02/2004).

6. Cộng đồng nói tiếng Pháp, Cộng đồng nói tiếng Đức, Cộng đồng nói tiếng Hà Lan thuộc Vương quốc Bỉ (ký ngày 17/3/2005, chưa có hiệu lực).

7. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (ký ngày 21/6/2005).

8. Canada (ký ngày 27/6/2005).

9. Quêbếc Canada (ký ngày 15/9/2005).

10. Liên bang Thuỵ Sĩ (ký ngày 20/12/2005).

11. Ôntariô Canada (ký ngày 03/4/2006)./.

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC NƯỚC/VÙNG LÃNH THỔ MIỄN HỢP PHÁP HOÁ LÃNH SỰ ĐỐI VỚI GIẤY TỜ, TÀI LIỆU VỚI VIỆT NAM

2.1. Các nước/vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam

(1) Cộng hoà Pháp.

(2) Vương quốc Đan Mạch.

(3) Cộng hoà Italia.

(4) Ailen.

(5) Vương quốc Thuỵ Điển.

(6) Cộng đồng nói tiếng Pháp, Cộng đồng nói tiếng Đức, Cộng đồng nói tiếng Hà Lan thuộc Vương quốc Bỉ (chưa có hiệu lực).

(7) Quêbếc Canada.

(8) Liên bang Thuỵ Sĩ.

(9) Ôntariô Canada.

2.2. Các nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam

(1) Liên bang Nga (kế thừa Hiệp định của Liên xô cũ, ký ngày 10/12/1981).

(2) Cộng hoà Séc (kế thừa Hiệp định của Tiệp khắc cũ, ký ngày 12/10/1982).

(3) Cộng hoà Xlôvakia (kế thừa Hiệp định của Tiệp khắc cũ, ký ngày 12/10/1982).

(4) Cộng hoà Cu Ba (ký ngày 30/11/1984).

(5) Cộng hoà Hungary (ký ngày 18/01/1985).

(6) Cộng hoà Bungary (ký ngày 03/10/1986).

(7) Cộng hoà Ba Lan (ký ngày 22/3/1993).

(8) Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 06/7/1998).

(9) Liên bang Nga (ký ngày 25/8/1998, chưa có hiệu lực).

(10) Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (ký ngày 19/10/1998).

(11) Cộng hoà Pháp (ký ngày 24/02/1999).

  (12) Ukraina (ký ngày 06/4/2000).

(13) Mông Cổ (ký ngày 17/4/2000).

(14) Bêlarút (ký ngày 14/9/2000).

(15) Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (04/5/2002).

2.3. Các nước ký kết Hiệp định lãnh sự với Việt Nam

(1) Cộng hoà Ba Lan.

(2) Cộng hoà Bungary.

(3) Cộng hoà Cu Ba.

(4) Cộng hoà Hunggary.

(5) Cộng hoà Irắc.

(6) Mông Cổ.

(7) Liên bang Nga.

(8) Rumani.

(9) Cộng hoà Séc.

(10) Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

(11) Ucraina.

(12) Cộng hoà Xlôvakia.

2.4. Các nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam

(1) Cộng hoà A-rập Ai-cập.

(2) Vương quốc Bỉ.

(3) Ca-na-da.

(4) Vương quốc Căm-pu-chia.

(5) Cộng hoà Liên bang Đức.

(6) Cộng hoà hồi giáo I-ran.

(7) Nam Phi.

(8) Nhật Bản.

         (9) Cộng hoà Pháp.

(10) Vương quốc Thuỵ Điển.

(11) Liên bang Thuỵ Sĩ.

PHỤ LỤC 3

MẪU CÔNG VĂN, GIẤY TỜ GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

3.1. Mẫu báo cáo về Danh sách cơ sở nuôi dưỡng được giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài

Tỉnh/thành phố ……………………..

SỐ TT

TÊN CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG

ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ

HỌ TÊN NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

SỐ ĐT, FAX

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Mẫu báo cáo về Danh sách trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng có đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài

Tên cơ sở nuôi dưỡng: ……………

Tỉnh/Thành phố: …………………

SỐ TT

HỌ TÊN TRẺ EM

NGÀY THÁNG NĂM SINH

GIỚI TÍNH/

DÂN TỘC

TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ

NGUỒN GỐC/

QUÊ QUÁN

CHA, MẸ ĐẺ/

NGƯỜI GIÁM HỘ

1

Nguyễn Văn A

01/01/06

Nam/Kinh

HIV

Bị rỏ rơi/Hà Tây

Không rõ

2

Trần Thị B

05/02/06

Nữ/Mường

Bình thường

Mồ côi/Hà Tây

Chết

3

Nguyễn Văn C

04/7/05

Nam/Kinh

Viêm gan B

Sơ sinh bỏ rơi/Hà Nội

Mẹ bỏ trốn sau sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3. Mẫu Phiếu tiếp nhận hồ sơ

BỘ TƯ PHÁP

CỤC CON NUÔI QUỐC TẾ

                  Số hồ sơ:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày        tháng        năm

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 và Thông tư số 08/TT-BTP ngày 08 tháng 12  năm 2006,

Cục Con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp đã nhận đủ hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của:

 

Ông

Họ và tên:

 

 

Ngày, tháng, năm sinh:

 

 

Quốc tịch:

 

 

Số hộ chiếu/CMND*:

 

 

Nơi thường trú:

 

Do Văn phòng con nuôi .............................................................. (tên Văn phòng con nuôi nước ngoài) nộp.

Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

STT

Loại giấy tờ

Ngày cấp

Ghi chú

Ông

1

Đơn xin nhận con nuôi

 

 

2

Bảo sao hộ chiếu*

 

 

 

3

Giấy phép nuôi con nuôi

 

 

4

Giấy xác nhận y tế

 

 

 

5

Phiếu lý lịch tư pháp

 

 

 

6

Giấy xác nhận thu nhập

 

 

 

7

Bản điều tra tâm lý, xã hội

 

 

 

8

Giấy chứng nhận kết hôn

 

 

 

9

Giấy tờ khác:

 

 

 

a)

Công hàm xác nhận của tổ chức/Cơ quan có thẩm quyền

 

 

 

b)

 

 

 

 

c)

 

 

 

 

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ                                                    NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

3.4. Mẫu nội dung Thông báo về việc tìm mái ấm gia đình cho trẻ em

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM MÁI ẤM GIA ĐÌNH CHO TRẺ EM [1]

Vào lúc ...... giờ ....... phút, ngày ........./......../…............., tại......................................,

Đã phát hiện 01 trẻ em bị bỏ rơi với những đặc điểm sau đây:

-                      Giới tính: ……………………………………………

-                      Đặc điểm nhận dạng: ……………………………….

-                      Tình trạng sức khoẻ; ………………………………..

-                      Độ tuổi (dự đoán): ………………………………….

-                      Tài sản và các đồ vật khác kèm theo (nếu có): ……..

Trẻ em đã được đăng ký khai sinh tại UBND xã/phường/thị trấn: …………………

Tên trẻ em hiện nay là ...........................................................................................................

Hiện trẻ em đang được nuôi dưỡng tại .............................................................

Đề nghị ai là thân nhân của trẻ em hoặc ai có nguyện vọng xin nhận trẻ em làm con nuôi, thì liên hệ với ............................................................................................................

Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng Thông báo này, nếu không có thân nhân đến nhận, đồng thời không được người trong nước xin nhận làm con nuôi, thì mọi quyền lợi của trẻ em sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Mọi khiếu kiện về sau liên quan đến trẻ em sẽ không được xem xét giải quyết.

Tên cơ sở nuôi dưỡng trẻ em

(đã thông báo)

3.5. Mẫu công văn của cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ em làm con nuôi

Tên Cơ quan chủ quản

Tên Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em

              

Số:           /GTTE

V/v giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………., ngày       tháng       năm

 

Kính gửi: Ông/Bà ………………………………………[2]

Đồng kính gửi: Cục Con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp

Tôi là: ........................................................................................................

Chức vụ: Giám đốc ............................................................. (tên cơ sở nuôi dưỡng trẻ em)

Xét thư đề nghị của Văn phòng con nuôi nước ngoài ................................[3] ngày …. tháng …. năm …….., sau khi xem xét nguyện vọng và các điều kiện xin nhận con nuôi của:

 

Ông

Họ và tên:

 

 

Ngày, tháng, năm sinh:

 

 

Quốc tịch:

 

 

Số hộ chiếu/CMND:

 

 

Nơi thường trú:

 

(theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ của Cục Con nuôi quốc tế ngày … tháng …… năm ………...),

Tôi đồng ý giới thiệu trẻ em dưới đây:

Họ và tên:                                                                     Giới tính:

Sinh ngày:                                                                     Nơi sinh:

Dân tộc:                                                                        Quốc tịch:

Là trẻ em có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi, số thứ tự … trong danh sách trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng theo Báo cáo ngày… tháng… năm….. [4], để làm thủ tục giới thiệu con nuôi cho Ông/Bà có tên trên.

Nơi nhận:

- Như trên;

- VPCNNNg ............ (để th/báo cho người xin nhận con nuôi);

- Sở Tư pháp ………. (để báo cáo)

- Lưu: .............

GIÁM ĐỐC

 

3.6. Mẫu cam đoan của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc trẻ em bị bỏ rơi không có thân thân đến nhận và không được người trong nước nhận làm con nuôi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..............., ngày...........tháng...........năm............

GIẤY CAM ĐOAN

Tôi là: ……………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………. (Tên cơ sở nuôi dưỡng)

Cam đoan như sau:

- Hiện nay, … (tên cơ sở nuôi dưỡng) đang nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi .................. (họ tên trẻ em) theo Quyết định số.............. ngày … /…/……… của ........................(tên cơ quan/tổ chức ra Quyết định tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng).

- Kể từ ngày ……/……./………..[5] đến ngày……../………../……………..[6], hết thời hạn thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh trở lên theo quy định của pháp luật, trẻ em …….......................(họ tên trẻ em) không có thân nhân đến nhận, đồng thời cũng không có người trong nước xin nhận làm con nuôi.

GIÁM ĐỐC ...........(tên cơ sở nuôi dưỡng)

             (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)



* Ghi rõ số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế (chứng minh nhân dân, giấy thông hành, thẻ cư trú).

[1] Để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh trở lên; thời gian thông báo là 30 ngày.

[2] Họ tên, địa chỉ của người xin nhận con nuôi.

[3] Tên của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

[4] Ghi rõ số thứ tự của trẻ em trong báo cáo mà cơ sở nuôi dưỡng đã gửi Sở Tư pháp và Cục Con nuôi quốc tế.

[5] Ghi rõ thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh về việc trẻ em bị bỏ rơi.

[6] Ghi rõ thời gian làm giấy cam đoan này.

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 08/2006/TT-BTP

Hanoi, December 08, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS ON CHILD ADOPTION INVOLVING FOREIGN ELEMENTS

Pursuant to the Government's Decree No. 62/2003/ND-CP of June 6, 2003, defining the functions, tasks, powers and organization of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family regarding marriage and family relations involving foreign elements (hereinafter referred to as Decree No. 68/2002/ND-CP for short);
Pursuant to the Government's Decree No. 69/2006/ND-CP of July 21, 2006, amending and supplementing a number of articles of Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family regarding marriage and family relations involving foreign elements;
Pursuant to the agreements on cooperation on child adoption between Vietnam and other countries;
In order to ensure the consistency of provisions on child adoption involving foreign elements, to raise the effectiveness of state management and settle the adoption of Vietnamese children by foreigners;
The Ministry of Justice hereby guides the implementation of a number of provisions on child adoption involving foreign elements as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of guidance

This Circular guides the implementation of Articles 35, 36, 37, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 49 and 51 and Clause 1, Article 79 of the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family on marriage and family relations involving foreign elements, which were amended and supplemented under the Government's Decree No. 69/2006/ND-CP of July 21, 2006 (hereinafter referred to as Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented)), and the agreements on child adoption cooperation between Vietnam and other countries, in order to ensure their consistent application with regard to different categories of applicants, the order and procedures for settling the adoption of Vietnamese children by foreigners.

2. Translation, notarization and authentication of dossiers

Foreign-language dossiers of application for child adoption must be translated in Vietnamese; their Vietnamese translations must be authenticated by overseas Vietnamese diplomatic missions or consulates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. It is strictly prohibited to deal in and act as intermediary for self-seeking purposes in the domain of child adoption

3.1. Domestic and foreign organizations and individuals are strictly prohibited from dealing in and providing intermediary services in child adoption for self-seeking purposes or abusing the adoption to traffic in, exploit or sexually abuse children or for other self-seeking purposes.

3.2. Adopters are strictly prohibited from adopting particular children through the direct introduction of Vietnam-based foreign child adoption offices or making payments in cash or in kind or offering other material interests to agencies, organizations or individuals for acting as intermediaries in the application for child adoption.

II. ADOPTION APPLICANTS, CHILDREN TO BE ADOPTED

1. Adoption applicants

Under Article 35 and Clause 1, Article 79 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented), applicants for adoption of Vietnamese children include:

1.1. Foreigners permanently residing in a country which, together with Vietnam, is a contracting party to a bilateral or multilateral agreement on child adoption cooperation (the list of these countries is enclosed with this Circular). Foreigners of this category may apply for adoption of any children defined in Clauses 2, 3 and 4, Article 36 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented).

1.2. Foreigners permanently residing in a country which, together with Vietnam, is not a contracting party to a bilateral or multilateral agreement on child adoption cooperation. If falling into one of the following cases, they may apply for adoption of any children defined in Clauses 2, 3 and 4, Article 36 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented).

a/ Having worked or studied in Vietnam for six months or more. The six-month period is counted as per entry into and exit from Vietnam; if both husband and wife apply for adoption, only either of them is required to meet this condition;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having blood or close relations with to be-adopted children or having their current adopted children being natural siblings of to be-adopted ones.

Blood relations are understood as relations between adoption applicants who are (parental or maternal) aunts or uncles of to be-adopted children. Adoption shall not be allowed between those who have blood relations as between grandfathers, grandmothers or siblings and to be-adopted children.

Close relations are relations between adoption applicants who are stepfathers and their wives' children or stepmothers and their husbands' children.

1.3. Foreigners permanently residing in a country which, together with Vietnam, is not a contracting party to a bilateral or multilateral agreement on child adoption cooperation. If not falling into one of the following cases specified at Points a, b and c, Clause 3, Article 35 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented), they may only apply for adoption of handicapped or disabled children, children having lost their civil act capacity, children being victims of toxic chemicals or affected by HIV/AIDS or infected with other dangerous diseases who are living with families or in nurturing establishments lawfully set up in Vietnam or orphaned children living with families.

1.4. Overseas Vietnamese may apply for adoption of any children defined in Clauses 2, 3 and 4, Article 36 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented) irrespective of whether or not Vietnam and the country where they reside are contracting parties to a bilateral or multilateral international agreement on child adoption cooperation.

Overseas Vietnamese are understood as Vietnamese nationality-bearing persons who reside, work or live permanently in a foreign country, irrespective of whether they have been naturalized in that country.

2. Children to be adopted

Under Article 36 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented), children who may be adopted include:

2.1. Children living in nurturing establishments lawfully set up in Vietnam. Lawfully set up establishments are understood as social relief establishments set up under the Regulation on establishment and operation of social relief organizations promulgated together with the Government's Decree No. 25/2001/ND-CP of May 31, 2001 (hereinafter referred to as nurturing establishments). People's Committees of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) shall direct provincial-level Justice Services to coordinate with provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Services in notifying the International Child Adoption Agency of the list of these establishments and the lists of children living in these establishments who are eligible for introduction of adoption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Priority shall be given to introducing children for adoption by persons in the country; the introduction of a child for adoption in a foreign country shall be regarded as the last resort when it is impossible to find in the country a family wishing to adopt the child.

b/ Only after 30 days from the date of being sent to a nurturing establishment may a child be introduced for adoption; for abandoned newborns, only after 60 days from the date of their discovery may they be introduced for adoption;

c/ An abandoned child living in a nurturing establishment may be introduced for adoption by a foreigner only when after 30 days from the date of announcement on the provincial-level mass media there is no relative coming to claim the child and no person who lives in the country adopting him/her.

2.2. Children living with families may be adopted by foreigners if they fall in the case specified in Clause 3, Article 36 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented).

For a child who has a blood relation with the adoption applicant, the adoption shall be allowed only when the adoption applicant is the (paternal or maternal) aunt or uncle living in a foreign country and the child's mother and father are dead or either of them is dead while the other has no working capacity and conditions to rear the child or the child's mother and father are still alive but they have no working capacity and conditions to rear the child.

For a child who has a blood relation with the adoption applicant, if his/her mother and father are still alive, the child's and his/her parents' health is in normal conditions and his/her parents still have working capacity and conditions to take care of their child in Vietnam, his/her adoption by a foreigner shall not be allowed.

2.3. For handicapped or disabled children, children being victims of toxic chemicals, children affected by HIV/AIDS, children suffering from other dangerous diseases (used to live in nurturing establishments or with families) who are receiving medical treatment in a foreign country, if there are foreigners or overseas Vietnamese applying to adopt them, their adoption shall be considered and settled by overseas Vietnamese diplomatic missions or consulates as for children who have no domestic residence status.

III. GUIDANCE ON THE ORDER AND PROCEDURES FOR SETTLING ADOPTION

1. Dossiers submitted by adoption applicants

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The application must contain all information according to the set form, stating the applicant's expectations on the child he/she wishes to adopt (number of children, age, gender and health conditions), which must be suitable to the permit or the survey report on the applicant's family and social circumstances granted by a competent foreign agency;

b/ If, when submitting the dossier, the applicant does not yet have a passport but only a notarized copy of the people's identity card, the laisser passez or residence card and Vietnam's papers all use the name of the applicant according to that paper, the applicant, when coming to the provincial-level Justice Service to complete adoption procedures, is not required to submit a copy of his/her passport;

c/ For an applicant who falls into one of the cases in Clause 3, Article 35 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented):

- If falling into the case at Point a, the applicant must have a copy of the visa of Vietnam entry and exit (single) or another paper to prove the stay of at least 6 months in Vietnam.

- If falling into the case at Point b, the applicant must have an appropriate paper of proof (proving that the applicant has a spouse or parent who is a Vietnamese citizen or of Vietnamese origin).

- If falling into the case at Point c, the applicant must have a written certification of the commune-level People's Committee of the place where the child resides certifying the applicant's blood relation with the to be-adopted child; a copy of the marriage certificate of the applicant and the father or mother of the to be-adopted child and the child's birth certificate to prove the close relation; a copy of a competent Vietnamese agency's decision allowing the adoption, the birth certificate of the adopted child and the to be-adopted child to prove that the applicant currently has an adopted child who is the blood sibling of the to be-adopted child.

d/ For the applicants who are husband and wife, if in the course of processing their dossier either of them dies and the other still wishes to adopt the child, the papers mentioned at Points a, c and d, Clause 1, Article 41 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented) must be re-made.

2. Procedures for receiving and processing dossiers

The procedures for receiving and processing dossiers of adoption applicants shall be carried out in accordance with Article 42 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented), with attention paid to the following points:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Dossiers shall be submitted as follows:

a/ Adoption applicants falling into the case specified in Clause 2, Article 35 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented) shall submit dossiers of adoption application through a Vietnam-based foreign child adoption office or concerned competent foreign agency.

The head or a duly authorized staff of the foreign child adoption office or the representative of the competent foreign agency shall submit dossiers of adoption application directly to the International Child Adoption Agency.

b/ Adoption applicants falling into the cases specified in Clause 3, Article 35 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented) shall submit dossiers of adoption application directly to the International Child Adoption Agency, if applying for adoption of children in Vietnam, or to through an overseas Vietnamese diplomatic mission or consulate, if applying for adoption of Vietnamese children in foreign countries.

2.3. After checking and finding that the adoption applicants' dossiers are complete and valid, the International Child Adoption Agency shall issue dossier receipt cards (according to a set form) to the dossier submitters; the time of processing a dossier shall be counted from the date of issue of such a dossier receipt card.

3. Case of application for adoption of specified children

The application for adoption of a specified child may be allowed only in the following cases:

a/ The adoption applicant falls into a case specified in Clause 3, Article 35 and Clause 1, Article 79 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented);

b/ The adoption applicant falls into the case specified in Clause 2, Article 35 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented) and:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- His/her spouse, father or mother is a Vietnamese citizen or of Vietnamese origin; or,

- Has the blood or close relation with the to be-adopted child or currently has an adopted child who is the sibling of the to be-adopted child.

4. Dossiers of children introduced for adoption

Dossiers of children introduced for adoption by foreigners must comprise the papers specified in Article 44 of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented), with attention paid to the following papers:

4.1. For the child's birth certificate, a duplicate from the original book or a notarized or authenticated copy of the original certificate.

4.2. For the child's health certificate, it may be issued by a Vietnamese health agency of the district or higher level; it is encouraged to submit a heath certificate issued by a high-quality health agency or a health agency of the provincial or higher level.

4.3. For a child whose mother and/or father no longer has/have working capacity or adequate conditions to take care and rear the child, a written certification of the commune-level People's Committee of the place where the father or mother resides is required.

4.4. For an abandoned child, in order to ensure the clear origin of the child, the following papers are required:

a/ A report of the person who discovered the abandoned child, containing clear and full information on the discoverer (full name, date of birth, native place, contact address, occupation and identity card number) and his/her signature; if the discoverer is illiterate, the report must be pressed with his/her fingerprint and contain the full name, date of birth, native place, identity card number and signature of the report writer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A paper proving that the nurturing establishment already announced on the mass media of the provincial or higher level on the child's abandonment at least 30 days ago;

d/ A written commitment of the head of the nurturing establishment that after the expiration of a 30-day period counting from the date of announcement on the mass media of the provincial or higher level there was no relative coming to claim the child or no person in the country wishing to adopt the child.

4.5. For the written agreement to let the child be adopted, it must be ensured that:

a/ The agreement of the head of the nurturing establishment, the natural parents or the guardian to let the child adopted must be absolutely voluntary and in the best interest of the child; the adoption applicant is strictly prohibited from meeting and contacting the head of the nurturing establishment, the natural parents or the guardian of the child to offer financial arrangements, material benefits or for any self-seeking purposes so as to get the agreement to let the child be adopted;

b/ Before voluntarily agreeing to let the child be adopted by a foreigner, the head of the nurturing establishment, the natural parents or the guardian of the child must be clearly and fully aware of the legal consequences of their agreement to let the child be adopted in a complete/permanent manner, which would possibly result in the termination of the previous legal relations between the child and his/her natural parents according to foreign laws; this agreement cannot be withdrawn;

c/ For an abandoned child, if his/her natural parents are unidentified because they deliberately conceal their address, supply a bogus address or, though having the address of the parents, at the time of verification, the parents have a plausible request for keeping secret information on them or the parents have moved to an unknown place, only the voluntary agreement of the head of the nurturing establishment of the child is required;

d/ For a child reared at a nurturing establishment and whose natural parents have not yet expressed their agreement to let the child be adopted by a foreigner, if the address of the natural parents is available, their written agreement to let their child be adopted by a foreigner is required; if the natural parents are less than 18 years old, the written agreement of their guardian is also required; if these persons are illiterate, the written voluntary agreement must be pressed with their fingerprints and contain the full name, date of birth, native place, identity card number and signature of the agreement writer.

5. Order of introduction of children for adoption in case of adoption of unspecified children

All cases of application for adoption through Vietnam-based foreign child adoption offices (not defined at Point 3.1., Item 3, Section III of this Circular) shall be handled as the case of application for adoption of unspecified children defined in Article 51 of Decree No. 68/2002/ND-CP. The order of introduction of a child for adoption is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.2. Within 15 days after receiving the official letter of the International Child Adoption Agency, the provincial-level Justice Service shall make an official letter requesting the nurturing establishment to identify an eligible child (on the reported lists of children) who meets the expectations of the adoption applicant for introduction for adoption and issue a written reply to the International Child Adoption Agency, enclosed with the papers mentioned at Point 5.3, Item 3, Section III of this Circular.

5.3. Within seven days after receiving the official letter of the provincial-level Justice Service, the nurturing establishment shall identify a child eligible for introduction for adoption and make an official letter in response to the provincial-level Justice Service (according to a set form), enclosed with the following papers:

a/ A copy of the birth certificate (enclosed with two 9 cm x 12 cm or 10 cm x 15 cm photos) of the child;

b/ A copy of the written record on the delivery of the child to the nurturing establishment; for children abandoned at the nurturing establishment, the report of the discoverer is required;

c/ A copy of the decision on admission of the child to the nurturing establishment, issued by a competent agency or organization.

d/ For abandoned children, the following papers are required:

- A paper proving that the nurturing establishment already announced on the mass media of the provincial or higher level on the child's abandonment at least 30 days ago (such as a provincial newspaper or a written certification of the broadcasting of the announcement on the provincial radio or television station).

- A document of the head of the nurturing establishment confirming that after the expiration of a 30-day period counting from the date of announcement on the mass media of the provincial or higher level there was no relative coming to claim the child or no person in the country wishing to adopt the child.

5.4. Within seven days after receiving the written reply of the provincial-level Justice Service, the International Child Adoption Agency shall inform the adoption applicant of the result of introduction of a child for adoption (through the Vietnam-based foreign child adoption office).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.6. Only after receiving the adoption applicant's written agreement to adopt the child introduced according to the above procedures shall the International Child Adoption Agency send an official letter (official letter 1) to the provincial-level Justice Service for guiding the nurturing establishment to prepare a dossier for the child; only then shall the nurturing establishment compile an official dossier for the child.

If the adoption applicant refuses to adopt the introduced child, the International Child Adoption Agency shall send an official letter to the provincial-level Justice Service so that the latter informs the nurturing establishment to introduce another child; the adoption applicant may be introduced another child only after 12 months from the date of sending a written refusal.

6. Procedures for checking dossiers of children

6.1. After receiving four sets of the dossier of the child from the nurturing establishment, the provincial-level Justice Service shall check all papers in the dossier, examine the legality of these papers and conduct verification to clarify the origin of the child according to the provisions of Article 45 of Decree No. 68/2002/ND-CP, paying special attention to the papers mentioned at Point 4, Section III of this Circular.

When it has requested the police to conduct the verification according to the provisions of Clause 2, Article 45 of Decree No. 68/2002/ND-CP, the provincial-level Justice Service shall send a copy of the document on the police's verification result together with one set of the child's dossier to the International Child Adoption Agency.

6.2. The International Child Adoption Agency shall check all the dossier of the child according to the provisions of Article 46 of Decree No. 68/2002/ND-CP and shall send an official letter (official letter 2) expressing its approval of the adoption by the foreigner of the child, enclosed with one set of the dossier of the adoption applicant, to the provincial-level Justice Service for submission to the provincial-level People's Committee for decision only when it sees that the child's dossier is complete and valid according to the provisions of Decree No. 68/2002/ND-CP (amended and supplemented) and the guidance in this Circular.

7. Completion of procedures for adoption application

The procedures for adoption application shall be completed under the provisions of Article 47 of Decree No. 68/2002/ND-CP (already amended and supplemented), with attention paid to the following points:

If the adoption applicant can not be present in Vietnam for a plausible reason within 30 days after receiving the notice of the provincial-level Justice Service in order to complete the procedures for adoption application, the applicant shall send a written request to the provincial-level Justice Service for an extension. If approving of the extension, the provincial-level Justice Service shall notify its approval to the Vietnam-based foreign child adoption office for notification to the adoption applicant; an extension duration must not exceed 60 days as from the date the provincial-level Justice Service issues an written approval of the extension.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Completion of exit procedures for children

8.1. After the provincial-level People's Committee issues a decision permitting the adoption of the child by the applying foreigner and the child has been delivered and received at the provincial-level Justice Service, functional agencies shall create favorable conditions for the completion of procedures for the child to leave Vietnam, enter and reside in the host country.

8.2. For an adopted child living in a nurturing establishment, the declaration form for the grant of a passport to the child must be certified with the signature of the director of the provincial-level Justice Service for certification; for an adopted child living with a family, this form must be certified with the signature of the commune, ward or township police of the place where the child's permanent civil status is registered.

9. Adoptive parents' request for cancellation of adoption decisions

When the provincial-level People's Committee has issued a decision permitting the adoption of the child by the applying foreigner and the child has been delivered and received at the provincial-level Justice Service but the child has not yet left Vietnam and the adoptive parents file a written request for cancellation of the adoption decision for a plausible reason (such as they suddenly suffer a dangerous disease and are unable to take care of the adopted child; the adopted child suffers a dangerous disease and is unable to leave Vietnam as this would endanger his/her life; the adopted child cannot integrate with the adoptive parents and insists to stay in Vietnam, or for other plausible reasons), the International Child Adoption Agency shall report their request to Justice Ministry leaders for coordinating with the provincial-level People's Committee in considering and settling this request.

If seeing that the reason for cancellation of the adoption decisions is plausible and in the best interest of the child, the provincial-level People's Committee shall cancel or withdraw the decision permitting the adoption of the child by the foreigner and direct the return of the child to the nurturing establishment or the family for continued rearing in accordance with law.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. If a bilateral or multilateral agreement on child adoption cooperation to which Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Circular, the provisions of that agreement shall be applied.

2. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In the course of implementation, if arise any problems or new issues, provincial-level People's Committees and Justice Services shall send official letters thereon to the Ministry of Justice for timely guidance.

 

 





 

APPENDICES

(Enclosed with the Justice Ministrys Circular No. 08/2006/TT-BTP of December 8, 2006, guiding the implementation of a number of provisions on child adoption involving foreign elements)

APPENDIX 1

LIST OF COUNTRIES AND TERRITORIES HAVING SIGNED AGREEMENTS ON CHILD ADOPTION COOPERATION WITH VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Kingdom of Denmark (signed on May 26, 2003).

3. The Republic of Italy (signed on June 13, 2003).

4. Iceland (signed on September 23, 2003).

5. The Kingdom of Sweden (signed on February 4, 2004).

6. The French-speaking community, the Germany-speaking community and the Dutch-speaking community in the Kingdom of Belgium (signed on March 17, 2005, not yet effective).

7. The United States of America (signed on June 21, 2005).

8. Canada (signed on June 27, 2005).

9. Quebec Canada (signed on September 15, 2005).

10. The Federation of Switzerland (signed on December 20, 2005).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX 2

LIST OF COUNTRIES/TERRITORIES EXEMPTING CONSULAR LEGALIZATION OF PAPERS AND DOCUMENTS FOR VIETNAM

2.1. Countries/territories signing agreements on child adoption cooperation with Vietnam

1. The Republic of France.

2. The Kingdom of Denmark.

3. The Republic of Italy.

4. Iceland.

5. The Kingdom of Sweden.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Quebec Canada.

8. The Federation of Switzerland.

9. Ontario Canada.

2.2. Countries having signed judicial assistance agreements with Vietnam

1. The Russian Federation (perpetuating the agreement of the former USSR, signed on December 10, 1981).

2. The Czech Republic (perpetuating the agreement of the former Czechoslovakia), signed on October 12, 1982).

3. The Slovak Republic (perpetuating the agreement of the former Czechoslovakia, signed on October 12, 1982).

4. The Republic of Cuba (signed on November 30, 1984).

5. The Republic of Hungary (signed on January 18, 1985).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The Republic of Poland (signed on March 22, 1993).

8. The Peoples Democratic Republic of Laos (signed on July 6, 1998).

9. The Russian Federation (signed on August 25, 1998, not yet effective).

10. The Peoples Republic of China (signed on October 19, 1998).

11. The Republic of France (signed on February 24, 1999).

12. Ukraine (signed on April 6, 2000).

13. Mongolia (signed on April 17, 2000).

14. Belarus (signed on September 14, 2000).

15. The Peoples Democratic Republic of Korea (signed on May 4, 2002).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Republic of Poland.

2. The Republic of Bulgaria.

3. The Republic of Cuba.

4. The Republic of Hungary.

5. The Republic of Iraq.

6. Mongolia.

7. The Russian Federation.

8. Rumania.

9. The Czech Republic.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Ukraine.

12. The Slovak Republic.

2.4. Countries applying the reciprocity principle to Vietnam

1. The Arab Republic of Egypt.

2. The Kingdom of Belgium.

3. Canada.

4. The Kingdom of Cambodia.

5. The Federal Republic of Germany.

6. The Islamic Republic of Iran.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Japan.

9. The Republic of France.

10. The Kingdom of Sweden.

11. The Federation of Switzerland.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 hướng dẫn quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do Bộ Tư Pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.615

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.206.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!