Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2001/TT-BLĐTBXH Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích để hướng dẫn thực hiện Nghị định 81/2000/NĐ-CP

Số hiệu: 08/2001/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Duy Đồng
Ngày ban hành: 17/04/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2001/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 08/2000/TT-BLĐTBXH NGÀY 17 THÁNG 04 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2000/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2000 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Căn cứ khoản 2 Điều 33 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích năm 1999; căn cứ Nghị định số 81/2000/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích; sau khi trao đổi ý kiến với một số Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định trên như sau:

I. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HÀNG NĂM

1. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 1 Nghị định số 81/2000/NĐ-CP thực hiện như sau:

a. Những năm trong độ tuổi quy định, công dân thuộc diện thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Nghĩa vụ lao động công ích hàng năm thực hiện tại nơi công dân thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú. Nếu nơi thường xuyên sinh sống có đăng ký hộ khẩu tạm trú liên tục từ 6 tháng trở lên thì thực hiện nghĩa vụ tại nơi đăng ký tạm trú đó.

Trường hợp trong năm có đăng ký tạm trú ở một hoặc nhiều nơi ngoài phạm vi xã, phường mà người đó đang đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng không có nơi nào đăng ký tạm trú liên tục từ 6 tháng trở lên, thì thực hiện nghĩa vụ tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

b. Người đi lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm trong phạm vi xã, phường nơi cư trú, có trách nhiệm mang theo công cụ lao động thông thường (như cuốc, xẻng, quang gánh...) theo yêu cầu của cơ quan huy động, nếu lao động ngoài phạm vi đó thì do đơn vị được sử dụng lao động công ích giải quyết.

2. Thời gian đi, về quy định tại Điều 2 Nghị định số 81/2000/NĐ-CP thực hiện như sau:

a. Chỉ được trừ thời gian đi, về vào số công nghĩa vụ trong trường hợp đi lao động cách xa nơi thực hiện nghĩa vụ nói tại Điểm 1, Mục I Thông tư này, đi lại khó khăn, không có điều kiện đi về hằng ngày, phải ở lại nơi làm việc.

b. Trường hợp một người phải đi nhiều đợt để thực hiện nghĩa vụ trong năm do yêu cầu của cơ quan huy động, thì đi đợt nào được tính trừ thời gian đi, về của đợt đó.

c. Những trường hợp được tính trừ thời gian đi, về thì được thanh toán tiền tàu, xe theo giá vé phương tiện giao thông công cộng phổ biến của tuyến đường đó. Trường hợp phải đi bằng phương tiện cá nhân, thì được thanh toán tiền đi, về theo số kilômét và đơn giá quy định đối với phương tiện giao thông vận tải thông thường.

3. Việc tạm miễn nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 5 Nghị định số 81/2000/NĐ-CP thực hiện như sau:

a. Tại thời điểm có quyết định huy động, nếu công dân đang thuộc một trong các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định nói trên thì được tạm miễn; tại thời điểm có quyết định huy động đợt sau, nếu không còn thuộc diện đó nữa thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ví dụ 1: Nữ công dân A thuộc diện thực hiện nghĩa vụ lao động công ích năm 2001. Tại thời điểm huy động lần 1 (tháng 5/2001), nữ công dân A bị sẩy thai nên được tạm miễn. Tại thời điểm huy động lần 2 (tháng 10/2001), nữ công dân A đã hết thời hạn được nghỉ do sẩy thai theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995, thì phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích của năm 2001.

Trường hợp đến thời điểm có quyết định huy động cuối cùng trong năm mà vẫn thuộc diện tạm miễn, thì năm tiếp theo không phải hoàn trả nghĩa vụ của năm trước.

Ví dụ 2: Công dân B thuộc diện thực hiện nghĩa vụ lao động công ích năm 2001. Tại thời điểm huy động lần 1 (tháng 5/2001), công dân B bị ốm nên được tạm miễn. Tại thời điểm huy động đợt 2 (tháng 10/2001), công dân B vẫn còn ốm nên vẫn được tạm miễn. Đến hết năm 2001 không còn đợt huy động nào nữa, nên công dân B không phải thực hiện nghĩa vụ của năm 2001 và không phải hoàn trả nghĩa vụ đó vào năm sau.

b. Người đang điều trị ngoại trú được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm phải có đơn của thầy thuốc thuộc trạm y tế, bệnh viện hoặc cơ sở y tế được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Bộ Y tế.

c. Thời gian được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm do có thai, sẩy thai, thai chết lưu, con chết sau khi sinh được áp dụng như thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội của từng loại quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995.

d. Cán bộ công chức Nhà nước đang công tác ở những vùng không thuộc các địa danh quy định tại Khoản 7 Điều 5 Nghị định số 81/2000/NĐ-CP, nếu được cơ quan có thẩm quyền điều động (kể cả biệt phái) đến làm việc có thời hạn tại các địa danh đó (kể cả từ xã này sang xã khác trong một huyện hoặc từ huyện này sang huyện khác trong một tỉnh) thì được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm trong thời hạn được điều động đó.

e. Các chức danh tương đương với Trưởng thôn, Trưởng xóm nói ở Khoản 11 Điều 5 là: Trưởng ấp, bản, sóc, buôn, làng; trưởng khóm, Tổ trưởng dân phố, Tổ trưởng tổ nhân dân tự quản.

g. Đối với nghiên cứu sinh, học viên cao học, thực tập sinh, sinh viên, học sinh chỉ được tạm miễn cho những người học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường phổ thông (không phân biệt trường công lập, bán công hay tư thục), trường dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; học viện hoặc trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn của các tôn giáo. Chế độ tạm miễn đối với những đối tượng này được thực hiện từ ngày nhập học đến hết khóa học, riêng học sinh học hết lớp 12 được tiếp tục tạm miễn trong thời gian nghỉ hè của năm học đó. Những người học theo phương thức giáo dục không chính quy và người học nghề ở các lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác không thuộc đối tượng thực hiện chế độ tạm miễn này.

Những người đang dạy và người đang học để xóa mù chữ phải là những người được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận. Đối với người học, thì thời gian tạm miễn được thực hiện từ khi bắt đầu học cho đến khi xóa được mù chữ, nhưng tối đa không quá 24 tháng, kể từ ngày bắt đầu học, không phân biệt học tập trung theo lớp hay không theo lớp.

h. Người đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài: chế độ tạm miễn được thực hiện trong thời gian ở nước ngoài để công tác, học tập, lao động, kể cả thời gian nghỉ về nước thăm gia đình.

4. Công dân hoàn thành nghĩa vụ lao động công ích hằng năm được Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

II. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG QUỸ NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HÀNG NĂM

1. Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và quỹ ngày công lao động công ích của mỗi cấp, hằng năm Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Không được huy động công dân thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm khi kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích chưa được Hội đồng nhân dân cấp có quỹ phê duyệt.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) và cán bộ được phân công theo dõi lao động công ích của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) phối hợp với cơ quan kế hoạch, tài chính và các ban ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích.

Kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích hằng năm được lập theo mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư này: Mẫu 2a áp dụng cho cấp xã; mẫu 2b áp dụng cho cấp huyện; mẫu 2c áp dụng cho cấp tỉnh.

3. Kinh phí phục vụ việc tổ chức huy động và quản lý quỹ ngày công lao động công ích: Uỷ ban nhân dân các cấp không được lấy từ quỹ lao động công ích bằng tiền, mà phải lập dự trù các khoản được chi ghi trong Điều 8 Nghị định số 81/2000/NĐ-CP của Chính phủ vào kế hoạch thu chi ngân sách hằng năm của địa phương theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

III. LẬP SỔ THEO DÕI VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Lập sổ theo dõi

Mẫu sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo các Mẫu (1, 1a, 1b, 1c) kèm theo Thông tư này.

Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo các ban, ngành có liên quan rà soát, kiểm tra danh sách của các đơn vị cấp dưới để tránh sai sót trong việc xác định những người thuộc diện thực hiện nghĩa vụ, người được miễn và người được tạm miễn.

Đối với nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết thì chính quyền địa phương các cấp lập sổ theo dõi theo mẫu số 4.

Cấp nào ra quyết định huy động thì ghi vào số theo dõi của cấp đó. Đối với trường hợp cấp dưới huy động để thực hiện quyết định của cấp trên, thì ghi chú thêm vào cột "lý do huy động" để khi tổng hợp không bị trùng lặp.

2. Chế độ báo cáo

a. Báo cáo hằng năm về tình hình thực hiện nghĩa vụ lao động công ích theo các mẫu kèm theo Thông tư này:

- Cấp xã báo cáo với cấp huyện qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gồm các mẫu biểu: 1a, 3a và 5;

- Cấp huyện báo cáo với cấp tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gồm các mẫu biểu: 1a, 3b và 5;

- Cấp tỉnh báo cáo với Chính phủ qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm các mẫu biểu: 1c, 3c và 5;

b. Báo cáo kết quả sau mỗi lần huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết theo Mẫu số 6 kèm theo Thông tư này.

c. Thời hạn báo cáo:

- Báo cáo hằng năm về kết quả thực hiện nghĩa vụ lao động công ích: theo quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định số 81/2000/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ.

- Báo cáo kết quả sau mỗi lần huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết: gửi lên cơ quan cấp trên trực tiếp chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày kết thúc huy động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích và các văn bản hướng dẫn; đồng thời tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân để mọi người tự giác chấp hành cũng như giám sát trong quá trình thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.

 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2001/TT-BLĐTBXH ngày 17/04/2001 hướng dẫn Nghị định 81/2000/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.827

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.164.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!