Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2001/TT-BTP Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp

Số hiệu: 04/2001/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Đình Lộc
Ngày ban hành: 20/03/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2001/TT-BTP

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 04/2001/TT-BTP NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA QUY CHẾ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP

Căn cứ Quyết định số 142/2000/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp;
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an;
Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này quy định về hồ sơ và hướng dẫn cụ thể một số quy định về thủ tục giải quyết hồ sơ xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi của công dân Pháp và người nước ngoài thường trú tại Pháp theo quy định của Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp (sau đây gọi là Hiệp định) và Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp (sau đây gọi là Quy chế); quy định về hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam của tổ chức con nuôi của Pháp.

2. Trẻ em được giới thiệu cho làm con nuôi là trẻ em đang ở trong các cơ sở nuôi dưỡng được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định để thực hiện Hiệp định. Số lượng các cơ sở nuôi dưỡng được chỉ định tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế của địa phương. Bản sao văn bản chỉ định cơ sở nuôi dưỡng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi cho Bộ Tư pháp, kèm theo địa chỉ và họ tên của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng này.

Chỉ giải quyết cho nhận trẻ em làm con nuôi từ gia đình đối với các trường hợp vì lý do nhân đạo được quy định tại đoạn 2 Điều 3 của Quy chế. Đối với trường hợp xin trẻ em từ gia đình vì lý do nhân đạo khác phải được Bộ Tư pháp chấp thuận trước. Thủ tục chấp thuận trước của Bộ Tư pháp đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định tại điểm C.4 mục II của Thông tư này.

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ XIN NHẬN CON NUÔI

A. HỒ SƠ CỦA NGƯỜI XIN NHẬN CON NUÔI

1. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế, hồ sơ của người xin nhận con nuôi bao gồm các giấy tờ sau đây:

a. Công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp gửi Bộ Tư pháp Việt Nam;

b. Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định;

c. Bản chụp Hộ chiếu còn có giá trị của người xin nhận con nuôi, có chứng thực của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp;

d. Giấy cho phép nhận con nuôi còn có giá trị do Hội đồng cấp tỉnh của Pháp cấp, kèm theo Báo cáo kết quả điều tra xã hội, điều tra tâm lý về người xin nhận con nuôi và lý lịch tư pháp của người đó;

đ. Giấy xác nhận người xin nhận con nuôi có sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm, do cơ sở y tế có thẩm quyền của Pháp cấp chưa quá 6 tháng, tính đến thời điểm Bộ Tư pháp nhận được hồ sơ, giấy này phải có dấu xác nhận của Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp;

e. Giấy xác nhận mức thu nhập hàng năm của người xin nhận con nuôi đủ bảo đảm việc nuôi dưỡng con nuôi (Thông báo thuế thu nhập của năm trước).

2. Công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp gửi Bộ Tư pháp nói tại điểm 1.a trên đây gồm có những nội dung sau:

a. Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Hộ chiếu, nơi thường trú, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người xin nhận con nuôi;

b. Tình trạng năng lực hành vi dân sự của người xin nhận con nuôi;

c. Khả năng đảm bảo việc nuôi con nuôi (khả năng kinh tế, hoàn cảnh nhân thân, gia đình, tình trạng sức khoẻ, môi trường xã hội) của người xin nhận con nuôi;

d. Lý do xin nhận con nuôi;

đ. Nguyện vọng về trẻ em muốn xin nhận làm con nuôi (độ tuổi, giới tính, các đặc điểm khác mà người xin nhận con nuôi thấy thích hợp); nếu người xin nhận con nuôi xin đích danh trẻ em ở trong cơ sở nuôi dưỡng hoặc từ gia đình, thì phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và nơi cư trú của trẻ em đó;

e. Cam kết tiếp tục hoàn tất thủ tục nuôi con nuôi tại Pháp, nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em Việt Nam đã được quyết định cho làm con nuôi.

3. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi được lập thành hai bộ. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Việt, có chứng thực bản dịch của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

B. HỒ SƠ CỦA TRẺ EM ĐƯỢC GIỚI THIỆU LÀM CON NUÔI

1. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Quy chế, hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi bao gồm các giấy tờ sau đây:

a. Bản sao Giấy khai sinh;

b. Giấy chấp thuận cho trẻ em làm con nuôi ;

c. Giấy xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên về tình trạng sức khoẻ của trẻ em (nếu tình trạng sức khoẻ của trẻ em có gì đặc biệt cần lưu ý, thì phải được nêu rõ);

Trong trường hợp trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thuộc diện bị bỏ rơi, thì còn phải có bản sao Biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi; nếu trẻ em thuộc diện mồ côi, thì phải có bản sao Giấy chứng tử đối với người mẹ và người cha.

Trong trường hợp trẻ em được giới thiệu từ cơ sở nuôi dưỡng, thì phải kèm theo công văn của cơ sở nuôi dưỡng, trong đó ghi rõ: thời gian trẻ em đã ở trong cơ sở nuôi dưỡng; hoàn cảnh gia đình của trẻ em; nhu cầu, sở thích đặc biệt của trẻ em, nếu có; lưu ý về tình trạng sức khoẻ của trẻ em, nếu cần thiết. Công văn của cơ sở nuôi dưỡng phải khẳng định việc chưa có người ở trong nước xin trẻ em đó làm con nuôi và việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài là biện pháp thích hợp nhất cho lợi ích của trẻ em đó.

2. Giấy chấp thuận cho trẻ em làm con nuôi nói tại điểm 1.b trên đây phải do người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng ký, đối với trường hợp trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đang ở trong cơ sở nuôi dưỡng; nếu là trẻ em còn cha, mẹ đẻ hoặc có người giám hộ, thì còn phải có ý kiến chấp thuận của những người đó.

Trong trường hợp trẻ em được giới thiệu làm con nuôi từ gia đình thì Giấy chấp thuận phải do cha, mẹ đẻ ký; nếu cha hoặc mẹ đẻ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích bằng một quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì chỉ cần chữ ký của người mẹ hoặc người cha còn sống, có năng lực hành vi dân sự.

Trong trường hợp cha, mẹ đẻ đều đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích bằng một quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì người giám hộ của trẻ em có thẩm quyền ký Giấy chấp thuận.

Người giám hộ nói tại điểm này phải là người đã đăng ký giám hộ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

3. Nếu trẻ em được giới thiệu làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến của trẻ em đó đồng ý làm con nuôi người nước ngoài bằng cách ghi trực tiếp vào Giấy chấp thuận cho trẻ em làm con nuôi.

4. Hồ sơ của trẻ em được lập thành hai bộ.

C. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ XIN NHẬN CON NUÔI

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ xin nhận con nuôi, Vụ Quản lý Công chứng, Giám định, Hộ tịch, Quốc tịch, Lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Vụ Quản lý Hộ tịch) có trách nhiệm kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ; nếu thấy đã đầy đủ và hợp lệ, thì làm thủ tục đề nghị giới thiệu trẻ em theo quy định tại Điều 5 của Quy chế và chịu trách nhiệm về việc hồ sơ của người xin nhận con nuôi khi được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã đáp ứng đầy đủ các quy định của Hiệp định, Quy chế và Thông tư này.

Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, thì Vụ Quản lý Hộ tịch thông báo cho Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp để bổ sung, hoàn thiện.

2. Ngay sau khi nhận được hồ sơ của trẻ em do cơ sở nuôi dưỡng hoặc do cha mẹ đẻ, người giám hộ gửi đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ; nếu thấy đã đầy đủ và hợp lệ, thì làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quy chế và chịu trách nhiệm về việc hồ sơ của trẻ em khi được gửi cho Bộ Tư pháp đã đáp ứng đầy đủ các quy định của Hiệp định, Quy chế và Thông tư này.

Trong trường hợp xét thấy hồ sơ của trẻ em chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo cho cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ để bổ sung, hoàn thiện.

3. Trong khi kiểm tra, xem xét hồ sơ, nếu thấy nguồn gốc của trẻ em không rõ ràng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc giới thiệu trẻ em, nghi ngờ tính xác thực của hồ sơ, giấy tờ, thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Cơ quan công an cấp tỉnh thẩm tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quy chế. Trong văn bản đề nghị thẩm tra, phải nêu rõ nội dung đề nghị thẩm tra. Văn bản đề nghị thẩm tra, văn bản thông báo kết quả thẩm tra của Cơ quan công an cấp tỉnh phải được gửi cho Bộ Tư pháp kèm theo hồ sơ của trẻ em.

4. Thủ tục xin nhận trẻ em làm con nuôi từ gia đình vì lý do nhân đạo mà không thuộc các trường hợp nói tại đoạn 2 Điều 3 của Quy chế được quy định như sau:

Người xin nhận con nuôi phải làm đơn gửi Bộ Tư pháp Việt Nam trước (thông qua Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp), trong đơn nêu rõ họ và tên trẻ em, địa chỉ thường trú của trẻ em, lý do nhân đạo mà người xin nhận con nuôi muốn xin đích danh trẻ em đó.

Ngay sau khi nhận được đơn, Vụ Quản lý Hộ tịch gửi cho Sở Tư pháp, nơi thường trú của trẻ em để xem xét, kiểm tra tính xác thực của lý do nhân đạo do người xin nhận con nuôi nêu ra; nếu xét thấy lý do nhân đạo là xác thực, được cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ sơ bộ chấp nhận, Sở Tư pháp báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp để trả lời cho người xin nhận con nuôi.

Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Tư pháp về lý do nhân đạo, người xin nhận con nuôi mới có thể nộp hồ sơ xin nhận con nuôi theo quy định của Hiệp định.

D. LỄ GIAO NHẬN CON NUÔI

1. Lễ giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người xin nhận con nuôi là hai vợ chồng, thì về nguyên tắc cả hai người đều phải có mặt và trực tiếp nhận con nuôi, ký vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi. Trong trường hợp một trong hai người vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khách quan khác mà không thể đến được Việt Nam vào thời điểm đã được ấn định để làm thủ tục giao nhận con nuôi, thì có thể chấp nhận việc uỷ quyền của người đó cho người kia.

2. Khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp trao cho người xin nhận con nuôi các giấy tờ sau đây:

a. Bản chính Quyết định cho nhận con nuôi;

b. Bản chính Biên bản giao nhận con nuôi;

c. Bản chính Giấy khai sinh của con nuôi; trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất hoặc bị hư hỏng đến mức không thể sử dụng được thì thay bằng bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh;

d. Bản sao Giấy chấp thuận cho trẻ em làm con nuôi;

đ. Bản sao Giấy chứng tử đối với cha, mẹ đẻ của trẻ em, nếu cha, mẹ đẻ đã chết;

e. Bản sao Biên bản xác nhận tình trạng bị bỏ rơi, nếu trẻ em thuộc diện bị bỏ rơi.

III. HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CON NUÔI CỦA PHÁP

A. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

1. Tổ chức con nuôi của Pháp (sau đây gọi là Tổ chức con nuôi) muốn hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Bộ Tư pháp Việt Nam xin cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép hoạt động).

Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây:

a. Bản sao có chứng thực hợp lệ Điều lệ của Tổ chức con nuôi;

b. Bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy phép hoạt động tại Việt Nam do Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp cấp;

c. Báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi trong hai năm gần nhất, kèm theo xác nhận của Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp, trong đó nêu rõ về tình hình thu, chi tài chính liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi; nếu Tổ chức con nuôi đã hoạt động tại Việt Nam thì phải có báo cáo về những hoạt động đã tiến hành tại Việt Nam, có xác nhận của cơ quan quản lý Việt Nam;

d. Dự kiến kế hoạch hoạt động tại Việt Nam và kế hoạch trợ giúp kỹ thuật hoặc hỗ trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em;

đ. Phiếu lý lịch tư pháp của người được Tổ chức con nuôi dự kiến cử làm đại diện tại Việt Nam;

e. Danh sách và phiếu lý lịch tư pháp của những người được dự kiến tuyển dụng làm việc cho Tổ chức con nuôi tại Việt Nam.

2. Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động và các giấy tờ kèm theo được lập thành hai bộ hồ sơ. Giấy tờ bằng tiếng Pháp trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Việt, có chứng thực bản dịch hợp lệ.

B. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Quản lý Hộ tịch có trách nhiệm xem xét, gửi công văn xin ý kiến của các Bộ, Ngành hữu quan và của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi Tổ chức con nuôi dự kiến đặt trụ sở.

Ngay sau ngày nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan nói trên, Vụ Quản lý Hộ tịch có trách nhiệm phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trình Bộ trưởng xem xét quyết định việc cấp Giấy phép hoạt động.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày có Quyết định cấp Giấy phép hoạt động, Vụ Quản lý Hộ tịch trao Giấy phép hoạt động cho Tổ chức con nuôi.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép hoạt động, Vụ Quản lý Hộ tịch gửi công văn thông báo cho Tổ chức con nuôi, nêu rõ lý do từ chối.

Giấy phép hoạt động được làm thành hai bản chính: một bản cấp cho Tổ chức con nuôi, một bản lưu tại Bộ Tư pháp. Giấy phép hoạt động có hiệu lực không quá 2 năm và có thể được gia hạn, mỗi lần không quá 2 năm.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép hoạt động, thông qua Sở Tư pháp, Tổ chức con nuôi phải báo cáo về việc được cấp Giấy phép hoạt động và nộp bản sao Giấy phép hoạt động cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở.

C. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CON NUÔI

Tổ chức con nuôi đã được Bộ Tư pháp Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động, ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 18 của Quy chế, còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được liên hệ với Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em để thực hiện những công việc được Cơ quan con nuôi quốc tế của Pháp hoặc được người xin nhận con nuôi uỷ quyền;

2. Được tiến hành các hoạt động trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên cơ sở ký kết thoả thuận bằng văn bản với cơ sở nuôi dưỡng. Việc ký kết thoả thuận này phải được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở nuôi dưỡng;

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở;

4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

D. THỦ TỤC GIA HẠN, THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

1. Gia hạn Giấy phép hoạt động

Tổ chức con nuôi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, các quy định của Hiệp định, Quy chế và Thông tư này thì có thể được gia hạn Giấy phép hoạt động.

Chậm nhất là 60 ngày trước khi Giấy phép hoạt động hết hạn, Tổ chức con nuôi phải có đơn xin gia hạn gửi Bộ Tư pháp. Kèm theo đơn phải có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở, nhận xét về tình hình hoạt động và nêu ý kiến về việc gia hạn.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin gia hạn Giấy phép hoạt động, Vụ Quản lý Hộ tịch có trách nhiệm xem xét và phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trình Bộ trưởng xem xét quyết định.

Trong trường hợp từ chối gia hạn Giấy phép hoạt động, Vụ Quản lý Hộ tịch gửi công văn thông báo cho Tổ chức con nuôi, nêu rõ lý do từ chối.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận Quyết định gia hạn Giấy phép hoạt động, thông qua Sở Tư pháp, Tổ chức con nuôi phải thông báo về việc được gia hạn và nộp bản sao Quyết định gia hạn Giấy phép hoạt động cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

2. Thay đổi nội dung Giấy phép hoạt động

Trong trường hợp Tổ chức con nuôi có thay đổi về tên gọi của Tổ chức, người đứng đầu, trụ sở chính tại Pháp, trụ sở tại Việt Nam, thì phải có văn bản thông báo cho Bộ Tư pháp Việt Nam biết để ghi chú về việc thay đổi này trong Giấy phép hoạt động.

Trong trường hợp Tổ chức con nuôi có yêu cầu thay đổi người đại diện của Tổ chức con nuôi tại Việt Nam, nội dung hoạt động, địa bàn hoạt động tại Việt Nam, thì phải có đơn đề nghị Bộ Tư pháp cho phép việc thay đổi đó. Trong đơn phải ghi rõ nội dung yêu cầu thay đổi và lý do thay đổi.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin thay đổi nội dung Giấy phép hoạt động, Vụ Quản lý Hộ tịch có trách nhiệm xem xét và phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trình Bộ trưởng xem xét quyết định.

Trong trường hợp từ chối cho phép thay đổi nội dung Giấy phép hoạt động, Vụ Quản lý Hộ tịch gửi công văn thông báo cho Tổ chức con nuôi, nêu rõ lý do từ chối.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận Quyết định cho phép thay đổi nội dung Giấy phép hoạt động, thông qua Sở Tư pháp, Tổ chức con nuôi phải thông báo về việc thay đổi nội dung Giấy phép hoạt động và nộp bản sao Quyết định cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

Đ. THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

1. Tổ chức con nuôi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a. Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép hoạt động do Bộ Tư pháp Việt Nam cấp mà không có gia hạn;

b. Đã chấm dứt hoạt động tại Pháp;

c. Bị thu hồi Giấy phép hoạt động tại Việt Nam;

d. Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam.

Trong các trường hợp quy định tại Điểm b và d trên đây, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động 60 ngày, Tổ chức con nuôi phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở về ý định chấm dứt hoạt động tại Việt Nam.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, Tổ chức con nuôi phải thanh toán xong mọi khoản nợ, nếu có, với các tổ chức, cá nhân và giải quyết xong mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

IV. MẪU GIẤY TỜ VÀ VIỆC LƯU TRỮ HỒ SƠ NUÔI CON NUÔI

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu giấy tờ sau đây:

a. Công văn của Bộ Tư pháp gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị giới thiệu trẻ em làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin không đích danh)

- Phụ lục I.1;

b. Công văn của Bộ Tư pháp gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị giới thiệu trẻ em làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin đích danh) - Phụ lục I.2;

c. Công văn của Bộ Tư pháp gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc chuyển hồ sơ của người xin nhận con nuôi - Phụ lục I.3;

d. Công văn của Bộ Tư pháp gửi Sở Tư pháp yêu cầu xác minh lý do nhân đạo của việc xin đích danh trẻ em từ gia đình - Phụ lục I.4;

đ. Công văn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trả lời Bộ Tư pháp về việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi - Phụ lục I.5;

e. Văn bản thông báo của Sở Tư pháp gửi người xin nhận con nuôi về việc giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin không đích danh) - Phụ lục I.6;

g. Văn bản thông báo của Sở Tư pháp gửi người xin nhận con nuôi về việc chấp thuận cho trẻ em làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin đích danh) - Phụ lục I.7;

h. Giấy chấp thuận cho trẻ em làm con nuôi - Phụ lục I.8;

i. Mẫu đơn xin nhận con nuôi (dùng cho trường hợp xin không đích danh) - Phụ lục II.1;

k. Mẫu đơn xin nhận con nuôi (dùng cho trường hợp xin đích danh)

- Phụ lục II.2;

l. Mẫu đơn xin cấp Giấy phép hoạt động của Tổ chức con nuôi - Phụ lục III.

2. Việc lưu trữ hồ sơ nuôi con nuôi (gồm hồ sơ của người xin nhận con nuôi và hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi) được thực hiện tại Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo quy định hiện hành về lưu trữ.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Việc công dân Pháp thường trú ở ngoài nước Pháp xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định và Quy chế; trình tự, thủ tục giải quyết việc cho nhận con nuôi đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp có công văn gửi Bộ Tư pháp để hướng dẫn.

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Nguyễn Đình Lộc

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 04/2001/TT-BTP

Hanoi, March 20, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF PROVISIONS OF THE REGULATION ON THE IMPLEMENTATION OF THE AGREEMENT ON CHILD ADOPTION COOPERATION BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM AND THE REPUBLIC OF FRANCE

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.142/2000/QD-TTg of December 11, 2000 promulgating the Regulation on the implementation of the Agreement on Child Adoption Cooperation between the Socialist Republic of Vietnam and the Republic of France;
Pursuant to the Government’s Decree No.38/CP of June 4, 1993 on the functions, tasks, powers and organization of the Justice Ministry;
After reaching agreement with the Ministry for Foreign Affairs and the Ministry of Public Security;
The Justice Ministry hereby guides a number of provisions of the Regulation on the implementation of the Agreement on Child Adoption Cooperation between the Socialist Republic of Vietnam and the Republic of France as follows
:

I. GENERAL PROVISIONS

1. This Circular provides for dossiers and guides in detail a number of provisions on the settlement of dossiers of application for the adoption of Vietnamese children by French citizens and foreigners residing in France under the Agreement on Child Adoption Cooperation between the Socialist Republic of Vietnam and the Republic of France (hereinafter referred to as the Agreement) and the Regulation on the implementation of this Agreement (hereinafter referred to as the Regulation); and prescribes the dossiers and procedures of application for permits for French adoption organizations’ operation in Vietnam.

2. Children recommended for adoption are those living at the child-rearing establishments designated by the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter called the provincial-level People’s Committees) for the implementation of the Agreement. The number of designated child-rearing establishments shall depend on the situation and practical conditions of localities. Copies of the provincial-level People’s Committees’ documents on the designation of child-rearing establishments must be sent to the Justice Ministry together with the addresses and names of the heads of such establishments.

The adoption of children from families shall be permitted only for humanitarian reasons prescribed in paragraph 2, Article 3 of the Regulation. Cases of application for adoption of children from families for other humanitarian reasons must be approved in advance by the Justice Ministry. The procedures for the Justice Ministry’s advance approval of these cases shall comply with the provisions at Point C.4, Section II of this Circular.

II. A NUMBER OF PROVISIONS ON CHILD ADOPTION APPLICATION DOSSIERS AND PROCEDURES FOR HANDLING THEREOF

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Pursuant to the provisions at Clause 3, Article 4 of the Regulation, a child adopter’s dossier shall include the following papers:

a/ The French International Mission for Child Adoption’s official dispatch to the Vietnamese Justice Ministry;

b/ The child adoption application made according to the set form;

c/ The copy of the child adopter’s valid passport with certification of the Vietnamese Embassy in France;

d/ The valid permit for child adoption issued by a provincial-level council of France, attached with a report on the results of social and psychological surveys on the child adopter and his/her judicial record;

e/ The written certification that the child adopter is healthy and not affected by mental or contagious diseases, issued by the competent medical establishment of France within 6 months before the time the Justice Ministry receives the dossier; this paper must be affixed with certification stamp of the French International Mission for Child Adoption;

f/ The written certification of the child adopter’s annual income (the income tax notice of the previous year), which must be sufficient for rearing the adopted child.

2. The French International Mission for Child Adoption’s official dispatch to the Justice Ministry mentioned at Point 1.a above shall contain the following details:

a/ The child adopter’s name, date of birth, passport number, place of residence, profession and address;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The child adopter’s capability to ensure the rearing of the to be-adopted child (his/her financial capability, personal status, family conditions, health and social environment);

d/ The reasons for child adoption application;

e/ The aspiration regarding the to be-adopted child (the child’s age, sex and other characteristics which the adopter deems appropriate); if the adopter wishes to adopt a particular child in a child-rearing establishment or a family, such child’s full name, date of birth and place of residence must be stated clearly;

f/ The commitment to continue completing the child adoption procedures in France, aiming to protect the interests of the Vietnamese child, who has already obtained the decision on his/her adoption.

3. The child adopter’s dossier shall be compiled in two sets. All such dossier’s papers in foreign languages must be translated into Vietnamese with authentication of the translation by the Vietnamese Embassy in France.

B. DOSSIER OF THE CHILD RECOMMENDED FOR ADOPTION

1. According to the provisions at Point a, Clause 2, Article 6 of the Regulation, the dossier of a child recommended for adoption shall include the following papers:

a/ The copy of his/her birth certificate;

b/ The written agreement on letting the child be adopted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where the child recommended for adoption is an abandoned child, the copy of the record certifying the child’s abandonment is also required; if the child is an orphan, the copies of his/her parents’ death certificates are required.

In cases where the child is recommended from a child-rearing establishment, there must also be the establishment’s official dispatch, clearly stating: the duration of the child’s stay in the rearing establishment; his/her family conditions; his/her special demand and likings, if any; attention on his/her health, if necessary. The child-rearing establishment’s official dispatch must confirm that no one in the country has applied for adoption of the child and the adoption of such child by a foreigner is the most appropriate measure for the sake of the child.

2. The written agreement on letting the child be adopted as mentioned at Point 1.b above must be signed by the head of the child-rearing establishment, for cases where the child recommended for adoption is living in a child-rearing establishment; if the child has natural parent(s) or guardian, such persons’ agreement is also required.

In cases where the child recommended for adoption is from a family, the written agreement must be signed by his/her natural parents; if his/her father or mother has died, lost civil act capacity, been declared dead or missing by a court’s effective decision, only the signature of the alive parent who has civil act capacity is required.

Where the child’s natural parents have died, lost their civil act capacity or been declared dead or missing by a court’s effective decision, his/her guardian shall have the competence to sign the written agreement.

The guardian mentioned at this Point must be the person who has registered the guardianship according to the provisions of the civil status legislation.

3. If the child recommended for adoption has reached full 9 years of age or older, his/her consent of adoption by the foreigner is required, which must be inscribed directly on the written agreement on child adoption.

4. The child’s dossier shall be compiled in two sets.

C. A NUMBER OF PROVISIONS ON THE PROCEDURES FOR HANDLING THE CHILD ADOPTION APPLICATION DOSSIERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where the Civil Status Management Department deems that the dossier is incomplete or invalid, it shall notify such to the French International Mission for Child Adoption for supplement and completion.

2. Right after receiving a child’s dossier from a child-rearing establishment, his/her natural parents or guardian, the provincial/municipal Justice Service shall have to examine and consider the entire dossier; if deeming such dossier complete and valid, it shall transfer such dossier to the Justice Ministry according to the provisions at Point b, Clause 2, Article 6 of the Regulation and take responsibility for such dossier’s compliance with all the provisions of the Agreement, Regulation and this Circular when it is sent to the Justice Ministry.

Where the provincial/municipal Justice Service deems that the child’s dossier is incomplete or invalid, it shall notify such to the child-rearing establishment, the child’s parents or guardian for supplement and completion.

3. While examining and considering the dossier, if deeming that the child’s background is unclear or suspecting that there’re signs of law violation in the child recommendation or that the dossier or papers are unauthentic, the provincial/municipal Justice Service shall send a written request to the provincial/municipal Service of Public Security for verification according to the provisions at Point b, Clause 2, Article 6 of this Regulation. The written request for verification must clearly state the requested verification contents. The written verification request as well as the notice of verification results of the provincial/municipal Service of Public Security must be sent to the Justice Ministry together with the child’s dossier.

4. Procedures for adoption of children from families for humanitarian reasons in cases other than those mentioned at paragraph 2, Article 3 of the Regulation are stipulated as follows:

The adopter must, first of all, file an application to the Vietnamese Justice Ministry (through the French International Mission for Child Adoption), clearly stating the child’s full name and place of residence as well as the humanitarian reasons for which he/she wants to adopt such child.

Right after receiving the application, the Civil Status Management Department shall send it to the Justice Service of the province or city where the child resides so that the latter may examine and verify the authenticity of the humanitarian reasons stated by the adopter; if deeming that such humanitarian reasons are trustworthy and preliminarily accepted by the child’s natural parents or guardian, the provincial/municipal Justice Service shall report such in writing to the Justice Ministry for a reply to the child adopter.

Only after receiving the Justice Ministry’s written approval of the humanitarian reasons, can the child adopter submit the child adoption application dossier according to the provisions of the Agreement.

D. ADOPTED CHILD HAND-OVER AND RECEIPT CEREMONY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. At the child hand-over and receipt ceremony, the provincial/municipal Justice Service shall hand over to the child adopter the following papers:

a/ The original of the decision to permit child adoption;

b/ The original of the record on the hand-over and receipt of the adopted child;

c/ The original of the adopted child’s birth certificate; in cases where the original of such birth certificate is lost or damaged to the extent that it cannot be used, it shall be substituted by a copy of the child’s birth certificate, based on the Birth Register;

d/ The copy of the written agreement on letting the child be adopted;

e/ The copy of the child’s natural father and/or mother death certificate(s), if they have died;

f/ The copy of the record certifying the child’s abandonment if he/she has been abandoned.

III. DOSSIERS AND PROCEDURES OF APPLICATION FOR PERMITS FOR FRENCH ADOPTION ORGANIZATIONS’ OPERATION IN VIETNAM

A. DOSSIERS OF APPLICATION FOR PERMITS FOR OPERATION IN VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The application must be enclosed with the following papers:

a/ The authenticated copy of the Statute of the child adoption organization;

b/ The authenticated copy of the operation permit in Vietnam, issued by the French International Mission for Child Adoption;

c/ The report on the child adoption activities in the two latest years, enclosed with the French International Mission for Child Adoption’s certification, which clearly states the organization’s financial revenues and expenditures related to the child adoption activities; if the child adoption organization has been operating in Vietnam, there must be a report on its activities in Vietnam with certification by the Vietnamese management agency;

d/ The plan on operations in Vietnam and the plan on technical assistance or humanitarian support for the child-rearing establishments;

e/ The judicial record of the person, who may be nominated by the child adoption organization as its representative in Vietnam;

f/ The list and judicial records of the persons, who may be recruited to work for the child adoption organization in Vietnam.

2. The application for operation permit and enclosed papers shall be made in two dossier sets. The dossier’s papers in French must be translated into Vietnamese with authentication of the valid translation.

B. PROCEDURES FOR THE GRANTING OF OPERATION PERMITS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Right after receiving opinions from the above-mentioned agencies, the Civil Status Management Department shall coordinate with the International Cooperation Department in submitting the dossier to the Minister for consideration and decision of the granting of an operation permit.

Within 5 days after the decision on the granting of an operation permit is issued, the Civil Status Management Department shall have to hand over the operation permit to the concerned child adoption organization.

In case of refusal to grant the operation permit, the Civil Status Management Department shall notify such in writing to the child adoption organization, clearly stating the reasons therefor.

The operation permit shall be made in two originals: one to be granted to the child adoption organization and the other to be kept at the Justice Ministry. The operation permit shall be valid for not more than 2 years and may be extended for not more than 2 years for each time of extension.

2. Within 30 days after receiving the operation permit, through the provincial/municipal Justice Service, the child adoption organization must report on the operation permit granting and submit a copy of the operation permit, to the People’s Committee of the province where its office is located.

C. RESPONSIBILITIES OF CHILD ADOPTION ORGANIZATIONS

Child adoption organizations which have been granted operation permits by the Vietnamese Justice Ministry shall, in addition to the rights and obligations prescribed at Clause 1, Article 18 of the Regulation, also have the following rights and obligations:

1. To contact the Justice Ministry, the provincial-level People’s Committees, the provincial/municipal Justice Services and the child-rearing establishments in order to perform jobs under authorization of the French International Mission for Child Adoption or the child adopters;

2. To provide technical assistance or humanitarian support for child- rearing establishments on the basis of written agreements concluded with the latter. The conclusion of such agreements must be approved by the People’s Committees of the provinces where the child-rearing establishments are located;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Other rights and obligations prescribed by law.

D. PROCEDURES FOR EXTENSION AND ALTERATION OF THE OPERATION PERMITS’ CONTENTS

1. Extension of operation permits

Child adoption organizations that strictly comply with Vietnamese law, the provisions of the Agreement, Regulation and this Circular may have their operation permits extended.

At least 60 days before the expiry of its operation permit, a child adoption organization shall have to file a permit extension application to the Justice Ministry. The application must be enclosed with a document of the People’s Committee of the province where the child adoption organization’s office is located, which comments on the organization’s operation and states the opinions on the permit extension.

Within 30 days after receiving the application for operation permit extension, the Civil Status Management Department shall have to consider the application and coordinate with the International Cooperation Department in submitting it to the Justice Minister for consideration and decision.

In case of refusal to extend the operation permit, the Civil Status Management Department shall notify such in writing to the concerned child adoption organization, clearly stating the reasons therefor.

Within 10 days after receiving the decision on the extension of its operation permit, the child adoption organization shall, through the provincial/municipal Justice Service, notify the permit extension and submit a copy of the decision thereon to the People’s Committee of the province where its office is located.

2. Alteration of the operation permits’ contents

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where the child adoption organization wants to change its representative, operation contents or operation location in Vietnam, it shall have to file an application to the Justice Ministry for permission. The application must clearly state the contents of changes and the reasons therefor.

Within 30 days after receiving an application for changes in the content of an operation permit, the Civil Status Management Department shall have to consider the application and coordinate with the International Cooperation Department in submitting it to the Justice Minister for consideration and decision.

In case of refusal to permit the changes in the contents of an operation permit, the Civil Status Management Department shall notify such in writing to the concerned child adoption organization, clearly stating the reasons therefor.

Within 10 days after receiving the decision permitting changes in its operation permit’s contents, the child adoption organization shall, through the provincial/municipal Justice Service, notify such changes and submit a copy of the decision to the People’s Committee of the province where its office is located.

E. PROCEDURES FOR TERMINATION OF OPERATION IN VIETNAM

1. A child adoption organization shall terminate its operation in Vietnam in the following cases:

a/ Its operation permit, which was issued by the Vietnamese Justice Ministry, expires without extension;

b/ It has terminated its operation in France;

c/ Its permit for operation in Vietnam is withdrawn;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For cases prescribed at Points b and d above, 60 days before the time projected for operation termination, the concerned child adoption organization shall have to report in writing the plan on the termination of its operation in Vietnam to the Justice Ministry and the People’s Committee of the province where its office is located.

2. Within 60 days after terminating its operation in Vietnam, the child adoption organization shall have to pay all debts, if any, to concerned organizations and individuals, and settle all matters related to the termination of its operation, then send the report thereon to the Justice Ministry and the People’s Committee of the province where its office is located.

IV. FORMS OF PAPERS AND ARCHIVE OF CHILD ADOPTION DOSSIERS

1. To issue together with this Circular the following forms of paper (not printed herein):

a/ The Justice Ministry’s official dispatch to the provincial-level People’s Committee requesting the recommendations of children for adoption (used for cases of applying for adoption of children not by their names);

b/ The Justice Ministry’s official dispatch to the provincial-level People’s Committee requesting the recommendation of children for adoption (used for cases of applying for adoption of children by their names);

c/ The Justice Ministry’s official dispatch to the provincial-level People’s Committee on the transfer of the child adopters’ dossiers;

d/ The Justice Ministry’s official dispatch to the provincial/municipal Justice Service requesting the verification of the humanitarian reasons of application for adoption of children by their names from families;

e/ The provincial-level People’s Committee’s written reply to the Justice Ministry on the recommendation of children for adoption;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ The provincial/municipal Justice Service’s written notice to the child adopters on the approval of child adoption (used for cases of applying for adoption of children by their names);

h/ The written agreement on letting children be adopted;

i/ The child adoption application form (used for cases of applying for adoption of children not by their names);

j/ The child adoption application form (used for cases of applying for adoption of children by their names);

k/ The application form for the child adoption organizations’ operation permits.

2. The child adoption dossiers (including the child adopters’ dossiers and dossiers of adopted children) shall be archived at the Justice Ministry and the provincial/municipal Justice Services according to the current provisions on archive.

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. The application for adoption of Vietnamese children by French citizens residing outside France shall not be governed by the Agreement and the Regulation; the order and procedures for the settlement of child adoption in this case shall comply with the general law provisions on child adoption between Vietnamese citizens and foreigners.

2. This Circular takes effect as from April 1, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
MINISTER




Nguyen Dinh Loc  

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2001/TT-BTP ngày 20/03/2001 hướng dẫn thi hành Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Pháp do Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.309

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.13.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!