Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Số hiệu: 70/2001/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/10/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 70/2001/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2001 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trừ các quy định về đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Chính phủ.

Điều 2. Tư vấn, hoà giải về hôn nhân và gia đình

1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện tư vấn miễn phí về hôn nhân và gia đình cho các thành viên của mình.

Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước thực hiện tư vấn miễn phí về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hoà giải mâu thuẫn về hôn nhân và gia đình cho các thành viên của mình, trừ các vụ việc không được hoà giải theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, các tổ hoà giải cơ sở có trách nhiệm hoà giải mâu thuẫn về hôn nhân và gia đình trên địa bàn dân cư; thực hiện các biện pháp thuyết phục, giáo dục đối với cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Điều 3. Tuổi kết hôn

Nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Chương 2:

VỀ QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Điều 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng

1. Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...)

2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.

3. Tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng nói tại khoản 1, khoản 2 Điều này được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng.

4. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật Dân sự và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Dân sự.

Điều 5. Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng

1. Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh.

4. Trong trường hợp vợ chồng ly hôn hoặc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật đã đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng mà có ghi tên vợ và chồng có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

5. Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, cơ quan hữu quan hướng dẫn thi hành các quy định tại Điều này.

Điều 6. Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây:

a) Lý do chia tài sản;

b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

c) Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;

d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

đ) Các nội dung khác, nếu có.

2. Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 7. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung

1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

4. Trong trường hợp Toà án cho chia tài sản chung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Điều 8. Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

Điều 9. Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng

1. Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây:

a) Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;

b) Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;

c) Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có;

d) Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung;

đ) Các nội dung khác, nếu có.

2. Văn bản thoả thuận phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung

1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể từ ngày được công chứng, chứng thực.

Điều 11. Việc chia tài sản chung bị vô hiệu

Theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu:

1. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

3. Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

4. Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.

5. Nghĩa vụ trả nợ cho người khác.

6. Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của vợ, chồng khi một bên chết

Việc hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của vợ, chồng khi một bên chết theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Hôn nhân và gia đình được thực hiện như sau:

1. Thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Hôn nhân và gia đình không quá 3 năm.

Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác.

2. Trong trường hợp người thừa kế của bên vợ hoặc bên chồng mà túng thiếu, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng, thì Toà án xem xét, quyết định về việc cho chia di sản thừa kế trên cơ sở cân nhắc quyền lợi của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và quyền lợi của những người thừa kế khác.

3. Trong trường hợp Toà án chưa cho chia di sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình; không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác.

Trong trường hợp bên còn sống thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản, thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; bên còn sống phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật.

4. Những người thừa kế của bên vợ hoặc bên chồng đã chết có quyền yêu cầu chia di sản trong trường hợp chưa hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà bên còn sống kết hôn với người khác.

Điều 13. Việc nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung

1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

Điều 14. Thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

Việc thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của con quy định tại Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình được thực hiện như sau:

1. Trong trường hợp gia đình có nhiều con, thì các con thoả thuận về người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ và thoả thuận đó phải được sự đồng ý của cha mẹ; các con không trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc, cấp dưỡng cho cha mẹ theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp các con không thoả thuận được với nhau về người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 15. Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Người thân thích của người chưa thành niên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chưa thành niên.

Chương 3:

VỀ CẤP DƯỠNG

Điều 16. Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng

1. Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và gia đình là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó.

2. Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.

3. Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người, mà trong số đó có người có khả năng thực tế và có người không có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người có khả năng thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 17. Thoả thuận về việc cấp dưỡng

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận với nhau về việc cấp dưỡng. Thỏa thuận về việc cấp dưỡng có thể bằng miệng hoặc lập thành văn bản, nêu rõ ngày người có nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ, mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các thỏa thuận khác về việc thay đổi mức hoặc phương thức cấp dưỡng.

Điều 18. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng

1. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc bằng tài sản. Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm.

2. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức cấp dưỡng một lần quy định tại Điều 54 của Luật Hôn nhân và gia đình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng;

b) Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp nhận;

c) Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần;

d) Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng một lần có thể được gửi tại ngân hàng hoặc được giao cho người được cấp dưỡng, người giám hộ của người được cấp dưỡng quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

4. Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Điều 19. Cấp dưỡng bổ sung

Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng.

Điều 20. Buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình, Toà án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

3. Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Toà án quyết định.

Chương 4:

VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON; XÁC ĐỊNH DÂN TỘC CỦA CON NUÔI

Điều 21. Xác định con chung của vợ chồng

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Hôn nhân và gia đình được xác định là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

2. Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.

3. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận đứa trẻ là con chung của hai người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.

Điều 22. Xác định dân tộc của con nuôi

Việc xác định dân tộc của con nuôi quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Hôn nhân và gia đình được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Con nuôi được xác định dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ đẻ.

2. Trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ của người con nuôi là ai, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha, mẹ nuôi; nếu cha, mẹ nuôi thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc của mẹ nuôi theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ nuôi; nếu sau đó xác định được cha, mẹ đẻ, thì dân tộc của người con nuôi có thể được xác định lại theo yêu cầu của người con nuôi đó đã thành niên, yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc của cha mẹ nuôi.

Chương 5:

VỀ LY HÔN

Điều 23. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng

Khi ly hôn, quyền sử dụng đất mà mỗi bên có được trước khi kết hôn do được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, nhận thế chấp hoặc quyền sử dụng đất mà mỗi bên được nhà nước giao, được cho thuê trước khi kết hôn vẫn là tài sản riêng của mỗi bên; quyền sử dụng đất của bên nào vẫn thuộc về bên đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 24. Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao

Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng; khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất đó được thực hiện như sau:

1. Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối:

a) Trong trường hợp cả vợ và chồng đều có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện trực tiếp sử dụng, thì quyền sử dụng đất được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình;

b) Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì người đó có quyền được tiếp tục sử dụng toàn bộ đất đó sau khi đã thoả thuận với bên kia; nếu không thoả thuận được thì bên sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức do hai bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. Trong trường hợp một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng, thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình cho người thứ ba, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Việc chia quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 25. Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước cho thuê

Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng; khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất đó được thực hiện như sau:

1. Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà khi ly hôn, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đó, thì việc chia quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình; các bên phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà khi ly hôn, nếu chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì bên đó được tiếp tục sử dụng và phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu hợp đồng thuê đất trước đây do bên kia hoặc cả hai người đứng tên; nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất mà người đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp vợ, chồng đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, thì khi ly hôn, các bên thoả thuận về việc sử dụng đất đó và thanh toán cho nhau phần tiền thuê đất đã nộp trong thời gian thuê đất còn lại.

Trong trường hợp một bên được tiếp tục sử dụng toàn bộ diện tích đất, thì phải thanh toán cho bên kia một nửa số tiền thuê đất tương ứng với thời gian thuê đất còn lại, kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì bên tiếp tục thuê đất phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Điều 26. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp

1. Khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trong trường hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba thì khi ly hôn, quyền nhận thế chấp đất cũng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 27. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được giao chung với hộ gia đình

Trong trường hợp cả vợ và chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, đất lâm nghiệp được giao chung với hộ gia đình sau khi kết hôn, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ hoặc chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 97 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 28. Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước

Việc giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở do vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng được thuê của Nhà nước trước hoặc sau khi kết hôn, được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Trong trường hợp hợp đồng thuê nhà ở vẫn còn thời hạn, thì các bên thoả thuận về việc tiếp tục thuê nhà ở đó; nếu các bên không thoả thuận được và cả hai bên đều có nhu cầu sử dụng, thì được Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Trong trường hợp vợ chồng đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuê của Nhà nước hoặc xây dựng mới trên diện tích có nhà thuê của Nhà nước, thì khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng nhà ở và phần diện tích nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì được Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng, thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà của Nhà nước và một phần giá trị nhà đã nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ chồng đã được Nhà nước chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở đó, thì việc chia nhà khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 29. Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của tư nhân

Trong trường hợp vợ chồng thuê nhà ở của tư nhân, thì việc phân chia quyền sử dụng nhà ở đó phải bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu nhà và tuân theo quy định sau đây:

1. Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn, thì các bên thoả thuận với nhau về phần diện tích mà mỗi bên được thuê và làm lại hợp đồng với chủ sở hữu nhà.

2. Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn mà chủ sở hữu nhà chỉ đồng ý cho một bên được tiếp tục thuê nhà, thì các bên thoả thuận về việc một bên được tiếp tục thuê.

3. Trong trường hợp nhà ở thuê đã nâng cấp, sửa chữa cải tạo, xây dựng thêm diện tích gắn liền với nhà thuê và được sự đồng ý của chủ sở hữu nhà, thì bên tiếp tục ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, xây dựng thêm mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.

4. Trong trường hợp xây dựng thêm diện tích nhà độc lập với diện tích thuê và được sự đồng ý của chủ nhà, các bên đã thanh toán tiền sử dụng đất cho chủ nhà, thì việc chia nhà ở đó thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 30. Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên

1. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung, thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia có khó khăn và không thể tự tìm được chỗ ở mới. Bên chưa có chỗ ở được lưu cư trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác.

2. Trong trường hợp nhà ở đó đã được xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, thì chủ sở hữu nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hướng dẫn thi hành

Các Bộ, cơ quan hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2001.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 70/2001/ND-CP

Hanoi, October 03, 2001

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE MARRIAGE AND FAMILY LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the 2000 Marriage and Family Law;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Subjects and scope of regulation of the Decree

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Counseling, reconciliation on marriage and family

1. Agencies and organizations shall have the responsibility to provide free-of-charge counseling on marriage and family to their members.

The State-run center for legal assistance shall provide free-of-charge counseling on marriage and family according to the provisions of law.

2. Agencies and organizations shall have to reconcile contradictions on marriage and family for their members, except for cases which must not be reconciled as prescribed by law.

3. Grassroots socio-political organizations and reconciliation groups shall have to reconcile marriage and family discords in their respective population quarters; and apply measures to persuade and educate individuals who commit acts of breaching the legislation on marriage and family.

Article 3.- Marital ages

Men at the age of twenty and women at the age of eighteen shall satisfy the conditions on marital ages as prescribed in Clause 1, Article 9 of the Marriage and Family Law.

Chapter II

RELATIONSHIP BETWEEN HUSBAND AND WIFE, PARENTS AND CHILDREN

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In cases where the establishment, performance or termination of civil transactions related to the husband’s and wife’s common properties of big value or common properties being sole means of living of the family; the establishment, performance or termination of civil transactions related to the disposition of properties under the private ownership of the husband or wife, which, however, have been put into common use and the yields and profits arising therefrom are sole means of living of the family, and the said transactions must comply with a certain form as prescribed by law, the agreement between husband and wife shall also have to follow that form (made in writing and signed by the husband and wife or notarized or authenticated...)

2. Regarding the civil transactions which need not necessarily follow a certain form as prescribed by law but relate to the common properties of big value or being sole means of living of the family or relate to the disposition of properties under the private ownership of the husband or wife, which, however have been put into common use and the yields and profits arising therefrom are sole means of living of the family, the establishment, performance or termination of such transactions must also be agreed upon in writing by the husband and wife.

3. The common properties of big value of the husband and wife mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article shall be determined on the basis of the value proportion of those properties to the whole common properties of the husband and wife.

4. In cases where the husband or wife establishes, performs or terminates civil transactions related to the common properties defined in Clauses 1 and 2 of this Article without consent of the other party, the other party may request the court to declare such transactions invalid under the provisions of Article 139 of the Civil Code and the legal consequences shall be dealt with according to the provisions of Article 146 of the Civil Code.

Article 5.- Registration of properties under the common ownership of husband and wife

1. Properties under the common ownership of husband and wife, which, when being registered for ownership right, require that the names of both husband and wife must be inscribed according to the provisions of Clause 2, Article 27 of the Marriage and Family Law, include: houses, land use right and other properties, to which the ownership right must be registered as required by law.

2. The registration of properties under the common ownership of husband and wife as well as the rights thereto, for which the names of both the husband and wife must be inscribed according to Clause 1 of this Article, shall commence as from the effective date of this Decree.

3. In cases where the ownership right to a property under the common ownership of husband and wife had been registered before the effective date of this Decree with the inscription of the name of either husband or wife, the husband and wife may request the competent State agency to re-grant the property ownership right registration paper for the inscription of the names of both husband and wife thereon; if the husband and wife do not ask for the re-granting of the property ownership right registration paper, such property shall still belong to their common ownership; in case of a dispute, the party that claims the property under his/her ownership shall be obliged to prove it.

4. In case of a divorce or division of their common properties between husband and wife during the marital period, the party that receives the property in kind to which the ownership right or the use right has been registered with the inscription of the names of both husband and wife may request the property-registration agency to re-grant the property ownership right or property use right registration paper.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Division of the common properties during the marital period

1. The agreement on the division of the wife and husband’s common properties during the marital period as prescribed in Clause 1, Article 29 of the Marriage and Family Law must be made in writing, clearly stating the following contents:

a/ The reasons for the division of properties;

b/ The to be-divided properties (including immovable properties, movable properties and property rights), which should be clearly described or the value of which should be stated clearly;

c/ The remaining properties, which shall not be divided (if any);

d/ The time when the division of the common properties takes effect;

e/ Other contents, if any.

2. The written agreement on the division of the common properties between husband and wife must be clearly inscribed with the date of its making and signed by both husband and wife; such written agreement may be witnessed by other person(s) or notarized or authenticated at the request of the husband and wife or as prescribed by law.

3. In cases where the husband and wife fail to reach agreement on the division of their common properties, both or either of them may request the court to settle the case.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In cases where the written agreement on the division of the common properties of husband and wife does not clearly determine the time when the property division takes effect, the effective time thereof shall be counted from the date of making the agreement.

2. In cases where the written agreement on the division of the common properties of husband and wife is notarized or authenticated at their request, the property division shall take effect as from the date determined in the agreement; if the agreement does not determine that effective date, the division shall take effect as from the date such agreement is notarized or authenticated.

3. In cases where the written agreement on the division of the common properties of husband and wife must be notarized or authenticated as prescribed by law, the effective time shall be counted from the date such agreement is notarized or authenticated.

4. In cases where the court permits the division of the common properties under the provisions of Clause 3, Article 6 of this Decree, the division of the common properties of husband and wife shall take effect as from the effective date of the court’s decision permitting such division.

Article 8.- Consequences of the division of the common properties of husband and wife during the marital period

1. Yields or profits arising from the divided properties shall belong to the private ownership of each person, except otherwise agreed upon by husband and wife.

The yields or profits arising from the remaining common properties shall still belong to the common ownership of husband and wife.

2. The incomes generated from labor, production and business activities and other legitimate incomes of each party after the division of the common properties shall be the private property of husband or wife, except otherwise agreed upon by husband and wife.

Article 9.- Restoration of the regime of common properties of husband and wife

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The reasons for the restoration of the common property regime;

b/ The properties under the private ownership of each party;

c/ The properties under the common ownership of husband and wife, if any;

d/ The effective time of restoration of the common property regime;

e/ Other contents, if any.

2. The written agreement must be clearly inscribed with the date of its making and signed by both husband and wife; it may also be witnessed by other person(s) or notarized or authenticated at the request of husband and wife or as prescribed by law.

Article 10.- Effective time of restoration of the common property regime

1. In cases where the written agreement on the restoration of the common property regime of husband and wife does not clearly determine the effective time of restoration, that time shall be counted from the date of making the agreement.

2. In cases where the written agreement on the division of common properties of husband and wife is notarized or authenticated at their request, the written agreement on the restoration of the common property regime must also be notarized or authenticated and the restoration of the common property regime shall take effect as from the date determined in the written agreement; if the written agreement does not determine that effective date, the restoration shall take effect as from the date such agreement is notarized or authenticated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Invalidating the division of common properties

At the requests of the persons with relevant rights and interests, the division of the common properties of husband and wife to shirk the performance of the following property obligations shall be declared invalid by the court:

1. The obligation to rear or provide support for other persons under law provisions.

2. The obligation to pay damages.

3. The payment obligation upon the court’s declaration of enterprise bankruptcy.

4. The tax obligation and other financial obligations towards the State.

5. The obligation to repay debts to other persons.

6. Other property obligations as prescribed by law.

Article 12.- Restriction of the right to request the division of heritage of husband or wife when one of them dies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The period of time during which the division of heritage is not allowed under the provisions of Clause 3, Article 31 of the Marriage and Family Law shall not exceed 3 years.

The division of heritage, which shall seriously affect the life of the living spouse and the family, means the case where the division of heritage will make the living spouse and the family unable to maintain their normal life due to the loss of their residence or sole production means for generating incomes or other plausible reasons.

2. In cases where the heirs of the wife or husband fall in straitened circumstances, having no working capacity, no properties to subsist themselves and no one to support, the court shall consider and decide on the division of heritage after taking into account the interests of the living spouse as well as of other heirs.

3. In cases where the court does not permit the division of heritage yet under the provisions of Clause 1 of this Article, the living spouse shall only have the right to use or exploit the heritage so as to enjoy yields or profits arising therefrom and must preserve and maintain the heritage as his/her own property; must not perform transactions related to the disposition of the heritage if it is not consented by the other heirs.

In cases where the living spouse performs transactions in order to disperse, squander or cause damage and/or losses to the heritage, the other heirs shall have the right to request the court to declare such civil transactions invalid and divide the heritage; the living spouse shall have to pay damages to the other heirs according to the provisions of law.

4. The heirs of the wife or husband who has died shall have the right to request the division of the heritage in cases where the time limit prescribed in Clause 1 of this Article has not yet expired but the living spouse remarries another person.

Article 13.- Integration of the wifes or husband’s private properties into the common properties

1. The integration of properties being dwelling houses, land use right and other properties of big value under the private ownership of the wife or husband into their common properties according to the provisions in Clause 2, Article 32 of the Marriage and Family Law must be recorded in writing with signatures of both husband and wife. Such record may be notarized or authenticated as prescribed by law.

2. The integration of private properties of one party into the common properties of husband and wife in order to shirk the performance of such party’s property obligations shall be invalidated according to the provisions of Article 11 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The performance of children’s obligation and right to care for and foster their parents prescribed in Article 35 of the Marriage and Family Law shall be effected as follows:

1. If a family has many children, the children shall reach agreement among themselves on the person who directly care for and foster their parents and such agreement must be consented by the parents; those children who do not directly foster their parents shall have the obligation and right to visit, care for and support their parents according to the provisions of law.

2. In cases where the children fail to reach mutual agreement on the person who directly care for and foster their parents as prescribed in Clause 1 of this Article, they shall have the right to request the court to settle the case.

Article 15.- Persons entitled to request the court to restrict father’s and/or mother’s rights towards their minor children

The relatives of minor children defined in Clause 1, Article 42 of the Marriage and Family Law include their paternal grandfather and grandmother, maternal grandfather and grandmother, elder brothers and sisters by blood, paternal and maternal great-grandparents, uncles and ants by blood.

Chapter III

SUPPORT

Article 16.- Persons with actual capability to perform the supporting obligation and essential needs of the supported persons

1. The person with actual capability to perform the supporting obligation defined in Articles 51, 52 and 53 of the Marriage and Family Law is the one who has regular income or though having no regular income, still has properties, after subtracting necessary ordinary expenses for his/her life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Where several persons share the same obligation to support one person and one of them has the actual capability while the others have no actual capability to fulfill the supporting obligation as prescribed in Clause 1 of this Article, the persons with actual capability shall have to perform the supporting obligation toward the person enjoying support according to the provisions in Article 52 of the Marriage and Family Law.

Article 17.- Agreement on the support

The person with supporting obligation and the supported person or the latter’s guardian shall reach agreement on the support. The agreement on the support may be made verbally or in writing, clearly stating the date when the supporting person starts to perform his/her supporting obligation, the support level and mode of performing the supporting obligation, as well as the alteration of the support level or mode.

Article 18.- Mode of performing the supporting obligation, support level

1. The person with supporting obligation and the supported person or the latter’s guardian shall reach agreement on the mode of performing the supporting obligation with money or properties. Priority is given to the performance of the supporting obligation on the monthly, quarterly, biannual or annual basis.

2. The performance of the supporting obligation by the mode of providing support in lump sum as prescribed in Article 54 of the Marriage and Family Law shall apply to the following cases:

a/ Under agreement between the supported person or his/her guardian and the person with supporting obligation;

b/ At the request of the person with supporting obligation and with the approval by the court;

c/ At the request of the supported person or his/her guardian and with the approval by the court in cases where the person with obligation to provide regular support commits acts of squandering properties or deliberately evading the performance of the supporting obligation though having properties to provide the support in lump sum;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. At the request of the person with supporting obligation, the lump-sum support amount may be deposited at a bank or assigned to the supported person or his/her guardian for management, except for cases otherwise agreed upon by concerned parties.

4. The person assigned to manage the lump-sum support amount shall have to preserve such property as his/her own one and may only make deduction therefrom to meet the essential needs of the supported person.

Article 19.- Additional support

In cases where the person given the lump- sum support falls in the seriously difficult circumstance due to accident or serious illness while the person performing the supporting obligation has the actual capability to provide support at a higher level, the latter shall have to provide additional support at the request of the supported person.

Article 20.- Coercing the performance of supporting obligation

1. In cases where the person with supporting obligation defined in the Marriage and Family Law does not voluntarily perform the supporting obligation, at the requests of the agencies, organizations and/or individuals stipulated in Article 55 of the said Law, the court shall issue decision to coerce the person with supporting obligation to perform his/her obligation. The time of performing the supporting obligation shall be agreed upon by the person with supporting obligation and the person enjoying the support; if they fail to reach agreement thereon, such shall be counted from the date stated in the court’s judgment or decision.

2. In cases where the person with supporting obligation as defined in the court’s decision does not voluntarily perform his/her obligation, the person entitled to the support or his/her guardian shall have the right to request the judgment-execution body to coerce the person with supporting obligation to perform such obligation. The time for performing the supporting obligation shall be counted from the date stated in the court’s judgment or decision.

3. Under the court’s decision, the agencies and/or organizations that pay wages, salaries and other regular incomes to the person with supporting obligation shall have to deduct the support amount and transfer it to the supported person or his/her guardian strictly according to the support level and mode, already agreed upon between the supported person or his/her guardian and the person with supporting obligation or as decided by the court.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Determination of common children of husband and wife

1. Children born or conceived by the wife during the marital period as prescribed in Clause 1, Article 63 of the Marriage and Family Law shall be determined as common children of husband and wife.

Children born before the marriage registration date and recognized by their parents are also common children of husband and wife.

2. Children born within 300 days after the death of the husband or after the court’s judgment or decision on the husband’s and wife’s divorce takes legal effect are determined as their common children.

3. In cases where the husband or wife does not recognize a child as their common child as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, they must supply proofs and such must be verified by the court.

Article 22.- Determination of nationalities of adopted children

The determination of adopted children’s nationalities prescribed in Clause 2, Article 75 of the Marriage and Family Law shall comply with the following stipulations:

1. The nationality of an adopted child shall be determined according to his/her natural parents’ nationality. In cases where his/her natural parents belong to two different nationalities, the child’s nationality shall be determined as the nationality of his/her natural father or natural mother according to the common practices or agreement between his/her natural father and mother.

2. Where natural parents of an adopted child cannot be identified, the adopted child’s nationality shall be determined according to the adoptive parents’ nationality; if the adoptive parents belong to two different nationalities, the adopted child’s nationality shall be determined according to the nationality of the adoptive father or adoptive mother according to the common practices or agreement between the adoptive father and mother; if later the adopted child’s natural parents are identified, his/her nationality may be re-determined at the request of the adult adopted child, his/her natural parents or adoptive parents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



DIVORCE

Article 23.- The land use right shall be the private property of husband or wife

Upon the divorce, the land use right acquired by each party before the marriage, from the transfer, conversion, inheritance or mortgage, or the right to use land assigned or leased to each party by the State shall continue to be the private property of each party; the land use right of one party shall still belong to that party, except otherwise agreed upon.

Article 24.- Division of the right to use land assigned by the State to the husband and/or wife

After the marriage, the right to use land, including contracted land, assigned by the State to both husband and wife or to either of them shall become the common property of the husband and wife; upon their divorce, the division of the right to use that land shall be effected as follows:

1. Regarding the right to use agricultural land for annual crops, land for aquaculture or salt making:

a/ In cases where both husband and wife have the demand to use that land and conditions to directly use it, the land use right shall be divided as agreed upon by the two parties; if they fail to reach agreement, they may request the court to settle the case according to the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law.

b/ In cases where only one party has the demand and conditions to directly use the land, he/she shall have the right to continue using the whole land after reaching agreement with the other party; if failing to reach agreement, the land-using party shall have to pay the other party part of the land use right value the latter is entitled to according to the level agreed upon by the two parties; if they fail to reach agreement, they may request the court to settle the case. If one party has the demand and conditions for directly using the land but cannot pay the other party part of the land use right value the latter is entitled to, the latter shall have the right to transfer his/her land use right to the third party, except otherwise agreed upon by the concerned parties.

2. The division of the right to use agricultural land for the planting of perennial trees, forestrial land for afforestation, residential land assigned by the State or special-use land being the common property of the husband and wife upon their divorce shall comply with the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



After the marriage, the right to use land leased by the State to both husband and wife or either of them shall be the common property of husband and wife; upon their divorce, the division of the land use right shall be effected as follows:

1. In cases where husband and wife have paid the annual land rents and upon the divorce both parties have demand and conditions for directly using the land, the division of the land use right shall comply with the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law; the parties shall have to re-sign the land-renting contract with competent State agencies.

2. In cases where husband and wife have paid the annual land rents but upon their divorce only one party has the demand and conditions for directly using the land, such party may continue using that land but must re-sign the land-renting contract with the competent State agency, provided that the previous land-renting contract is made under the name of the other party or both parties; if both parties have invested in the properties available on the land, the land-using party shall have to pay the other party part of the value of properties already invested on the land, which the latter is entitled to at the time of dividing the properties upon the divorce, based on the properties and labor invested by that party, except otherwise agreed upon.

3. In cases where the husband and wife have paid land rents for the whole lease term, upon their divorce, they shall reach agreement on the use of the land and pay each other the land rent amounts they have already paid for the remaining lease duration.

In cases where one party is entitled to continue using the entire land area, that party shall have to pay the other party half of the land rent amount corresponding to the remaining land-lease duration, counting from the time of dividing the properties upon the divorce, except otherwise agreed upon. If the parties have invested in the properties available on the land, the land-renting party shall have to pay the other party part of the value of properties already invested on the land at the time of dividing the properties upon the divorce, based on the latter’s invested properties and labor, except otherwise agreed upon.

Article 26.- Division of the right to use converted, transferred, jointly inherited or mortgaged land of husband and wife

1. Upon the divorce, the division of the right to use converted, transferred, jointly inherited or mortgaged land of the husband and wife shall comply with the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law.

2. In cases where husband and wife receive as mortgage the land use right from a third person, upon their divorce, the right to receive the mortgaged land shall also belong to the common properties of husband and wife as prescribed in Article 95 of the Marriage and Family Law.

Article 27.- Division of the husband’s and wife’s right to use land assigned together to their household

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Handling of the husband’s and wife’s interests upon their divorce regarding the dwelling house leased by the State

The handling of the husband’s and wife’s interests regarding the dwelling house leased by the State to one or both of them before or after their marriage shall comply with the following stipulations:

1. In cases where the house-renting contract is still valid, the concerned parties shall mutually agree on the continued renting of that house; if they fail to reach agreement and both parties have the demand to use the house, the case shall be settled by the court according to the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law.

In cases where the husband and wife have upgraded, repaired, renovated the house leased by the State or built a new house on the area of the house leased by the State, upon their divorce, the division of the right to use the house and the area already upgraded, repaired, renovated or newly built shall be agreed upon by the parties; if they fail to reach agreement, the case shall be settled by the court according to the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law. If only one party has the demand to use the house, the using party shall have to pay the other party part of the value of the right to rent the house from the State and part of value of the already upgraded, renovated, repaired or newly built house, which the latter is entitled to at the time of dividing properties upon the divorce.

2. In cases where the husband and wife have been transferred by the State the ownership right to the dwelling house, the division of the house upon their divorce shall comply with the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law.

Article 29.- Handling of the husband’s and wife’s interests upon their divorce regarding dwelling houses rented from other individuals

In cases where the husband and wife rent a house of individual(s), the division of the right to use that house must ensure the interests of the house owner and comply with the following stipulations:

1. In cases where the lease term has not expired, the concerned parties shall mutually agree on the area of the house that each of them is entitled to rent and make new contracts with the house owner.

2. In cases where the lease term has not expired but the house owner agrees to lease the house to only one party, the concerned parties shall reach agreement on the party that may continue to rent the house.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In cases where the parties have additionally built a new house on the area independent from the rented area under agreement of the house owner and have paid the land use levy to the house owner, the division of that house shall comply with the provisions of Article 95 of the Marriage and Family Law.

Article 30.- Handling of the husband’s and wife’s interests upon their divorce regarding houses under ownership of either party

1. In cases where a house belonging to the ownership of either the husband or wife has been put to common use, upon their divorce, such house shall still belong to the ownership of the house owner, except otherwise agreed upon by the two parties. The husband or wife that owns the house shall have to support the other party in seeking a new accommodation if the latter faces difficulties and is unable to find new accommodation by him-/herself. The party that has no accommodation may stay in the old house for 6 months in order to find a new place of residence.

2. In cases where the house has been newly built, upgraded, repaired or renovated, the house owner shall have to pay the other party part of the value of the already built, upgraded, repaired or renovated house which the latter is entitled to at the time of dividing the properties upon their divorce.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31.- Guidance for implementation

The ministries and concerned agencies shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to guide the implementation of this Decree.

Article 32.- Implementation effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- Responsibility for implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 Hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


68.028

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.131.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!