HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
338-TTg
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 7 năm 1957
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 338-TTg NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 1957
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG DÂN CÔNG TRONG THỜI KỲ KIẾN
THIẾT HÒA BÌNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để đảm bảo thực hiện những
công cuộc kiến thiết có lợi ích chung cho nhân dân;
Theo đề nghị của Bộ Lao động;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành bản điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công trong thời kỳ
kiến thiết hòa bình, kèm theo nghị định này.
Điều 2.
Các ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh, Bộ trưởng
Bộ Thủy lợi và Kiến trúc, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ trưởng Bộ Tài
chính và các ông chủ tịch Uỷ ban hành chính khu, tỉnh và thành phố chịu trách
nhiệm thi hành nghị định này.
ĐIỀU LỆ TẠM THỜI
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 339-TTG NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 1957
VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG DÂN CÔNG TRONG THỜI BÌNH
Trong thời kỳ kháng chiến, nhân
dân ta đã từng chịu đựng gian khổ, hăng hái làm nghĩa vụ dân công, góp phần vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Từ ngày hòa bình lập lại, một số
lớn công trình giao thông, thủy lợi và một số công tác khác đã được hoàn thành,
cũng nhờ sự đóng góp sức lực của nhân dân.
Trong công cuộc khôi phục và kiến
thiết kinh tế, Nhà nước còn phải dựa vào nhân dân để làm công việc ích lợi cho
nhân dân.
Vì vậy, mỗi người công dân có
nghĩa vụ phải đi dân công, hăng hái công tác, thi đua tăng năng suất lao động,
bảo đảm hoàn thành nhanh, tốt và rẻ những công trình kiến thiết của Nhà nước.
Để bảo đảm việc thực hiện kế hoạch,
phát triển sản xuất và để giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân, cho thích hợp với
thời kỳ kiến thiết hòa bình, từ nay:
- Huy động dân công chủ yếu là để
làm một số công tác nhất định về thuỷ lợi, giao thông và vận tải;
- Thời gian đi dân công hàng năm
có hạn định;
- Dân công tỉnh nào làm việc ở tỉnh
ấy hoặc ở những tỉnh lân cận.
- Chế độ làm việc của dân công
chủ yếu là làm khoán.
Chương 1:
NHỮNG NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ
ĐI DÂN CÔNG
Điều 1:
Tất cả công dân Việt Nam, đàn ông từ mười tám đến năm mươi tuổi, đàn bà từ mười
tám đến bốn mươi nhăm tuổi đều có nghĩa vụ đi dân công.
Điều 2:
Để bảo đảm thực hiện các kế hoạch kiến thiết của Nhà nước, mà không trở ngại đến
sự thực hiện kế hoạch sản xuất của các ngành và sự hoạt động của bộ máy chính
quyền, đồng thời bảo đảm sự thực hiện các chính sách chiếu cố của Chính phủ đối
với một số người, những người sau đây được miễn, tạm miễn, hoặc tạm hoãn đi dân
công:
A. ĐƯỢC MIỄN ĐI DÂN CÔNG
- Uỷ viên thường trực Uỷ ban
hành chính xã, thị trấn,
- Thư ký văn phòng Uỷ ban hành
chính xã, thị trấn,
- Giao thông, liên lạc xã, thị
trấn,
- Trưởng ban thống kê xã, thị trấn.
- Cán bộ y tế, nữ hộ sinh nếu ở
xã, thị trấn chỉ có một cán bộ y tế, một nữ hộ sinh,
- Thương binh,
- Vợ hay chồng người thương binh
tàn phế, nếu người thương binh phải sống nhờ vào vợ hay chồng.
- Cán bộ và nhân viên Chính phủ,
giao viên các trường công, trường dân lập, trường tư.
- Công nhân và lao động đang làm
việc trong các xí nghiệp Nhà nước (xí nghiệp, hầm mỏ, công trường, nông trường,
lâm trường) và các xí nghiệp tư nhân,
- Những người làm nghề tôn giáo
chuyên nghiệp như: mục sư, linh mục, tu sĩ, cô mụ, sư, chức sắc, thầy mo (vùng
thiểu số),
- Người tàn tật hoặc có bệnh
kinh niên không thể làm được việc nặng.
B. ĐƯỢC TẠM MIỄN ĐI DÂN CÔNG
- Giáo viên Bình dân học vụ đang
dạy học
- Bộ đội phục viên về xã chưa được
một năm
- Cán bộ, nhân viên Chính phủ ra
ngoài biên chế trở về xã chưa được một năm.
- Đồng bào miền Nam ra Bắc đi sản
xuất tự túc chưa được một năm.
- Học sinh các trường công và
tư.
- Phụ nữ có thai.
- Đàn bà nuôi con nhỏ chưa được
một năm. Trong trường hợp đứa con, chưa bỏ bú, gia đình không có người trông
nom, thì người mẹ có thể được tạm miễn đến một năm rưỡi.
C. ĐƯỢC TẠM HOÃN DI DÂN CÔNG
- Người trực tiếp làm nghề thủ
công, đã ký hợp đồng sản xuất với Mậu dịch quốc doanh được tạm miễn trong thời
gian thi hành hợp đồng.
- Người đánh cá, làm muối trong
thời vụ đánh cá, làm muối.
- Người sơn tràng trong khi đang
làm cho một kế hoạch của Nhà nước.
- Người được nhân dân bình nghị
công nhận là lao động chính duy nhất để nuôi sống cả gia đình, gồm những người
già, trẻ con hoặc người tàn tật.
Chương 2:
NHỮNG VIỆC ĐƯỢC SỬ DỤNG
DÂN CÔNG
Điều 3:
Được hủy động dân công để làm những công tác sau đây:
1. Công tác thuỷ lợi gồm có: đê điều
(đê sông và đê biển) công trình đại và trung thuỷ nông.
Trong việc làm đê điều và thuỷ
nông, được coi là đi dân công, những người làm những công việc thuộc về khảo
sát, xây dựng những công trình mới, hoặc sửa chữa những công trình bị hư hỏng lớn.
Không coi là đi dân công những
người làm những công tác ở địa phương như: chống lụt, chống hạn, chống bão, chống
úng thuỷ, những việc thuộc về bảo vệ, sửa chữa thường xuyên những quãng đê, những
nông giang, những việc về tiểu thuỷ nông trong phạm vi một xã. Mỗi khi xét cần
thiết làm những công việc này, thì chính quyền và các đoàn thể địa phương động
viên nhân dân tự nguyện ra làm.
Khi cần tu sửa chữa những đê bao
quanh thành phố thì huy động nhân dân thành phố ra làm. Nếu lực lượng nhân dân
thành phố không đủ thì huy động thêm dân công ở các xã lân cận đến làm.
2. Công tác về giao thông gồm
có: làm mới và tu sửa các đường giao thông liên huyện, hàng tỉnh, liên tỉnh và
đường quốc lộ. Công việc sửa chữa những đường giao thông bị mưa bão hay nước lũ
làm sụt, lở, cắt đứt.
3. Công tác vận tải tiếp tế cho
bộ đội ở những vùng rừng núi không thể dùng được những phương tiện vận tải như
ô tô, thuyền, xe trâu, ngựa thổ và không thể thuê mượn được nhân công.
- Những công tác đặc biệt được Thủ
tướng phủ cho phép dùng dân công.
Đối với miền núi, ngoài những
công việc quy định chung trên đây, có thể được huy động dân công để làm thêm
các việc như sau: công tác tiểu thuỷ nông, làm mới và tu sửa các đường giao
thông liên xã và hàng huyện hoặc châu; công tác khảo sát cầu đường; giúp việc
khai vét lòng sông để tiện việc giao thông đường thuỷ; làm công tác xây dựng
trường học, bệnh viện, chợ và nhà cửa của cơ quan Nhà nước từ cấp huyện hoặc
châu trở lên, trong trường hợp thiếu nhân công.
Chương 3:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA
NGƯỜI ĐI DÂN CÔNG
Điều 4:
Mỗi người mỗi năm đi dân công làm việc trên các công trường ba mươi ngày, không
tính ngày đi, ngày về và ngày nghỉ.
Điều 5:
Sau chín ngày làm việc liên tiếp, dân công được nghỉ một ngày. Mỗi ngày dân
công làm việc 9 giờ. ở miền núi, về mùa đông hay trong trường hợp phải làm việc
trên đèo cao hoặc làm việc xa nơi ở, thì có thể làm việc tám giờ một ngày.
Điều 6:
Trên công trường, dân công phải tôn trọng kỷ luật lao động, chăm chỉ làm việc,
bảo đảm số lượng và chất lượng công tác. Dân công phải phục tùng tổ chức lãnh đạo,
tôn trọng và bảo vệ của công, không xâm phạm đến tài sản của nhân dân, giữ bí mật
quốc gia, đề phòng phá hoại.
Điều 7:
Dân công được tham gia ý kiến vào sự tổ chức làm việc và tổ chức đời sống ở
công trường.
Điều 8:
Dân công tỉnh nào làm việc trong phạm vi tỉnh ấy.
Đối với miền núi, dân công huyện
hoặc châu nào làm việc trong phạm vi huyện hoặc châu ấy.
Gặp trường hợp tỉnh hay huyện,
châu thiếu dân công hoặc công trình làm có lợi chung cho hai ba tỉnh hay hai ba
huyện, châu tiếp giáp nhau, thì Uỷ ban hành chính khu, tỉnh sẽ huy động dân
công những tỉnh, huyện, châu lân cận cùng làm.
Điều 9:
Khi đến làm việc ở công trường, dân công phải đem theo dụng cụ làm việc của
mình; các cơ quan sử dụng dân công phải thông tri cho xã biết để báo cho dân
công chuẩn bị, chu đáo trước khi đến công trường. Những dụng cụ của công trường
giao cho dân công, nếu vì không giữ gìn cẩn thận mà để mất mát hoặc hư hỏng nặng,
thì dân công phải đền.
Điều 10:
Chế độ làm việc của dân công trên công trường chủ yếu là làm khoán; trừ một vài
việc không thể giao khoán được thì mới giao làm công nhật.
Làm khoán có hai hình thức:
1. Giao khoán cho xã: tức là
công trường giao cho xã một khối lượng công tác, định thời gian phải hoàn thành
và định số tiền thù lao, để cho xã bố trí dân công làm tốt khối lượng công tác ấy.
Nếu làm xong trước thời hạn, đúng chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, thì dân
công được về trước, được coi như đã làm đủ số ngày công và được hưởng toàn bộ số
tiền thù lao đã định.
2. Giao khoán tại công trường: tức
là công trường giao cho từng đơn vị dân công một khối lượng công tác, định thời
gian phải hoàn thành và định số tiền thù lao. Nếu dân công làm xong trước thời
hạn, đúng chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, thì dân công được về trước, được
coi như đã làm đủ số ngày công và được hưởng toàn bộ số tiền thù lao đã định.
Khi nhận khoán, Uỷ ban hành
chính xã hay ban chỉ huy đơn vị dân công phải ký giao kèo với ban chỉ huy công
trường.
Khi dân công làm việc ở công trường,
Uỷ ban hành chính xã có trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo dân công thi
đua tăng năng suất để bảo đảm thực hiện số lượng và chất lượng công tác trong
thời hạn đã định.
Nếu xã hoặc dân công không thực
hiện công tác đúng yêu cầu và tiêu chuẩn đã định mà phải làm thêm ngày để làm
cho đủ hoặc làm lại, thì trách nhiệm thuộc về xã hoặc dân công, công trường
không trả thêm thù lao.
Nếu công việc phải làm lại vì
công trường thay đổi kế hoạch, hướng dẫn sai về kỹ thuật hạc vì một lý do nào
khác mà dân công không chịu trách nhiệm, thì dân công được trả thù lao về những
ngày làm thêm.
Điều 11:
Thù lao cho dân công nhận khoán tính theo khối lượng công tác đã làm được.
Tiền công một đơn vị khối lượng
công tác (ví dụ một thước khối đất, một thước vuông đường rải đá, một tấn cây số
hàng chuyển vận v.v...) do công trường ấn định căn cứ vào:
1. Năng suất trung bình của một
người lao động trung bình trong một ngày thực hiện nhiệm vụ công tác theo đúng
các tiêu chuẩn do cơ quan sử dụng đề ra.
2. Thù lao ấn định mỗi ngày cho
mỗi loại dân công: 600 đồng cho dân công thường; 800 đồng cho dân công vận tải
và từ 800 đồng đến 1.000 cho dân công thợ được sử dụng đúng nghề, tuỳ theo khả
năng chuyên môn.
3. Các khoản chi phí về công
gián tiếp (ví dụ thù lao cho cán bộ chỉ huy, y tá, cấp dưỡng v.v...). Cán bộ
công trường và cán bộ dân công phải tổ chức và động viên dân công làm vượt mức
năng suất vừa để bảo đảm công tác, vừa để cho dân công được hưởng thêm tiền thù
lao.
Chỉ khi nào gặp một công tác
không thể tính khối lượng một cách cụ thể thì mới dùng cách chấm công để trả
thù lao theo công nhật.
- Tiền thù lao công nhật ấn định
là:
- 600 đồng một ngày cho dân công
thường.
- 800 đồng một ngày cho dân công
vận tải, tiếp tế cho bộ đội ở miền rừng núi.
- Từ 800 đồng đến 1.000 đồng một
ngày cho dân công thợ được sử dụng đúng nghề, tuỳ theo khả năng chuyên môn.
Tuy làm công nhật, dân công cũng
phải bảo đảm chất lượng và số lượng công tác hàng ngày do công trường ấn định.
Những ngày nghỉ thường lệ, nghỉ
lễ, nghỉ vì bị thương, bị ốm, vì chờ đợi việc, vì mưa bão, lụt, dân công thường
và dân công thợ được thù lao 600 đồng một ngày, dân công vận tải tiếp tế cho bộ
đội ở miền rừng núi được thù lao 800 đồng một ngày. Ở những công trường mà dân
công sáng đi làm, tối về nhà thì không được thù lao những ngày nghỉ việc.
Những ngày đi đường từ xã đến
công trường, từ công trường về xã dân công thường và dân công thợ được trả thù
lao 600 đồng một ngày; dân công vận tải tiếp tế cho bộ đội ở miền núi được thù
lao 800 đồng một ngày. Đi đường dưới 10 cây số, dân công không được tính thù
lao; đi từ 11 đến 15 cây số được tính nửa ngày thù lao; đi từ 16 đến 30 cây số
được tính một ngày thù lao; đi từ 31 đến 45 cây số được tính một ngày rưỡi; đi
đường dài hơn nữa cứ thêm từ một đến 15 cây số thì được tính thêm một nửa ngày
thù lao. ở miền núi, có thể ước lượng chặng đường đi mà tính tiền thù lao: chặng
đường đi chưa hết một nửa ngày thì không tính một ngày thù lao; đi trên một nửa
ngày thì được tính một ngày thù lao; đi trên một ngày thì được tính một ngày rưỡi
thù lao; đi trên một ngày rưỡi thì được tính hai ngày thù lao.
Điều 12:
Trong thời gian làm việc ở công trường, dân công được nghỉ những ngày lễ sau
đây:
- Ngày Quốc tế Lao động mồng 1
tháng 5 nghỉ một ngày.
- Ngày lễ Quốc khánh mồng 2
tháng 9 nghỉ một ngày.
- Ngày Tết dương lịch mồng 1
tháng giêng nghỉ một ngày.
Không được huy động dân công
trong ngày Tết nguyên đán. Nếu dân công đang làm ở công trường mà Tết đến thì tổ
chức Tết tại công trường.
Dân công công giáo được nghỉ ngày
lễ Thiên chúa giáng sinh 25 tháng 12.
Dân công phật giáo được nghỉ
ngày lễ Phật đản mồng 8 tháng 4 âm lịch.
Điều 13:
Công tác bảo vệ sức khoẻ cho dân công trên công trường chủ yếu là công tác
phòng bệnh.
Ở những vùng khí hậu xấu, dân
công được phát thuốc phòng bệnh sốt rét.
Dân công ốm thì được điều trị ở
đơn vị, hoặc ở trạm xá của công trường. Nếu ở công trường không chữa được thì
dân công được đưa đến bệnh viện tỉnh. Tiền phí tổn cho người dân công nằm điều
trị ở bệnh viện tỉnh do công trường đài thọ.
Dân công ốm có thể xin về gia
đình điều trị. Dân công về gia đình điều trị, nếu có đề nghị của y tá hay ban
chỉ huy đại đội thì sẽ được công trường tuỳ khả năng cấp cho một số thuốc dùng
trong lúc đi đường.
Dân công ốm nằm điều trị tại
công trường, nếu y tá hay ban chỉ huy đại đội đề nghị, thì ngoài tiền thù lao,
được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng ấn định là 150 đồng hay 300 đồng một ngày,
tuỳ theo bệnh trạng.
Nếu người dân công chết, thì
công trường sẽ đài thọ tiền phí tổn về chôn cất.
Điều 14:
Dân công phụ nữ, trong những ngày hành kinh, được công trường xếp làm việc nhẹ,
hoặc làm ít thì giờ, hoặc giảm bớt khối lượng công tác; nếu ở gần nhà thì có thể
xin về nhà nghỉ trong những ngày ấy, sau đi làm bù.
Điều 15:
Trong khi làm việc, dân công bị tai nạn lao động phải được đưa vào trạm xá của
công trường điều trị. Nếu công trường không có trạm xá, hoặc có mà không chữa
được thì phải được đưa lên bệnh viện tỉnh.
Trong thời gian nằm ở trạm xá hoặc
ở bệnh viện, dân công bị tai nạn lao động được săn sóc như công nhân của Chính
phủ. Tiền phí tổn do công trường đài thọ.
Sau khi được chữa lành, nếu phải
mang thương tật, ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động, thì người dân công được
trợ cấp một số tiền.
Nếu người dân công bị chết vì
tai nạn lao động thì công trường phải chôn cất chu đáo; gia đình người dân công
bị nạn được trợ cấp một số tiền.
Điều 16:
Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh công tác, công trường có thể tổ chức cho dân
công ở, ăn tập thể; hoặc sáng đi chiều về, nếu nhà ở gần công trường.
Điều 17:
Nếu dân công ở tập trung tại công trường thì được hưởng các khoản tập thể phí
như: dầu để thắp đèn, báo chí và giấy bút cần thiết cho cán bộ chỉ huy dân công
làm việc.
Dụng cụ cấp dưỡng do dân công tự
túc; công trường có thể tuỳ khả năng mà cho mượn một phần. Dân công có nhiệm vụ
giữ gìn cẩn thận những dụng cụ cấp dưỡng do công trường cho mượn; nếu không giữ
gìn để mất mát hay hư hỏng nặng thì phải đền.
Điều 18:
Những đơn vị và cá nhân dân công có thành tích xuất sắc trong công tác xẽ được
khen thưởng.
Chương 4:
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN
CÓ TRÁCH NHIỆM THI HÀNH ĐIỀU LỆ DÂN CÔNG
Điều 19:
Sau đây là nhiệm vụ cụ thể của những cơ quan có trách nhiệm về phân phối, huy động
và sử dụng dân công.
- Uỷ ban kế hoạch Nhà nước lập kế
hoạch dân công theo nhu cầu công tác của các ngành có quyền sử dụng dân công.
- Căn cứ vào các chỉ tiêu của kế
hoạch Nhà nước, Bộ Lao động có nhiệm vụ cùng các ngành có quyền sử dụng dân
công, phân phối số dân công được huy động cho các khu và các tỉnh trực thuộc
Trung ương; hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và các cơ quan sử dụng dân công
thực hiện đúng chính sách dân công; xét những đề nghị huy động dân công bất thường
của các ngành, và trình Thủ tướng chính phủ duyệt.
- Uỷ ban hành chính khu và tỉnh có
nhiệm vụ ra lệnh huy động dân công và duyệt các nhu cầu về dân công của các địa
phương.
Điều 20:
Uỷ ban hành chính từ khu đến xã chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác dân công
trong phạm vi địa phương mình, cụ thể có những nhiệm vụ sau đây:
- Quản lý dân công trong địa
phương mình, cung cấp dân công đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng để đảm bảo
thực hiện kế hoạch của các công trường.
- Phổ biến chính sách dân công,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách.
- Tổ chức và động viên dân công
hăng hái làm việc.
- Cung cấp tài liệu, báo cáo
tình hình dân công lên cấp trên.
Uỷ ban hành chính các cấp phải
có cán bộ chuyên trách theo dõi việc huy động và sử dụng dân công.
Điều 21:
Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ:
- Bảo đảm thực hiện những điều khoản
mà chính sách dân công đã quy định.
- Tổ chức, lãnh đạo và động viên
dân công thi đua tăng năng suất để mau chóng hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời
chăm lo đời sống của dân công.
- Giáo dục ý thức đề phòng tai nạn
lao động và tổ chức việc đề phòng tai nạn lao động cho dân công.
- Kịp thời khen thưởng hoặc đề
nghị khen thưởng những đơn vị và cá nhân dân công có thành tích xuất sắc trong
công tác.
Điều 22:
Nếu có những khoản phải chi về quyền lợi của dân công chưa được thanh toán mà
công trường đã giải tán, thì cơ quan trực tiếp phụ trách công trường đó chịu
trách nhiệm thanh toán.
Điều 23: Việc
huy động dân công phải nhằm bảo đảm nhu cầu công tác, đồng thời bảo đảm sản xuất
của địa phương.
Uỷ ban hành chính xã phải nắm
tình hình dân công ở xã mình, để huy động những người có đủ sức khoẻ và thích hợp
cho từng loại công tác. Nếu huy động người ốm, yếu không làm được việc mà công
trường trả về, thì Uỷ ban hành chính xã có nhiệm vụ bảo đảm số lượng dân công
và lãnh đạo dân công thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn và khối lượng công tác mà công
trường đã giao cho. Phải huy động người khác đến thay thế.
Khi huy động dân công phải giải
thích nghĩa vụ của nhân dân đối với việc đi dân công, động viên tinh thần tích
cực làm tròn nhiệm vụ của dân công. Phải căn cứ vào hoàn cảnh sản xuất, hoàn cảnh
gia đình của mỗi người mà huy động đúng theo bản điều lệ này, không được định mức
và giao mức theo lối làm việc quan liêu, mệnh lệnh.
Điều 24: Để
tránh lãng phí thì giờ, dân công không phải tập trung ở huyện và ở tỉnh trước
khi đưa đến công trường, Uỷ ban hành chính xã có nhiệm vụ tổ chức dân công
thành đội ngũ, cử cán bộ phụ trách đưa thẳng đến công trường.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 25:
Uỷ ban hành chính các Khu tự trị căn cứ vào bản điều lệ chung này, và tình hình
cụ thể của mỗi khu mà quy định những thể lệ riêng áp dụng cho từng khu, sau khi
đã thảo luận thống nhất ý kiến với Bộ Lao động.
Điều 26:
Bộ Lao động chịu trách nhiệm giải thích và hướng dẫn việc thi hành Điều lệ này.