Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 189-HĐBT Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 04/06/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 189-HĐBT

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 1992

NGHỊ ĐỊNH

CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 189-HĐBT NGÀY 4-6-1992 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH LÃNH SỰ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh lãnh sự ngày 13 tháng 11 năm 1990;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUẢ CƠ QUAN LÃNH SỰ

Điều 1.

1. Việc thành lập cơ quan lãnh sự ở nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu về mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế; tăng cường bảo vệ và giúp đỡ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

2. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc thành lập, xếp hạng, nơi đặt trụ sở và biên chế của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:

a) Báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tình hình quan hệ mọi mặt giữa nước ta với nước ngoài, về tình hình công dân Việt Nam cư trú tại nước đó.

b) Tìm hiểu khả năng chấp thuận của Chính phủ nước ngoài về việc thành lập cơ quan lãnh sự Việt Nam, xếp hạng, nơi đặt trụ sở, khu vực lãnh sự và biên chế của cơ quan lãnh sự.

c) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước chuẩn bị nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; thông qua đường ngoại giao đề nghị chính phủ nước ngoài chấp thuận về các vấn đề nói ở khoản 3 (b) điều này và về việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự.

Điều 2.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm viên chức lãnh sự, bao gồm cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Biên chế cơ quan lãnh sự phải đáp ứng yêu cầu đối ngoại và đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan lãnh sự.

2. Viên chức lãnh sự là công chức Nhà nước được bổ nhiệm trong số những cán bộ thuộc biên chế cơ quan Nhà nước đã qua đào tạo nghiệp vụ lãnh sự.

3. Viên chức lãnh sự phải bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, có kiến thức pháp lý và nghiệp vụ cơ bản, có trình độ ngoại ngữ cần thiết để thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài.

4. Viên chức của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự cũng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều này.

Điều 3.

1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ra quyết định miễn nhiệm viên chức lãnh sự trong các trường hợp dưới đây:

a) Năng lực chuyên môn hoặc phẩm chất chính trị của viên chức lãnh sự không bảo đảm cho hoạt động của cơ quan lãnh sự.

b) Nước tiếp nhận thu hồi giấy chấp nhận lãnh sự (đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự); tuyên bố thôi không công nhận người đó là viên chức lãnh sự hay tuyên bố người đó là người không được hoan nghênh (persona non grata);

c) Vì lý do sức khoẻ hoặc những lý do khác.

2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao triệu hồi viên chức lãnh sự khi :

a) Có lý do để miễn nhiệm theo quy định của khoảng 1 điều này.

b) Cơ quan lãnh sự chấm dứt hoạt động.

3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm nghiên cứu và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định về việc chấm dứt hoạt động của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 4.

1. Cơ quan lãnh sự chịu sự quản lý hành chính và nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.

2. Trong hoạt động ở nước ngoài, cơ quan lãnh sự chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan lãnh sự, có quyền tạm đình chỉ công tác của người đứng đầu và các thành viên khác của cơ quan lãnh sự theo quy định của Bộ Ngoại giao.

Người đứng đầu cơ quan lãnh sự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan lãnh sự và định kỳ báo cáo công tác với người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao và Bộ Ngoại giao.

3. Cơ quan lãnh sự không trực tiếp liên hệ với các cơ quan trung ương nước tiếp nhận, với các cơ quan trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 13 Pháp lệnh lãnh sự.

Trường hợp cấp bách nói ở khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh lãnh sự là trường hợp cần thiết phải có biện pháp giải quyết kịp thời, nếu để chậm có thể ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta hoặc gây thiệt hại cho Nhà nước, pháp nhân và công dân Việt Nam.

Chương 2:

CHỨC NĂNG LÃNH SỰ ĐỐI  VỚI PHÁP NHÂN VÀ CÔNG DÂN

Điều 5. - Trách nhiệm của lãnh sự trong việc giúp đỡ và bảo vệ công dân :

1. Cấp những giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam, các giấy tờ về hộ tịch, hộ chiếu...

2. Hướng dẫn và phổ biến cho công dân Việt Nam về những quyền và lợi ích mà họ được hưởng, cũng như những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện ở nước tiếp nhận, đặc biệt trong trường hợp có điều ước quốc tế ký kết giữa nước ta và nước tiếp nhận.

3. Lưu ý các cơ quan địa phương có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự dành cho công dân Việt Nam hưởng những quyền và lợi ích theo pháp luật nước đó, theo điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế.

4. Lãnh sự tiếp xúc với các cơ quan địa phương có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi công dân Việt Nam khi các quyền và lợi ích của công dân Việt Nam bị vi phạm. Khi cần sự can thiệp của các cơ quan trung ương của nước tiếp nhận hoặc của các cơ quan trong nước, lãnh sự thực hiện quy định của khoản 1 Điều 12 pháp lệnh lãnh sự và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 6. - Trường hợp công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hay bị hạn chế tự do thân thể dưới bất kỳ hình thức nào, lãnh sự có trách nhiệm :

1. Bảo đảm việc xử lý phải theo đúng pháp luật của nước tiếp nhận, đặc biệt là pháp luật về tố tụng hình sự, theo đúng điều ước quốc tế hiện hành mà hai nước ký kết hoặc cùng tham gia hoặc theo tập quán quốc tế; nếu phát hiện sự vi phạm từ phía nước tiếp nhận thì phải yêu cầu các cấp có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự thi hành biện pháp khắc phục vi phạm đó;

2. Tìm hiểu sự việc vi phạm, điều kiện giam giữ và tâm tư, nguyện vọng của công dân để có biện pháp giúp đỡ thích hợp. Nhận và chuyển thư từ của công dân Việt Nam đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hay bị hạn chế tự do thân thể theo yêu cầu của đương sự nếu điều đó phù hợp với pháp luật nước sở tại.

3. Cử đại diện để bảo vệ cho công dân Việt Nam trong quá trình điều tra hay trước Toà án kể cả trường hợp cần thuê luật sư bào chữa theo yêu cầu của đương sự. Mọi chi phí cho việc bảo vệ và thuê luật sư do đương sự thanh toán.

Điều 7.

1. Lãnh sự đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú trong khu vực lãnh sự. Nếu hai người cư trú ở hai khu vực lãnh sự hay hai nước khác nhau thì một trong hai cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở hai nơi đều có thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhưng đương sự phải nộp giấy xác nhận của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở khu vực bên kia là đương sự chưa đăng ký kết hôn tại nơi đó.

Cơ quan lãnh sự làm thủ tục đăng ký kết hôn phải thông báo cho cơ quan lãnh sự khu vực bên kia để ghi chú vào sổ đăng ký thống kê công dân.

Trong trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài, Lãnh sự không đăng ký kết hôn, chi cấp các giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện kết hôn theo luật Việt Nam cho công dân Việt Nam để họ đăng ký ở nước tiếp nhận. Lãnh sự chỉ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài khi nước tiếp nhận đồng ý.

Lãnh sự áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài.

2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi trẻ em sinh ra hoặc cư trú của cha hoặc mẹ trẻ em đó.

Trường hợp nữ công dân Việt Nam sinh con ngoài giá thú thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi cư trú của công dân đó. Lãnh sự đăng ký khai sinh mà không cần xem xét tình trạng hôn nhân của cha mẹ trẻ em đó.

3. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi cư trú cuối cùng của người chết. Nếu cơ quan địa phương có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự đã khai tử và gửi cho cơ quan lãnh sự giấy khai tử hoặc bản sao giấy khai tử thì lãnh sự không cần đăng ký lại.

Điều 8.

1. Cơ quan có thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi giữa các công dân Việt Nam là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi cư trú của cha mẹ nuôi và con nuôi. Nếu cha mẹ nuôi và con nuôi cư trú ở hai khu vực lãnh sự hay hai nước khác nhau thì một trong hai cơ quan lãnh sự Việt Nam ở hai nơi đều có thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi nhưng phải thông báo cho cơ quan lãnh sự khu vực bên kia để ghi chú vào sổ đăng ký thống kê công dân.

2. Cơ quan có thẩm quyền công nhận, cử hay thay đổi người đỡ đầu cho công dân Việt Nam là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi cư trú của người được đỡ đầu.

Trường hợp không tìm được công dân Việt Nam làm người đỡ đầu thích hợp, lãnh sự có thể chấp nhận người nước ngoài làm người đỡ đầu.

3. Việc công nhận nuôi con nuôi, công nhận, cử hay thay đổi người đỡ đầu, kể cả chấp nhận người nước ngoài làm người đỡ đầu cho công dân Việt Nam, Lãnh sự phải thực hiện theo những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và lưu ý tới pháp luật nước tiếp nhận.

Điều 9.

1. Lãnh sự nhận uỷ thác tư pháp của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thông qua Bộ Ngoại giao.

2. Lãnh sự có trách nhiệm giải thích cho công dân Việt Nam về những quyền và nghĩa vụ của họ liên quan đến việc thực hiện uỷ thác tư pháp.

3. Khi thực hiện uỷ thác tư pháp, Lãnh sự phải lập biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, tháng, năm thực hiện, thời gian bắt đầu và kết thúc, nội dung và hình thức thực hiện uỷ thác tư pháp, người thực hiện và những người có liên quan, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của đương sự.

Biên bản phải có chữ ký của lãnh sự và đương sự. Nếu đương sự không ký thì trong biên bản phải ghi rõ về việc đó.

4. Biên bản thực hiện uỷ thác tư pháp được gửi qua Bộ Ngoại giao cho cơ quan Nhà nước Việt Nam yêu cầu uỷ thác.

Điều 10.

1. Lãnh sự thu lệ phí đối với những hoạt động sau đây :

a) Cấp phát các loại giấy tờ, tài liệu, bao gồm cả việc cấp các giấy tờ về hộ tịch, hộ chiếu, thị thực theo quy định của điều 21 và 22 pháp lệnh lãnh sự.

b) Các công việc về hộ tịch, công chứng, hợp pháp hoá giấy tờ, tài liệu về thừa kế, quốc tịch và các công việc khác.

2. Lãnh sự có thể thu các khoản phí tổn thực tế phát sinh từ việc thực hiện những công việc sau đây :

a) Hoạt động bảo vệ quyền lợi công dân và pháp nhân, đặc biệt trong việc sắp xếp, bố trí người đại diện hoặc bảo vệ công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hay bị hạn chế tự do thân thể dưới bất kỳ hình thức nào hay trong trường hợp sắp xếp người đại diện cho công dân hoặc pháp nhân theo điều 19 Pháp lệnh lãnh sự.

b) Tiếp nhận và chuyển đơn, bằng chứng của công dân và pháp nhân Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước.

c) Thực hiện uỷ thác tư pháp.

3. Lãnh sự thu lệ phí bằng tiền địa phương hoặc bằng một loại ngoại tệ chuyển đổi khác theo tỷ giá chính thức trong khu vực lãnh sự.

4. Bộ Tài chính cùng Bộ Ngoại giao quy định cụ thể mức thu và chế độ sử dụng lệ phí lãnh sự.

Chương 3:

CHỨC NĂNG LÃNH SỰ ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, MAÝ BAY VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI KHÁC

Điều 11.

1. Khi được tin cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận tiến hành khám xét tàu Việt Nam đang ở khu vực lãnh sự, lãnh sự có trách nhiệm liên hệ kịp thời với cơ quan đó và yêu cầu thông báo về sự việc xảy ra.

2. Lãnh sự có mặt khi tàu Việt Nam bị khám xét để bảo đảm việc khám xét đó không trái với pháp luật nước tiếp nhận, với điều ước quốc tế hiện hành mà hai nước đều công nhận, với pháp luật và tập quán quốc tế và bảo đảm quyền lợi và lợi ích của chủ tàu.

Lãnh sự có thể uỷ nhiệm người thay mặt mình trong vụ khám xét đó.

3. Nếu vì lý do nào đó lãnh sự không thể có mặt và cũng không uỷ nhiệm người thay mặt khi tàu Việt Nam bị khám xét thì phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận thông báo về quá trình và kết quả của việc khám xét.

Điều 12.

1. Trường hợp đặc biệt Lãnh sự có quyền tạm hoãn việc khởi hành hoặc yêu cầu tầu phải rời cảng gấp trước thời hạn.

Trường hợp đặc biệt là xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang trong khu vực lãnh sự, cảng bị phong toả hoặc trường hợp dự báo về thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong khu vực lãnh sự nơi có cảng biển và các trường hợp cấp bách khác mà Lãnh sự biết được từ nguồn tin trong khu vực lãnh sự.

2. Khi gửi va ly lãnh sự lên tầu, lãnh sự phải cấp giấy uỷ quyền cho thuyền trưởng có trách nhiệm như giao thông viên lãnh sự. Trong giấy uỷ quyền phải ghi rõ số lượng valy lãnh sự. Valy lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ các gói tạo thành bên trong và chỉ được chữa giấy tờ, tài liệu, đồ vật của công. Nghiêm cấm chứa hàng lậu, đồ vật cá nhân.

3. Trong phạm vi hoạt động bảo vệ quyền lợi công dân và nếu điều kiện an toàn hàng hải của tàu cho phép, Lãnh sự có thể gửi công dân Việt Nam lên tàu. Người được gửi lên tàu phải thanh toán mọi phí tổn.

Điều 13.

Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận kháng nghị hàng hải là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi tàu Việt Nam cập cảng đầu tiên, sau khi xảy ra sự cố.

Lãnh sự có quyền hỏi hai nhân chứng của tầu hoặc yêu cầu thuyền trưởng, hay bất kỳ thuyền viên nào báo cáo về sự việc xảy ra, có quyền yêu cầu thuyền trưởng xuất trình nhật ký tầu và các tài liệu có liên quan, Lãnh sự xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.

2. Lãnh sự chứng thực kháng nghị hàng hải nếu có đủ căn cứ để khẳng định việc kháng nghị là đúng sự thật. Nếu cần, Lãnh sự có thể trưng cầu giám định. Chủ tầu có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí cho việc giám định.

Điều 14. Những quy định từ điều 11 đến điều 13 của Nghị định này cũng được áp dụng phù hợp đối với máy bay và các phương tiện giao thông vận tải khác của Việt Nam.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. - Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Pháp lệnh lãnh sự và Nghị định này.

Điều 16. - Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những văn bản trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 17. - Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 189-HĐBT ngày 04/06/1992 Hướng dẫn Pháp lệnh Lãnh sự do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.535

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.211.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!