BỘ NGOẠI GIAO
******
|
|
Số: 84/2005/LPQT
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 08 năm 2005
|
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm
2005./.
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT
PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hoàng Anh
|
HIỆP ĐỊNH
HỢP TÁC NUÔI CON NUÔI GIỮACỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAMVÀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (sau đây gọi là các Bên);
Nhận thức rằng, để bảo đảm sự
phát triển hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường
yêu thương, hạnh phúc của gia đình;
Nhận thức rằng, các Bên cam kết
trên cơ sở ưu tiên, áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được
chăm sóc trong môi trường gia đình ruột thịt;
Nhận thức rằng, việc nuôi con
nuôi quốc tế là biện pháp phù hợp nhằm đem lại một môi trường gia đình ổn định
cho trẻ em trong trường hợp không tìm được gia đình thích hợp cho trẻ em đó
ngay tại Nước gốc của mình;
Mong muốn khẳng định rằng, công
dân của Bên này nhận trẻ em là công dân của Bên ký kết kia làm con nuôi, được
tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị và nguyên tắc cơ bản của mỗi Bên,
phù hợp với Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con
nuôi quốc tế ngày 29 tháng 5 năm 1993 (sau đây gọi tắt là Công ước La Hay về
nuôi con nuôi), đặc biệt là những điều khoản về việc bảo vệ lợi ích cho trẻ em
một cách tốt nhất và tôn trọng những quyền cơ bản của trẻ em, nhằm ngăn chặn việc
bắt cóc, buôn bán trẻ em và thu lợi bất hợp pháp từ quá trình nhận nuôi con
nuôi, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ;
Đã thỏa thuận như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích
Mục đích của Hiệp định này giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là để tăng cường hợp
tác song phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi đối với trẻ em giữa hai nước.
Hiệp định này được các Bên công
nhận là cơ sở để hình thành sự hiểu biết chung trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
giữa các Bên.
Điều 2. Pháp
luật áp dụng
Các Bên công nhận rằng, các văn
bản sau đây được áp dụng trong khi thực hiện Hiệp định này:
1. Công ước Viên về quan hệ lãnh
sự ký tại Viên ngày 02 tháng 4 năm 1963;
2. Bộ luật Dân sự năm 1995 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Quốc tịch năm 1998 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
ngày 10 tháng 7 năm 2002 – các quy định về nuôi con nuôi và Thông tư số
07/2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
4. Bộ luật Quốc tịch và Nhập cư
của Hoa kỳ ngày 27 tháng 6 năm 1952 (đã được sửa đổi);
5. Luật Công của Hoa Kỳ số
106-279 ngày 06 tháng 10 năm 2000 - Đạo luật về nuôi con nuôi quốc tế năm 2000
6. Luật Công của Hoa Kỳ số
106-295 ngày 30 tháng 10 năm 2000 - Đạo luật về quốc tịch trẻ em năm 2000.
7. Các văn bản khác theo đề nghị
bổ sung hoặc bãi bỏ của các Bên.
Điều 3. Phạm vi áp dụng
1. Hiệp định này được áp dụng đối
với trường hợp trẻ em là công dân của một Bên và thường trú trên lãnh thổ Bên
đó có đủ điều kiện làm con nuôi theo pháp luật Bên đó (sau đây gọi là con
nuôi), được một người là công dân hoặc người thường trú trên lãnh thổ của Bên
kia hoặc một nam giới và một nữ giới có quan hệ hôn nhân hợp pháp và ít nhất là
một trong hai người là công dân của Bên kia nhận làm con nuôi (sau đây gọi là
“cha mẹ nuôi”).
2. Bên là nơi trẻ em có quốc tịch
và thường trú trước khi được cho làm con nuôi sau đây gọi là “Nước gốc”; Bên là
nơi cha mẹ nuôi có quốc tịch sau đây gọi là “Nước nhận”.
3. Việc nuôi con nuôi được các
Bên hiểu là để phục vụ cho mục đích hình thành mối quan hệ pháp lý cha mẹ - con
lâu bền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Điều 4. Nguyên tắc
1. Các Bên sẽ hợp tác trên cơ sở
tự nguyện và nhân đạo, phù hợp với pháp luật của mình, bảo đảm rằng, việc cho
và nhận con nuôi giữa các Bên bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
2. Các Bên sẽ thực hiện các biện
pháp thích hợp theo pháp luật của mình để ngăn chặn và xử lý các hoạt động mua
bán trẻ em, lạm dụng việc cho và nhận con nuôi để bóc lột sức lao động của trẻ
em, xâm phạm tình dục trẻ em, trục lợi và các vi phạm khác về quyền và lợi ích
hợp pháp của trẻ em.
3. Trên cơ sở nhân đạo và vì mục
đích bảo vệ trẻ em, các Bên sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc cho và nhận
trẻ em mồ côi làm con nuôi, phù hợp với pháp luật mỗi Bên.
Điều 5. Ngôn ngữ và chi phí
liên hệ
Để thực hiện Hiệp định này, các
Bên liên hệ với nhau bằng ngôn ngữ của Nước gốc; chi phí liên hệ do Bên liên hệ
chịu.
Các cơ quan có thẩm quyền
Điều 6. Các cơ quan có thẩm
quyền
Để bảo đảm việc thi hành Hiệp định
này, các cơ quan sau đây được xác định là cơ quan có thẩm quyền về việc nuôi
con nuôi của các Bên:
1. Tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam:
a) Bộ Tư pháp;
b) Cục con nuôi quốc tế;
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở địa
phương.
2. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
a) Các cơ quan công quyền bao gồm
cả các cơ quan tư pháp của các bang của Hoa Kỳ hoặc các cơ quan công quyền địa
phương và các tòa án có thẩm quyền về nuôi con nuôi;
b) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chịu
trách nhiệm cấp thị thực định cư và giải quyết các vấn đề chính sách giữa các
quốc gia và trao đổi thông tin;
c) Cục quản lý Quốc tịch và Nhập
cư, Bộ An ninh nội địa chịu trách nhiệm xem xét chấp thuận đơn xin nhập cư, kể
cả đơn xin nhận trẻ mồ côi, đơn xin nhập cảnh và thường trú ở Hoa Kỳ.
Điều 7. Các tổ chức làm dịch
vụ nuôi con nuôi
1. Với mục đích hỗ trợ việc nuôi
con nuôi quốc tế, các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 6 Hiệp định này có thể
chấp nhận sự hỗ trợ từ các tổ chức được phép làm dịch vụ nuôi con nuôi theo
pháp luật của mỗi Bên.
2. Mỗi Bên sẽ quy định điều kiện
cho phép các tổ chức làm dịch vụ nuôi con nuôi của Bên kia được hoạt động trên
lãnh thổ của nước mình.
3. Theo quy định của pháp luật
Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ cấp phép cho các tổ chức làm dịch vụ nuôi con nuôi của
Hoa Kỳ hoạt động tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ cho mục đích
nuôi con nuôi quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ.
4. Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với
các cơ quan hữu quan để giám sát và theo dõi chặt chẽ việc giải quyết các trường
hợp nhận con nuôi ở Việt Nam cũng như hoạt động của các văn phòng con nuôi nước
ngoài. Những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật hoặc có hành vi xâm hại lợi
ích tốt nhất của trẻ em, cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.
Điều 8. Vi phạm về đạo đức
Cơ quan có thẩm quyền của các
Bên có trách nhiệm tiến hành các biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc trục lợi
từ việc cho và nhận con nuôi; và thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý đối
với những vi phạm về đạo đức phù hợp với luật áp dụng đối với những hành vi không
thích hợp diễn ra trên lãnh thổ nước mình.
Điều 9. Trẻ
em được nhận làm con nuôi
1. Quyết định cho trẻ em làm con
nuôi sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Nước gốc quyết định.
2. Việc xác định các cá nhân hoặc
tổ chức có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi và hình thức thể hiện sự đồng ý
đó phải tuân theo pháp luật của Nước gốc.
3. Để thực hiện Hiệp định này và
phù hợp với Đạo luật về Quốc tịch và Nhập cư của Hoa Kỳ như đã nêu trên, trẻ em
được xác định là mồ côi nếu dưới 16 tuổi tại thời điểm được nhận làm con nuôi
và:
a) Có chứng cứ rõ ràng bằng văn
bản do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về việc trẻ em không có
cha mẹ do chết hoặc mất tích, bị bỏ rơi hoặc bị cha mạ từ chối hoặc bị tách khỏi
cha mẹ hoặc mất cả cha lẫn mẹ; hoặc
b) Một bên cha/mẹ hoặc bên còn sống
không đủ điều kiện chăm sóc và đã có văn bản dứt khoát đồng ý cho con được di
trú và làm con nuôi. Trong các trường hợp như vậy, các cơ quan có thẩm quyền của
Hoa Kỳ có thể yêu cầu cung cấp chứng cứ thông qua trưng cầu giám định ADN và/hoặc
phỏng vấn cha/mẹ đẻ. Chi phí giám định ADN và phỏng vấn do cha mẹ nuôi tương
lai trả.
Điều 10. Cha mẹ nuôi
Cha mẹ nuôi phải đáp ứng các điều
kiện về nuôi con nuôi do pháp luật của nước có quyền tài phán đối với họ quy định.
Điều 11. Công nhận quyết định
nuôi con nuôi
Quyết định cho hoặc nhận con
nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bên này được công nhận trên lãnh thổ
của Bên kia theo pháp luật của Bên đó vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, trừ khi
việc công nhận này trái với chính sách công.
Điều 12. Hệ quả pháp lý của
việc nuôi con nuôi
Hệ quả pháp lý của việc nuôi con
nuôi theo quy định của Hiệp định này tuân theo quy định pháp luật của Nước nhận.
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI
Điều 13. Hồ sơ
1. Hồ sơ của cha mẹ nuôi phải được
lập theo đúng pháp luật của các Bên. Hồ sơ phải được cơ quan có thẩm quyền của
Nước nhận xác nhận.
2. Hồ sơ của cha mẹ nuôi phải được
dịch sang ngôn ngữ của Nước gốc. Chi phí dịch và chứng thực bản dịch hồ sơ do
cha mẹ nuôi chịu.
Điều 14.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi của Nước nhận
1. Công dân của Nước nhận muốn
nhận trẻ em là công dân và thường trú trên lãnh thổ của Nước gốc làm con nuôi,
phải nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền sau đây:
a) Tại nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đơn được nộp cho Cục con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp.
b) Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
đơn được nộp cho Cục quản lý Quốc tịch và Nhập cư của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
2. Cơ quan có thẩm quyền về con
nuôi của Nước nhận, trong phạm vi quyền hạn mà pháp luật cho phép, có trách nhiệm:
a) Xác nhận rằng cha mẹ nuôi đáp
ứng các điều kiện cần thiết để nhận con nuôi;
b) Xác nhận rằng cha mẹ nuôi đã
được tư vấn đầy đủ theo pháp luật của Nước nhận, đặc biệt là các thông tin về
môi trường gia đình và xã hội ở Nước gốc;
c) Sau khi đơn hợp lệ đã được chấp
nhận giải quyết sẽ cho phép trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại Nước nhận.
Điều 15. Thủ
tục nộp hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức
làm dịch vụ con nuôi của Nước nhận, gửi hồ sơ của cha mẹ nuôi cho cơ quan có thẩm
quyền của Nước gốc, kèm theo Công hàm nêu rõ các thông tin sau đây về cha mẹ
nuôi:
1. Họ và tên, ngày tháng năm
sinh, giới tính, số hộ chiếu hoặc số căn cước, nơi thường trú, nghề nghiệp, địa
chỉ liên hệ;
2. Năng lực pháp luật dân sự,
không phạm tội hình sự;
3. Khả năng bảo đảm việc nuôi
con nuôi bao gồm điều kiện kinh tế, hoàn cảnh nhân thân, gia đình, tình trạng sức
khoẻ, môi trường xã hội;
4. Lý do xin nhận con nuôi;
5. Các đặc điểm về trẻ em được
xin nhận làm con nuôi.
Điều 16. Trách
nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi của Nước gốc
1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước
gốc có trách nhiệm bảo đảm rằng
a) Trẻ em được giới thiệu làm
con nuôi đáp ứng đủ các điều kiện để cho làm con nuôi theo quy định của pháp luật
về con nuôi và phúc lợi của trẻ em;
b) Việc cho trẻ em làm con nuôi
là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em đó;
c) Có sự đồng ý của người hoặc
cơ quan có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
d) Không có yêu cầu phải trả bất
cứ một khoản tiền hoặc một khoản đền bù nào cho việc đồng ý cho trẻ em làm con
nuôi.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Nước
gốc sẽ cung cấp các thông tin sau đây liên quan đến trẻ em có đủ điều kiện để
cho làm con nuôi cho cha mẹ nuôi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
các tổ chức con nuôi:
a) Họ và tên, giới tính, ngày
tháng năm sinh, nơi cư trú;
b) Khả năng được cho làm con
nuôi;
c) Hoàn cảnh cá nhân, gia đình
và xã hội;
d) Tình trạng sức khỏe; và
e) Các nhu cầu đặc biệt của trẻ
em, nếu có.
3. Cha mẹ nuôi hoặc tổ chức làm
dịch vụ con nuôi, phải trả lời cho cơ quan có thẩm quyền của Nước gốc trong thời
gian thích hợp sớm nhất.
Điều 17. Phí và lệ phí
1. Các Bên thực hiện nguyên tắc
rằng việc thu tiền liên quan đến việc cho và nhận con nuôi theo quy định của Hiệp
định này không quá mức phí và lệ phí bao gồm cả tiền công hợp lý cho những hoạt
động như hành chính, toà án, dịch thuật, pháp lý và/hoặc dịch vụ y tế liên quan
đến quá trình cho/nhận con nuôi.
2. Cơ quan có thẩm quyền ở Trung
ương của Nước gốc sẽ thông báo công khai biểu phí và gửi biên lai về dịch vụ được
thực hiện cho cha mẹ nuôi, nếu cha mẹ nuôi yêu cầu. Trong thời gian chờ đợi việc
công bố biểu phí, cơ quan có thẩm quyền của Nước gốc sẽ cung cấp danh mục “lệ
phí liên quan đến nuôi con nuôi”.
3. Cơ quan có thẩm quyền ở Trung
ương của Nước gốc sẽ xác nhận bằng văn bản và gửi cho các cơ quan có thẩm quyền
của Nước nhận về những khoản phí đã thu để hỗ trợ cho việc cho/nhận con nuôi quốc
tế phù hợp với yêu cầu của Điều này.
4. Các Bên ủng hộ nguyên tắc rằng
các tổ chức làm dịch vụ nuôi con nuôi sẽ công bố biểu phí công khai trước khi
tiến hành hoạt động hỗ trợ nhận con nuôi.
Điều 18. Thủ tục giao nhận
con nuôi
1. Quyết định cho trẻ em làm con
nuôi và thủ tục giao nhận trẻ em đó cho cha mẹ nuôi được thực hiện theo pháp luật
của Nước gốc.
2. Theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền của Nước nhận, cơ quan có thẩm quyền của Nước gốc khẳng định rằng
toàn bộ các điều kiện và thủ tục về nuôi con nuôi theo pháp luật của Nước gốc
đã được đáp ứng.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc các cơ quan nhà nước hữu quan của Nước gốc thực hiện các biện pháp thích hợp
theo pháp luật để cho phép trẻ em xuất cảnh.
4. Cơ quan có thẩm quyền về nuôi
con nuôi hoặc các cơ quan nhà nước hữu quan của Nước nhận thực hiện các biện
pháp cần thiết theo quy định của pháp luật, để cho phép trẻ em đó được nhập cảnh
và thường trú trên lãnh thổ của Nước nhận.
Điều 19. Hoàn tất thủ tục
nhận con nuôi ở Nước nhận
1. Các cơ quan có thẩm quyền của
Nước nhận xác nhận rằng thủ tục liên quan đến việc nhận con nuôi đã đầy đủ và
hoàn tất theo pháp luật của Nước nhận.
2. Các cơ quan có thẩm quyền của
các Bên trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức làm dịch vụ nuôi con nuôi thông
báo cho nhau về bất kỳ vấn đề gì cần thiết trong việc giải quyết các trường hợp
nhận con nuôi cụ thể theo thẩm quyền của họ và theo quy định của pháp luật.
NGHĨA VỤ HỢP TÁC
Điều 20. Bảo vệ trẻ em
1. Các Bên cam kết thực hiện các
biện pháp cần thiết để bảo đảm sự phát triển của trẻ em được nhận làm con nuôi.
2. Trẻ em là công dân của Bên
này được nhận làm con nuôi và được phép thường trú trên lãnh thổ của Bên kia,
được hưởng các bảo đảm và các quyền cơ bản như trẻ em là công dân của Bên kia.
3. Khi các cơ quan có thẩm quyền
về con nuôi của Nước nhận xác định rằng, việc giữ trẻ em trong gia đình cha mẹ
nuôi không còn bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em đó, thì các cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ trẻ em đó và
tìm một nơi ở thích hợp khác cho trẻ em đó.
Điều 21. Trao đổi thông tin
1. Các cơ quan có thẩm quyền của
các Bên sẽ trao đổi thông tin về pháp luật và dữ liệu thống kê về nuôi con
nuôi, cũng như các thông tin khác về hoạt động của các tổ chức làm dịch vụ nuôi
con nuôi trên lãnh thổ nước họ, theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan có thẩm quyền của
các Bên hoặc tổ chức làm dịch vụ con nuôi thu thập và lưu giữ thông tin về trẻ
em được cho làm con nuôi và thông tin về cha mẹ nuôi, phục vụ cho việc hoàn tất
việc nuôi con nuôi theo quy định của Hiệp định này.
3. Các cơ quan có thẩm quyền của
các Bên thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết những khó khăn phát
sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định này.
Điều 22. Hỗ trợ kỹ thuật nhằm
thực hiện Hiệp định
Nhằm thực hiện một cách có hiệu
quả Hiệp định này, các Bên cam kết hợp tác và hỗ trợ nhau bằng hình thức hỗ trợ
kỹ thuật, đào tạo cán bộ, giúp đỡ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nuôi
con nuôi và các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, cũng như trao đổi kinh nghiệm
trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Điều 23. Sửa đổi và bổ sung
Hiệp định này có thể được sửa đổi,
bổ sung theo thỏa thuận bằng văn bản thông qua đường ngoại giao.
Điều 24. Các cuộc họp
1. Các Bên thừa nhận rằng những
cuộc họp giữa các đại diện của mình là hữu ích để đánh giá hiệu quả của Hiệp định
này và đưa ra các đề xuất cho việc giải quyết bất cứ vấn đề nào có thể phát
sinh, đặc biệt là liên quan đến việc minh bạch hóa phí và lệ phí được nệu tại
Điều 17 và Điều 25(1).
2. Các cuộc họp sẽ được tổ chức
hàng năm và các Bên có thể triệu tập cuộc họp bất thường nếu thấy cần thiết. Với
sự đồng ý của các Bên, các đại diện của các tổ chức được uỷ quyền có thể tham dự
các cuộc họp với tư cách quan sát viên.
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 25. Hiệu lực và thời hạn
có hiệu lực
1. Hiệp định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của
tháng thứ hai sau khi các Bên thông báo cho nhau qua đường ngoại giao khẳng định
rằng mỗi Bên đã hoàn tất thủ tục pháp lý để Hiệp định có hiệu lực. Đặc biệt, Nước
gốc khẳng định sẽ công khai biểu phí cho con nuôi như được nêu trong Điều
17(2).
2. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn ba
năm và mặc nhiên chấm dứt hiệu lực trừ trường hợp ít nhất sáu tháng trước khi
Hiệp định hết hiệu lực các Bên trao đổi văn bản gia hạn Hiệp định thêm ba năm.
3. Không làm ảnh hưởng đến khoản 2 của Điều này,
khi Công ước La Hay có hiệu lực đối với cả hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hiệp định này sẽ mặc nhiên chấm dứt hiệu lực.
Làm tại Oa-sinh-tơn D.C., ngày 21 tháng 6 năm
2005, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh; cả hai văn bản có
giá trị như nhau./.
THAY MẶT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
Uông Chu Lưu
|
THAY MẶT
HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
TRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG
BỘ NGOẠI GIAO
Maura Ann Harty
|
3