BỘ
NGOẠI GIAO
--------
|
|
Số:
10/2009/SL-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2009
|
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thụy Điển về nhận trở lại
công dân, ký tại Stockholm ngày 16 tháng 6 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 31
tháng 12 năm 2008.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hoàng Anh
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN VỀ NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thụy Điển (sau đây gọi là “các Bên
ký kết”),
Với mong muốn phát triển hơn nữa
quan hệ hợp tác giữa hai nước nhằm bảo đảm việc thực hiện tốt hơn các quy định
về di chuyển của cá nhân,
Nhận thức nhu cầu đấu tranh chống
di cư bất hợp pháp và để tạo thuận lợi cho việc nhận trở lại, trên cơ sở có đi
có lại, những người nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ của mỗi Bên
ký kết,
Phù hợp với các điều ước quốc tế
mà hai nước là thành viên,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Định nghĩa
Vì mục đích của Hiệp định này,
các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “Thị thực” là giấy
phép có giá trị do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp cho một người
cho phép người đó nhập cảnh và lưu trú trên lãnh thổ nước mình liên tục trong một
thời gian được xác định theo luật pháp áp dụng tại nước đó;
b) “Giấy phép cư trú” là
giấy phép có giá trị do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp cho một
người cho phép người đó nhập cảnh và cư trú nhiều lần trên lãnh thổ nước đó. Giấy
phép cư trú không phải là thị thực và không được xem là giấy phép cư trú tạm thời
cấp cho người đang chờ xét duyệt đơn xin tỵ nạn hoặc đang chờ thủ tục trục xuất
cho phép người đó được lưu trú trên lãnh thổ một Bên ký kết;
c) “Yêu cầu” là văn bản
chính thức của Bên ký kết yêu cầu gửi cho Bên ký kết được yêu cầu đề nghị nhận
trở lại một người;
d) “Nhận được thông báo pháp
lý” có nghĩa là người trở về nhận được quyết định cuối cùng và có hiệu lực
của cơ quan thẩm quyền Bên ký kết yêu cầu người này rời khỏi nước đó.
e) “Hồ sơ nhận trở lại”
là công hàm kèm theo yêu cầu nhận trở lại, danh sách những người sẽ được đưa trở
về và dữ liệu cá nhân của họ. Trường hợp trao trả về Việt Nam, trong điều kiện
có thể được, trong hồ sơ nhận trở lại cần có “Bản tự khai”. Những giấy tờ này
phải được dịch ra tiếng Việt.
Điều 2.
Nhận trở lại công dân của các Bên ký kết
1. Theo yêu cầu của một Bên ký kết,
Bên ký kết kia sẽ nhận trở lại người không đáp ứng các yêu cầu pháp lý về nhập
cảnh và cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết yêu cầu, với điều kiện người đó:
a) Có quốc tịch của Bên ký kết
được yêu cầu, không đồng thời có quốc tịch của Bên ký kết yêu cầu hoặc quốc tịch
của bất kỳ nước nào khác;
b) Trước đây đã có giấy phép cư
trú hợp pháp trên lãnh thổ Bên ký kết được yêu cầu và không có nơi thường trú ở
nước thứ ba;
c) Đã nhận được thông báo pháp
lý của cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết yêu cầu trục xuất người đó ra khỏi
lãnh thổ Bên ký kết yêu cầu, phù hợp với pháp luật nước đó.
2. Đối với người đáp ứng tất cả
các điều kiện nêu tại các điểm (a) và (c) khoản 1 Điều này và đã có nơi thường
trú ở một nước thứ ba trước khi đến lãnh thổ Bên ký kết yêu cầu, Bên ký kết yêu
cầu sẽ cho phép đương sự trở về nước thứ ba đó hoặc bất kỳ nước nào khác mà người
này có giấy phép cư trú hợp pháp phù hợp với nguyện vọng của đương sự.
3. Bên ký kết yêu cầu sẽ nhận trở
lại ngay và không cần bất kỳ thủ tục nào, nếu các cơ quan có thẩm quyền của Bên
ký kết được yêu cầu phát hiện người trở về không đáp ứng điều kiện nhận trở lại
được quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 3.
Quyền của người trở về
1. Việc chuyển giao và nhận trở
lại người trở về phải được thực hiện phù hợp với các điều khoản của Hiệp định
này, nội luật của các Bên ký kết, luật pháp quốc tế và bảo đảm các nguyên tắc
trật tự, an toàn, tôn trọng nhân phẩm, có tính đến các khía cạnh nhân đạo và
tính thống nhất gia đình của người trở về.
2. Mỗi Bên ký kết dành cho người
trở về một thời hạn thích hợp để giải quyết các vấn đề cá nhân.
3. Người trở về được phép mang
theo hoặc chuyển về lãnh thổ Bên ký kết được yêu cầu toàn bộ tài sản, kể cả mọi
phương tiện thanh toán có được một cách hợp pháp trong thời gian cư trú trên
lãnh thổ Bên ký kết yêu cầu, trừ những đồ vật, phương tiện thuộc diện bị cấm nhập
khẩu vào Bên ký kết được yêu cầu theo quy định pháp luật của Bên đó.
4. Các Bên ký kết không có nghĩa
vụ phải chịu chi phí cho việc vận chuyển các tài sản nêu tại khoản 3 Điều này.
Điều 4.
Chứng minh hoặc suy đoán quốc tịch
1. Các giấy tờ chứng minh quốc tịch
Việt Nam:
a) Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị;
b) Giấy chứng minh nhân dân Việt
Nam còn giá trị;
c) Quyết định cho nhập quốc tịch
Việt Nam còn giá trị;
d) Quyết định cho trở lại quốc tịch
Việt Nam còn giá trị;
e) Giấy chứng nhận quốc tịch Việt
Nam còn giá trị do các cơ quan có thẩm quyền trong nước, cơ quan đại diện ngoại
giao và cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.
2. Các giấy tờ chứng minh quốc tịch
Thụy Điển:
a) Hộ chiếu Thụy Điển còn giá trị;
b) Quyết định cho nhập quốc tịch
còn giá trị;
c) Quyết định cho trở lại quốc tịch
còn giá trị;
d) Giấy chứng nhận quốc tịch Thụy
Điển còn giá trị do các cơ quan có thẩm quyền trong nước, cơ quan đại diện ngoại
giao và cơ quan lãnh sự của Thụy Điển ở nước ngoài cấp.
3. Để việc suy đoán quốc tịch Việt
Nam hoặc giấy phép cư trú của người trở về có giá trị, phía Thụy Điển có thể cung
cấp cho phía Việt Nam những giấy tờ sau của Việt Nam:
a) Bản sao các giấy tờ nêu tại
khoản 1 Điều này;
b) Hộ chiếu và Giấy chứng minh
nhân dân đã hết hạn;
c) Chứng minh thư biên giới;
d) Giấy chứng minh quân nhân;
e) Giấy thông hành có ảnh;
f) Hộ chiếu thuyền viên;
g) Giấy khai sinh;
h) Sổ hộ khẩu;
i) Thẻ cử tri mới nhất;
j) Giấy phép lái xe;
k) Bản sao các giấy tờ nêu tại
các điểm từ (b) đến (j) của khoản này;
l) Lời khai bằng văn bản của các
nhân chứng;
m) Lời khai bằng văn bản của người
trở về;
n) Báo cáo bằng văn bản về việc
kiểm tra ngôn ngữ của người trở về, chỉ liên quan đến ngôn ngữ dùng trong các
giấy tờ nêu tại các điểm từ (a) đến (k) và điểm (o);
o) Các giấy tờ khác dùng để hỗ
trợ việc xác minh quốc tịch của người trở về.
4. Để việc suy đoán quốc tịch Thụy
Điển hoặc giấy phép cư trú của người trở về có giá trị, phía Việt Nam có thể
cung cấp cho phía Thụy Điển những giấy tờ sau của Thụy Điển:
a) Bản sao các giấy tờ nêu tại
khoản 2 Điều này;
b) Hộ chiếu đã hết hạn;
c) Giấy chứng minh quân nhân;
d) Giấy thông hành có ảnh;
e) Hộ chiếu thuyền viên;
f) Giấy khai sinh;
g) Thẻ cử tri mới nhất;
h) Giấy phép lái xe;
i) Bản sao các giấy tờ nêu tại
các điểm từ (b) đến (h) của khoản này;
j) Lời khai bằng văn bản của các
nhân chứng;
k) Lời khai bằng văn bản của người
trở về;
l) Báo cáo bằng văn bản về việc
kiểm tra ngôn ngữ của người trở về, chỉ liên quan đến ngôn ngữ dùng trong các
giấy tờ nêu tại các điểm từ (a) đến (h) và điểm (m);
m) Các giấy tờ khác dùng để hỗ
trợ việc xác minh quốc tịch của người trở về.
5. Nếu các chứng cứ hoặc các giấy
tờ được coi là chứng cứ được nêu tại các khoản từ 1 đến 4 của Điều này không đủ
để chứng minh hoặc suy đoán quốc tịch, cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết được
yêu cầu sẽ nhận lời mời của Bên ký kết yêu cầu sang tiến hành thẩm vấn nhằm xác
định quốc tịch của đương sự. Những cuộc thẩm vấn như vậy cũng có thể được thực
hiện bởi Cơ quan đại diện ngoại giao của Bên ký kết được yêu cầu tại nước Bên
ký kết yêu cầu. Bên ký kết yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiến
hành thẩm vấn này.
Điều 5.
Thủ tục nhận trở lại
1. Sau khi xác định được người
trở về đáp ứng tất cả các điều kiện được nêu tại khoản 1 Điều 2 của Hiệp định
này, Bên ký kết yêu cầu sẽ cung cấp cho Bên ký kết được yêu cầu hồ sơ nhận trở
lại. Hồ sơ nhận trở lại này sẽ được gửi đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Bên
ký kết yêu cầu tại nước Bên ký kết được yêu cầu. Cơ quan đại diện ngoại giao sẽ
chuyển hồ sơ nhận trở lại này cho cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết được yêu
cầu để xử lý.
2. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ nhận trở lại, Bên ký kết được yêu cầu sẽ thông báo bằng văn bản
cho Bên ký kết yêu cầu về việc Bên ký kết được yêu cầu đồng ý hoặc không đồng ý
nhận trở lại đối tượng trong hồ sơ nhận trở lại nêu tại khoản 1 Điều này. Đối với
những người được đồng ý nhận trở lại, cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết được
yêu cầu sẽ cấp cho họ giấy thông hành có giá trị 6 tháng và gửi kèm với thông
báo bằng văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết yêu cầu. Đối với
các trường hợp từ chối nhận trở lại, Bên ký kết được yêu cầu thông báo cho Bên
ký kết yêu cầu lý do từ chối.
3. Bên ký kết được yêu cầu sẽ tiếp
nhận đối tượng thuộc diện nhận trở lại ngay sau khi thông báo đồng ý nhận trở lại.
Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày nhận được thông báo đồng ý nhận trở lại từ
Bên ký kết được yêu cầu, Bên ký kết yêu cầu tổ chức việc chuyển giao đối tượng.
4. Chậm nhất 7 ngày trước ngày
đương sự về đến lãnh thổ Bên ký kết được yêu cầu, Bên ký kết yêu cầu thông báo
cho Bên ký kết được yêu cầu về cửa khẩu, số hiệu chuyến bay, dự kiến thời gian
chuyến bay đến, danh sách người trở về và các chi tiết nhân thân của viên chức
hộ tống (họ tên đầy đủ, ngày sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, dự kiến thời gian
lưu trú trên lãnh thổ Bên ký kết được yêu cầu). Bên ký kết được yêu cầu sẽ khẳng
định ngay về thời gian tiếp nhận.
5. Các Bên ký kết sẽ thông báo
cho nhau trong trường hợp không thể đáp ứng được các thời hạn nêu tại các khoản
2 đến 4 của Điều này với tinh thần tôn trọng lẫn nhau trong trường hợp có thể xảy
ra những trở ngại pháp lý và thực tiễn.
Điều 6.
Trao đổi và bảo mật thông tin
1. Vì mục đích thực hiện Hiệp định
này, thông tin về từng trường hợp cụ thể được cung cấp cho một Bên ký kết sẽ chỉ
là các thông tin về:
a) Các thông tin cá nhân của người
được nhận trở lại, và khi cần thiết, các thông tin cá nhân của thành viên gia
đình họ như họ, tên, các tên gọi trước đây, họ tên cha mẹ, ngày và nơi sinh, giới
tính, quốc tịch hiện tại và trước đây, địa chỉ mới nhất tại lãnh thổ Bên ký kết
được yêu cầu;
b) Hộ chiếu, giấy tờ đi lại, giấy
thông hành hoặc các giấy tờ nhân thân khác (số, ngày cấp, cơ quan cấp, nơi cấp,
thời hạn v.v…);
c) Các chi tiết khác cần thiết
cho việc xác minh người được nhận trở lại;
d) Bằng chứng có thể được dùng để
khẳng định hoặc suy đoán quốc tịch và nơi thường trú;
e) Giấy phép cư trú và/hoặc thị
thực do cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết cấp;
f) Lộ trình, các địa điểm, vé hoặc
các thu xếp di chuyển khác và việc mô tả lại những thu xếp hành trình này, nếu
có;
g) Bất kỳ thông tin nào theo yêu
cầu của một Bên ký kết vì mục đích xử lý yêu cầu nhận trở lại phù hợp với Hiệp
định này.
2. Mỗi Bên ký kết cam kết:
a) Chỉ sử dụng thông tin được
cung cấp theo Hiệp định cho mục đích được yêu cầu;
b) Bảo mật thông tin gửi đến Bên
ký kết được yêu cầu và không chuyển giao thông tin này cho bên thứ ba trừ khi
việc đó được Bên ký kết yêu cầu cho phép;
c) Bảo đảm các thông tin này
không bị mất, bị tiếp cận trái phép, bị thay đổi hoặc tiết lộ.
Điều 7.
Chi phí
1. Bên ký kết yêu cầu sẽ chịu mọi
chi phí cho việc vận chuyển người được nhận trở lại, kể cả chi phí cho người hộ
tống, đến cửa khẩu hàng không quốc tế của Bên ký kết được yêu cầu và chi phí nhận
trở lại những trường hợp bị trao trả nhầm nêu tại khoản 3 Điều 2 của Hiệp định
này.
2. Với mục đích thúc đẩy quá
trình nhận trở lại, Bên ký kết yêu cầu sẽ hỗ trợ tài chính cho việc vận chuyển
người nhận trở lại tới điểm đến cuối cùng.
Điều 8.
Điều khoản thực hiện
1. Các cơ quan được ủy quyền thực
hiện Hiệp định này là:
- Đối với Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam:
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ
Công an
- Đối với Vương quốc Thụy Điển:
Cơ quan Nhập cư Thụy Điển,
Cảnh sát Thụy Điển.
2. Đại diện các Bên ký kết sẽ gặp
nhau khi cần thiết để trao đổi về việc thực hiện Hiệp định này. Các Bên ký kết
cũng sẽ thông báo cho nhau về bất kỳ hoàn cảnh thay đổi nào có liên quan đến việc
thực hiện Hiệp định.
Điều 9.
Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp liên quan đến việc
thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng.
Điều 10.
Điều khoản cuối cùng
1. Hiệp định này có hiệu lực vô
thời hạn.
2. Các Bên ký kết sẽ thông báo
cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc đã hoàn tất các thủ tục pháp
lý cần thiết để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể
từ ngày nhận được thông báo cuối cùng.
3. Mỗi Bên ký kết có thể đình chỉ
việc thực hiện Hiệp định này vì lý do bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội
và sức khỏe cộng đồng thông qua thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia. Việc
đình chỉ phải được thông báo cho Bên ký kết kia qua đường ngoại giao và có hiệu
lực vào thời điểm nêu trong thông báo đó. Hiệp định sẽ có hiệu lực trở lại khi
Bên ký kết yêu cầu thông báo cho Bên ký kết kia về việc không còn cơ sở cho việc
đình chỉ này.
4. Tại bất kỳ thời điểm nào, mỗi
Bên ký kết có thể đề nghị sửa đổi hay bổ sung Hiệp định này, phù hợp với các
quy định của nội luật của Bên đó. Các sửa đổi và bổ sung sẽ được thỏa thuận qua
đường ngoại giao và có hiệu lực phù hợp với khoản 2 Điều này.
5. Mỗi Bên ký kết có thể chấm dứt
hiệu lực của Hiệp định này bằng việc gửi văn bản thông báo cho Bên ký kết kia.
Việc chấm dứt hiệu lực sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau
ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo bằng văn bản trên.
6. Hiệp định này sẽ không áp dụng
đối với những người nhập cảnh lãnh thổ các Bên ký kết trước ngày Hiệp định này
có hiệu lực. Các Bên ký kết nhất trí hợp tác trong việc thẩm vấn, xác minh và tạo
thuận lợi cho việc hồi hương các đối tượng hiện đang cư trú trên lãnh thổ các
Bên ký kết trước ngày Hiệp định này có hiệu lực.
Làm tại Stockholm ngày 16 tháng
6 năm 2008, thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Thụy Điển và tiếng
Anh. Các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau khi giải
thích, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng để đối chiếu.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Vũ Dũng
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN
QUỐC VỤ KHANH BỘ DI CHÚ VÀ NHẬP CƯ
Gustaf Lind
|