ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
31/2008/CT-UBND
|
Vũng
Tàu, ngày 15 tháng 12 năm 2008
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Luật Bình đẳng giới đã được Quốc
hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Đây là một đạo luật thể chế hóa quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của nam và nữ; đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Nhà
nước ta trong việc cụ thể hóa và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con
người và bình đẳng giới mà nước ta là thành viên.
Để nâng cao nhận thức cho cán
bộ, công chức các ngành, các cấp và nhân dân trên địa bàn tỉnh về Luật Bình
đẳng giới và thực hiện có hiệu quả Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6
năm 2008 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình
đẳng giới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành
và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo tổ chức cho cán bộ, công
chức thuộc quyền và nhân dân trên địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu và học tập Luật
Bình đẳng giới; rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bình đẳng giới
thuộc lĩnh vực quản lí của ngành mình để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và chính
sách của Nhà nước về bình đẳng giới; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa
học trong lĩnh vực giới và bình đẳng giới; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng
dụng khoa học trong lĩnh vực giới và bình đẳng giới, xây dựng định hướng và
hướng dẫn, theo dõi việc tuyên tuyền phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới
theo ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lí nhà nước của ngành, thực hiện Luật
Bình đẳng giới trong phạm vi cơ quan, tổ chức của địa phương mình.
2. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh dự
thảo các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bình đẳng giới trên địa bàn
tỉnh; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp
luật về bình đẳng giới trong phạm vi quản lí nhà nước; chủ trì, phối hợp với
các ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng mục tiêu, kế
hoạch, thực hiện thông tin, giáo dục Luật Bình đẳng giới và chỉ đạo, hướng dẫn
tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực.
Lồng ghép các nội dung bảo đảm
bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động
của ngành; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật
về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về
bình đẳng giới thuộc lĩnh vực phụ trách; xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ làm
công tác bình đẳng giới. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
quản lí nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch - Đầu tư:
Phối hợp với các Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng và đánh giá các chỉ tiêu bình đẳng giới trong chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bà Rịa –
Vũng Tàu:
- Thực hiện tuyên truyền, phổ
biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.
- Cơ quan thông tin đại chúng
tăng cường thời lượng giới thiệu Luật Bình đẳng giới, đa dạng hóa các hình thức
truyền thông vận động xã hội tìm hiểu về luật này.
- Hướng dẫn các cơ quan thông
tấn, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống văn hóa thông tin
cơ sở tập trung truyên truyền về Luật Bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động
nhân dân phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, phù hợp mục tiêu
bình đẳng giới.
5. Sở Giáo dục - Đào tạo:
Triển khai thực hiện bình đẳng
giới vào chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp với học sinh từng cấp.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức bộ máy và lĩnh vực giáo dục (tỷ
lệ học sinh nam, học sinh nữ, tỷ lệ giáo viên nam, giáo viên nữ…. ở các cấp
trong từng năm học); thực hiện chế độ thông tin báo cáo về bình đẳng giới đối
với lĩnh vực phụ trách.
6. Sở Y tế:
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của
ngành: chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, về tỉ lệ dân số nam và
nữ…; thực hiện thông tin báo cáo về bình đẳng giới đối với lĩnh vực phụ trách.
7. Sở Nội vụ:
Thực hiện bình đẳng giới trong
việc tiếp nhận, quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công
chức hàng năm theo qui định; thực hiện thông tin báo cáo về bình đẳng giới đối
với lĩnh vực phụ trách.
8. Sở Tài chính:
Bố trí nguồn kinh phí, hướng dẫn
và kiểm tra việc sử dụng kinh phí, đảm bảo cho triển khai nội dung Luật Bình đẳng
giới được thực hiện theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền
giáo dục cho cán bộ, công chức, hội viên, đoàn viên, quần chúng nhân dân thực
hiện bình đẳng giới, Luật Bình đẳng giới và các văn bản pháp luật có liên quan
và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; tham gia giám sát việc thực thi Luật
Bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới với cuộc vận động “toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”.
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
chính sách pháp luật về bình đẳng giới trong đối tượng phụ trách; tổ chức các
hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới. Lồng
ghép vấn đề bình đẳng giới với các chương trình mục tiêu quốc gia “Vì sự tiến
bộ của phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập ý kiến về tình hình thực
hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phát hiện những hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới để kịp thời giải quyết.
- Thường xuyên cập nhật số liệu
và thực hiện chế độ thông tin báo cáo về bình đẳng giới đối với lĩnh vực phụ
trách phục vụ cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố:
Tổ chức chỉ đạo triển khai tuyên
truyền giáo dục pháp luật; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền; tổ chức thực
hiện chính sách, chương trình, kế hoạch về giới và bình đẳng giới ở địa phương;
tổ chức kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; bố
trí cán bộ, kinh phí thực hiện bình đẳng giới ở địa phương; thu thập và xử lí
thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương; kiểm tra, thanh
tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lí vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương; sơ
kết, tổng kết, định kỳ 6 tháng, năm báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện
Luật Bình đẳng giới trong phạm vi địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh và thực
hiện quản lí nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương mình.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố
chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành triển khai thực hiện và định
kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo, tổng hợp kết quả tình hình thực hiện bình đẳng
giới của toàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở báo cáo của các Sở,
ngành, địa phương và đề xuất các hướng giải quyết đối với công tác bình đẳng
giới.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành
sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Minh Sanh
|