Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2002/TT-BTP quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hướng dẫn thi hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP

Số hiệu: 07/2002/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Uông Chu Lưu
Ngày ban hành: 16/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2002/TT-BTP

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2002

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 07/2002/TT-BTP NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2002/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em;
Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Phạm vi, đối tượng áp dụng

1.1- Theo quy định tại Điều 1 và Điều 79 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định), việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con và việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau và giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài phải tuân theo Nghị định và Thông tư này.

Nghị định và Thông tư này cũng được áp dụng đối với việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau mà một bên hoặc cả hai bên không thường trú tại Việt Nam, nếu họ có yêu cầu, và việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau mà bên được nhận làm con nuôi là trẻ em không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.

1.2- Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998, "Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài" là người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa.

Công dân Việt Nam đang tạm trú có thời hạn ở nước ngoài (nhằm mục đích công tác, học tập, lao động...) hoặc đã hết thời hạn tạm trú ở nước ngoài mà không được nước ngoài cho phép cư trú thì không thuộc diện "định cư" ở nước ngoài (sau đây gọi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài). Việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với nhau hoặc với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định và Thông tư này.

2. Hợp pháp hoá lãnh sự, miễn hợp pháp hoá lãnh sự, công chứng, miễn công chứng đối với giấy tờ của nước ngoài:

Theo quy định tại Điều 4, Điều 6 và Điều 67 của Nghị định, việc hợp pháp hoá lãnh sự, miễn hợp pháp hoá lãnh sự, công chứng, miễn công chứng đối với giấy tờ của nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:

2.1 Về nguyên tắc, giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Hợp pháp hoá lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con giấu trên các giấy tờ của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam. Việc chứng thực này do Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam được uỷ nhiệm thực hiện chức năng Lãnh sự ở nước ngoài tiến hành. Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự được thực hiện theo Thông tư số 01/1999/TT-BNG ngày 03 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp hoá giấy tờ, tài liệu.

Việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự chỉ được thực hiện đối với:

- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định về việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu của nhau (Danh mục các nước đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam được đính kèm Thông tư này và được Bộ Tư pháp cập nhật khi có sự thay đổi);

- Giấy tờ do cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam, trên nguyên tắc có đi có lại (Danh mục các nước này được đính kèm Thông tư này và được Bộ Tư pháp cập nhật khi có sự thay đổi theo thông báo của Bộ Ngoại giao);

- Giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cămpuchia (sau đây gọi là các nước láng giềng) cấp cho công dân của họ thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với nước đó.

2.2- Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của các nước láng giềng cấp cho công dân của họ thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với nước đó thì chỉ cần dịch ra tiếng Việt và có cam kết bằng văn bản của người dịch về việc dịch đúng nội dung của thứ tiếng đó, không cần công chứng bản dịch.

Riêng bản dịch ra tiếng Việt các giấy tờ trong hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người nước ngoài thường trú tại nước mà nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam phải được công chứng tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước đó.

3- Thời hạn có giá trị của giấy tờ

Thời hạn có giá trị 6 tháng của giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 13 điểm d và c khoản 1 Điều 41điểm b khoản 1 Điều 69 của Nghị định được tính kể từ ngày cấp các giấy tờ đó đến ngày nộp hồ sơ tại Sở tư pháp (đối với việc kết hôn hoặc tại cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là cơ quan con nuôi quốc tế) (đối với việc xin nhận con nuôi).

4- Trách nhiệm của Sở tư pháp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Nghị định, Sở tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ (trừ hồ sơ xin nhận con nuôi do cơ quan con nuôi quốc tế tiếp nhận), thu lệ phí, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác theo quy định của Nghị định.

Đối với các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi ở khu vực biên giới, Sở tư pháp kiểm tra, xem xét và cho ý kiến về từng trường hợp cụ thể để Uỷ ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới quyết định.

5- Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch.

Sau khi ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi mà đương sự yêu cầu cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định cho nhận cha, mẹ, con, Quyết định cho nhận con nuôi, Sở tư pháp căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho đương sự; bản sao do giám đốc Sở tư pháp hoặc người được Giám đốc uỷ quyền ký và đóng dấu của Sở tư pháp.

6- Trách nhiệm báo cáo, thống kê

Sở tư pháp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh việc gửi báo cáo, số liệu thống kê định kỳ 6 tháng và hàng năm cho Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định).

Số liệu thống kê kèm theo báo cáo 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6; số liệu thống kê kèm theo báo cáo hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Báo cáo 6 tháng phải được gửi trước ngày 31 tháng 7 và báo cáo hàng năm phải được gửi trước ngày 31 tháng 1 của năm sau.

7- Thanh tra, kiểm tra

Bộ Tư pháp chủ động hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình thi hành Nghị định theo chức năng chuyên ngành, nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn và xử lý theo thẩm quyền những vi phạm trong việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

II- HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, NHẬN CHA, MẸ, CON, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.1- Về một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn.

1.1.1- Mỗi bên phải làm Tờ khai đăng ký kết hôn có dán ảnh (theo mẫu quy định) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sau đây về việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng:

- Đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, thì do cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

- Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó xác nhận.

- Đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó có quốc tịch và thường trú xác nhận. Nếu pháp luật nước ngoài không quy định việc xác nhận vào tờ khai dăng ký kết hôn hoặc không cấp giấy tờ xác nhận về tình trạng hôn nhân, thì thay thế bằng văn bản tuyên thệ của người đó về việc hiện tại không có vợ hoặc không có chồng; hình thức của việc tuyên thệ phải phù hợp với pháp luật của nước đó.

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, thì do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.

1.1.2- Giấy tờ xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên hoặc do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của nước ngoài, nơi người đó thường trú xác nhận.

1.1.3- Trong trường hợp công dân Việt Nam đã có bản án, quyết định ly hôn (với nhau hoặc với người nước ngoài) do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài xét xử, quyết định thì phải làm thủ tục ghi chú vào sổ tại Sở tư pháp và nộp giấy xác nhận của Sở tư pháp về việc đã ghi chú bản án, quyết định ly hôn đó (nếu ghi chú tại nơi khác); nếu ly hôn tại Toà án Việt Nam thì nộp bản sao bản án hoặc trích lục án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Người nước ngoài kết hôn và ly hôn với nhau ở nước ngoài thì không cần ghi chú việc ly hôn, chỉ cần nộp bản sao bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật; nếu kết hôn với nhau tại Việt Nam hoặc kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam và ly hôn ở nước ngoài, thì phải làm thủ tục ghi chú.

Thủ tục ghi chú bản án, quyết định ly hôn nói tại điểm này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

1.1.4- Trong trường hợp đương sự có vợ hoặc chồng đã chết, thì phải nộp bản sao giấy chứng tử.

1.2- Về thủ tục nộp hồ sơ kết hôn:

Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định, về nguyên tắc, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên nam nữ đều phải có mặt. Trong trường hợp một bên do ốm đau, bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt để trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có giấy uỷ quyền cho người kia nộp thay hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do vắng mặt; giấy uỷ quyền phải được chứng thực hợp lệ.

1.3- Về trình tự giải quyết hồ sơ kết hôn:

Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định, Sở tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, đề xuất việc đăng ký hoặc từ chối đăng ký kết hôn và chịu trách nhiệm về hồ sơ kết hôn.

Về trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1.3.1. Về thủ tục niêm yết việc kết hôn: Việc niêm yết kết hôn được tiến hành trong 07 ngày liên tục tại trụ sở của Sở tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú của công dân Việt Nam hoặc nơi thường trú của người nước ngoài. Văn bản niêm yết việc kết hôn phải gồm các thông tin về hai bên nam nữ như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi trường trú, tạm trú, tình trạng hôn nhân (không có vợ/ chồng, có vợ/chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết), dự kiến thời gian đăng ký kết hôn (nếu không có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn trái pháp luật).

Trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay bằng văn bản cho Sở tư pháp. Nếu không có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã không phải báo cáo Sở tư pháp về kết quả niêm yết.

1.3.2- Trong quá trình thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn trái pháp luật, việc kết hôn là giả tạo (kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình, chỉ kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh ra nước ngoài), Sở tư pháp tiến hành xác minh hoặc yêu cầu đương sự đến trụ sở của Sở để phỏng vấn, làm rõ.

Trong trường hợp nghi ngờ hồ sơ kết hôn có giấy tờ giả mạo hoặc có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an, Sở tư pháp có công văn gửi cơ quan Công an cùng cấp yêu cầu xác minh, kèm theo 01 bộ hồ sơ kết hôn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định, Cơ quan Công an tiến hành xác minh và trả lời cho Sở tư pháp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Sở tư pháp. Nếu hết thời hạn này mà cơ quan Công an chưa có công văn trả lời, Sở tư pháp vẫn đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu Cơ quan Công an xác minh.

1.3.3- Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ chối đăng ký kết hôn thì Uỷ ban có văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Đương sự không được hoàn trả lệ phí đăng ký kết hôn.

1.4- Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Lễ đăng ký kết hôn được tiến hành theo quy định tại Điều 17 của Nghị định. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đều phải có mặt, xuất trình chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (như giấy thông hành hoặc giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh) và tự thể hiện ý chí tự nguyện kết hôn, ký tên vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong trường hợp vì ốm đau, bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt vào thời điểm đã định, đương sự phải có đơn đề nghị Sở tư pháp cho hoãn việc đăng ký kết hôn; đơn không cần chứng thực. Thời hạn tạm hoãn việc kết hôn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu quá thời hạn này mà vẫn không tổ chức đăng ký kết hôn được do vắng mặt đương sự, Sở tư pháp báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc này. Nếu sau đó đương sự mới yêu cầu tổ chức đăng ký kết hôn, thì phải làm lại các giấy tờ theo thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

2- Nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

2.1- Về điều kiện xin nhận cha, mẹ, con:

Theo quy định tại Điều 28 của Nghị định, Sở tư pháp chỉ tiếp nhận đơn xin nhận cha, mẹ, con, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện đồng ý và không có tranh chấp; nếu trong quá trình giải quyết hồ sơ mà một trong hai bên chết, không có tranh chấp, thì việc nhận cha, mẹ, con vẫn tiếp tục được giải quyết; nếu cả hai bên chết thì Sở tư pháp đình chỉ việc giải quyết nhận cha, mẹ, con.

Trong quá trình giải quyết hồ sơ mà phát sinh tranh chấp giữa bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con hoặc với người thứ ba, thì Sở tư pháp đình chỉ và hướng dẫn đương sự nộp đơn yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục tố tụng.

2.2- Về trình tự, thủ tục giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con:

Theo quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Nghị định, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

2.2.1- Trong trường hợp người xin nhận cha, mẹ, con có các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ để chứng minh về quan hệ cha, mẹ, con (như thư từ, phim, ảnh, băng, đĩa hình, kết quả giám định về mặt y học...) thì nộp cùng đơn xin nhận cha, mẹ, con; nếu không có các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ đó, thì Sở tư pháp vẫn xem xét giải quyết (nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ).

Trong trường hợp người con chưa đăng ký khai sinh, thì có thể cho phép kết hợp giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con trước và đăng ký khai sinh sau.

2.2.2- Về thủ tục niêm yết việc nhận cha, mẹ, con: Việc niêm yết được tiến hành trong thời hạn 15 ngày liên tục tại trụ sở của Sở tư pháp và trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

Văn bản niêm yết phải gồm các thông tin về người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, dự kiến thời gian đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (nếu không có khiếu nại, tố cáo việc nhận cha, mẹ, con).

Trong thời hạn niêm yết, nếu có khiếu nại, tố cáo việc nhận cha, mẹ, con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay bằng văn bản cho Sở tư pháp; nếu không có khiếu nại, tố cáo việc nhận cha, mẹ, con, Uỷ ban nhân dân cấp xã không phải báo cáo Sở tư pháp về kết quả niêm yết.

2.2.3- Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con có giá trị kể từ ngày trao cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký.

2.2.4- Trong trường hợp từ chối hoặc đình chỉ việc giải quyết nhận cha, mẹ, con, đương sự không được hoàn trả lệ phí.

3- Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

3.1- Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định, thì về nguyên tắc, chỉ giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (sau đây gọi là người xin nhận con nuôi), nếu người đó thường trú tại nước mà nước đó đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam (Danh mục các nước được đính kèm Thông tư này và được Bộ Tư pháp cập nhật khi có sự thay đổi). Đối với trường hợp ngoại lệ chỉ xem xét giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại nước mà nước đó chưa ký kết hoặc chưa cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nếu xin đích danh trẻ em sau đây đang sống tại gia đình:

- Bị mồ côi cả cha và mẹ hoặc mồ côi mẹ (hoặc cha) còn người kia không rõ là ai;

- Bị tàn tật;

- Có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.

Quan hệ họ hàng là quan hệ giữa cô, cậu, dì, chú, bác với nhau (theo bên nội hoặc bên ngoại); quan hệ thân thích là quan hệ giữa bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Người xin nhận trẻ em mồ côi, tàn tật làm con nuôi nói tại điểm này mà không có quan hệ họ hàng, thân thích, thì phải có thời gian sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam ít nhất từ 6 tháng trở lên.

3.2- Về thủ tục nộp hồ sơ xin nhận con nuôi:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Nghị định, hồ sơ xin nhận con nuôi phải được nộp tại cơ quan con nuôi quốc tế thông qua đường ngoại giao hoặc thông qua tổ chức con nuôi của nước ngoài hữu quan được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là Văn phòng con nuôi nước ngoài).

Đối với hồ sơ xin nhận con nuôi của người thường trú tại nước mà nước đó chưa ký két hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam thì phải do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp tại cơ quan con nuôi quốc tế.

3.3- Về trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi:

3.3.1- Việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại Điều 51 của Nghị định chỉ được thực hiện đối với trường hợp người xin nhận con nuôi thường trú tại nước mà nước đó đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Đối với các trường hợp này cũng chỉ được giới thiệu trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dướng làm con nuôi; không giới thiệu trẻ em đang sống tại gia đình.

3.3.2- Sau khi nhận được hồ sơ, căn cứ vào nguyện vọng của người xin nhận con nuôi (muốn nhận trẻ em tại tỉnh, thành phố nào), Cơ quan con nuôi quốc tế gửi công văn kèm theo bản chụp đơn và nội dung hồ sơ trích ngang của người xin nhận con nuôi cho Sở tư pháp để Sở tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ em có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, để cho làm con nuôi.

Trong trường hợp người xin nhận con nuôi không thể hiện rõ ý muốn xin nhận trẻ em tại tỉnh, thành phố nào, thì Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn gửi cho Sở tư pháp, nơi có cơ sở nuôi dưỡng có khả năng giới thiệu trẻ em, thực hiện việc giới thiệu đó.

3.3.3- Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Nghị định, cơ sở nuôi dưỡng chỉ được giới thiệu trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng của mình làm con nuôi.

Trong trường hợp không có trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở tư pháp, người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng phải trả lời bằng văn bản cho Sở tư pháp, để Sở tư pháp báo cáo cho cơ quan con nuôi quốc tế.

Trong trường hợp xác định được trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở tư pháp để Sở tư pháp báo cáo cho Cơ quan con nuôi quốc tế. Văn bản trả lời của cơ sở nuôi dưỡng bao gồm các thông tin về trẻ em được giới thiệu làm con nuôi như họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; dân tộc, quốc tịch; nơi cư trú; nơi sinh (nếu là trẻ sơ sinh); quê quán (nếu biết rõ); họ và tên cha, mẹ (nếu biết rõ); tình trạng sức khoẻ (chiều cao, cân nặng...); khả năng được cho làm con nuôi; các nhu cầu, sở thích đặc biệt của trẻ em (nếu có); các thông tin khác về trẻ em (như mồ côi, bị bỏ rơi, tàn tật...). Kèm theo văn bản 02 tấm ảnh (9x12 hoặc 10 x 15) của trẻ em.

3.3.4- Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Nghị định, trong trường hợp xác định được trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi, Cơ quan con nuôi quốc tế thông báo bằng văn bản cho người xin nhận con nuôi (thông qua Cơ quan con nuôi quốc tế của nước đó hoặc Văn phòng con nuôi nước ngoài). Trong văn bản ấn định rõ thời gian mà người xin nhận con nuôi phải trả lời về việc đồng ý hay không đồng ý về trẻ em được giới thiệu làm con nuôi.

3.3.5- Theo quy định tại khoản 4 Điều 51 của Nghị định, trong trường hợp người xin nhận con nuôi đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi, Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn gửi Sở tư pháp để Sở tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng làm hồ sơ của trẻ em. Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm làm hồ sơ của trẻ em gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định.

Trong trường hợp Người xin nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu, Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn gửi Sở tư pháp để Sở tư pháp thông báo lại cho cơ sở nuôi dướng biết để giới thiệu cho người khác. Nếu người xin nhận con nuôi muốn xin trẻ em khác làm con nuôi, thì hồ sơ của người này chỉ được xem xết giải quyết sau 12 tháng, kể từ ngày người đó từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu.

3.4- Về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi:

3.4.1- Theo quy định tại các điều từ Điều 45 đến Điều 49 của Nghị định, Sở tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thẩm tra và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi, bảo đảm đúng tiến độ, giải quyết hồ sơ theo quy định.

Nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em có đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định tại Điều 44 của Nghị định, mọi giấy tờ đều hợp lệ, nguồn gốc của trẻ em rõ ràng, trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi, thì Sở tư pháp gửi công văn báo cáo Cơ quan con nuôi quốc tế, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em.

Trong trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng hoặc có nghi ngờ trong hồ sơ có giấy tờ giả mạo hoặc nghi ngờ có dấu hiệu mua bán, đánh tráo, bắt cóc trẻ em làm con nuôi, Sở tư pháp có công văn gửi cơ quan Công an cùng cấp yêu cầu xác minh, kèm 01 bộ hồ sơ của trẻ em. Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Nghị định, cơ quan Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời cho Sở tư pháp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Sở tư pháp. Nếu hết thời hạn này mà cơ quan Công an chưa có công văn trả lời, Sở tư pháp vẫn gửi văn bản báo cáo, kèm theo 01 bộ hồ sơ, cho Cơ quan con nuôi quốc tế xem xét. Trong báo cáo cần nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.

3.4.2- Theo quy định tại Điều 46 của Nghị định, Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, thì Cơ quan con nuôi quốc tế gửi công văn cho Sở tư pháp để thông báo cho người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ hay người giám hộ của trẻ em bổ sung, hoàn thiện; trong công văn cần ấn định rõ thời hạn phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ của trẻ em đã hợp lệ và đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định, cơ quan con nuôi quốc tế gửi công văn, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi cho Sở tư pháp (không gửi trả lại hồ sơ của trẻ em). Trong công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế phải nêu rõ ý kiến của mình về việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi.

3.4.3- Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Cơ quan con nuôi quốc tế kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở tư pháp có trách nhiệm gửi thông báo cho người xin nhận con nuôi (có thể thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài) để họ đến Việt Nam hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi; trong công văn cần ấn định rõ thời hạn mà người xin nhận con nuôi phải có mặt tại Việt Nam.

3.4.4- Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Nghị định, Sở tư pháp thu lệ phí đăng ký việc con nuôi do người xin nhận con nuôi nộp hoặc tổ chức được uỷ quyền nộp thay, đồng thời hướng dẫn người xin nhận con nuôi làm Bản cam kết (theo mẫu quy định) thành 04 bản chính. Sau khi người xin nhận con nuôi hoàn tất các thủ tục, Sở tư pháp làm báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em làm con nuôi, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em và 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi.

3.4.5- Theo quy định tại Điều 48 và Điều 49 của Nghị định, việc giao nhận con nuôi chỉ được tiến hành sau khi có Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, người xin nhận con nuôi đang có mặt tại Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi và phải có mặt những người theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Nghị định. Không chấp nhận việc uỷ quyền giao con nuôi, nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan (ốm đau, bệnh tật, bận công tác...) mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt để nhận con nuôi, thì việc giao nhận phải hoãn lại. Trong trường hợp hai vợ chồng cùng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt, thì phải có giấy uỷ quyền cho người kia; giấy uỷ quyền phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận. Trong trường hợp bên giao con nuôi là cha mẹ đẻ của trẻ em, nhưng vì lý do khách quan mà một trong hai người không thể có mặt, thì cũng phải có giấy uỷ quyền cho người kia; giấy uỷ quyền phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, xác nhận.

Đại diện của Văn phòng con nuôi nước ngoài có thể tham dự lễ giao nhận con nuôi với tư cách người chứng kiến; tuyệt đối không cho phép đại diện Văn phòng con nuôi nước ngoài được nhận trẻ em với tư cách bên nhận.

Biên bản giao nhận con nuôi phải có đầy đủ chữ ký của bên nhận, bên giao, đại diện Sở tư pháp và đóng dấu của Sở tư pháp.

3.4.6- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày giao nhận con nuôi, Sở tư pháp có trách nhiệm gửi cho cơ quan con nuôi quốc tế toàn bộ các giấy tờ cần thiết theo quy định tại khoản 6 Điều 49 của Nghị định.

4- Đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.

Trong khi giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, cần lưu ý một số điểm sau đây:

4.1- Về phạm vi, đối tượng áp dụng:

Các quy định tại Chương V của Nghị định chỉ áp dụng đối với việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới Việt Nam với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (Danh sách các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới được ban hành kèm theo Thông tư số 179/2002/TT-BQP ngày 22 tháng 1 năm 2001 của Bộ Quốc phòng, được đính kèm Thông tư này).

Việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam với công dân của nước láng giềng không thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam hoặc giữa công dân Việt Nam không thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam với công dân của nước láng giếng thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam, không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Chương V Nghị định.

4.2- Về trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi

4.2.1- Tờ khai đăng ký kết hôn, Đơn xin nhận cha, mẹ, con, Đơn xin nhận con nuôi được áp dụng chung theo mẫu dành cho công dân Việt Nam ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

4.2.2- Thủ tục, nội dung niêm yết việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con được thực hiện như việc niêm yết đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Riêng nội dung niêm yết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới phải bao gồm các thông tin về người xin nhận con nuôi và trẻ em như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh (tuổi), dân tộc, quốc tịch, nơi thường trú, nghề nghiệp, thời gian dự định đăng ký việc nhận con nuôi.

4.2.3- Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Quyết định cho nhận con nuôi được áp dụng chung theo mẫu dành cho công dân Việt Nam ở trong nước, theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2003.

2- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại Thông tư này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3- Căn cứ vào Nghị định, Thông tư này và tình hình cụ thể tại địa phương, Sở tư pháp dự thảo Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành địa phương nhằm thực hiện tốt các quy định của Nghị định và Thông tư này.

4- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những việc mới, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp gửi công văn về Bộ Tư pháp để kịp thời hướng dẫn.

Uông Chu Lưu

(Đã ký)

DANH MỤC

CÁC NƯỚC THỰC HIỆN VIỆC MIỄN HỢP PHÁP HOÁ LÃNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC GIẤY TỜ, TÀI LIỆU VỚI VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp)

Nước ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam

Cộng hoà Pháp (ký ngày 01/2/2000).

Các nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam:

1- Liên Xô (cũ), hiện nay Liên bang Nga đang kế thừa (ký ngày 10/12/1981)

2- Tiệp Khắc (cũ), hiện nay Cộng hoà Séc và Cộng hoà Xlovakia là hai nước kế thừa (ký ngày 12/10/1982).

3- Cộng hoà Cu Ba (ký ngày 30/11/1984).

4- Hungary (ký ngày 18/1/1985).

5- Bungari (ký ngày 03/10/1986).

6- Ba Lan (ký ngày 22/3/1993).

7- Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 06/7/1998).

8- Liên bang Nga (ký ngày 25/8/1998).

9- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (ký ngày 19/10/1998).

10- Cộng hoà Pháp (ký ngày 24/2/1999).

11- Ukaraina (ký ngày 06/4/2000).

12- Mông Cổ (ký ngày 17/4/2000).

13- Belarút (ký ngày 14/9/2000).

14- Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (04/5/2002).

Các nước ký kết Hiệp định lãnh sự với Việt Nam (theo thông báo tại Công văn số 2630/LS-VP ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Bộ Ngoại giao).

1- Cộng hoà Ba Lan

2- Cộng hoà Bungary

3- Cộng hoà Cu Ba

4- Cộng hoà Hungary

5- Cộng hoà Irắc

6- Mông Cổ

7- Liên bang Nga

8- Rumani

9- Cộng hoà Séc

10- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

11- Ucraina

12- Cộng hoà Xlôvakia

Các nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam (theo thông báo tại Công văn số 2630/LS-VP ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Bộ Ngoại giao).

1- Cộng hoà A-rập Ai-cập

2- Vương Quốc Bỉ

3- Ca-na-đa

4- Vương Quốc Campuchia

5- Cộng hoà Liên bang Đức

6- Cộng hoà hồi giáo I-Ran

7- Cộng hoà Nam Phi

8- Nhật Bản

9- Cộng hoà Pháp

10- Vương quốc Thuỵ Điển

11- Liên bang Thuỵ Sĩ.

DANH MỤC

CÁC NƯỚC ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI VỚI VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp)

1- Cộng hoà Pháp, ký ngày 01-02-2000

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐÃ ĐẾN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số 179/2001/BQP ngày 22 tháng 01 năm 2001)

Tỉnh biên giới

Huyện biên giới

Xã biên giới

Ghi chú

1- Tuyến biên giới
Việt Nam - Trung Quốc

1. Quảng Ninh

1. Thị xã Móng Cái

2- Quảng Hà

3- Bình Liêu

1- Hải Sơn

2- Hải Yên

3- Hải Hoà

4- Phường Ninh Dương

5- Phường Ka Long

6- Phường Trần Phú

7- Phường Trà Cổ

8- Quảng Sơn

9- Quảng Đức

10- Đồng Văn

11- Hoành Mô

12- Lục Hồn

13- Đồng Tâm

14- Tinh Húc

15- Vô Ngại

2- Lạng Sơn

1- Đình Lập

2- Lộc Bình

3- Cao Lộc

4- Văn Lang

5- Tràng Định

1- Bắc Xa

2- Bính Xá

3- Tam Gia

4- Tú Mịch

5- Yên Khoái

6- Mẫu Sơn

7- Mẫu Sơn

8- Xuất Lễ

9- Cao Lâu

10- Lộc Thanh

11- Bảo Lâm

12- Thị trấn Đồng Đăng

13- Tân Mỹ

14- Tân Thanh

15- Thanh Long

16- Thuỵ Hùng

17- Trùng Khánh

18- Đào Viên

19- Tân Minh

20- Đội Cấn

21- Quốc Khánh

3- Cao Bằng

1- Thạch An

2- Quảng Hoà

3- Hạ Lang

4- Trùng Khánh

5- Trà Lĩnh

6- Hà Quảng

7- Thông Nông

8- Bảo Lạc

9- Bảo Lâm

1- Đức Long

2- Mỹ Mung

3- Thị Trấn Tà Lùng

4- Đại Sơn

5- Cách Linh

6- Cô Ngân

7- Thị Hoa

8- Thái Đức

9- Việt Chu

10- Quang Long

11- Đồng Loan

12- Lý Quốc

13- Minh Long

14- Đàm Thuỵ

15- Chi Viễn

16- Đình Phong

17- Ngọc Khê

18- Phong Nậm

19- Ngọc Chung

20- Lăng Yên

21- Tri Phương

22- Xuân Nội

23- Hùng Quốc

24- Quang Hán

25- Cô Mười

26- Tổng Cọt

27- Nội Thôn

28- Cải Viên

29- Vân An

30- Lũng Nậm

31- Kéo Yên

32- Trường Hà

33- Nà Xác

34- Sóc Hà

35- Vị Quang

36- Cần Viên

37- Xuân Trường

38- Khánh Xuân

39- Cô Ba

40- Thượng Hà

41- Cốc Pàng

42- Đức Hạnh

4- Hà Giang

1- Mèo Vạc

2- Đồng Văn

3- Yên Minh

4- Quản Bạ

5- Vị Xuyên

6- Hoàng Su Phì

7- Xín Mần

1- Sơn Vĩ

2- Xín Cái

3- Thượng Phùng

4- Đồng Văn

5- Lũng Cú

6- Mã Lé

7- Lùng Táo

8- Xà Phìn

9- Sủng Là

10- Thị trấn Phố Bảng

11- Phố Là

12- Phố Cáo

13- Thắng Mỗ

14- Phú Lũng

15- Bạch Đích

16- Na Khê

17- Bát Đại Sơn

18- Nghĩa Thuận

19- Cao Mã Pờ

20- Tùng Vài

21- Tả Ván

22- Minh Tân

23- Thanh Thuỷ

24- Thanh Đức

25- Xín Chải

26- Lao Chải

27- Thèn Chu Phìn

28- Pố Lô

29- Thàng Tin

30- Bản Mây

31- Nàn Xin

32- Xín Mần

33- Chí Cà

34- Pà Vầy Sử

5- Lào Cai

1- Bắc Hà

2- Mường Khương

3- Bảo Thắng

4- Bát Sát

5- Thị xã Lào Cai

1- Sán Chải

2- Xi Ma Cai

3- Xã Nàn Sán

4- Tả Gia Khâu

5- Dìn Chín

6- Pha Long

7- Tả Ngải Chô

8- Tung Trung Phố

9- Mường Khương

10- Nậm Chảy

11- Lùng Vai

12- Bản Lầu

13- Bản Phiệt

14- Quang Kim

15- Bản Qua

16- Bản Vược

17- Cốc Mỹ

18- Trịnh Tường

19- Nậm Chạc

20- A Mú Sung

21- Ngài Thầu

22- A Lù

23- Y Tý

24- Phường Lào Cai

25- Phường Duyên Hải

26- Xã Đồng Tuyền

6- Lai Châu

1- Sìn Hồ

2- Phong Thổ

3- Huyện Mường Tè

1- Huổi Luông

2- Pa Tần

3- Nậm Ban

4- Ma Li Pho

5- Vàng Ma Chải

6- Pa Vây Sử

7- Mồ Sì San

8- Sì Lờ Lầu

9- Ma Li Chai

10- Dào San

11- Tông Qua Lìn

12- Mù Sang

13- Năm Se

14- Bản Lang

15- Sìn Suối Hồ

16- Hua Bum

17- Pa Vệ Sử

18- Pa ủ

19- Ka Lăng

20- Thu Lũm

21- Mù Cả

II- Tuyến biên giới Việt Nam - Lào

1. Tỉnh Lai Châu

1- Mường Tè

2- Mường Lay

3- Điện Biên

1- Mường Nhé

2- Mường Tong

3- Xín Thầu

4- Chung Chải

5- Mường Mươn

6- Mường Pồn

7- Nà Hi

8- Si Pha Phìn

9- Chà Nưa

10- Thanh Nưa

11- Thanh Luông

12- Thanh Hưng

13- Thanh Chăn

14- Pa Thơm

15- Na U

16- Mường Lói

17- Mường Nhà

2- Tỉnh Sơn La

1- Sông Mã

2- Mai Sơn

3- Yên Châu

4- Mộc Châu

1- Mường Lèo

2- Púng Bánh

3- Dồm Cang

4- Nậm Lạnh

5- Mường Và

6- Mường Lạn

7- Mường Cai

8- Chiềng Khương

9- Mường Hung

10- Mường Sai

11- Phiêng Pằn

12- Phiêng Khoài

13- Chiềng On

14- Chiềng Tương

15- Lóng Phiêng

16- Lóng Sập

17- Chiềng Khừa

18- Xuân Nha

19- Chiềng Sơn

3- Thanh Hoá

1- Thường Xuân

2- Lang Chánh

3- Quan Sơn

4- Quan Hoá

5- Mường Lát

1- Bát Mọt

2- Yên Khương

3- Tam Lư

4- Tam Thanh

5- Mường Mìn

6- Sơn Điện

7- Na Mèo

8- Sơn Thuỷ

9- Hiền Kiệt

10- Trung Lý

11- Pù Nhi

12- Mường Chanh

13- Quang Chiểu

14- Tên Tân

15- Tam Chung

4- Nghệ An

1- Quế Phong

2- Tương Dương

3- Kỳ Sơn

4- Con Cuông

5- Anh Sơn

6- Thanh Chương

1- Thông Thụ

2- Hạnh Dịch

3- Nậm Giải

4- Tri Lễ

5- Nhôn Mai

6- Mai Sơn

7- Tam Hợp

8- Tam Quang

9- Mỹ Lý

10- Bắc ...

11- Keng ...

12- Na....

13- Đô ...

14- Năm Can

15- Tà ...

16- Mường...

17- Mường ải

18- Na ...

19- Nam Cẩn

20- Châu Khê

21- Môn Sơn

22- Phúc...

23- Ham Lâm

24- Thanh Hương

25- Thanh Tuyên

26- Thanh......

5- Hà Tây

1- Hương Sơn

2- Hương Khê

1- Sơn..

2- Sơn

3- Vũ Quang

4- Hoà An

5- Phú Gia

6- Hương..

7- Hương...

8- Hương Vinh

6- Quảng Bình

1- Tuyên Hoá

2- Minh Hoá

3- Bố Trạch

4- Quảng Ninh

5- Lệ Thuỷ

1- Thanh Hoá

2- Dân Hoá

3- Thượng Hoá

4- Hoá Sơn

5- Thượng Trạch

6- Trường Sơn

7- Ngân Thuỷ

8- Kim Thuỷ

7- Quảng Trị

1- Dak Rông

2- Hương Hoá

1- A Bung

2- A Ngo

3- A Vao

4- Pa Nang

5- Hướng Lập

6- Hướng Phùng

7- Thị trấn Lao Bảo

8- Tân Long

9- Tân Thành

10- Thuận

11- Thanh

12- A Xing

13- A Túc

14- Xi

15- Pa Táng

16- A Dơi

8- Thừa Thiên - Huế

1- A Lưới

1- Hồng Thuỷ

2- Hồng Vân

3- Hồng Trung

4- Hồng Bắc

5- Xã Nhâm

6- Hồng Thái

7- Hồng Thượng

8- Hương Phong

9- Đông Sơn

10- A Đới

11- A Roàng

12- Hương Nguyên

9- Quảng Nam

1- Hiên

2- Nam Giang

1- A Tiêng

2- Bha Lê

3- A Nông

4- Lăng

5- Tr" Hy

6- A Xan

7- Ch" Ơm

8- Ga Ri

9- La Ê Ê

10- La Dê

11- Dắk Pre

12- Đăk Prinh

10- Kon Tum

1- Đăk Glei

2- Ngọc Hồi

1- Đăk Blô

2- Đăk Nhoong

3- Đăk Long

4- Đăk Dục

5- Đăk Nông

6- Đăk Sú

7- Bờ Y

III- Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

1- Tỉnh Kon Tum

1- Ngọc Hồi

2- Sa Thầy

1- Sa Loong

2- Mô Rai

3- Rờ Cơi

2- Tỉnh Gia Lai

3- Đắk Lắc

4- Bình Phước

5- Tây Ninh

6- Long An

7- ĐồngTháp

8- An Giang

9- Kiên Giang

TỔNG SỐ:

Tuyến Việt Nam - Trung Quốc có 6 tỉnh

Tuyến Việt Nam - Lào có 10 tỉnh

Tuyến Việt Nam - Campuchia có 9 tỉnh

Tổng cộng có 23 tỉnh biên giới đất liền

1- Ia Grai

2- Đức Cơ

3- Chư Prông

1- Ea Súp

2- Buôn Đôn

3- Cư Jut

4- Đăk Mil

5- Đăk Rlấp

1- Lộc Ninh

2- Phước Long

1- Tân Châu

2- Tân Biên

3- Châu Thành

4- Bến Cầu

5- Tràng Bàng

1- Đức Huệ

2- Thạnh Hoá

3- Mộc Hoá

4- Vĩnh Hưng

5- Tân Hưng

1- Tân Hồng

2- Hồng Ngự

1- Tân Châu

2- An Phú

3- Thị xã Châu Đốc

4- Tịnh Biên

5- Tri Tôn

1- Kiên Lương

2- Thị xã Hà Tiên

32 huyện biên giới




31 huyện biên giới

30 huyện biên giới

Cộng: 93 huyện biên giới đất liền

1- Ia O

2- Ia Chia

3- Ia Dom

4- Ia Nam

5- Ia Pnom

6- Ia Púch

7- Ia Mơi

1- Ya Tờ Môi

2- Ea Bung

3- Ya Lốp

4- Krông Na

5- Ea Pô

6- Đăk Lao

7- Thuận An

8- Thuận Hạnh

9- Quảng Trực

10- Đăk Buk So

1- Lộc Thành

2- Lộc Thiện

3- Lộc Tấn

4- Lộc Hoà

5- Lộc An

6- Tân Thanh

7- Tân Tiến

8- Thanh Hoà

9- Thiên Hưng

10- Hưng Phước

11- Đăk Ơ

12- Bù Gia Mập

1- Tân Hoà

2- Tân Đông

3- Tân Hà

4- Suối Ngô

5- Tân Lập

6- Tân Bình

7- Hoà Hiệp

8- Phước Vinh

9- Hoà Thanh

10- Hoà Hội

11- Thanh Long

12- Ninh Điền

13- Biên Giới

14- Long Phước

15- Long Khánh

16- Long Thuận

17- Lợi Thuận

18- Tiên Thuận

19- Phước Chi

20- Bình Thanh

1- Mỹ Quý Đông

2- Mỹ Quý Tây

3- Mỹ Thạnh Tây

4- Bình Hoà Hưng

5- Thuậh Bình

6- Tân Hiệp

7- Bình Thanh

8- Bình Hoà Tây

9- Thanh Trị

10- Bình Hiệp

11- Bình Tân

12- Tuyên Bình

13- Thái Bình Trung

14- Thái Trị

15- Hưng Điền A

16- Khánh Hưng

17- Hưng Hà

18- Hưng Điền B

19- Hưng Điền

1- Thông Bình

2- Tân Hội Cơ

3- Bình Phú

4- Bích Hạnh

5- Tân Hợi

6- Thương Thời Hậu B

7- Thương Thới Hậu A

8- Thương Phước 1

1- Vĩnh Xương

2- Phú Lộc

3- Phú Hữu

4- Quốc Thái

5- Khánh An

6- Khánh Bình

8- Phú Hội

9- Vĩnh Hội Đông

10- Vinh Ngươn

11- Vĩnh Tế

12- Nhơn Hưng

13- An Phú

14- Xuân Tô

15- An Nông

16- Lạc Quối

17- Vĩnh Gia

1- Vĩnh Điền

2- Tân Khánh Hoà

3- Phú Mỹ

4- Mỹ Đức

5- Phường Đông Hô

159 xã, phường biên giới (trong đó có 150 xã, 6 phường, 3 thị trấn)

140 xã phường biên giới (trong đó có 139 xã, 1 thị trấn)

101 xã phường biên giới (trong đó có 100 xã, 1 phường)

Tổng cộng: có 400 xã phường, thị trấn biên giới

THE MINISTRY OF JUSTICE
------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness
------------

No. 07/2002/TT-BTP

Hanoi, December 16, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 68/2002/ND-CP DATED JULY 10, 2002 WHICH DETAILS THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON MARRIAGE AND FAMILY ON MARRIAGE AND FAMILY RELATIONS INVOLVING FOREIGN ELEMENTS

Pursuant to the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP dated July 10, 2002 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family on marriage and family relations involving foreign elements;
Pursuant to the Government's Decree No. 38/CP dated June 4, 1993 on the functions, tasks, powers and organizations of the Ministry of Justice;
After consulting and reaching agreement with the Ministry of Public Security, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Commission for Population, Family and Children,
The Ministry of Justice hereby guides the implementation of a number of articles of the Government’s Decree No. 68/2002/ND-CP dated July 10, 2002 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family concerning marriage and family relations involving foreign elements as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope and objects of application

1.1. Under the provisions in Articles 1 and 79 of the Government Decree No.68/2002/ND-CP dated July 10, 2002 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family on marriage and family relations involving foreign elements (hereinafter called the Decree), the marriage, the recognition of fathers, mothers or children and the child adoption between Vietnamese citizens and foreigners, between foreigners permanently residing in Vietnam, and between Vietnamese citizens either or both of them settle down overseas, must comply with the Decree and this Circular.

The Decree and this Circular shall also apply to the marriage between foreigners either or both of whom does or do not reside in Vietnam, if they so request, and the child adoption between foreigners where the adoptees are stateless children permanently residing in Vietnam.

1.2. Under the provisions in Article 2, 3 and 4 of the 1998 Law on Vietnamese Nationality, "Vietnamese citizens settling down overseas" are persons who bear the Vietnamese nationality, permanently reside and earn their living overseas, regardless of whether such persons bear foreign nationalities or not.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Consular legalization, exemption of consular legalization, notarization, exemption of notarization for foreign papers:

Under the provisions in Articles 4, 6 and 67 of the Decree, the consular legalization, the exemption of consular legalization, the notarization and the exemption of notarization for foreign papers to be used for the marriage, the recognition of fathers, mothers or children and the child adoption, which involve foreign elements, shall be effected as follows:

2.1. In principle, the papers which are issued by foreign agencies or organizations, notarized or certified overseas for use for the marriage, recognition of fathers, mothers or children or child adoption involving foreign elements before the competent agencies of Vietnam must be consularly legalized. The consular legalization means the certification as true of signatures and seals on foreign papers for use in Vietnam. This certification shall be made by the Consular Department (the Ministry of Foreign Affairs), the Diplomatic Service of Ho Chi Minh City, the diplomatic missions, consulates or other Vietnamese agencies which are authorized to perform the consular function overseas. The procedures for consular legalization shall comply with Circular No.01/1999/TT-BNG dated June 3, 1999 of the Minister of Foreign Affairs, prescribing the procedures for legalization of papers, documents.

The exemption of consular legalization shall apply to:

- Papers of competent agencies or organizations of countries which have signed with Vietnam international agreements stipulating the exemption of consular legalization for each other's papers, documents ( the list of countries which have signed international agreements with Vietnam is enclosed with this Circular and updated by the Ministry of Justice when there is any change);

- Papers issued by foreign diplomatic missions and consulates in Vietnam to citizens of those countries for use in Vietnam, on the principle of reciprocity ( the list of these countries is enclosed with this Circular and updated by the Ministry of Justice upon any changes notified by the Ministry of Foreign Affairs);

- Papers issued by competent agencies or organizations of the People's Republic of China, the Lao People's Democratic Republic or the Kingdom of Cambodia (hereinafter called neighboring countries) to their citizens permanently residing in areas bordering on Vietnam, to be used for marriage, recognition of fathers, mothers or children and child adoption with Vietnamese citizens permanently residing in areas bordering on those countries.

2.2. Papers in foreign languages, before being submitted to competent State agencies of Vietnam, must be translated into Vietnamese; the translations thereof must be notarized under the provisions of Vietnamese law, except for papers issued by competent agencies or organizations of neighboring countries to their citizens permanently residing in areas bordering on Vietnam for use for marriage, recognition of fathers, mothers or children and child adoption with Vietnamese citizens permanently residing in areas bordering on those countries, which only need to be translated into Vietnamese with the translators’ written commitment on the correct translation of the contents in such foreign languages, without needing to have the translations notarized.

Particularly the translations into Vietnamese of papers in the dossiers of adoption of Vietnamese children by foreigners permanently residing in the countries which have signed or acceded to the international agreements on child adoption cooperation with Vietnam shall be notarized at Vietnamese diplomatic missions or consulates in those countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The 6 month-validity duration of papers prescribed at Points a and b of Clause 1, Article 13, Points d and e of Clause 1 of Article 41 and Point b of Clause 1 of Article 69 of the Decree is counted from the dates of issuing such papers to the dates of submitting the dossiers at the provincial/municipal Justice Services (for the marriage) or the International Child Adoption Agency of Vietnam under the Ministry of Justice (hereinafter called the International Child Adoption Agency) (for the application for child adoption).

4. Responsibility of the provincial/municipal Justice Services:

Under the provisions in Clause 2, Article 76 of the Decree, the provincial/municipal Justice Services shall assist the provincial-level People’s Committees in exercising the State management over the marriage and family relations involving foreign elements; receive dossiers (except child adoption dossiers to be received by the International Child Adoption Agency), collect fees, study and scrutinize the dossiers and propose comments to the provincial-level People’s Committees for settlement of each specific case, and have other specific tasks and powers as provided for by the Decree.

For the marriage, recognition of fathers, mothers or children and child adoption in border regions, the provincial/municipal Justice Services shall examine, consider and give comments on each specific case for decision by the commune-level People’s Committees in the border regions.

5. Granting copies of civil status papers:

After recording in the civil status registration books the marriage, recognition of fathers, mothers or children and/or child adoption, for which the involved persons request the granting of copies of marriage certificates, decisions permitting the recognition of fathers, mothers or children or decisions permitting the child adoption, the provincial/municipal Justice Services shall base themselves on the original books to grant the copies to the involved persons, which shall be signed and stamped by the directors of the provincial/municipal Justice Services or their authorized persons.

6. Reporting and statistical responsibility:

The provincial/municipal Justice Services shall have to strictly abide by the regulations on sending biannual and annual reports and statistics to the Ministry of Justice and the provincial-level People’s Committees on the situation of settling the marriage, recognition of fathers, mothers and/or children and the child adoption, which involve foreign elements (according to forms set by the Ministry of Justice).

The statistical figures enclosed with the biannual reports shall be calculated from January 1 to the end of June 30; the statistical figures enclosed with the annual reports shall be calculated from January 1 to the end of December 31 of that year. The biannual reports must be sent before July 31 and the annual reports must be sent before January 31 of the following year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Justice shall take initiative or coordinate with the concerned ministries and/or branches in conducting the inspection or examination of the situation of implementation of the Decree according to specialized functions, aiming to detect, redress and handle in time according to competence the violations in the registration of marriages, recognition of fathers, mothers or children and /or the child adoption, which involve foreign elements.

II. GUIDING A NUMBER OF PROVISIONS ON THE ORDER AND PROCEDURES FOR REGISTRATION OF MARRIAGES, RECOGNITION OF FATHERS, MOTHERS OR CHILDREN AND CHILD ADOPTION, WHICH INVOLVE FOREIGN ELEMENTS

1. Registration of marriages involving foreign elements.

1.1. Regarding a number of papers in the marriage registration dossiers:

1.1.1. Each partner must make a marriage registration declaration affixed with his/her photo (according to set form), which certification by the following competent agencies that at present he/she is unmarried:

- For Vietnamese citizens permanently residing in the country, the competent agencies prescribed by the legislation on civil status registration shall give certification.

- For Vietnamese citizens settling down overseas, the competent agencies of the countries where such people have settled down or diplomatic missions or consulates of Vietnam in those countries shall give the certification.

- For foreigners permanently residing overseas, the competent agencies of the countries of which such persons bear the nationality and where such persons permanently reside shall give the certification. If foreign laws do not prescribe the certification in the marriage registration declarations or the granting of papers certifying the marital status, such persons' written oaths that at present they are unmarried can be used instead; the form of oath taking must conform to the laws of those countries.

- For foreigners permanently residing in Vietnam, the certification shall be made by the commune-level People's Committees of the localities where such people permanently reside.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1.3. In cases where Vietnamese citizens have been given decisions on their divorces (with Vietnamese or foreign spouses) by foreign courts or other competent agencies, they shall have to fill in the procedures for making annotations in the books at the provincial/municipal Justice Services and submit the Justice Services’ written certifications of the annotation of such divorce judgments or decisions (if annotation is made elsewhere); if the divorces are conducted at Vietnamese courts, the copies or extracts of the divorce judgments which have already taken legal effect shall be submitted. The marriages and divorces overseas between foreigners require no annotation of the marriage but only the submission of the copies of the divorce judgments or decisions, which have already taken legal effect; if the marriages between foreigners or between foreigners and Vietnamese citizens are carried out in Vietnam while their divorces are carried out overseas, the annotation procedures must be carried out.

The procedures for annotation of divorce judgments or decisions, mentioned at this point, shall be carried out according to the law provisions on civil status registration.

1.1.4. In cases where the involved persons’ spouses have died, the death certificates must be submitted.

1.2. Regarding the procedures for submitting the dossiers of marriage:

Under the provisions in Article 14 of the Decree, in principle, when submitting the dossiers of application for marriage registration, both marriage partners must be present. In cases where either partner cannot be present to personally submit the dossiers due to illness, diseases, busy work schedule or for other plausible reasons, there must be his/her letter of authorization for the other partner to submit the dossiers instead, clearly stating the reasons for his/her absence; the letter of authorization must be lawfully authenticated.

1.3. Regarding the order of settling the marriage dossiers:

Under the provisions in Article 16 of the Decree, the provincial/municipal Justice Services shall have to assist the provincial-level People’s Committees in receiving, studying and verifying the dossiers, proposing the marriage registration or refusing the marriage registration and take care of the marriage dossiers.

For the order of settling the marriage registration, attention should be paid to a number of following questions:

1.3.1. Regarding the posting up of marriage: The posting up of marriage shall be effected for 7 consecutive days at the offices of the provincial/municipal Justice Services and the commune-level People’s Committees of the localities where the Vietnamese citizens permanently or temporarily reside or where the foreigners permanently reside. The posted document on a marriage must contain information on both marriage partners such as their full names, sexes, birth dates, places of permanent and/or temporary residence, marital status (married, divorced or widowed), the expected date of marriage registration (if there is no complaint or denunciation that such marriage is unlawful).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3.2 In the process of verifying the marriage registration dossiers, if there is no complaint nor denunciation that the marriage is unlawful or the marriage is a sham (not for the purpose of forming a family, but only for the purposes of exit overseas), the provincial/municipal Justice Services shall verify or request the involved persons to come to their offices for interview and clarification.

In case of doubts that the marriage dossiers contain forged papers or that matters should be verified, which fall within the function of the police agencies, the provincial/municipal Justice Services shall send written official dispatches enclosed with 01 set of marriage dossier to the police agencies of the same level, requesting the verification thereof. Under the provisions in Clause 2, Article 16 of the Decree, the police agencies shall proceed with the verification and reply the provincial/municipal Justice Services within 20 days as from the date of receiving the written requests of the latter. If such time limit expires but the police agencies fail to give their written replies, the provincial/municipal Justice Services still propose their opinions to the provincial-level People’s Committee presidents for consideration and decision, clearly stating the matters already raised to the policy agencies for verification.

1.3.3. In cases where the provincial-level People’s Committees refuse to make the marriage registration, they must notify the involved persons thereof in writing, clearly stating the reasons therefor. The involved persons shall not be refunded the marriage registration fees.

1.4. On organizing marriage registration ceremonies:

The marriage registration ceremonies are conducted in accordance with the provisions in Article 17 of the Decree. When a marriage registration ceremony is organized, both marriage partners must be present, produce their identity cards, passports or valid substitute papers (such as laisser-passers or personal papers affixed with their photos) and express by themselves their will for voluntary marriage, signing in the marriage registers and the marriage certificates.

In cases where they cannot be present on the appointment time due to illness, diseases, busy work schedule or other plausible reasons, the involved persons must file their applications, which need not to be certified, to the provincial/municipal Justice Services, requesting the postponement of their marriage registration. The postponement duration must not exceed 90 days as from the date the provincial-level People’s Committee presidents sign the marriage certificates. If past such time limit the marriage registration ceremony still cannot be organized due to the involved persons’ absence, the provincial/municipal Justice Services shall have to report such in writing to the provincial-level People’s Committees. If later the involved persons request the organization of the marriage registration ceremony, they must restart from the beginning with the papers according to the procedures for marriage registration.

2. Recognition of fathers, mothers and/or children, which involves foreign elements

2.1. On conditions for recognition of fathers, mothers and/or children:

Under the provisions in Article 28 of the Decree, the provincial/municipal Justice Services shall only receive the applications for recognition of fathers, mothers and/or children if the recognizers and the recognizees are still alive by the time of filing the applications, voluntarily agree thereon and see no disputes; if in the course of settling the dossiers either party dies and there is no dispute, the recognition of fathers, mothers and/or children shall continue to be settled; if both parties die, the provincial/municipal Justice Services shall stop the settlement of the recognition of fathers, mothers and/or children.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. On the orders and procedures for settlement of the recognition of fathers, mothers and/or children:

Under the provisions in Articles 30 and 32 of the Decree, attention should be paid to a number of following matters:

2.2.1. In cases where the recognizers have papers, documents and/or evidences to prove they are fathers, mothers or children of the recognees (such as mails, films, photos, video tapes and/or discs, medical expertise results’), they shall submit such papers, documents and/or evidences together with the applications for recognition of fathers, mothers and/or children; in case of non-availability of such papers, documents and/or evidences, the provincial/municipal Justice Services shall still consider and settle the cases (if the dossiers are complete and valid).

In cases where children have not yet made the birth registration, it can be allowed to combine the settlement of recognition of fathers, mothers and/or children first with the birth registration later.

2.2.2. On the procedures for posting up the recognition of fathers, mothers and/or children: Such posting up shall be effected for 15 consecutive days at the offices of the provincial/municipal Justice Services and the offices of the commune-level People's Committees of the localities where the recognizees permanently reside.

The posted documents must contain information on the recognizers and the recognizees such as their full names, sexes, birth dates, places of permanent residence, the serial numbers of their identity cards or passports, the expected time of registration of the recognition of fathers, mothers and/or children (if there are no complaints and/or denunciations thereabout).

If within the posting-up duration there are complaints and/or denunciations about the recognition of fathers, mothers and/or children, the commune-level People's Committees shall have to report such in writing to the provincial/municipal Justice Services; if there are no complaints and/or denunciations thereabout, the commune-level People's Committees shall not have to report to the provincial/municipal Justice Services on the posting-up results.

2.2.3. The decisions permitting the father, mother and/or child recognition shall be valid after they are handed to the involved persons and recorded into the registers.

2.2.4. In case of refusal or suspension to settle the recognition of fathers, mothers and/or children, the involved persons shall not be refunded with fees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. Under the provisions in Clause 2, Article 35 of the Decree, in principle, the adoption of Vietnamese children by foreigners (hereinafter called the adopters) shall be settled only if such foreigners permanently reside in the countries which have signed with Vietnam, or acceded together with Vietnam, to the international agreements on child adoption cooperation ( the list of those countries is attached to this Circular and updated by the Ministry of Justice upon any changes). For exceptional cases where foreigners reside in countries which have not yet signed with Vietnam, or acceded together with Vietnam to, international agreements on child adoption cooperation and apply for adoption of Vietnamese children, their adoption shall be considered and settled if the following children living in families are asked for by names:

- Orphans or motherless (or fatherless) children while their other parents are unidentified;

- Disabled children;

- Children having blood or close ties with the adopters.

Blood ties are the ties between aunts or uncles and nephews or nieces (either on the paternal or maternal side); close ties are the ties between the stepfathers and their stepchildren or between the stepmothers and their stepchildren.

Persons who apply to adopt orphans or disabled children mentioned at this Point but have no blood or close ties with such children must have lived, worked, studied or labored in Vietnam for at least 6 months.

3.2. Regarding the procedures for submitting child adoption dossiers:

Under the provisions in Clause 2, Article 41 of the Decree, the child adoption dossiers must be submitted at the International Child Adoption Agency through diplomatic channels or the concerned foreign child adoption organizations licensed to operate in Vietnam (hereinafter called foreign child-adoption offices).

The child adoption dossiers of persons who permanently reside in countries which have not yet signed with Vietnam, or acceded together with Vietnam to, international agreements on child adoption cooperation must be submitted at the International Child Adoption Agency directly by the persons who apply for the adoption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3.1. The recommendation of children for adoption under the provisions in Article 51 of the Decree shall be effected only for cases where the adopters permanently reside in countries which have signed with Vietnam, or acceded together with Vietnam to, international agreements on child adoption cooperation. For these cases, only children living in fostering establishments are recommended for adoption; children living in families shall not be recommended.

3.3.2. After receiving the dossiers and basing itself on the aspirations of the adopters (adopting children in which provinces or cities), the International Child Adoption Agency shall send official dispatches together with the copies of the applications and contents of the extracted dossiers of the adoption applicants to the provincial/municipal Justice Services so that the Justice Services shall guide the fostering establishments to recommend children who meets the conditions prescribed by law and suit the aspirations of the adoption applicants, for adoption.

In cases where the adoption applicants fail to clearly express their wish to adopt children in which provinces or cities, the International Child Adoption Agency shall send official dispatches to the provincial/municipal Justice Services of the localities where exist the fostering establishments which are capable of recommending children, effecting such recommendations.

3.3.3. Under the provisions in Clause 2, Article 51 of the Decree, the fostering establishments can only recommend children who are living in their respective fostering establishments for adoption.

In cases where there are no children who meet the conditions and suit the aspirations of the adoption applicants, the heads of the fostering establishments shall, within 7 days after receiving the requests of the provincial/municipal Justice Services, have to reply the Justice Services in writing so that the later report such to the International Child Adoption Agency.

Where children who meet the conditions and suit the aspirations of the adoption applicants are identified, the heads of the fostering establishments shall have to reply the provincial/municipal Justice Services in writing so that the latter report thereon to the International Child Adoption Agency. The written replies of the fostering establishments shall contain information on the children recommended for adoption such as their full names, sexes, birth dates, ethnicity, nationality, residence places, birth places (in cases of infants), native place (if clearly known); the full names of their fathers, mothers (if clearly known); health conditions (height, weight,…); possibility of being adopted; special demands and hobbies of children (if any); other information on children (orphaned, abandoned, disabled …). The documents shall be enclosed with two photos (9cm x 12cm or 10cm x 15cm) of the children.

3.3.4. Under the provisions in Clause 3, Article 51 of the Decree, in cases where children who meet conditions and suit the aspirations of the adoption applicants can be identified, the International Child Adoption Agency shall notify the adoption applicants in writing (through the International Child Adoption Agencies of those countries or foreign child-adoption offices) thereof. The written notification must clearly state the time for the adoption applicants to reply whether or not to agree on the children recommended for adoption.

3.3.5. Under the provisions in Clause 4, Article 51 of the Decree, where the adoption applicants agree to adopt the recommended children, the International Child Adoption Agency shall send official dispatches to the concerned provincial/municipal Justice Services for the latter to guide the fostering establishments to compile dossiers on children. The heads of the fostering establishments shall have to compile the children’s dossiers comprising papers prescribed in Article 44 of the Decree.

Where the adoption applicants refuse to adopt the recommended children, the International Child Adoption Agency shall send official dispatches to the provincial/municipal Justice Services for the latter to notify the fostering establishments thereof for recommending other persons. If the adoption applicants wish to adopt other children, their dossiers shall only be considered and settled after 12 months as from the dates they have refused to adopt the recommended children.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4.1. Under the provisions in Articles 45 thru 49 of the Decree, the provincial/municipal Justice Services shall assist the provincial-level People's Committees in verifying and taking responsibility for all the dossiers on to be- adopted children, ensuring the time schedules for settling the dossiers as prescribed.

If deeming that the dossiers on children contain all necessary papers as prescribed in Article 44 of the Decree, that all papers are valid, the children's origins are clear and the children meets the conditions for adoption, the provincial/municipal Justice Services shall send the reports thereon to the International Child Adoption Agency, enclosed with 01 set of dossiers on the children.

In cases where they deem that the children's origins are not clear or doubt that the dossiers contain forged papers or that there are signs of trafficking, fraudulently exchanging or kidnapping children for adoption, the provincial/municipal Justice Services shall send official dispatches ( enclosed with 01 set of dossiers on children) to the police agencies of the same level, requesting the verification thereof. Under the provisions in Clause 2, Article 45 of the Decree, the police agencies shall have to make the verification and reply the provincial/municipal Justice Services within 30 days as from the dates of receiving the written requests of the Justice Services. If past this time limit the police agencies still fail to make the written replies, the provincial/municipal Justice Services shall still send the reports, enclosed with 01 set of dossiers, to the International Child Adoption Agency for consideration. The reports must clearly state the issues requested for verification by the police agencies.

3.4.2. Under the provisions in Article 46 of the Decree, the International Child Adoption Agency shall have to examine the entire dossiers on the children. If the dossiers are incomplete or invalid, it shall have to send official dispatches to the provincial/municipal Justice Services for notifying such to the heads of the fostering establishments or the parents or guardians of the children for supplementation and completion thereof; the official dispatches must clearly state the deadlines for supplementing and completing the dossiers.

Where the dossiers on children are valid and complete with all papers prescribed in Article 44 of the Decree, the International Child Adoption Agency shall send official dispatches , together with 01 set of dossiers on the adoption applicants, to the provincial/municipal Justice Services (without returning the dossiers on children). The official dispatches of the International Child Adoption Agency must clearly state its opinions on the child adoption.

3.4.3. Under the provisions in Clause 1, Article 47 of the Decree, within 7 days as from the date of receiving the written replies of the International Child Adoption Agency together with 01 set of dossiers on the adoption applicants, the provincial/municipal Justice Services shall have to send notices to the adoption applicants (through foreign child adoption offices) so that they shall come to Vietnam to complete the procedures for child adoption; the notices must clearly state the deadlines for the adoption applicants to be present in Vietnam.

3.4.4. Under the provisions in Clause 2 and 3, Article 7 of the Decree, the provincial/municipal Justice Services shall collect the child adoption registration fees to be paid by the adoption applicants or authorized organizations, and at the same time guide the adoption applicants to make the written commitments (according to set form) in 4 originals. After the adoption applicants complete all procedures, the provincial/municipal Justice Services shall make and submit the reports on verification results and propose the settlement of child adoption by foreigners to the provincial-level People’s Committees for consideration and decision, enclosed with 01 set of dossiers on the children and 01 set of dossiers on the adoption applicants.

3.4.5. Under the provisions in Articles 48 and 49 of the Decree, the hand-over and reception of adopted children shall be carried out only after the provincial-level People’s Committees presidents issue decisions permitting the adoption of Vietnamese children, the adoption applicants are present in Vietnam to personally receive the adopted children, and the persons defined in Clause 2, Article 49 of the Decree must be present. If the adoption applicants are unable to be present in Vietnam to receive the adopted children for objective reasons (illness, disease, busy work schedule,…), the hand-over and reception must be postponed. In cases where both the husband and the wife apply for child adoption while either of them is unable to be present in Vietnam for objective reasons, there must be the latter of authorization of the other person; the letter of authorization must be certified by a competent agency of that country. Where the child handers are natural parents and, for objective reasons, either of them can not be present, there must be also a letter of authorization of the other person; the authorization letters must be certified by the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside.

The representatives of foreign child-adoption offices may attend the adopted children hand-over and reception ceremonies as witnesses; they are absolutely not permitted to receive children in the capacity as the recipients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4.6. Within 7 days after the hand-over and reception of adopted children, the provincial/municipal Justice Services shall have to send to the International Child Adoption Agency all the necessary papers prescribed in Clause 6, Article 49 of the Decree.

4. Registration of marriage, father, mother and/or child recognition, involving foreign elements in border regions

While registering the marriages, the recognition of fathers, mothers and/or children, which involve foreign elements in border regions, attention should be paid to the following points:

4.1. Regarding the scope and objects of application:

The provisions in Chapter V of the Decree only apply to the registration of marriages, the recognition of fathers, mothers and/or children between Vietnamese citizens permanently residing in Vietnamese border communes, wards or district towns and citizens of neighboring countries who permanently reside in areas bordering on Vietnam ( the list of border communes, wards, district towns, issued together with Circular No.179/2002/TT-BQP dated January 22, 2001 of the Ministry of Defense, is enclosed with this Circular).

The marriage and recognition of fathers, mothers and/or children between Vietnamese citizens permanently residing in Vietnamese border regions and neighboring countries' citizens not permanently residing in areas bordering on Vietnam or between Vietnamese citizens not permanently residing in Vietnamese border regions and neighboring countries' citizens permanently residing in areas bordering on Vietnam shall not fall within the scope and objects of regulation of Chapter V of the Decree.

4.2. Regarding the order and procedures for registration of marriages, father, mother and/or child recognition, and child adoption:

4.2.1. The marriage registration declaration, the application for father, mother and/or children recognition, the application for child adoption shall comply with the forms set for Vietnamese citizens in the country in accordance with law provisions on civil status registration.

4.2.2. The procedures for and contents of posting up of marriages, recognition of fathers, mothers and/or children shall be effected like the posting up of the registration of marriage, recognition of fathers, mothers and/or children between Vietnamese citizens in the country under the law provisions on civil status registration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2.3. The marriage certificates, the decisions permitting the father, mother and/or child recognition and the decisions permitting child adoption shall comply with the common forms set for Vietnamese citizens in the country under the law provisions on civil status registration.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect as from January 2, 2003.

2. Where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Circular, the provisions of such international agreements shall apply.

3. Basing themselves on the Decree, this Circular and the practical situation in their respective localities, the provincial/municipal Justice Services shall draft the decisions of the provincial-level People's Committees for submission to the provincial-level People's Committee presidents to promulgate the Regulation on Coordination between the provincial/municipal Justice Services and the provincial/municipal Police Departments, Labor, War Invalid and Social Affairs Services as well as local services, committees and branches in order to well implement the provisions of the Decree and this Circular.

4. If any problems or new issues arise in the course of implementation, the provincial-level People's Committees and Justice Services shall send official dispatches to the Ministry of Justice for timely guidance.

 

MINISTER OF JUSTICE




Uong Chu Luu

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The country which has signed with Vietnam the agreement on child adoption cooperation:

The Republic of France (signed on February 1, 2000)

Countries which have signed with Vietnam the agreements on legal assistance:

1. The Soviet Union (former), now the Russian Federation has inherited the agreement (signed on December 10, 1981).

2. Czechoslovakia (former), now the Czech Republic and the Slovakian Republic inherit the agreement (signed on October 12, 1982).

3. The Republic of Cuba (signed on November 30, 1984.)

4. Hungary (signed on January 18, 1985).

5. Bulgaria (signed on October 3, 1986).

6. Poland (signed on March 22, 1993).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. The Russian Federation (signed on August 25, 1998).

9. The People's Republic of China (signed on October 19, 1998).

10. The Republic of France (signed on February 24, 1999).

11. Ukraine (signed on April 6, 2000).

12. Mongolia (signed on April 17, 2000).

13. Belarus (signed on September 14, 2000).

14. The People's Democratic Republic of Korea (signed on May 4, 2002).

Countries which have signed consular agreements with Vietnam (as notified in Official Dispatch No.2630/LS-VP dated November 15, 2002 of the Ministry of Foreign Affairs):

1. The Republic of Poland.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Republic of Cuba.

4. The Republic of Hungary.

5. The Republic of Iraq.

6. Mongolia.

7. The Russian Federation.

8. Romania.

9. The Czech Republic.

10. The Peoples Republic of China.

11. Ukraine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The countries which have applied the principle of reciprocity with Vietnam (as notified in Official Dispatch No. 2630/LS-VP dated November 15, 2002 of the Ministry of Foreign Affairs):

1. The Arab Republic of Egypt.

2. The Kingdom of Belgium.

3. Canada.

4. The Kingdom of Cambodia.

5. The Federal Republic of Germany.

6. The Islamic Republic of Iran.

7. The Republic of South Africa.

8. Japan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. The Kingdom of Sweden.

11. The Swiss Federation.

THE LIST OF COUNTRIES HAVING SIGNED AGREEMENTS ON CHILD ADOPTION COOPERATION WITH VIETNAM
(Issued together with Circular No.07/2002/TT-BTP dated December 16, 2002 of the Ministry of Justice)

1. The Republic of France, signed on February 1, 2000.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 07/2002/TT-BTP of the Ministry of Justice, guiding the implementation of a number of articles of the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP dated July 10, 2002 which details the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family on marriage and family relations involving foreign elements

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.978

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.28.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!