TUYÊN NGÔN VỀ BẢO VỆ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
KHỎI SỰ CƯỠNG BỨC MẤT TÍCH, 1982
(Theo Nghị quyết
số 47/133 ngày 18/12/1982 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).
Đại Hội đồng,
Xét
rằng, theo các nguyên tắc đã được tuyên bố trong Hiến chương Liên Hợp
Quốc và các văn kiện quốc tế khác, sự công nhận nhân phẩm vốn có và các quyền
không thể chia cắt và bình đẳng tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại
là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Nhận
thức nghĩa vụ của các quốc gia theo Hiến chương, đặc
biệt là tại điều 55, thúc đẩy sự tôn trọng rộng rãi và tuân thủ các quyền
và tự do cơ bản của con người.
Quan
ngại sâu sắc rằng tại nhiều quốc gia, thường là một cách phổ biến,
xảy ra tình trạng người bị cưỡng bức mất tích, theo nghĩa những người này bị bắt,
bị giam giữ hay bị bắt cóc trái với ý chí của họ hoặc bị tước đoạt tự do bởi
các viên chức thuộc các ngành hoặc các cấp khác nhau của Chính phủ, hoặc bởi những
nhóm có tổ chức hay các cá nhân đóng vai trò đại diện cho hoặc được sự ủng hộ,
một cách trực tiếp hay gián tiếp, sự đồng thuận hay thừa nhận của Chính phủ, tiếp
theo bằng một sự khước từ làm sáng tỏ số phận hay tung tích của những người
liên quan hoặc từ chối thừa nhận sự tước bỏ tự do của họ, từ đó đặt những người
này ra khỏi vòng bảo vệ của pháp luật.
Xét
rằng sự cưỡng bức mất tích làm xói mòn những giá trị sâu sắc nhất của
bất cứ xã hội nào mà ở đó cam kết tôn trọng chế độ pháp quyền, quyền con người
và các quyền tự do cơ bản và rằng những hành vi mang tính hệ thống như vậy có bản
chất của một loại tội phạm chống lại nhân loại.
Nhắc
lại nghị quyết số 33/173 ngày 22 tháng 12 năm 1978, trong đó được
bày tỏ quan ngại trước những báo cáo từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới
liên quan đến các trường hợp cưỡng bức mất tích hoặc không tự nguyện, cũng như
về nỗi buồn và sự đau đớn do những trường hợp mất tích này, và kêu gọi các
chính phủ buộc các lực lượng an ninh và thi hành pháp luật chịu trách nhiệm trước
pháp luật đối với tình trạng quá đáng này có thể dẫn đến những sự cưỡng bức mất
tích và ép buộc. Cũng nhắc lại
sự bảo vệ mà các công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949 và các
nghị định thư bổ sung của các công ước này năm 1977 dành cho các nạn nhân của
các cuộc xung đột vũ trang.
Quan
tâm đặc biệt đến các điều của Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới và
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, theo đó bảo vệ quyền được sống,
quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền không bị tra tấn và quyền được thừa nhận
là một con người trước pháp luật.
Cũng
quan tâm đến Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt nhục
hình, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm khác, trong đó quy định rằng các Quốc
gia thành viên cần thực thi các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và trừng trị những
hành động tra tấn.
Ghi
nhớ đến bộ quy tắc ứng xử của các viên chức thực thi pháp luật, các
nguyên tắc cơ bản về việc sử dụng vũ lực và vũ khí của các viên chức thực thi
pháp luật, Tuyên bố về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của vi phạm
và sự lạm dụng quyền lực và các nguyên tắc tối thiểu về đối xử đối với các tù
nhân.
Khẳng
định rằng, để ngăn chặn những sự cưỡng bức mất tích, điều quan trọng
là cần phải đảm bảo sự tuân thủ một cách nghiêm ngặt Bộ nguyên tắc về bảo vệ tất
cả mọi người khỏi bất cứ hình thức giam giữ hay cầm tù nào đã được nêu trong phần
phụ lục của nghị quyết số 43/173 ngày 9 tháng 12 năm 1988 của nguyên tắc này,
và sự tuân thủ các nguyên tắc về việc ngăn ngừa và điều tra hiệu quả đối với những
án tử hình tùy tiện và ngoài vòng pháp luật được nêu trong phụ lục của Nghị quyết
số 1989/65 ngày 24 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng kinh tế xã hội và được chấp
thuận của Đại Hội đồng theo nghị quyết số 44/ 1 62 ngày 15 tháng 12 năm 1989.
Ghi
nhớ rằng, trong khi những hành vi gây ra sự cưỡng bức mất tích cấu
thành một sự vi phạm đối với những quy định cấm trong các văn kiện quốc tế nói
trên, song vẫn cần thiết xây dựng một văn kiện mô tả tính chất của tất cả những
hành vi gây cưỡng bức mất tích như là những vi phạm rất nghiêm trọng và quy định
các tiêu chuẩn nhằm trừng trị và ngăn chặn những hành vi phạm tội này.
1. Thông qua Tuyên bố về bảo vệ tất cả mọi người khỏi
sự cưỡng bức mất tích và với tư cách là một bộ những nguyên tắc áp dụng với tất
cả các quốc gia;
2.
Thúc giục việc thực hiện tất cả các nỗ lực để tuyên bố này được nhận
thức và tôn trọng một cách rộng rãi;
Điều 1.
1. Bất cứ hành vi nào gây ra sự cưỡng bức mất tích
đều là một sự vi phạm tới nhân phẩm của con người. Hành vi đó bị lên án như là
sự phủ nhận những mục tiêu của Hiến chương Liên Hợp Quốc và là sự vi phạm
nghiêm trọng và trắng trợn đối với các quyền và tự do cơ bản của con người đã
được tuyên bố trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới và đã được tái khẳng định và
được phát triển trong các văn kiện quốc tế về lĩnh vực này.
2. Bất cứ hành vi nào gây ra sự cưỡng bức mất tích
đều làm cho những người mất tích phải chịu đặt bên ngoài lề sự bảo vệ của pháp luật
và gây ra sự tổn thương nghiêm trọng cho họ và gia đình của họ. Hành vi đó cấu
thành một sự vi phạm đối với những nguyên tắc của luật quốc tế bảo đảm, một
trong số đó, quyền được công nhận với tư cách là một con người trước pháp luật,
quyền tự do và an ninh của người đó và quyền không bị tra tấn và bị trừng phạt
hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm khác. Hành vi đó vi phạm
hoặc cấu thành sự đe dọa nghiêm trọng đến quyền được sống.
Điều 2.
1. Không quốc gia nào được phép thực hành, cho phép
hay dung thứ sự cưỡng bức mất tích.
2. Các quốc gia phải hành động ở cả cấp quốc gia và
cấp khu vực và hợp tác với Liên Hợp Quốc đóng góp về mọi mặt nhằm ngăn chặn và
loại bỏ sự cưỡng bức mất tích.
Điều 3.
Quốc gia phải thực thi những biện pháp lập pháp,
hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp khác để ngăn chặn và chấm dứt các hành vi
gây ra cưỡng bức mất tích trong bất cứ lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của
mình.
Điều 4.
1. Tất cả những hành vi gây ra cưỡng bức mất tích đều
bị coi là hành vi phạm tội hình sự bị trừng trị bằng những hình phạt phù hợp có
tính đến tính chất hết sức nghiêm trọng của hành vi đó.
2. Các tình tiết giảm nhẹ có thể được xem xét theo luật
quốc gia đối với những người tham gia vào các vụ việc cưỡng bức mất tích có
đóng góp trong việc mang lại sự sống cho các nạn nhân hoặc tự nguyện cung cấp
các thông tin góp phần làm rõ những vụ việc cưỡng bức mất tích.
Điều 5.
Ngoài việc áp dụng những hình phạt hình sự, thủ phạm
gây ra vụ việc cưỡng bức mất tích và Quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền của Quốc
gia tổ chức, đồng thuận hay dung thứ cho vụ việc mất tích phải chịu trách nhiệm
theo luật dân sự bên cạnh trách nhiệm quốc tế của Quốc gia theo các nguyên tắc
của luật quốc tế.
Điều 6.
1. Mệnh lệnh hoặc chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền
công cộng, dân sự, quân sự hay cơ quan khác không được viện dẫn nhằm biện minh
cho vụ việc cưỡng bức mất tích. Người tiếp nhận mệnh lệnh hoặc chỉ thị như vậy
có quyền và nghĩa vụ không tuân thủ mệnh lệnh hoặc chỉ thị đó.
2. Quốc gia bảo đảm rằng những mệnh lệnh hoặc chỉ
thị yêu cầu thực hiện, cho phép hoặc khuyến khích vụ việc cưỡng bức mất tích đều
bị nghiêm cấm.
3. Việc đào tạo những viên chức thực thi pháp luật
cần phải nhấn mạnh đến các quy định tại khoản 1 và 2 của điều này.
Điều 7.
Không trường hợp nào, bất kể trường hợp đe dọa chiến
tranh, chiến tranh, bất ổn chính trị trong nước hay tình trạng khẩn cấp công cộng,
có thể được viện dẫn để biện minh cho vụ việc cưỡng bức mất tích.
Điều 8.
1. Quốc gia không trục xuất, trả về hay dẫn độ một
người đến một quốc gia khác mà tại đó có cơ sở chắc chắn để tin tưởng rằng người
này có thể bị nguy cơ cưỡng bức mất tích.
2. Nhằm xác định cơ sở như vậy, cơ quan có thẩm quyền
cân nhắc những yếu tố phù hợp, bao gồm, nếu thích hợp, sự hiện diện ở quốc gia
hữu quan mô hình vi phạm nhân quyền hàng loạt trắng trợn, phổ biến và lặp đi lặp
lại.
Điều 9.
1. Quyền được áp dụng nhanh chóng và hữu hiệu biện
pháp tư pháp nhằm xác định nơi ở hoặc tình trạng sức khỏe của người bị mất tự
do và / hoặc nhằm xác định cơ quan có thẩm quyền đã ra lệnh hoặc thực hiện việc
tước đoạt là yêu cầu nhằm ngăn chặn sự cưỡng bức mất tích trong mọi trường hợp,
bao gồm cả trường hợp nêu ra ở Điều 7 trên đây.
2.
Trong những thủ tục tư pháp như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được tiếp cận tất cả những nơi hoặc bất cứ khu vực nào thuộc những nơi giam giữ
người bị tước đoạt tự do, cũng như đến bất cứ địa điểm nào mà có cơ sở tin tưởng
rằng có thể tìm được những người bị tước đoạt tự do.
3. Bất cứ cơ quan thẩm quyền khác theo pháp luật của
quốc gia hoặc theo các văn kiện pháp lý quốc tế mà Quốc gia là thành viên cũng
có thể có quyền tiếp cận những địa điểm như nêu trên.
Điều 10.
1. Người bị tước đoạt tự do được tạm giam tại địa điểm
được công nhận chính thức và, phù hợp với pháp luật quốc gia, nhanh chóng được
xét xử bởi một cơ quan tư pháp có thẩm quyền sau khi bị tạm giam.
2. Thông tin chính xác về việc tạm giam những người
như vậy cũng như các địa điểm tạm giam, bao gồm cả những trạm di lý, nhanh
chóng được cung cấp cho những thành viên trong gia đình, luật sư của họ hoặc bất
cứ người nào có lợi ích chính đáng từ các thông tin này, trừ khi người có liên
quan bày tỏ rõ ràng mong muốn ngược lại.
3. Thông tin đăng ký chính thức, cập nhật về tất cả
những người bị tước đoạt tự do được lưu giữ tại địa điểm giam giữ. Ngoài ra, Quốc
gia phải thực hiện biện pháp nhằm duy trì sổ đăng ký tập trung. Các thông tin
đăng ký trong các sổ này được cung cấp cho những người được nêu tại khoản trên,
cho cơ quan quốc gia tư pháp hoặc cơ quan quốc gia khác độc lập và có thẩm quyền
hoặc cho bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào theo luật pháp của quốc gia có liên
quan đó hoặc theo bất cứ văn kiện pháp lý quốc tế nào mà quốc gia đó có liên quan
là thành viên, nhằm tìm ra địa điểm giam giữ người đó.
Điều 11.
Tất cả mọi người bị tước đoạt tự do phải được phóng
thích theo cách thức có thể kiểm chứng được việc họ thực sự đã được phóng thích
và, hơn nữa, được phóng thích trong những điều kiện bảo đảm tình trạng ổn định
về thể chất và khả năng thực hiện đầy đủ các quyền của họ.
Điều 12.
1. Quốc gia sẽ xây dựng trong pháp luật quốc gia
các nguyên tắc quy định rõ những viên chức được ủy quyền ra lệnh tước đoạt tự
do, các điều kiện để đưa ra những mệnh lệnh như vậy, cũng như quy định những
hình phạt đối với những viên chức từ chối cung cấp thông tin về việc giam giữ
không có sự biện minh hợp pháp.
2. Quốc gia tương tự bảo đảm sự giám sát nghiêm ngặt,
bao gồm việc đưa ra những mệnh lệnh rõ ràng, đối với tất cả những viên chức thực
thi pháp luật chịu trách nhiệm đối với những việc bắt, giữ, tạm giam, quản
thúc, chuyển giao và bỏ tù, cũng như đối với những viên chức khác được luật
pháp cho phép sử dụng vũ lực và vũ khí.
Điều 13.
1. Quốc gia bảo đảm rằng bất cứ người nào biết hoặc
có lợi ích chính đáng mà nghi ngờ một người nào đó đang phải chịu sự cưỡng bức
mất tích đều có quyền khiếu nại đến một cơ quan nhà nước độc lập, có thẩm quyền
và khiếu nại đó được điều tra nhanh chóng, chi tiết và khách quan bởi cơ quan
đó. Bất cứ khi nào có những cơ sở hợp lý để tin rằng có một sự cưỡng bức mất
tích đang xảy ra, Quốc gia sẽ nhanh chóng lưu ý vấn đề này đến cơ quan có thẩm
quyền để tiến hành một cuộc điều tra, thậm chí kể cả khi không có một sự khiếu
nại chính thức nào. Không được sử dụng bất kỳ biện pháp nào để rút ngắn hay cản
trở việc điều tra.
2. Quốc gia bảo đảm rằng cơ quan có thẩm quyền có
quyền hạn và các nguồn lực cần thiết để tiến hành cuộc điều tra một cách hiệu
quả, kể cả quyền hạn buộc các nhân chứng tham gia làm chứng và xây dựng các tài
liệu phù hợp và quyền hạn tổ chức các cuộc thăm viếng ngay tại chỗ.
3. Quốc gia phải thực thi các biện pháp để đảm bảo
rằng tất cả những người liên quan đến cuộc điều tra, bao gồm nguyên đơn, luật
sư, nhân chứng và những người tiến hành điều tra, đều được bảo vệ khỏi sự đối xử
hạ thấp, đe dọa hay trả thù.
4. Các kết quả điều tra phải được cung cấp khi có
yêu cầu cho tất cả những người có liên quan, trừ khi điều đó có thể gây tổn hại
cho một cuộc điều tra hình sự đang được tiến hành.
5. Quốc gia phải thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo
rằng bất cứ sự đối xử hạ thấp, đe dọa hoặc trả thù hoặc bất cứ hình thức can
thiệp nào khác đối với việc đưa khiếu nại hoặc trong quá trình điều tra đều bị
trừng trị thích đáng.
6. Cuộc điều tra phù hợp với các thủ tục được mô tả
ở trên nên được tiến hành cho đến khi làm sáng tỏ được số phận của nạn nhân của
sự cưỡng bức mất tích.
Điều 14.
Bất cứ người nào bị nghi ngờ đã có hành vi gây ra sự
cưỡng bức mất tích tại một quốc gia cụ thể, khi những sự việc bị vạch trần bởi
một cuộc điều tra chính thức do Quốc gia thực hiện, phải bị đưa ra trước các cơ
quan dân sự có thẩm quyền của quốc gia đó nhằm mục đích truy tố và xét xử, trừ
khi người đó bị dẫn độ đến một Quốc gia khác mong muốn thực hiện quyền tài phán
phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đang có hiệu lực. Quốc gia nên thực
thi các biện pháp thích hợp và hợp pháp có thể nhằm đưa ra trước công lý tất cả
những người được cho là chịu trách nhiệm đối với hành vi gây ra sự cưỡng bức mất
tích, nếu người này được phát hiện là thuộc thẩm quyền tài phán hoặc thuộc quyền
kiểm soát của Quốc gia.
Điều 15.
Thực tế có cơ sở để tin tưởng rằng một người đã
tham gia vào thực hiện hành vi có tính chất cực kỳ nghiêm trọng như đã được nêu
tại điều 4, khoản 1 ở trên, bất kể động cơ, sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cân nhắc đến khi quyết định có hoặc không cấp tỵ nạn.
Điều 16.
1. Những người bị nghi ngờ thực hiện hành vi được
nêu tại điều 4, khoản 1 ở trên, sẽ bị đình chỉ khỏi bất cứ nhiệm vụ chính thức
nào trong quá trình điều tra được nêu tại điều 13 ở trên.
2. Họ sẽ được xét xử chỉ bởi các tòa án thông thường
có thẩm quyền của Quốc gia và không bị xét xử bởi bất cứ tòa án đặc biệt nào
khác, đặc biệt là tòa án quân sự.
3.
Không chấp nhận đặc quyền, quyền miễn trừ hoặc ngoại tệ đặc biệt
trong những vụ xét xử như vậy, quy định này không làm tổn hại đến các quy định
được nêu trong Công ước Viên về quan hệ ngoại giao.
4. Những người được cho là chịu trách nhiệm đối với
những hành vi đó sẽ được bảo đảm sự đối xử công bằng theo các quy định có liên
quan của Tuyên ngôn nhân quyền thế giới và các điều ước quốc tế khác có hiệu lực
trong tất cả các giai đoạn của việc điều tra và truy tố và xét xử cuối cùng.
Điều 17.
1. Hành vi cấu thành sự cưỡng bức mất tích sẽ được
coi là hành vi phạm tội tiếp diễn chừng nào người phạm tội tiếp tục che đậy số
phận và địa điểm của người bị mất tích và vụ việc chưa được làm sáng tỏ.
2. Khi các biện pháp quy định tại điều
2 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị không còn hiệu quả,
quy định về thời hiệu khởi tố những hành vi gây ra cưỡng bức mất tích sẽ bị
đình chỉ cho đến khi các biện pháp nêu trên được thiết lập lại.
3. Quy định về thời hiệu, nếu có, đối với những
hành vi gây ra cưỡng bức mất tích, phải thực chất và tương xứng với tính chất
nghiêm trọng đặc biệt của hành vi phạm tội.
Điều 18.
1 Những người thực hiện hoặc bị nghi ngờ thực hiện
hành vi phạm tội nêu tại điều 4 khoản 1 ở trên sẽ không được hưởng từ sự ân xá
hoặc biện pháp tương tự mà có thể miễn trừ họ khỏi các thủ tục tố tụng hình sự
hoặc biện pháp trừng phạt.
2. Trong việc thực hiện quyền được ân xá, sự nghiêm
trọng đặc biệt của hành vi cưỡng bức mất tích sẽ được cân nhắc.
Điều 19.
Nạn nhân của hành vi cưỡng bức mất tích và gia đình
họ sẽ được bồi thường và có quyền được bồi thường thích đáng, bao gồm những
phương tiện để phục hồi hoàn toàn nếu có thể. Trong trường hợp nạn nhân chết do
kết quả của hành vi cưỡng bức mất tích, những người phụ thuộc của họ có quyền nhận
được sự bồi thường.
Điều 20.
1. Các quốc gia sẽ ngăn chặn và trừng trị việc bắt
cóc trẻ em mà cha mẹ chúng bị cưỡng bức mất tích và bắt cóc trẻ em được sinh ra
trong thời gian người mẹ mất tích, và sẽ nỗ lực tìm kiếm và xác minh những trẻ
em này và hoàn trả các trẻ em cho gia đình gốc của mình.
2. Xét thấy nhu cầu bảo vệ những lợi ích tốt nhất của
trẻ em được đề cập trong khoản trước, sẽ có cơ hội, ở các quốc gia thừa nhận chế
độ con nuôi, để xem xét việc nhận làm con nuôi những trẻ em này và đặc biệt là
để hủy bỏ bất cứ việc nhận nuôi nào mà có nguồn gốc từ sự cưỡng bức mất tích.
Tuy nhiên, việc nhận nuôi trẻ em như thế nên tiếp tục có hiệu lực nếu như có sự
đồng thuận, tại thời điểm của việc xem xét, bởi những người họ hàng gần nhất của
đứa trẻ.
3. Việc bắt cóc trẻ em có cha mẹ bị cưỡng bức mất
tích hoặc trẻ em sinh ra trong thời gian người mẹ bị cưỡng bức mất tích, và
hành vi làm thay đổi hay che đậy những tài liệu chứng thực danh tính thực sự của
đứa trẻ, sẽ bị coi là sự phạm tội hết sức nguy hiểm và cần phải bị trừng trị
phù hợp.
4. Nhằm những mục đích này, các quốc gia, khi cần
thiết, sẽ ký kết các điều ước song phương và đa phương.
Điều 21.
Các quy định của tuyên bố này không gây tổn hại đến
các quy định tại Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người hoặc các văn kiện
quốc tế khác, và không được giải thích như là hạn chế hoặc làm tổn hại đến các
quy định này.