Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 07/10/2003 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TUYÊN BỐ

VỀ THOẢ ƯỚC ASEAN II

(Thoả ước BALI II)

Quốc vương Brunei Darussalam, Thủ tướng Vương quốc Căm Pu Chia, Tổng thống Cộng hòa Indônêsia, Thủ tướng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Liên bang Myanmar, Tổng thống Cộng hoà Philippines, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan và Thủ tướng Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Nhắc lại Tuyên bố về Thoả ước ASEAN đã được thông qua tại Bali nổi tiếng này của Indonesia năm 1976, các nhà Lãnh đạo của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) bày tỏ sự hài lòng với thành tựu chung đã đạt được của khu vực;

Lưu tâm cụ thể đến việc mở rộng của ASEAN lên 10 nước trong khu vực Đông Nam á, việc hội nhập kinh tế cuả khu vực sâu rộng và việc tham gia trong tương lai vào Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC) của quốc gia ngoài khu vực Đông Nam á;

Nhận thức yêu cầu đoàn kết và tăng cường hơn nữa những thành tựu của ASEAN như là một Hiệp hội khu vực năng động, linh hoạt và có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của các quốc gia và dân tộc thành viên của mình cũng như yêu cầu tăng cường hơn nữa các định hướng của Hiệp hội trong việc đạt được một đường lối rõ ràng và mạch lạc hơn nữa để hợp tác giữa các nước thành viên;

Tái khẳng định cam kết của mình về những nguyên tắc đã nhất trí trong Tuyên bố Băng Kốc (Băng Cốc 1967), Tuyên bố về một khu vực hoà bình, Tự do và Trung lập (Kuala Lumpur, 1971), Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện trong khu vực Đông Nam á (Bali,1976), Tuyên bố về Thoả ước ASEAN (Bali, 1976) và Hiệp ước Khu vực Không Phổ biến Vũ khí hạt nhân (Băng Cốc, 1995);

Nhận thức rằng tương lai hợp tác ASEAN được định hướng bởi Tầm nhìn ASEAN 2020, Kế hoạch Hành động Hà Nội (1999-2004), và các Kế hoạch Hành động triển khai Kế hoạch Hành động Hà Nội, Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) , và Lộ trình Hội nhập ASEAN (RIA);

Khẳng định thêm rằng Các Nước thành viên ASEAN cùng có trách nhiệm lớn lao đối với việc tăng cường sự ổn định xã hội và kinh tế trong khu vực và đảm bảo sự phát triển quốc gia liên tục và hoà bình, và đó là những nhân tố quyết định để bảo đảm sự ổn định và an ninh của các nước thành viên trước sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của các thành viên phù hợp với lý tưởng và khát vọng của nhân dân các nước thành viên.

Tái khẳng định tầm quan trọng cơ bản việc tôn trọng triệt để nguyên tắc không can thiệp và đồng thuận trong hợp tác ASEAN;

Nhắc lại Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện trong Khu vực Đông Nam á (TAC) là quy tắc xử xự hiệu quả đối với các mối quan hệ giữa các chính phủ và nhân dân;

Nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế ổn định cần đến một môi trường chính trị đảm bảo và được dựa trên cơ sở của một nền tảng vững chắc về lợi ích chung đạt được từ hợp tác kinh tế và đoàn kết chính trị;

Thừa nhận sự độc lập của các nền kinh tế ASEAN và sự cần thiết đối với các nước thành viên ASEAN chấp nhận các chính sách “sự Thịnh vượng của Láng giềng” nhằm đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng lâu dài của cả khu vực ASEAN;

Nhắc lại tầm quan trọng của hệ thống thương mại trên cơ sở nguyên tắc đa biên bình đẳng và đóng góp vào mục tiêu phát triển chung;

Thừa nhận rằng ASEAN là một diễn đàn hoà hợp của các quốc gia Đông Nam á, cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác trong sự phát triển năng động và trong một cộng đồng nhiều xã hội, cam kết duy trì sự đa dạng về văn hoá và hài hoà về xã hội;

Đã cùng nhau tuyên bố như sau:

1. Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác an ninh và chính trị, hợp tác kinh tế, và hợp tác văn hoá xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hoà bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực.

2. ASEAN sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình để đảm bảo sự hội nhập chặt chẽ và lợi ích chung giữa các nước thành viên và giữa nhân dân các nước, và để thúc đẩy hoà bình và ổn định, an ninh, phát triển và thịnh vượng của khu vực với quan điểm thừa nhận Cộng đồng ASEAN có tính mở, năng động và linh hoạt.

3. ASEAN sẽ đối phó với những năng động mới trong từng nước thành viên ASEAN và sẽ đáp lại một cách khẩn cấp và hiệu quả những thách thức của việc chuyển sự đa dạng văn hoá ASEAN và sự chênh lệch kinh tế thành cơ hội và triển vọng phát triển một cách bình đẳng, trong một môi trường đoàn kết, hài hoà và gắn kết khu vực;

4. ASEAN sẽ nuôi dưỡng những giá trị chung, như thông lệ tham khảo để trao đổi các vấn đề chính trị và sẵn sàng chia xẻ thông tin về các vấn đề quan tâm chung, như hợp tác an ninh hàng hải, chống huỷ hoại môi trường, tăng cường việc bảo vệ hợp tác giữa các nước ASEAN, xây dựng bộ quy tắc và giá trị xã hội – chính trị, và giải quyết các tranh chấp đã tồn tại lâu thông qua các biện pháp hoà bình;

5. Hiệp ước Hợp tác và thân thiện là quy tắc xử xự then chốt điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia và là công cụ chính trị để thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực;

6. Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vẫn sẽ được duy trì là diễn đàn quan trọng trong việc hợp tác an ninh và chính trị trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, cũng như diễn đàn trong việc xây dựng hoà bình và ổn định trong khu vực. ASEAN sẽ tăng cường vai trò của mình trong việc thúc đẩy hơn nữa các giai đoạn hợp tác trong ARF để đảm bảo an ninh trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương;

7. ASEAN cam kết hội nhập kinh tế nội khối sâu rộng và quan hệ với nền kinh tế thế giới để đạt được một cộng đồng kinh tế ASEAN thông qua chiến lược thống nhất, thực dụng và rõ ràng.

8. ASEAN sẽ tiếp tục dựa vào động lượng đã có được từ tiến trình ASEAN +3 nhằm mục đích thu hút hơn nữa động lực thông qua hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực;

9. Vì lợi ích chung của hội nhập khu vực, ASEAN sẽ dựa ngay vào những cơ hội có được từ những sáng kiến hiện tại của mình và từ các sáng kiến với các đối tác thông qua việc tăng cường các mối quan hệ đầu tư, thương mại cũng như thông qua tiến trình sáng kiến hội nhập ASEAN (AIA) và Lộ trình Hội nhập ASEAN (RIA);

10. ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy một cộng đồng quan tâm đến xã hội và thúc đẩy một khu vực đồng nhất chung;

Đã thông qua như sau:

Khuôn khổ để đạt được một cộng đồng ASEAN năng động, gắn kết, linh hoạt và hội nhập:

A. Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)

1. Cộng đồng An ninh ASEAN được xây dựng để đưa hợp tác an ninh và chính trị cho ASEAN lên một mức cao hơn nhằm đảm bảo rằng các nước trong khu vực sống trong hoà bình vơi nhau và với thế giới lớn hơn trong một môi trường hài hoà và dân chủ. Các thành viên Cộng đồng An Ninh ASEAN sẽ dựa hoàn toàn vào các tiến trình hoà bình trong việc giải quyết các bất đồng nội khối và coi vấn đề an ninh của các thành viên mang tính cơ bản để kết nối với các vấn đề khác và được giới hạn bởi vị trí địa lý, các mục tiêu và quan điểm chung.

2. Thừa nhận chủ quyền của các nước thành viên để thực hiện các chính sách đối ngoại và các thoả thuận về quốc hòng riêng của họ, và tính đến mối quan hệ chặt chẽ giữa những nhận thức về chính trị, kinh tế và xã hội, Cộng Đồng An ninh ASEAN tán thành nguyên tắc an ninh toàn diện như là những khía cạnh rộng về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020 ngoài một hiệp định về quốc phòng, đồng minh quân sự hoặc chính sách đối ngoại chung.

3. ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác khu vực. Các nước thành viên sẽ thực hiện quyền của mình để lãnh đạo sự hiện hữu quốc gia của họ thoát khỏi sự can thiệp của bên ngoài vào các công việc nội bộ của mình.

4. Cộng đồng An Ninh ASEAN sẽ tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế, duy trì các nguyên tắc của ASEAN về không can thiệp, ra quyết định trên cơ sở đồng thuận, linh hoạt khu vực và quốc gia, tôn trọng chủ quyền dân tộc, phản đối việc đe doạ vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết một cách hoà bình các mâu thuẫn và tranh chấp.

5. Các vấn đề biển và liên quan là những vấn đề mang tính liên biên giới, và bởi vậy, chúng phải được giải quyết trên phạm vi khu vực theo hướng có lý hài hoà và toàn diện. Hợp tác hàng hải giữa các nước ASEAN sẽ đóng góp vào sự phát triển của Cộng đồng An ninh ASEAN.

6. Các Công cụ chính trị hiện hành của ASEAN như Tuyên bố ZOPFAN, TAC, và Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam á sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng của khu vực trong các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và các giải pháp giải quyết xung đột.

7. Hội đồng tối cao của Hiệp ước hợp tác và Thân thiện (TAC) sẽ là bộ phận quan trọng trong Cộng đồng An Ninh ASEAN bởi vì nó phản ánh những cam kết của ASEAN nhằm giải quyết tất cả các khác biệt, tranh chấp và xung đột một cách hoà bình.

8. Cộng đồng An Ninh ASEAN sẽ đóng góp hơn nữa vào việc thúc đẩy hoà bình và an ninh rộng hơn trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và phản ánh những quyết định của ASEAN nhằm hướng đến mục đích hoà bình với tất cả. Trong vấn đề này, Diễn đàn Khu vực ASEAN vẫn sẽ là diễn đàn chính về đối thoại an ninh của khu vực, trong đó ASEAN sẽ là động lực chính.

9. Cộng đồng An Ninh ASEAN là cộng đồng mở và hướng ngoại trong việc tích cực hợp tác với các nước bạn bè và đối thoại của ASEAN nhằm thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực và sẽ dựa vào diễn đàn ARF để tạo điều kiện cho các cuộc tham vấn và hợp tác giữa ASEAN và các nước bạn bè và đối tác của mình về các vấn đề an ninh của khu vực.

10. Cộng đồng An Ninh ASEAN sẽ tận dụng hết những công cụ và cơ chế hiện hành với quan điểm tằng cường năng lực quốc gia và khu vực chống lại khủng bố, vận chuyển ma tuý, người và các loại tội phạm xuyên quốc gia; và sẽ cùng nhau làm việc để đảm bảo rằng Khu vực Đông Nam á vẫn sẽ là khu vực không có vũ khí giết người hàng loạt. Điều đó sẽ giúp ASEAN thể hiện khả năng và trách nhiệm lớn hơn nữa trong việc là động lực chính của Diễn đàn ARF.

11. Cộng đồng An ninh ASEAN sẽ tăng cường hợp tác với Liên hợp quốc cũng như với các tổ chức quốc tế và khu vực khác nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

12. ASEAN sẽ khai thác mọi sáng kiến để tăng cường an ninh và của mình và thiết lập các phương thức cho Cộng Đồng An ninh ASEAN, trong đó ngoài những vấn đề khác, bao gồm các yếu tố sau đây: xây dựng quy tắc, các biện pháp ngăn chặn xung đột để giải quyết xung đột, xây dựng hoà bình sau xung đột.

B. cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

1. Cộng đồng Kinh tế ASEAN là sự hiện thực của mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế đã được nêu ra trong tầm nhìn ASEAN 2020 nhằm mục đích tạo ra sự ổn định, thịnh vượng và có tính cạnh tranh cao của khu vực kinh tế ASEAN ở đó có sự tự do di chuyển cuả các luồng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và một dòng tự do hơn nữa của vốn , sự phát triển kinh tế bình đẳng và giảm nghèo đói và chênh lệch kinh tế xã hội vào năm 2020.

2. AEC được xây dựng trên cơ sở sự hội tụ lợi ích giữa các thành viên ASEAN nhằm nổ lực hội nhập kinh tế một cách sâu rộng thông qua những sáng kiến hiện có và mới với một lộ trình rõ ràng.

3. AEC sẽ thiết lập ASEAN như là một thị trường chung và trên cơ sở sản xuất, chuyển sự đa dạng mang tính đặc điểm của khu vực thành những cơ hội kinh doanh từ đó giúp ASEAN trở thành một mắt xích năng động và mạnh mẽ của dây chuyền cung cấp thương mại toàn cầu. Chiến lược của ASEAN sẽ bao gồm sự hội nhập của ASEAN và tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế của ASEAN. Để hướng tới Cộng Đồng Kinh tế ASEAN, ngoài những vấn đề khác, ASEAN sẽ xây dựng những cơ chế và biện pháp mới nhằm tăng cường mạnh mẽ việc thực hiện các sáng kiến hiện tại của mình bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), thúc đẩy hội nhập khu vực trong các lĩnh vực ưu tiên; tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các doanh nhân, lao động có kỹ năng và nhân tài; và tăng cường các cơ chế mang tính thể chế của ASEAN bao gồm cải tiến Cơ chế Giải quyết Trang chấp ASEAN để đảm bảo có được các giải pháp nhanh chóng và hợp pháp đối với bất kỳ tranh chấp kinh tế nào. Được coi là bước đầu tiên hướng đến hiện thực hoá Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ASEAN sẽ thực hiện các khuyến nghị của Nhóm Chuyên trách Cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN như tại phụ lục đính kèm theo đây.

4. Cộng đồng Kinh tế ASEAN đảm bảo rằng việc hội nhập sâu rộng của ASEAN sẽ đi cùng với việc hợp tác phát triển và kỹ thuật nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy hội nhập kinh tế của Căm Pu Chia, Cộng hoà DCND Lào, Myanmar và Việt Nam thông qua sáng kiến hội nhập ASEAN và lộ trình hội nhập ASEAN nhờ đó các lợi ích hội nhập của ASEAn được phân chia và giúp tất cả các Nước thành viên ASEAN cùng hướng đến một mẫu hình thống nhất.

5. Việc hiện thực hoá cộng đồng kinh tế hội nhập đầy đủ yêu cầu thực hiện cả các biện pháp tự do hoá và hợp tác. Cần có sự tăng cường các hoạt động hội nhập và hợp tác trong các lĩnh vực khác. Ngoài những vấn đề khác, những điều này có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực; công nhận chất lượng giáo dục; tư vấn chặt chẽ hơn về các chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô; các biện pháp tài chính thương mại; tăng cường cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối viễn thông, phát triển giao dịch điện tử thông qua ASEAN điện tử (e-ASEAN), hội nhập các ngành công nghiệp xuyên khu vực để thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực khu vực và tăng cường sự liên quan của lĩnh vực tư nhân.

C. Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN (ASCC)

1. Phù hợp với mục tiêu ghi trong Tầm nhìn ASEAN 2020, ASCC cho thấy hình ảnh một Đông Nam á gắn kết với nhau theo quan hệ đối tác như là một cộng đồng đa xã hội.

2. Phù hợp với mục tiêu chương trình hành động ghi trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN năm 1976, ASCC sẽ đẩy nhanh hợp tác phát triển xã hội nhằm mục đích tăng tiêu chuẩn sống của các nhóm nghèo (thiếu thốn) và dân số khu vực nông thôn, và sẽ kêu gọi sự tham gia tích cực của mọi lĩnh vực của xã hội đặc biệt về phụ nữ, thanh niên và các cộng đồng địa phương.

3. ASEAN sẽ đảm bảo rằng lực lượng lao động của mình sẽ được chuẩn bị tốt, và được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế thông qua việc đầu tư nhiều hơn nữa các nguồn lực cho giáo dục cơ bản và nâng cao, đào tạo nghề, phát triển khoa học và công nghệ, tạo công ăn việc làm, và bảo vệ xã hội. Sự phát triển và tăng cường các nguồn nhân lực là một chiến lược then chốt cho tầng lớp lao động, xoá nghèo đói và những chênh lệch kinh tế – xã hội, và đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế công bằng, hợp lý. ASEAN sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình để thúc đẩy sự linh hoạt khu vực và công nhận lần nhau về chất lượng nghề nghiệp, nhân tài, và phát triển các kỹ năng.

4. ASEAN sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực y tế bao gồm việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của các dịch bệnh như HIV/AIDS và SARS, và ủng hộ các hành động chung của khu vực để tăng khả năng tiếp cận với những loại thuốc giá rẻ. An ninh của Cộng đồng chỉ được tăng cường khi nghèo đói và dịch bệnh được kiểm soát và người dân ASEAN được đảm bảo chăm sóc y tế bình đẳng.

5. Cộng đồng Kinh tế Xã hội ASEAN sẽ nuôi dưỡng những nhân tài và thúc đẩy sự giao lưu giữa các nhà nghiên cứu, nhà văn, nghệ sỹ và những người làm báo nhằm giúp việc bảo tồn và phát triển của di sản văn hoá đa dạng của ASEAN trong khi vẫn nuôi dưỡng được sự đồng nhất khu vực cũng như trau dồi được nhận thức của người dân ASEAN.

6. Cộng đồng sẽ tăng cường hợp tác trong việc thực hiện những vấn đề có liên quan đến tăng trưởng dân số, thất nghiệp, suy thoái môi trường, ô nhiễm xuyên biên giới cũng như việc quản lý các thảm hoạ trong khu vực để giúp từng thành viên nhận thức đầy đủ các tiềm năng phát triển của họ và để tăng cường tinh thần chung ASEAN.

Chúng tôi cam kết trước nhân dân những giải pháp và cam kết của chúng tôi để đưa Cộng đồng ASEAN thành hiện thực và vì mục đích này, nhiệm vụ của các Bộ trưởng có liên quan sẽ phải thực thi tuyên bố này.

Tuyên bố tại Bali, Indonesia ngày Bảy tháng Mười năm hai ngàn không trăm linh ba.

 

Thay mặt Brunei Darussalam

HAJI HASSANAL BOLKIAH

Quốc vương Brunei Darussalam

 

Thay mặt Vương quốc Cambodia

SAMDECH HUN SEN

Thủ tướng

 

Thay mặt Nước Cộng hoà Indonesia

MEGAWATI SOEKARNOPUTRI

Tổng thống

 

Thay mặt Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

BOUNNHANG VORACHITH

Thủ tướng

 

Thay mặt Malaysia

DR. MAHATHIR BIN MOHAMAD

Thủ tướng

 

Thay mặt Liên bang Myanmar

GENERAL KHIN NYUNT

Thủ tướng

 

Thay mặt Nước Cộng hoà Philippines

GLORIA MACAPAGAL-ARROYO

Tổng thống

 

Thay mặt Nước Cộng hoà Singapore

GOH CHOK TONG

Thủ tướng

 

Thay mặt Vương quốc Thailand

DR. THAKSIN SHINAWATRA

Thủ tướng

 

Thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

PHAN VĂN KHẢI

Thủ tướng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tuyên bố về Thoả ước ASEAN II

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.089

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.179.96
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!