Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3348/NQ Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 17/12/1974 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TUYÊN BỐ TOÀN THẾ GIỚI

VỀ XÓA BỎ NẠN ĐÓI VÀ NẠN SUY DINH DƯỠNG, 1974

(Được thông qua tại Hội nghị Lương thực thế giới ngày 16/11/1974, được tán thành theo Nghị quyết 3348 (XXIX) ngày 17/12/1974 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).

Hội nghị Lương thực toàn thế giới,

Thừa nhận rằng,

1. Sự khủng hoảng lương thực nghiêm trọng đang hành hạ nhân dân các nước đang phát triển là nơi có hầu hết những người bị đói và thiếu ăn đang sinh sống, nơi có hơn 2/3 dân số thế giới nhưng chỉ có 1/3 lượng lương thực - một sự mất cân đối đang có nguy cơ tăng lên trong 10 năm tới. Cuộc khủng hoảng này không chỉ liên quan mật thiết với sự khủng hoảng kinh tế, xã hội mà còn nguy hại sâu sắc đến các nguyên tắc và giá trị cơ bản liên quan đến quyền sống và nhân phẩm đã được nêu ra trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người;

2. Loại trừ nạn đói và nạn suy dinh dưỡng được coi là một trong những mục tiêu trong Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội của Liên Hợp Quốc và việc loại bỏ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là một trong những mục tiêu chung của mọi dân tộc;

3. Tình trạng các dân tộc phải chịu khổ sở vì nạn đói và suy dinh dưỡng tăng lên do hoàn cảnh lịch sử của mình, nhất là sự bất bình đẳng xã hội, bao gồm cả nhiều tình trạng như: sự thống trị của thực dân và chủng tộc khác, sự chiếm đóng của nước ngoài, nạn phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa A-pác-thai và chủ nghĩa thuộc địa mới cùng các hình thức của nó, vẫn tiếp tục là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự tiến bộ và giải phóng một cách toàn diện cho các nước đang phát triển và các dân tộc liên quan;

4. Những năm gần đây, tình trạng này ngày càng trầm trọng thêm do hàng loạt cuộc khủng hoảng mà nền kinh tế thế giới phải gánh chịu như sự suy giảm của hệ thống tiền tệ quốc tế, nạn lạm phát và giá nhập khẩu tăng lên, gánh nặng về nợ nước ngoài trong cân đối chi trả mà các nước đang phát triển phải gánh chịu, nhu cầu thực phẩm gia tăng do áp lực dân số, nạn đầu cơ và sự thiếu hụt cũng như sự tăng giá của các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu;

5. Những vấn đề này cần được xem xét trong khuôn khổ đàm phán của Hiến chương về quyền kinh tế và nghĩa vụ của các quốc gia, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc cần kêu gọi nhất trí và thông qua bản Hiến chương đó, coi như là công cụ hiệu quả để thiết lập quan hệ kinh tế quốc tế mới dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng;

6. Tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo đều bình đẳng. Tất cả các bước đều có quyền tham gia một cách đầy đủ vào các quyết định về vấn đề lương thực;

7. Hòa bình và công lý cũng chứa đựng cả yếu tố kinh tế để hỗ trợ cho giải pháp về các vấn đề kinh tế thế giới, loại bỏ tình trạng chưa phát triển, đưa ra giải pháp triệt để và lâu dài về vấn đề lương thực cho tất cả mọi người, đảm bảo quyền được thực hiện một cách tự do và hiệu quả các chương trình phát triển cho mọi quốc gia. Để đạt được điều đó, cần loại bỏ các mối đe dọa và có phương thức để tác động và thúc đẩy hợp tác hòa bình giữa các quốc gia ở phạm vi đầy đủ nhất, dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, bình đẳng về quyền và tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia cũng như khuyến khích hợp tác hòa bình giữa các quốc gia bất kể hệ thống kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia đó. Việc cải thiện hơn nữa quan hệ quốc tế sẽ tạo điều kiện tốt hơn để hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, nhờ đó tạo khả năng sử dụng rộng rãi nguồn tài chính và nguồn vật chất, không kể những điều khác, để phát triển sản phẩm nông nghiệp và củng cố sự an toàn về lương thực toàn thế giới một cách ổn định;

8. Để có một giải pháp lâu đài cho vấn đề lương thực cần có mọi nỗ lực để loại bỏ khoảng cách rộng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển nhằm đi đến một trật tự kinh tế quốc tế mới. Tất cả các nước cần tạo khả năng để tham gia một cách năng động và hiệu quả vào quan hệ quốc tế mới bằng cách thiết lập những hệ thống quốc tế phù hợp; ở những nơi có khả năng cần đưa ra hành động thích hợp nhằm thiết lập mối quan hệ bình đẳng và công bằng trong hợp tác kinh tế quốc tế;

9. Các nước đang phát triển khẳng định lại niềm tin vào trách nhiệm đầu tiên để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của những nước này là tùy thuộc ở chính mình. Do đó, những nước này tuyên bố sẵn sàng tiếp tục tăng cường các nỗ lực riêng biệt và phối hợp để mở rộng sự hợp tác lẫn nhau trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp và sản xuất lương thực, bao gồm cả việc xóa bỏ nạn đói và nạn suy dinh dưỡng;

10. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều nước đang phát triển vẫn chưa thường xuyên đáp ứng được nhu cầu về lương thực của mình nên cần có những hành động quốc tế khẩn cấp và hiệu quả để hỗ trợ những nước này mà không chịu ảnh hưởng của áp lực chính trị;

Phù hợp với mục đích và mục tiêu của Tuyên bố về thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới và Chương trình hành động do Liên Hợp Quốc thông qua tại phiên họp đặc biệt lần thứ 6.

Do vậy, Hội nghị trịnh trọng tuyên bố:

1. Tất cả nam giới, phụ nữ, trẻ em đều có quyền không thể chuyển nhượng là không bị đói và suy dinh dưỡng để phát triển đầy đủ và duy trì năng lực thể chất và tinh thần cho họ. Xã hội ngày nay đã hoàn toàn có đủ nguồn lực, năng lực tổ chức và kỹ thuật, và vì vậy, có đủ khả năng để đạt được mục tiêu này. Do vậy, xóa bỏ nạn đói là mục tiêu chung của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển và các nước ở vị trí được giúp đỡ.

2. Trách nhiệm cơ bản của các Chính phủ là cùng nhau hành động để tạo ra sản lượng lương thực cao hơn và phân phối chúng công bằng và hiệu quả hơn giữa các quốc gia và trong mỗi quốc gia. Các chính phủ cần phối hợp tiến hành một cuộc tấn công ngay lập tức vào nạn suy dinh dưỡng kinh niên và bệnh thiếu vitamin ở các nhóm xã hội dễ bị tổn thương và nhóm xã hội có thu nhập thấp. Để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho tất cả mọi người, các chính phủ cần hình thành chính sách dinh dưỡng và thực phẩm phù hợp để đưa vào toàn bộ chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về nguồn lương thực tiềm năng và sẵn có. Và do vậy, trong mối liên hệ này, sữa mẹ đóng vai trò như là nguồn dinh dưỡng cơ bản.

3. Vấn đề thực phẩm cần phải được giải quyết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện chương trình và kế hoạch hành động về phát triển kinh tế xã hội, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố nhân đạo.

4. Phù hợp với quan điểm về chủ quyền và luật pháp trong nước, các quốc gia liên quan có trách nhiệm vượt qua những trở ngại về sản lượng lương thực và có sự khuyến khích thích hợp đối với người sản xuất nông nghiệp. Vấn đề quan trọng đầu tiên để đạt được những mục tiêu này là có biện pháp tích cực để chuyển đổi kinh tế xã hội thông qua ruộng đất, thuế, chính sách đầu tư và tín dụng và việc tổ chức lại cơ cấu ở nông thôn như cải cách điều kiện về quyền sở hữu, khuyến khích hợp tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng, huy động mọi tiềm năng của nguồn lực con người, kể cả nam giới và phụ nữ, ở các nước đang phát triển cho sự phát triển hội nhập của vùng nông thôn, bao gồm cả những người nông dân, ngư dân, người lao động không có đất đai, để đạt tới sản lượng lương thực theo yêu cầu và mục tiêu về nghề nghiệp. Hơn thế nữa, cần ghi nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nước, đồng thời đảm bảo sự giáo dục thích đáng, mở rộng các chương trình và điều kiện về tài chính để phụ nữ được bình đẳng với nam giới.

5. Cũng giống như nguồn lương thực và sự hưng thịnh về kinh tế, nguồn nước biển và nguồn nước trong đất liền đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, cần có hành động để khai thác một cách hợp lý những nguồn này, tốt nhất là để sử dụng trực tiếp nhờ đó góp phần đáp ứng yêu cầu về lương thực cho tất cả mọi người.

6. Những nỗ lực để tăng sản lượng lương thực cần phải đi cùng với những nỗ lực để chống lãng phí lương thực dưới mọi hình thức.

7. Thúc đẩy sản xuất lương thực ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở những nước kém phát triển nhất và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Các nước phát triển và các nước ở vị trí cần phải làm như vậy cần có những hành động quốc tế khẩn cấp và có hiệu quả để hỗ trợ cho các nước nói trên về tài chính và kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng đủ lượng nhu cầu cho các nước đó dựa trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương. Sự trợ giúp này cần phải không kèm theo những điều kiện đi ngược với chủ quyền của nước nhận viện trợ.

8. Tất cả các nước, nhất là những nước có nền công nghiệp phát triển cao cần thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lương thực và cần có mọi nỗ lực để chuyển giao, thích nghi và tuyên truyền kỹ thuật sản xuất lương thực thích hợp vì lợi ích của các nước đang phát triển. Để làm được điều đó những nước này cần tích cực tuyên truyền kết quả của công trình nghiên cứu của mình cho các chính phủ và các cơ quan khoa học của các nước đang phát triển để những nước này đạt tới sự phát triển nông nghiệp bền vững.

9. Để đảm bảo sự bảo vệ thích đáng đối với nguồn tài nguyên đang được sử dụng hoặc có thể sử dụng cho sản xuất lương thực, tất cả các nước cần hợp tác để bảo vệ môi trường, kể cả môi trường biển.

10. Tất cả các nước phát triển và các nước có khả năng cần hợp tác về kỹ thuật và tài chính với nỗ lực của các nước đang phát triển để mở rộng nguồn nước và đất đai cho sản xuất nông nghiệp và để đảm bảo tăng nhanh các điều kiện cho sản xuất nông nghiệp sẵn có với giá cả hợp lý như phân bón và chất hóa học, hạt giống chất lượng cao, tín dụng và kỹ thuật. Trong mối quan hệ này, hợp tác giữa các nước đang phát triển với nhau cũng rất quan trọng.

11. Khi cần thiết, tất cả các quốc gia cần cố gắng ở mức tối đa để điều chỉnh lại chính sách nông nghiệp của mình, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, ghi nhận mối quan hệ qua lại giữa vấn đề lương thực toàn cầu và thương mại quốc tế. Khi tuyên truyền cho các chương trình hỗ trợ sản xuất lương thực trong nước cho nông trang, ở mức có thể, các nước phát triển cần tính đến lợi ích của các nước đang phát triển có xuất khẩu lương thực để tránh những bất lợi trong việc xuất khẩu của họ. Hơn thế nữa, tất cả các nước cần đưa ra những bước đi hiệu quả để giải quyết vấn đề ổn định thị trường và có giá cả công bằng và ưu đãi ở những nơi thích hợp thông qua thỏa thuận quốc tế, để cải tiến việc thâm nhập thị trường thông qua việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan của các sản phẩm vì lợi ích của các nước đang phát triển, để tăng ổn định nguồn thu từ xuất khẩu của những nước này, để góp phần đa dạng hóa sản phẩm nhập khẩu và để áp dụng đàm phán thương mại đa phương cùng các nguyên tắc đã được thỏa thuận trong Tuyên bố Tokyo, kể cả khái niệm không đặc quyền và đối xử tốt hơn.

12. Khi việc đảm bảo luôn có sẵn lương thực để cung cấp đầy đủ cho toàn thế giới bằng nguồn dự trữ thích hợp trở thành trách nhiệm chung của toàn thể cộng đồng quốc tế thì tất cả các quốc gia cần hợp tác để thiết lập một hệ thống an toàn lương thực toàn cầu bằng cách:

a. Tham gia và hỗ trợ vào hoạt động của Hệ thống thông tin và dự báo trước về lương thực và nông nghiệp toàn cầu;

b. Gắn liền với mục tiêu, chính sách và đường lối của Đề xuất về Cam kết quốc tế về an toàn lương thực thế giới do Hội nghị lương thực toàn thế giới đưa ra;

c. Ở nơi có thể, cần dành riêng nguồn vốn và tài trợ nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về lương thực như trong đề xuất của Cam kết quốc tế về an toàn lương thực toàn thế giới và của chính sách phát triển quốc tế để phối hợp và sử dụng nguồn vốn này;

d. Hợp tác để cung cấp viện trợ lương thực đáp ứng nhu cầu khẩn cấp và nhu cầu dinh dưỡng cũng như khuyến khích việc làm ở vùng nông thôn thông qua các dự án phát triển.

Tất cả các nước viện trợ cần thừa nhận và thực hiện khái niệm về kế hoạch viện trợ lương thực trong tương lai, đồng thời thực hiện mọi nỗ lực để cung cấp hàng hóa và/hoặc hỗ trợ tài chính để đảm bảo đủ số lượng thóc gạo cùng các mặt hàng lương thực khác.

Thời gian rất ngắn ngủi. Hành động khẩn trương và lâu dài là vô cùng quan trọng. Do đó, Hội nghị này kêu gọi tất cả mọi người thể hiện nguyện vọng cá nhân của mình và thông qua các Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ để cùng nhau xóa bỏ mối hiểm họa đói nghèo vốn có từ lâu đời.

Hội nghị khẳng định:

Quyết tâm của các quốc gia tham dự Hội nghị và hợp tác một cách đầy đủ với hệ thống Liên Hợp Quốc trong việc thực hiện Tuyên bố này cùng các quyết định khác do Hội nghị thông qua.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tuyên bố toàn thế giới về xóa bỏ nạn đói và nạn suy dinh dưỡng, 1974

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.525

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.184.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!