LIÊN
TỊCH
BỘ CÔNG AN-TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
03/2000/TTLB-BCA-TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2000
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN MẪU DẤU, VIỆC KHẮC, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn Việt
Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
30/06/1990.
- Căn cứ Điều 8 Nghị định số 62/CP
ngày 22/9/1993 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng con dấu của các tổ chức
chính trị xã hội.
Bộ Công an - Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn mẫu dấu, việc khắc, quản
lý và sử dụng con dấu trong hệ thống tổ chức Công đoàn như sau:
I- CÁC CẤP,
CÁC ĐƠN VỊ THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG CON DẤU GỒM:
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam (TLĐLĐVN).
2. Công đoàn ngành Trung ương
(CĐNTW), Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐLĐViệt Nam; Liên đoàn lao động tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (LĐLĐ cấp tỉnh).
3. Công đoàn Tổng Công ty
(CĐTCT) trực thuộc CĐNTW hoặc trực thuộc LĐLĐ cấp tỉnh; Liên đoàn lao động quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (LĐLĐ cấp huyện); Công đoàn khu chế xuất
(KCX); Công đoàn khu công nghiệp (KCN); Công đoàn ngành do địa phương quản lý;
Công đoàn Giáo dục quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Công đoàn giáo dục
cấp huyện).
4. Công đoàn cơ sở:
- Công đoàn thuộc các doanh nghiệp
của các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội (CĐCS).
- Công đoàn lâm thời.
- Nghiệp đoàn.
5. Công đoàn cơ sở thành viên.
6. Các đơn vị sự nghiệp, các đơn
vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ theo Nghị định số 35/HĐBT ngày
28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý khoa học
và công nghệ và tổ chức kinh tế của Công đoàn các cấp.
II- MẪU CON DẤU:
1. Hình thể, kích thước:
a) Hình thể:
Tất cả con dấu của các cấp, các
đơn vị thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam đều hình tròn.
b) Kích thước:
- Con dấu của TLĐLĐVN có đường
kính 39mm.
- Con dấu của CĐNTW, LĐLĐ cấp tỉnh,
Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐLĐVN có đường kính 37mm.
- Con dấu của các tổ chức sự
nghiệp, trực thuộc TLĐLĐVN có đường kính 37mm.
- Con dấy của LĐLĐ cấp huyện;
Công đoàn ngành do địa phương quản lý; Công đoàn KCX, Công đoàn KCN; Công đoàn
LHXN; Công đoàn TCT trực CĐNTW hoặc trực thuộc LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố; Công
đoàn Giáo dục cấp huyện có đường kính 36mm.
- Con dấu của CĐCS, Nghiệp đoàn,
Công đoàn lâm thời có đường kính 34mm.
- Con dấu của CĐCS thành viên có
đường kính 32mm.
2. Đường chỉ:
- Con dấu của các cấp, đơn vị
thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn có hai đường chỉ. Đường chỉ ngoài là hai đường
tròn sát nhau, đường tròn ngoài nét đậm, đường tròn trong nét nhỏ. Đường chỉ
trong là một đường tròn nét nhỏ khoảng cách giữa đường chỉ ngoài và đường chỉ
trong cuả từng loại con dấu như sau:
+ Loại đường kính 39mm là 6mm.
+ Loại đường kính 36 - 37mm là
5mm.
+ Loại đường kính 32 - 34mm là 4mm.
3. Nội dung con dấu:
a) Con dấu của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam:
- Xung quanh vành ngoài khắc “Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam” có một ngôi sao nhỏ ở giữa, phía dưới đầu và cuối
dòng chữ này.
- Giữa dấu khắc “Ban chấp hành
Trung ương”.
b) Con dấu của CĐNTW, Công đoàn
Tổng Công ty trực thuộc TLĐLĐVN, LĐLĐ cấp tỉnh:
- Xung quanh vành ngoài khắc “Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam” có một ngôi sao nhỏ ở giữa phía dưới đầu và cuối
dòng chữ này.
- Giữa dấu khắc “BCH Liên đoàn
lao động tỉnh … hoặc thành phố kèm theo tên địa phương” (nếu là dấu của Liên
đoàn Lao động cấp Tỉnh); “BCH Công đoàn ngành kèm theo tên ngành (nếu là dấu của
CĐNTW…”; “BCH Công đoàn Tổng Công ty kèm theo tên của Tổng công ty (nếu Công
đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐLĐVN”.
c) Con dấu của các tổ chức sự
nghiệp thuộc TLĐLĐVN:
- Xung quanh vành ngoài khắc: “Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam”, có một ngôi sao nhỏ ở giữa phía dưới đầu và cuối
dòng chữ này.
- Giữa con dấu khắc: Tên đơn vị
dùng dấu.
d) Con dấu của LĐLĐ cấp huyện;
Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn KCX; Công đoàn KCN; Công đoàn LHXN, Công
đoàn TCT trực thuộc CĐNTW hoặc trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh; Công
đoàn Giáo dục cấp huyện:
- Xung quanh vành ngoài khắc
Công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, có một ngôi sao nhỏ ở giữa phía dưới đầu
và cuối dòng chữ này.
- Giữa con dấu khắc: “BCH Liên
đoàn lao động quận… hoặc huyện, thị xã…” hoặc “BCH Công đoàn ngành…” hoặc “BCH
Công đoàn Tổng Công ty…” hoặc “BCH Công đoàn KCX… hoặc KCN…” kèm theo tên đơn vị
dùng dấu.
e) Con dấu của CĐCS, Nghiệp
đoàn, Công đoàn lâm thời:
- Xung quanh vành ngoài khắc tên
Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở, có một ngôi sao nhỏ ở giữa
phía dưới dấu và cuối dòng chữ này.
- Giữa con dấu khắc: BCH Công
đoàn kèm theo tên của Công đoàn cơ sở đó.
g) Con dấu của CĐCS thành viên:
- Xung quanh vành ngoài khắc tên
Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở thành viên.
- Giữa con dấu khắc: BCH Công
đoàn kèm theo tên của đơn vị dùng dấu.
h) Mẫu con dấu của các đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực khoa học công nghệ theo Nghị định số 35/HĐBT ngày
28/01/1992 của Hội đồng Bộ tưởng (nay là Chính phủ) và dấu tổ chức kinh tế của
tổ chức Công đoàn Việt Nam thực hiện theo Thông tư số 05/BNV ngày 06/06/1994 của
Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn thi hành Nghị định số 62/CP của Chính
phủ quy định việc quản lý, sử dụng con dấu.
III- NGUYÊN TẮC,
THỦ TỤC KHẮC DẤU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU.
1. Nguyên tắc:
a) Mỗi cấp, mỗi đơn vị thuộc hệ
thống tổ chức Công đoàn chỉ được sử dụng một con dấu theo hướng dẫn tại phần II
Thông tư Liên tịch này.
b) Chỉ được phép đóng dấu lên
các chữ ký trên các văn bản, giấy tờ của cơ quan, người có thẩm quyền.
c) Nghiêm cấm việc đóng dấu khống
chỉ.
2. Việc cho phép các cấp, các
đơn vị thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam sử dụng con dấu quy định như sau:
- Đối với CĐNTW, Công đoàn TCT
và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc TLĐLĐVN; LĐLĐ cấp tỉnh do TLĐLĐVN quyết định.
- Đối với LĐLĐ cấp huyện, Công
đoàn ngành địa phương, Công đoàn Giáo dục cấp huyện, Công đoàn KCX, Công đoàn
KCN do LĐLĐ cấp tỉnh quyết định.
- Đối với Công đoàn TCT, Công
đoàn LHXH nếu do CĐNTW thành lập thì CĐNTW quyết định việc khắc dấu và sử dụng
con dấu; nếu do LĐLĐ cấp tỉnh thành lập thì do LĐLĐ cấp tỉnh quyết định.
- Đối với CĐCS thuộc các thành phần
kinh tế; Nghiệp đoàn, Công đoàn lâm thời; CĐCS thành viên do Công đoàn cấp trên
trực tiếp quản lý quyết định.
3. Thủ tục khắc dấu:
a) Khắc con dấu mới:
- Quyết định thành lập và cho
phép sử dụng con dấu của cấp có thẩm quyền hướng dẫn tại điểm 2 mục III kể trên
(trình bản chính, nộp bản sao có công chứng).
- Giấy giới thiệu của Công đoàn
cấp trên trực tiếp quản lý.
- Chứng minh nhân dân của người
trực tiếp liên hệ khắc dấu.
b) Khắc lại con dấu:
- Đối với Công đoàn các cấp đã
được phép sử dụng con dấu khi khắc lại chỉ cần công văn đề nghị của Công đoàn cấp
trên quản lý trực tiếp kèm theo giấy giới thiệu, Chứng minh nhân dân của người
trực tiếp đến liên hệ khắc dấu.
- Chỉ được khắc lại con dấu
trong trường hợp con dấu bị mòn, hỏng, mất hoặc thay đổi nội dung con dấu.
c) Đối với các tổ chức kinh tế,
các tổ chức sự nghiệp thuộc các cấp Công đoàn ngoài thủ tục quy định trong
Thông tư Liên tịch số 32/TT-LB ngày 30/12/1993 của BNV-BTCCBCP hướng dẫn thi
hành Nghị định số 62/CP ngày 22/09/1993 của Chính phủ quy định việc quản lý và
sử dịnh con dấu, khi khắc dấu cần có thêm thủ tục sau:
Giấy giới thiệu của Ban Tổ chức
Trung ương Đảng (nếu trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Giấy giới
thiệu của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Thành uỷ (nếu trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố).
4. Thẩm quyền giải quyết thủ
tục khắc dấu:
- Con dấu của TLĐLĐVN, Công đoàn
ngành Trung ương và những đơn vị trực thuộc TLĐLĐVN do Cục Cảnh sát Quản lý
hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục Cánh sát - Bộ Công an cấp giấy phép khắc,
lưu chiểu mẫu và cấp giấy chứng nhận đã đang ký mẫu con dấu.
- Con dấu của các tổ chức Công
đoàn còn lại do Công an địa phương (PC13) đó cấp giấy phép khắc, lưu chiểu mẫu
và cấp giấy chứng nhận đang ký mẫu con dấu. Đồng thời thu hồi những con dấu khắc
đổi lại; nhứng con dấu sử dụng trước đây không đúng hướng dẫn tại Thông tư Liên
tịch này.
5. Quản lý và sử dụng con dấu:
Việc quản lý và sử dụng con dấu
của các cấp, đơn vị thuộc hệ thống tổ chức TLĐLĐVN phải thực hiện theo đúng quy
định tại Nghị định số 62/CP ngày 22/09/1993 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch
số 32/TT-LB ngày 30/12/1993 nói trên. Cụ thể là:
a) Con dấu khắc xong phải đang
ký lưu chiểu mẫu con dấu tại cơ quan Công an nơi cấp giấy phép khăcơ sở dấu và
nộp con dẫu cũ (nếu có). Chỉ sau khi được cấp giấy chứng nhận đã đang ký mẫu
con dấu mới được sử dụng.
b) Các cấp đơn vị trước khi sử dụng
con dấu phải thông báo bằng văn bản để các cơ quan tổ chức có liên quan biết.
c) Con dấy phải để tại trụ sở của
tổ chức Công đoàn và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp cần thiết mang con
dấu đi công tác phải được phép của cấp có thẩm quyền.
d) Người được giao giữ, bảo quản
con dấu của tổ chức Công đoàn phải là người có trách nhiệm, có trình độ nghiệp
vụ văn thư.
e) Khi mất dấu phải kịp thời báo
ngay cho cơ quan Công an biết để phối hợp giải quyết.
g) Các cấp, đơn vị thuộc hệ thống
tổ chức TLĐLĐVN có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu và tạo điều kiện để cơ
quan Công an, cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, kiểm tra việc bảo quản
và sử dụng con dấu.
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày ký.
Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư
Liên tịch này.
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành
phố phối hợp với Công an tỉnh, thành phố tổ chức việc khắc dấu cho các cấp, các
đơn vị Công đoàn đóng tại địa phương.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn An Lương
|